Giáo án các môn lớp 5 - Tuần học số 26

Giáo án các môn lớp 5 - Tuần học số 26

Luyện từ và câu

MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUYỀN THỐNG

I/ Mục tiêu:

-Biết một số từ liên quan đến truyền thống dân tộc.

-Hiểu nghĩa từ ghép Hán Việt: Truyền thống gồm từ truyền (trao lại, để lại cho người sau, đời sau) và từ thống ( nối tiếp nhau không dứt); làm được các BT 2,3.

II/ Đồ dùng dạy học: - Từ điển từ đồng nghĩa tiếng Việt

- Bảng phụ thể hiện nội dung BT2, 3.

III/ Hoạt động dạy học:

1/ Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút)

- HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ về liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ. Làm lại BT 2, 3 tiết trước.

2/ Bài mới:

*/ GV giới thiệu bài: ( 3 phút) - GV nêu mục tiêu bài học.

*/ HDHS làm bài tập: ( 25 phút)

- GV "Truyền thống" là từ ghép Hán Việt, gồm 2 tiếng lặp nghĩa nhau. Tiếng truyền có nghĩa "trao lại, để lại cho đời sau" VD: Truyền thụ, truyền ngôi. Tiếng thống có nghĩa "nối tiếp nhau không dứt" VD: Hệ thống, huyết thống.

Bài tập 2:

 

doc 28 trang Người đăng hang30 Lượt xem 796Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 - Tuần học số 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26 Thứ 2 ngày 11 tháng 3 năm 2013.
Nghỉ dạy Cô Thủy lên lớp
––––––––––––––––––––––––
Thứ 3 ngày 12 tháng 03 năm 2013.
Luyện từ và câu
mở rộng vốn từ: truyền thống
I/ Mục tiêu:
-Biết một số từ liên quan đến truyền thống dân tộc.
-Hiểu nghĩa từ ghép Hán Việt: Truyền thống gồm từ truyền (trao lại, để lại cho người sau, đời sau) và từ thống ( nối tiếp nhau không dứt); làm được các BT 2,3.
II/ Đồ dùng dạy học: - Từ điển từ đồng nghĩa tiếng Việt
- Bảng phụ thể hiện nội dung BT2, 3.
III/ Hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút)
- HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ về liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ. Làm lại BT 2, 3 tiết trước.
2/ Bài mới:
*/ GV giới thiệu bài: ( 3 phút) - GV nêu mục tiêu bài học.
*/ HDHS làm bài tập: ( 25 phút)
- GV "Truyền thống" là từ ghép Hán Việt, gồm 2 tiếng lặp nghĩa nhau. Tiếng truyền có nghĩa "trao lại, để lại cho đời sau" VD: Truyền thụ, truyền ngôi. Tiếng thống có nghĩa "nối tiếp nhau không dứt" VD: Hệ thống, huyết thống.
Bài tập 2:
- HS đọc yêu cầu BT.
- GV giúp HS hiểu một số từ ngữ:
 + Truyền bá: phổ biến rộng rãi cho nhiều người, nhiều nơi biết.
+ Truyền máu: đưa máu vào trong cơ thể người.
+ Truyền nhiễm: lây.
+ Truyền tụng: truyền miệng cho nhau rộng rãi - ý ca ngợi.
- Cả lớp đọc thầm nội dung BT.
- HS trao đổi theo nhóm, trình bày vào VBT.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- GV chốt lại ý đúng.
- GV gọi một vài HS đọc bảng kết quả:
Truyền có nghĩa là trao lại cho người khác (thường thuộc thế hệ sau)
truyền nghề, truyền ngôi, truyền thống
Truyền có nghĩa là lan rộng hoặc làm lan rộng ra cho nhiều người biết.
truyền bá, truyền hình, truyền tin, truyền tụng
Truyền có nghĩa là nhập vào hoặc đưa vào cơ thể người.
truyền máu, truyền nhiễm
Bài tập 3:- HS đọc toàn bộ nội dung BT, cả lớp theo dõi SGK.
- HS đọc lại đoạn văn, phát hiện nhanh những từ ngữ chỉ đúng người và sự vật gợi nhớ lịch sử và truyền thống dân tộc.
- HS làm BT và trình bày. GV nhận xét kết luận:
+ Những từ ngữ chỉ người gợi nhớ đến lịch sử và truyền thống dân tộc: các vua Hùng, cậu bé làng Gióng, Hoàng Diệu, Phan Thanh Giản.
+ Những từ ngữ chỉ sự vật gợi nhớ đến lịch sử và truyền thống dân tộc: nắm tro bếp 
thuở các vua Hùng dựng nước, mũi tên đồng Cổ Loa, con dao cắt rốn bằng đá của cậu bé làng Gióng, Vườn Cà bên sông Hồng (nơi sinh Thánh Gióng - người có công giúp vua Hùng đánh thắng giặc Ân xâm lược), thanh gươm giữ thành Hà Nội của Hoàng Diệu, chiếc hốt đại thần của Phan Thanh Giản.
3/ Củng cố, dặn dò. ( 3 phút) - GV nhận xét tiết học.
-------------------------------------------
Tập làm văn
tập viết đoạn đối thoại
I/ Mục tiêu:
Dựa theo truyện Thái sư Trần Thủ Độ và gợi ý của GV, viết tiếp được các lời đối thoại trong màn kịch đúng nội dung văn bản.
II/ Đồ dùng dạy học:- Tranh minh hoạ phần đầu truyện Thái sư Trần Thủ Độ ứng với trích đoạn kịch Giữ nghiêm phép nước. Bảng phụ.
III/ Hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút) - HS đọc màn kịch Xin Thái sư tha cho ! đã được viết lại.
2/ Bài mới: a) Giới thiệu bài: ( 2 phút) - GV nêu mục tiêu bài học.
b) HDHS luyện tập. ( 25 phút)
Bài 1: HS đọc nội dung BT1. Cả lớp đọc thầm trích đoạn truyện Thái sư Trần Thủ Độ.
Bài 2: HS đọc nội dung BT2.
- Một HS đọc yêu cầu BT2, tên màn kịch (Giữ nghiêm phép nước) và gợi ý về nhân vật, cảnh trí, thời gian.
- Một HS đọc gợi ý về lời đối thoại.
- Một HS đọc đoạn đối thoại.
- Cả lớp đọc thầm toàn bộ nội dung bài.
- GV nhắc HS: Khi viết chú ý thể hiện tính cách của các nhân vật: Thái sư Trần Thủ Độ, phu nhân và người quân hiệu.
- Một HS đọc to lại 6 gợi ý về lời đối thoại.
- HS trao đổi theo nhóm, đại diện nhóm trình bày, GV bổ sung.
Trần Thủ Độ:- Hãy để tôi gọi hắn đến xem sao (Gọi lính hầu) Quân bay, cho đòi tên quân hiệu ấy đến đây ngay ! Nhớ dẫn theo một phu kiệu để nhận mặt hắn.
Lính hầu: - Bẩm, vâng ạ.
(Lát sau, lính hầu về, dẫn theo một người quân hiệu trạc 30 tuổi, dáng vẻ cao lớn, đàng hoàng).
Người quân hiệu:	- (Lạy chào) Kính chào Thái sư và phu nhân.
Trần Thủ Độ:	- Ngẩng mặt lên ! Ngươi có biết phu nhân ta không?
Người quân hiệu:	- (Vẻ lo lắng) Bẩm Đức Ông, con biết phu nhân ạ.
Trần Thủ Độ:	- Có đúng là sáng nay ngươi đã chặn kiệu của phu nhân ta không?
Người quân hiệu:	- Bẩm Đức Ông, quả có việc đó ạ.
Trần Thủ Độ:	- (Nổi giận) Giỏi thật ! Sao ngươi dám hỗn láo với phu nhân?
Người quân hiệu:	- Bẩm Đức Ông, sáng nay, kiệu phu nhân đi ngang qua điện Kính Thiên. Con đã trình với phu nhân nhưng các thị nữ cứ xô đến, nói là kiệu của phu nhân quan Thái sư, không được phép cản. Bởi vậy, chúng con đành lấy gươm ngăn, buộc phu kiệu đi vòng. Bẩm, chuyện đúng là như thế.Con xin chịu tội với Đức Ông và phu nhân.
Trần Thủ Độ:- (Vẻ hài lòng,ôn tồn)Thì ra thế! Ngươi ở chức thấp mà giữ nghiêm phép nước như vậy, ta trách gì ngươi được. (Nói với phu nhân) Bà hãy thưởng cho anh ta.
Linh Từ Quốc Mẫu:- (Nói với gia nô) Lấy cho ta một tấm lụa và một nén vàng.
Gia nô:- (Gia nô vào rồi mang lụa, vàng ra) Bẩm, phu nhân. Quà thưởng đây ạ.
Linh Từ Quốc Mẫu:- (Linh Từ Quốc Mẫu lấy quà từ tay gia nô, trao cho người quân hiệu) Đây là Thái sư và ta ban thưởng cho ngươi.
Người quân hiệu:- (Cảm động) Xin đa tạ Thái sư và phu nhân.
Bài tập 3: HS đọc yêu cầu BT 3.
- Các nhóm thi nhau đọc lại hoặc diễn thử màn kịch; GV nhận xét.
3/ Củng cố, dặn dò: ( 2 phút) - GV nhận xét tiết học và dặn chuẩn bị bài sau.
------------------------------------------------
 Toán
127. chia số đo thời gian cho một số.
Soạn viết
--------------------------------------------------
Khoa học
51. cơ quan sinh sản của thực vật có hoa
I/ Mục tiêu:
 -Nhaọn bieỏt hoa laứ cụ quan sinh saỷn cuỷa nhửừng loaứi thửùc vaọt coự hoa.
 - Chổ vaứ noựi teõn caực boọ phaọn cuỷa hoa nhử nhũ vaứ nhuợ treõn tranh veừ hoaởc hoa thaọt.
II/ Đồ dùng: Hình trang 104, 105 SGK. Sưu tầm hoa thật hoặc tranh ảnh về hoa.
III/ Hoạt động dạy học:
Mở bài: ( 3 phút) GV yêu cầu HS quan sát hình 1 và 2 trang 104 SGK. Gọi 1 vì HS chỉ vào hình và nói tên cơ quan sinh sản của cây dong riềng (khoai đao) và cây phượng. HS nhận thấy hoa khoai đao, hoa phượng là cơ quan sinh sản.
- GV yêu cầu HS nói tên cơ quan sinh sản ở một số cây có hoa khác. GV kết luận: Hoa là cơ quan sinh sản của cây có hoa.
* Hoạt động1: ( 8 phút) Quan sát.
* Mục tiêu: HS phân biệt được nhị và nhuỵ; hoa đực và hoa cái.
* Bước 1: Làm việc theo cặp.
- GV yêu cầu HS thực hiện theo yêu cầu trang 104 SGK.
- Hãy chỉ vào nhị và nhuỵ của hoa râm bụt và hoa sen trong hình 3, 4 hoặc hoa thật.
- Hãy chỉ hoa nào là hoa mướp đực, hoa nào là hoa mướp cái trong hình 5a và hình 5b hoặc hoa thật.
* Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Các cặp báo cáo kết quả làm việc.
* Kết luận: - Hình 5a: hoa mướp đực; Hình 5b: hoa mướp cái.
* Hoạt động 2: ( 8 phút) Thực hành với vật thật.
* Mục tiêu: HS phân biệt được hoa có cả nhị và nhuỵ với hoa chỉ có nhị hoặc nhuỵ.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Quan sát các bộ phận của các bông hoa đã sưu tầm được và chỉ xem đâu là nhị (nhị đực), đâu là nhuỵ (nhị cái).
- Phân loại các bông hoa đã sưu tầm được, hoa nào có cả nhị và nhuỵ; hoa nào chỉ có nhị hoặc nhuỵ và hoàn thành vào vở.
Hoa coự caỷ nhuợ vaứ nhũ
Hoa chổ coự nhũ hoaởc nhuợ
Phửụùng; Dong rieàng; Raõm buùt; Sen; ẹaứo; Mụ; Maọn
Baàu; Bớ ; Mửụựp; Dửa chuoọt; Dửa leõ
Kết luận: Hoa là cơ quan sinh sản của những loài thực vật có hoa. Cơ quan sinh dục đực gọi là nhị, cơ quan sinh dục cái gọi là nhuỵ. Một số cây có hoa đực riêng, hoa cái riêng. Đa số cây có hoa, trên cùng một hoa có cả nhị và nhuỵ.
* Hoạt động 3: ( 8 phút) Thực hành với sơ đồ nhị và nhuỵ ở hoa lưỡng tính.
* Mục tiêu: HS nói được tên các bộ phận chính của nhị và nhuỵ.
* Bước 1: Làm việc cá nhân.
- GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ nhị và nhuỵ trang 105 SGK và đọc ghi chú để tìm ra những ghi chú đó ứng với bộ phận nào của nhị và nhuỵ trên sơ đồ.
* Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gọi HS lên bảng chỉ vào sơ đồ câm và nói tên một số bộ phận chính của nhị và nhuỵ.
IV/ Cũng cố, dặn dò: ( 3 phút) - GV hệ thống lại bài học.
- Dặn HS CB bài sau: Nghiên cứu chức năng của nhị và nhuỵ trong quá trình sinh sản.
-------------------------------------------------------
Buổi chiều Thi văn hay chữ đẹp
 Theo đề ra của phũng
–––––––––––––––––––––––––––
Thứ 4 ngày 13 tháng 3 năm 2013
Tập đọc
Hội thổi cơm thi ở đồng vân
I/ Mục tiêu:
-Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung miêu tả.
 Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài văn: lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân là nét đẹp văn hoá của dân tộc.( trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II/ Đồ dùng dạy học:- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. 
III/ Hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút)
- HS đọc lại bài: Nghĩa thầy trò và trả lời câu hỏi trong SGK.
2/ Bài mới:
a/ GV giới thiệu bài: ( 2 phút) Lễ hội dân gian là một sinh hoạt văn hoá của dân tộc được lưu giữ từ rất nhiều đời, mỗi lễ hội thường bắt đầu từ một sự tích có ý nghĩa trong lịch sử dân tộc. Bài học hôm nay sẽ giới thiệu với các em một trong những lễ hội ấy - Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân.
b/ HDHS luyện đọc và tìm hiểu bài: ( 13 phút)
* Luyện đọc:
- Một HS khá, giỏi đọc toàn bài.
- HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK.
- HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn.
- HS luyện đọc các từ được chú giải và từ khó trong bài.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài với giọng kể linh hoạt, khi dồn dập, náo nức, khi khoan thai, thể hiện không khí vui tươi, náo nhiệt của hội thi và tình cảm mến yêu của tác giả với một nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hoá của d/tộc được gửi gắm qua bài văn.
* Tìm hiểu bài: ( 13 phút)
- HS trao đổi về nội dung các câu hỏi.
- Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân bắt nguồn từ đâu? (Hội bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy ngày xưa).
- Kể lại việc lấy lửa trước khi nấu cơm? (2 - 3 HS tự kể)
- Tìm những chi tiết cho thấy thành viên của mỗi đội thổi cơm thi đều phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau? (Trong khi một thành viên của đội lo việc lấy lửa, những người khác - mỗi người một việc: người ngồi vót những thanh tre già thành những chiếc đũa bông, người giã thóc, người giần sàng thóc đã giã thành gạo. Có lửa, người ta lấy nước, nấu cơm. Vừa nấu cơm, các đội vừa đan xen uốn lượn trên sân đình trong sự cổ vũ của người xem).
- Tai sao nói việc giật giải trong cuộc thi là "niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng"? (VD: vì giải thưởng là kết quả của sự nỗ lực, khéo léo, nhanh nhẹn, thông minh của cả tập thể...).
- Qua b ...  17 giờ.
Bài 4: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
2/ Củng cố, dặn dò: ( 3 phút) GV nhận xét tiết học. Dặn ôn luyện ở nhà.
------------------------------------------
Toán
Tiết 129. luyện tập chung.
I/ Mục tiêu:
	- Rèn luyện kĩ năng cộng, trừ, nhân và chia số đo thời gian.
	- Vận dụng giải các bài toán thực tiễn.
II/ Hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra bài cũ: ( 2 phút) Kiểm tra sách vở của HS
2/ Bài mới: a/ GV giới thiệu bài( 2phút):- GV nêu mục tiêu bài học
b / Luyện tập: ( 27 phút)
Bài 1: HS tự làm bài rồi nêu kết quả.1 hs ủoùc yeõu caàu.
a) 22 giụứ 8 phuựt ; b) 21 ngaứy 6 giụứ; c) 37 giụứ 30 phuựt; d) 4 phuựt 15 phuựt
 Bài 2: HS tự làm bài rồi nêu kết quả.
 (2 giụứ 30 phuựt + 3 giụứ 15 phuựt) x 3 = 5 giụứ 45 phuựt x 3 = 17 giụứ 15 phuựt
2 giụứ 30 phuựt + 3 giụứ 15 phuựt x 3 = 3 giụứ 40 phuựt +9 giụứ 45 phuựt= 13 giụứ 25 phuựt 
(5 giụứ 20 phuựt+ 7 giụứ 40 phuựt ) : 2 =13 giụứ : 2 = 6 giụứ 30 phuựt 
5 giụứ 20 phuựt+ 7 giụứ 40 phuựt : 2 = 5 giụứ 20 phuựt+ 3 giụứ 50 phuựt = 9 giụứ 10 phuựt 
Bài 3: HS tự giải và trao đổi nhau về cách giải. Đáp án B 35 phút
Bài 4: HS giải và chữa bài.
Giải:
Thời gian đi từ Hà Nội đến Hải Phòng là:
8 giờ 10 phút - 6 giờ 5 phút = 2 giờ 5 phút.
Thời gian đi từ Hà Nội đến Quán Triều là:
17 giờ 25 phút - 14 giờ 20 phút = 3 giờ 5 phút.
Thời gian đi từ Hà Nội đến Đồng Đăng là:
11 giờ 30 phút - 5 giờ 45 phút = 5 giờ 45 phút.
Thời gian đi từ Hà Nội đến Lào Cai là:
(24 giờ - 22 giờ) + 6 giờ = 8 giờ.
2/ Củng cố, dặn dò:( 3 phút) GV nhận xét tiết học. Dặn ôn luyện ở nhà.
-------------------------------------------
Toán
Tiết 130. vận tốc.
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
	- Bước đầu có khái niệm về vận tốc, đơn vị đo vận tốc.
	- Biết tính vận tốc của một chuyển động đều.
II/ Hoạt động dạy học:
1/ Giới thiệu khái niệm vận tốc: ( 15 phút)
- GV nêu bài toán: "Một ô tô đi mỗi giờ được 50km, một xe máy đi mỗi giờ được 40km và cùng đi quãng đường từ A đến B, nếu khởi hành cùng một lúc từ A thì xe nào đến B trước?".
- Ô tô và xe máy xe nào đi nhanh hơn?
- Thông thường ô tô đi nhanh hơn xe máy.
a) Bài toán 1: GV nêu bài toán, HS nêu cách làm và trình bày.
	 Trung bình mỗi giờ ô tô đi được: 170 : 4 = 42,5 (km)
- GV: Mỗi giờ ô tô đi được 42,5km. Ta nói vận tốc trung bình hay nói vắn tắt vận tốc của ô tô là bốn mươi hai phẩy năm ki-lô-mét giờ, viết tắt là 42,5km/giờ.
- GV ghi bảng và nhấn mạnh: đơn vị của vận tốc ở bài này là km/giờ.
- Gọi HS nêu cách tính vận tốc?
Nếu quảng đường là S, thời gian là t, vân tốc là v thì ta có công thức tính vận tốc là:
 v = s : t.
- HS nhắc lại cách tìm vận tốc và công thức tính vận tốc.
- GV cho HS ước lượng vận tốc của người đi bộ, xe đạp, xe máy, ô tô. Sau đó GV sửa lại cho đúng vận tốc thông thường:
	+ Người đi bộ khoảng: 5km/giờ.
	+ Xe đạp khoảng: 15km/giờ.
	+ Xe máy khoảng: 35km/giờ.
	+ Ô tô khoảng: 50km/giờ.
- GV nêu ý nghĩa của vận khái niệm vận tốc là để chỉ rõ sự nhanh hay chậm của một chuyển động.
b) Bài toán 2: - GV nêu bài toán, HS suy nghĩ giải bài toán.
- Gọi HS nêu cách tính vận tốc và trình bày lời giải.
	Vận tốc chạy của người đó là:	60 : 10 = 6 (m/giây)
- GV hỏi về đơn vị của vận tốc trong bài toán này là: m/giây.
- Gọi HS nhắc lại cách tính vận tốc.
2/ Thực hành: ( 15 phút)
Bài tập 1: - GV gọi HS nêu cách tính vận tốc.
	 - HS làm bài tập và chữa bài:
	 Giải:
	Vận tốc của xe máy là: 105 : 3 = 35 (km/giờ)
	 Đáp số: 35 km/giờ.
Bài tập 2: GV cho HS tính vận tốc theo công thức: v = s : t.
	 Giải:
	Vận tốc của máy bay là: 1800 : 2,5 = 720 (km/giờ)
	Đáp số: 720 km/giờ.
Bài tập 3: GVHDHS muốn tính vận tốc với đơn vị là m/giây thì phải đổi đơn vị của số đo thời gian sang giây. Giải:
	1 phút 20 giây = 80 giây.
	Vận tốc chạy của người đó là: 400 : 80 = 5 (m/giây)
	Đáp số: 5 m/giây.
3/ Củng cố, dặn dò: ( 3 phút) - GV nhận xét tiết học.
-------------------------------------------------
Hoạt động tập thể
Trò chơi dân gian
I . Yêu cầu:
Học sinh biết chơi 2 trò chơi dân gian: “Trồng nụ, trồng hoa” và “Mèo đuổi chuột” Tham gia chơi chủ động, tích cực.
II. Chuẩn bị: Địa điểm Trên sân trường đảm bảo an toàn.
III. Các hoạt động dạy học.
Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu nhiệm vụ tiết học.
Tổ chức chơi trò chơi. 
a/ Trò chơi “ Trồng nụ, trồng hoa”
Gọi HS nêu luật chơi, GV nêu lại luật chơi.
Lớp chia thành 2 đội nam và nữ cùng chơi.
GV làm trọng tài 2 đội cùng tham gia chơi.
b/ Trò chơi “ mèo đuổi chuột”
Phương pháp tiến hành tương tự như trên.
Củng cố, dặn dò: GV tổng kết tiết học tuyên dương những hoc sinh tham gia chơi nhiệt tình. Nhận xét chung tiết học và dặn về nhà sưu tầm các trò chơi dân gian khác.
 Luyện từ và câu.*
Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu.
I-Mục tiêu:
-Củng cố hiểu biết về biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu.
-Biết sử dụng biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu.
II-Đồ dùng: bảng phụ.
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
-Gọi 2 HS cho làm lại bài tập 1 và 2 trong SGK tiết LTVC trước.
-GV nhận xét cho điểm.
B-Bài mới:
HĐ 1: Luyện tập.
Bài 1:
-HS đọc y/c bài tập.đọc đoạn văn.
-HS dùng bút chì đánh số thứ tự các câu trong đoạn văn.
-Cả lớp làm bài,1 HS làm bảng phụ.
-Cả lớp và GV chữa bài,nhận xét.
các từ ngữ chỉ Phù Đổng Thiên Vương: Phù Đổng Thiên Vương,Tráng sĩ ấy; Người trai làng Phù Đổng.
.tác dụng của việc dùng từ thay thế: Tránh lặp lại từ,giúp cho việc diễn đạt sinh động hơn,rõ ý hơn mà vẫn đảm bảo sự liên kết.
Bài 2: (tiến hành tương tự bài 1)
GV chốt lại: Có thể thay thé các từ ngữ:
Câu 2: Thay Triệu Thị Trinh bằng người thiếu nữ họ Triệu.
Câu 3: Từ nàng thay cho Triệu Thị Trinh.
Câu 4: Từ nàng thay cho Triệu Thị Trinh.
Câu 6: Người con gái vùng núi Quan Yên thay cho Triệu Thị Trinh.
Câu 7: Từ Bà thay cho Triệu Thị Trinh.
Bài 3:
-Một HS đọc y/c bài tập,cả lớp đọc thầm.
-HS làm bài cá nhân.
-Một số HS đọc đoạn văn vừa viết.
-Cả lớp và GV nhận xét,khen những HS viết đoạn văn hay.
IV-Củng cố,dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Những HS viết đoạn văn chưa hay về nhà viết lại vào vở.
-Đọc trước nội dung tiết LTVC tuần 27.
_____________________________
Luyện Tiếng Việt
Ôn tập
I.Muùc tieõu: Giúp HS củng cố về cách xác định chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ.
Làm 1 số BT xác định CN, VN, TN.
II/ Hoạt động dạy học:
1-Bài cũ: (5 p) 1 HS nêu các thành phần chính và thành phần phụ của câu.
2-Bài mới:
HĐ1: (2 p) Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ học.
HĐ2: (8 p) Ôn lại kiến thức:
- Chủ ngữ trả lời cho những câu hỏi nào?( Ai? Cái gì? con gì?...)
- CN thường đứng ở đâu và thuộc từ loại nào? ( đứng đầu câu, thường là danh từ ( cụm DT)hoặc đại từ).
- Vị ngữ trả lời cho những câu hỏi nào?( làm gì? như thế nào? là gì?...)
- CN thường đứng ở đâu và thuộc từ loại nào? ( đứng sau CN, thường là tính từ, động từ( cụm ĐT, cụm TT) hoặc cụm DT(kiểu câu Ai là gì?).
- Trạng ngữ trả lời cho những câu hỏi nào?( ở đâu? khi nào? ví sao? để làm gì? bằng phương tiện gì?...)
- TN thường đứng ở đâu? ( đứng đầu câu .)
HĐ3: (23 p) Hướng dẫn HS thực hành:
Bài 1: Hãy xác định CN, VN, TN trong các câu sau:
a.Năm nay, em/ học lớp 5.
 TN CN VN
b. Khi một ngày mới bắt đầu, tất cả trẻ em trên thế giới /đều cắp sách tới trường.
 TN CN VN
c. Tại con mèo, lọ hoa/ bị vỡ.
 TN CN VN
d. Để chào mừng ngày 26-3, lớp em/ đã tập hai tiết mục văn nghệ.
 TN CN VN
Bài 2: Đặt 2 câu (1 câu đơn, 1 câu ghép) nói về việc học tập của em hoặc lớp em sau đó xác định CN, VN trong từng câu đó.
HS làm bài vào vở rồi chữa bài, GV nhận xét.
3/ Củng cố, dặn dò. (2 p) - GV nhận xét tiết học.Dặn về nhà ôn lại bài.
––––––––––––––––––––––––––––––
Luyện Toán
Luyện tập chia số đo thời gian cho một số.
I.Muùc tieõu:
- củng cố cách thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số.
- Vận dụng để giải một số bài toán có nội dung thực tế.
II/ Hoạt động dạy học:
1-Bài cũ: (5 p) 1 HS lên thực hiện phép chia: 13 giờ 12phút : 4=?
2-Bài mới: (32 p)
 GV hướng dẫn HS làm bài tập theo nhóm đối tượng HS ở VBT
Nhóm 1.Bài tập 1; Bài 2 . 
Nhóm 2. Làm bài tập 1, 2, 3. 
Nhóm 3. Làm hết trong vở BTT và bài nâng cao. 
Tính nhanh: 2006 x 125 + 1000
 126 x 2006 - 1006
Bài 1: HS nêu yêu cầu, GV làm mẫu 1 bài sau đó HS tự làm vào vở rồi chữa bài.
KQ: 15 phút 8 giây; 13 phút 7 giây; 6,42 phút.
Bài 2: HS làm bài vào vở theo mẫu. GV theo dõi giúp đỡ HS yếu. Gọi 3 HS lên bảng chữa bài. GV và cả lớp nhận xét, chốt lại kết quả đúng:
7 giờ 27 phút : 3 = 2giờ 29 phút; 18 giờ 55 phút : 5 = 3 giờ 47 phút; 25,8 giờ : 6 = 4,3 giờ
Bài 3: HS nêu yêu cầu, GV hướng dẫn cách làm. HS giải vào vở, 1 HS lên bảng giải. GV và cả lớp nhận xét, chốt lại kết quả đúng:
Giải:
Thời gian người đó đã làm là: 11 giờ - 8 giờ = 3 giờ
Trung bình làm 1 sản phẩm hết số thời gian là: 3 : 6 = 0,5 ( giờ) = 30 (phút)
ĐS: 30 (phút)
Bài nâng cao: 
3/ Củng cố, dặn dò. (3 p) - GV nhận xét tiết học.Dặn về nhà ôn lại bài.
––––––––––––––––––––––––––––––––
Tự chọn
Làm bài thi chữ viết lần 3
Bài viết: Ai là thuỷ tổ loài người
–––––––––––––––––
Buổi chiều 
Luyện tập Toán
Luyện tập nhân số đo thời gian với một số.
I/ Mục tiêu:
Củng cố cho HS: +Thực hiện các phép nhân số đo thời gian với một số.
+Vận dụng để giải một số bài toán có nội dung thực tế.
II/ Hoạt động dạy học:
1-Bài cũ: ( 5 phút) 1 HS lên thực hiện phép nhân: 3 giờ 35 phút x 4=?
2-Bài mới: ( 25 phút)
 GV hướng dẫn HS làm bài tập theo nhóm đối tượng HS ở VBT
Nhóm 1.Bài tập 1; Bài 2 . 
Nhóm 2. Làm bài tập 1, 2, 3. 
Nhóm 3. Làm hết trong vở BTT và bài nâng cao. 
 Không tính tổng, hãy cho biết tổng sau có chia hết cho 3 không? Tại sao? 
 19 + 25 + 32 + 46 + 58.
GV theo dõi giúp đỡ HS yếu và tổ chức chấm chữa bài và chốt lại kết quả đúng: 
Bài1: ( HS yếu chữa): KQ: 30giờ 24 phút; 17,2 giờ; 21 phút 35 giây; 
 10 giờ 115phút hay 11 giờ 55 phút; 15 phút. 
Bài 2: 1 HS lên bảng làm bài giải.
Giải:
Mỗi tuần lễ Mai học ở lớp hết số thời gian là:
40 x 25 = 1000 ( phút)
Hai tuần lễ Mai học ở lớp hết số thời gian là:
1000 x 2 = 2000 (phút) = 33 giờ 20 phút.
ĐS: 33 giờ 20 phút
Bài 3: 1 HS khá lên giải: Bài giải:
 12000 hộp thì gấp 60 hộp số lần là:
12000 : 60 = 200 ( lần)
 Để đóng được 12000 hộp cần số thời gian là:
5 x 200 = 1000( phút) = 16 giờ 20 phút
ĐS: 16 giờ 20 phút
Bài nâng cao: Ta nhận thấy: 1 + 9 + 2 + 5 + 3 + 2 + 4 + 6 + 5 + 8 = 45 mà 45 chia hết cho 3.
Vậy tổng trên chia hết chi 3 vì tổng các chữ số của các số hàng của tổng chia hết cho 3.
3.Củng cố, dặn dò: (3 phút) Nhận xét ý thức học tập của HS. Dặn dò HS xem lại bài
–––––––––––––––––––

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Tuan 262013.doc