Tập đọc
NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG
I/ Mục tiêu:
1- Biết đọc diễn cảm bài văn
2- Hiểu ý nghĩa của bài văn: Ca ngợi ông Lìn với tinh thần dám nghĩ, dám làm đã thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm giàu cho mình, làm thay đổi cuộc sống của cả thốn
II/ Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra bài cũ: (5) HS đọc trả lời các câu hỏi về bài Thầy cúng đi bệnh viện.
2- Dạy bài mới: (34)
2.1- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
Tuần 17 Thứ hai ngày 21 tháng 12 năm 2009 Tập đọc ngu công xã Trịnh Tường I/ Mục tiêu: 1- Biết đọc diễn cảm bài văn 2- Hiểu ý nghĩa của bài văn: Ca ngợi ông Lìn với tinh thần dám nghĩ, dám làm đã thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm giàu cho mình, làm thay đổi cuộc sống của cả thốn II/ Các hoạt động dạy học: 1- Kiểm tra bài cũ: (5’) HS đọc trả lời các câu hỏi về bài Thầy cúng đi bệnh viện. 2- Dạy bài mới: (34’) 2.1- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2.2-Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: a) Luyện đọc: -Mời 1 HS giỏi đọc. -Chia đoạn. -Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó. -Cho HS đọc đoạn trong nhóm. -Mời 1-2 HS đọc toàn bài. -GV đọc diễn cảm toàn bài. b)Tìm hiểu bài: -Cho HS đọc đoạn 1: +Ông Lìn làm thế nào để đưa nước về thôn? -Cho HS đọc đoạn 2: +Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở thôn Phìn Ngan đã thay đổi như thế nào? -Cho HS đọc đoạn 3: +Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng, bảo vệ nguồn nước? +Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? -Nội dung chính của bài là gì? -GV chốt ý đúng, ghi bảng. -Cho 1-2 HS đọc lại. c)Hướng dẫn đọc diễn cảm: -Mời HS nối tiếp đọc bài. -Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn. -Cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn 1 trong nhóm. -Thi đọc diễn cảm. -Cả lớp và GV nhận xét. -HS đọc nối tiếp đoạn -HS đọc đoạn trong nhóm. -HS đọc lướt đoạn 1 -HS đọc thầm đoạn 2 -HS đọc lướt đoạn 3 -HS nêu -GV ghi bảng -HS đọc -HS thi đọc 3-Củng cố, dặn dò:(1’) GV nhận xét giờ học. Nhắc HS về đọc lại bài và học bài. Toán luyện tập chung I/ Mục tiêu: Giúp HS: - Biết thực hiện các phép tính với số thập phân. - Rèn luyện kĩ năng giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm. II/Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1-Kiểm tra bài cũ: (3’) -Muốn tỉ số phần trăm của hai số ta làm thế nào? -Muốn tìm số phần trăm của một số ta làm thế nào? 2-Bài mới: (36’) 2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học. 2.2-Luyện tập: *Bài tập 1 (79): Tính -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -Cho HS làm vào bảng con. -GV nhận xét. *Bài tập 2 (79): Tính -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -Cho HS làm vào nháp. -Mời 2 HS lên bảng chữa bài. -Cả lớp và GV nhận xét- củng cố về tính giá trị biểu thức. *Bài tập 3 (79): -Mời 1 HS đọc đề bài. -GV cho HS nhắc lại cách tính tỉ số phần trăm của hai số và cách tìm một số % của một số. -Cho HS làm vào vở. -Mời 2 HS lên bảng chữa bài. -Cả lớp và GV nhận xét. *Bài tập 4 (80): -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -HS tìm và nêu miệng KQ. *Kết quả: 5,16 0,08 2,6 *Bài giải: a) Từ cuối năm 2000 đến cuối năm 2001 số người tăng thêm là: 15875 –15625 = 250 (người) Tỉ số phần trăm số dân tăng thêm là: 250 : 15625 = 0,016 0,016 = 1,6% b) Từ cuối năm 2001 đến cuối năm 2002 số người tăng thêm là: 15875 x 1,6 : 100 = 254 (người) Cuối năm 2002 số dân của phường đó là: 15875 + 254 = 16129 (người) Đáp số: a) 1,6% ; b) 16129 người *Kết quả: Đáp án C 3-Củng cố, dặn dò: (1’) -GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa luyện tập. Đạo đức Hợp tác với những người xung quanh (tiết 2) I/ Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết: -Cách thức hợp tác với những người xung quanh và ý nghĩa của việc hợp tác. -Hợp tác với những người xung quanh trong học tập, lao động, sinh hoạt hằng ngày. - Có thái độ mong muốn ,sẵn sàng hợp tác với bạn bè ,thầy giáo ,cô giáo và mọi người trong công việc của lớp ,của trường ,của gia đình, của cộng đồng. -Đồng tình với những người biết hợp tác với những người xung quanh và không đồng tình với những người không biết hợp tác với những người xung quanh. II/ Các hoạt động dạy học: 1-Kiểm tra bài cũ:(3’ )HS nêu phần ghi nhớ của bài . 2-Bài mới: (36’) 2.1-Giới thiệu bài: 2.2-Hoạt động 1: Làm bài tập 3, SGK. -GV cho HS trao đổi nhóm 2 -Các nhóm thảo luận. -Mời đại diện các nhóm trình bày. -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -GV kết luận: SGV-Tr. 41. 2.3-Hoạt động 2: Xử lí tình huống bài tập 4 SGK -Mời 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1. -Cho HS thảo luận nhóm 4. -Mời đại diện các nhóm HS trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -GV kết luận: SGV-Tr. 41 2.4-Hoạt động 3: Làm bài tập 5-SGK. -Mời một HS nêu yêu cầu. -Yêu cầu HS trao đổi với bạn bên cạnh. -Mời một số HS trình bày dự kiến sẽ hợp tác với những người xung quanh trong một số việc. -Các HS khác nhận xét, góp ý cho bạn. -GV kết luận: -HS thảo luận theo hướng dẫn của GV. -Đại diện nhóm trình bày. -Nhận xét. -HS thảo luận nhóm 4 -Đại diện các nhóm HS trình bày -HS trao đổi với bạn bên cạnh. -HS trình bày. 3-Củng cố, dặn dò: (1) -Mời 1-2 HS đọc phần ghi nhớ. -GV nhận xét giờ học, nhắc HS về học bài và chuẩn bị bài sau. Thứ ba ngày 22háng 12năm 2009 Toán luyện tập chung I/ Mục tiêu: Giúp HS: -Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép tính với số thập phân và giải toán liên quan đến tỉ số % -Ôn tập chuyển đổi đơn vị đo diện tích. II/Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1-Kiểm tra bài cũ: (4’) -Nêu cách chuyển hỗn số thành số thập phân? -Nêu cách cộng, trừ hai số tỉ số phần trăm? 2-Bài mới: (38’) 2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học. 2.2-Luyện tập: *Bài tập 1 (80): Viết các hỗn số sau thành số thập phân -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -Cho HS làm vào bảng con. -GV nhận xét –củng cố cách đổi hỗn số thành số TP. *Bài tập 2 (80): Tìm x -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -Cho HS làm vào nháp. -Mời 2 HS lên bảng chữa bài. -Cả lớp và GV nhận xét-củng cố về tìm thừa số và số chia chưa biết *Bài tập 3 (80): -Mời 1 HS đọc đề bài. -Cho HS làm vào vở. -Mời 2 HS lên bảng chữa bài. -Cả lớp và GV nhận xét. GV cho HS nhắc lại cách cộng, trừ hai số tỉ số phần trăm. *Bài tập 4 (80): Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -Cho HS khoanh bằng bút chì vào SGK. -Mời 1 HS nêu kết quả. -Cả lớp và GV nhận xét. *Kết quả: 4,5 ; 3,8 ; 2,75 ; 1,48 *VD về lời giải: 0,16 : x = 2 – 0,4 0,16 : x = 1,6 x = 0,16 : 1,6 x = 0,1 (Kết quả phần a: x = 0,09) -L đọc thầm - HS làm vào vở. -2 HS lên bảng chữa bài. *Kết quả: Khoanh vào D. 3-Củng cố, dặn dò: (1’) -GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa luyện tập. Tập đọc ca dao về lao động sản xuất I/ Mục tiêu: 1-Biết đọc các bài ca dao (thể lục bát) lưu loát với giọng tâm tình nhẹ nhàng , ngắt nghỉ hợp lí theo thể thơ lục bát. 2-Hiểu ý nghĩa của các bài ca dao: Lao động vất vả trên ruộng đồng của những người nông dân đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người 3- Học thuộc lòng 2-3 bài ca dao trên. II/ Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. - Tranh, ảnh về cảnh cấy cầy. III/ Các hoạt động dạy học: 1- Kiểm tra bài cũ: (5’) HS đọc trả lời các câu hỏi về bài Ngu Công xã Trịnh Tường. 2- Dạy bài mới: (34’) 2.1- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2.2-Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: a) Luyện đọc: -Mời 3 HS giỏi đọc nối tiếp. -Chia đoạn. -Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó. -Cho HS đọc đoạn trong nhóm. -Mời 1-2 HS đọc toàn bài. -GV đọc diễn cảm toàn bài. b)Tìm hiểu bài: -Cho 3 HS đọc nối tiếp 3 bài ca dao: +Tìm những hình ảnh nói lên nỗi vất vả, lo lắng của người nông dân trong sản xuất? -Cho HS đọc đoạn bài ca dao thứ hai: +Những câu nào thể hiện tinh thần lạc quan của người nông dân? -Cho HS đọc 3 bài ca dao: +Tìm những câu ứng với nội dung (a, b, c)? -Nội dung chính của bài là gì? -GV chốt ý đúng, ghi bảng. -Cho 1-2 HS đọc lại. c)Hướng dẫn đọc diễn cảm: -Mời HS nối tiếp đọc bài. -Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi bài ca dao. -Cho HS luyện đọc diễn cảm trong nhóm -Thi đọc diễn cảm. -Cho HS luyện đọc thuộc lòng. -Thi đọc thuộc lòng. -HS đọc nối tiếp đoạn -HS đọc đoạn trong nhóm. -HS đọc thầm -HS nêu -HS nêu. -HS đọc. -HS tìm giọng đọc cho mỗi bài ca dao. -HS luyện đọc diễn cảm. -HS thi đọc. -HS thi đọc thuộc lòng. 3-Củng cố, dặn dò: (1’) GV nhận xét giờ học, nhắc HS về học bài và chuẩn bị bài sau. Luyện từ và câu ôn tập về từ và cấu tạo từ I/ Mục tiêu: Tìm và phân loại được từ đơn, từ phức, các kiểu từ phức, từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm. II/ Đồ dùng dạy học: Giấy khổ to ghi những nội dung ghi nhớ của bài. III/ Các hoạt động dạy học: 1-Kiểm tra bài cũ:(5’) HS làm bài tập 3 trong tiết LTVC trước. 2- Dạy bài mới: (34’) 2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2.2- Hướng dẫn HS làm bài tập. *Bài tập 1 (166): -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -Trong Tiếng Việt có những kiểu cấu tạo từ như thế nào? -GV dán tờ phiếu ghi nội dung ghi nhớ, mời một HS đọc. -Cho HS làm bài theo nhóm 7. -Mời đại diện các nhóm trình bày. -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chốt lời giải đúng. *Bài tập 2(167): -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -Cho HS nhắc lại thế nào là từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm? -GV dán tờ phiếu ghi nội dung ghi nhớ, mời một HS đọc. -Cho HS trao đổi nhóm 2 -Mời đại diện các nhóm HS trình bày. -GV nhận xét chốt lời giải đúng. *Bài tập 3 (167): -Mời 1 HS đọc yêu cầu và đoạn văn. -Cho HS làm bài theo tổ. -Mời đại diện các tổ trình bày. -Gv nhận xét,chốt lời giải đúng. *Bài tập 4 (167): -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -HS suy nghĩ, làm bài tập vào vở. -Cả lớp và GV nhận xét. -L đọc thầm -HS đọc -HS làm bài theo nhóm 7. -L đọc thầm -HS nhắc - HS trao đổi nhóm 2 -Các nhóm khác nhận xét. -HS nối tiếp nhau đọc câu thành ngữ, tục ngữ vừa hoàn chỉnh. 3-Củng cố, dặn dò: (1’)-GV nhận xét giờ học. -Dặn HS về ôn lại kĩ các kiến thức vừa ôn tập. Thứ 4 ngày 23 tháng 12 năm 2009 Toán giới thiệu máy tính bỏ túi I/ Mục tiêu: Giúp HS: Bước đầu biết dùng máy tính bỏ túi để thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia các số TP, chuyển một số PSTP thành số TP và tính phần trăm. II/ Đồ dùng dạy học: Máy tính bỏ túi (Mỗi HS một cái) II/Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1-Giới thiệu bài: (1’) GV nêu mục tiêu của tiết học. 2-Nội dung bài mới:(38’) 2.1-Làm quen với máy tính bỏ túi: -Cho HS quan sát máy tính bỏ túi. -Máy tính bỏ túi giúp ta làm gì? -Em thấy trên mặt máy tính có những gì? -Em thấy ghi gì trên các phím? -Cho HS ấn phím ON/ C và phím OFF và nói kết quả quan sát được. 2.2-Thực hiện các phép tính: -GV ghi phép cộng lên bảng: 25,3 + 7,09 -GV đọc cho HS ấn lần lượt các phím, đồng thời quan sát trên màn hình. -Làm tương tự với 3 phép tính: trừ, nhân, chia. 2.3-Thực hành: *Bài tập 1 (82): -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -Cho HS làm vào v ... g về tiết học. Dặn một số HS viết đơn chưa đạt yêu cầu về nhà sửa chữa, hoàn chỉnh lá đơn. -Yêu cầu HS ghi nhớ mẫu đơn để viết đơn đúng thể thức khi cần thiết. Thứ năm ngày 24 tháng 12 năm 2009 Toán sử dụng máy tính bỏ túi để giải toán về tỉ số phần trăm I/ Mục tiêu: Giúp HS ôn tập các bài toán cơ bản về tỉ số phần trăm, kết hợp rèn luyện kĩ năng sử dụng máy tính bỏ túi. II/ Đồ dùng dạy học: Máy tính bỏ túi (Mỗi HS một cái) II/Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1-Giới thiệu bài: (1’) GV nêu mục tiêu của tiết học. 2-Nội dung bài mới:(38’) 2.1-Kiến thức: a)VD1: Tính tỉ số phần trăm của 7 và 40. -Cho HS nêu cách tính theo quy tắc: -GV hướng dẫn: b)VD 2: Tính 34% của 56 -Mời 1 HS nêu cách tính -Cho HS tính theo nhóm 4. -HS nêu kết quả, GV ghi bảng. Sau đó nói: ta có thể thay thế 34 : 100 bằng 34%. Do đó ta có thể ấn phím như nêu trong SGK. c)VD 3: Tìm một số biết 65% của nó bằng 78 2.2-Thực hành: *Bài tập 1 (83): -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -Cho từng cặp HS thực hành -Mời một số HS nêu kết quả. -Cả lớp và GV nhận xét. *Bài tập 2 (84): (Các bước thực hiện tương tự như bài tập 1) *Bài tập 3 (84): -Mời 1 HS đọc đề bài. -Cho HS trao đổi nhóm 2 để tìm cách giải. -Cho HS làm bài vào vở. -Mời 3 HS trình bày. -Cả lớp và GV nhận xét. -HS nêu cách tính. -HS sử dụng máy tính để tính theo sự hướng dẫn của GV. -HS nêu: 56 x 34 : 100 -HS thực hiện bằng máy tính theo nhóm 4. -HS thực hiện bằng máy tính theo nhóm 2. *Kết quả: -An Hà: 50,8% -An Hải: 50,86% -An Dương: 49,86% -An Sơn: 49,56% *Kết quả: 103,5kg 86,25kg 75,9kg 60,72kg *Kết quả: 30 000 : 0,6 x 100 = 5 000 000 60 000 : 0,6 x 100 = 10 000 000 90 000 : 0,6 x 100 = 15 000 000 3-Củng cố, dặn dò: (1’) -GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa học. Kể chuyện Kể chuyện đã nghe đã đọc I/ Mục tiêu: Biết tìm và kể lại được một câu chuyện đã nghe hay đã đọc nói về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác & kể lại được rõ ràng ,đủ ý ,biết trao đổi về nội dung,ý nghĩa câu chuyện. II/ Đồ dùng dạy học: Một số truyện, sách, báo liên quan. III/ Các hoạt động dạy học: 1-Kiểm tra bài cũ: (5’) HS kể lại chuyện về một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình. 2-Bài mới: (34’) 2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2.2-Hướng dẫn HS kể chuyện: a) Hướng dẫn HS hiểu đúng yêu cầu của đề: -Mời một HS đọc yêu cầu của đề. -GV gạch chân những chữ quan trọng trong đề bài ( đã viết sẵn trên bảng lớp ) -Mời 2 HS đọc gợi ý 1, 2,3 trong SGK. -GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS. -Cho HS nối tiếp nhau nói tên câu chuyện sẽ kể. -Cho HS gạch đầu dòng trên giấy nháp dàn ý sơ lược của câu chuyện. b) HS thực hành kể truyện, trao đổi về nội dung câu truyện. -Cho HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa chuyện . -GV quan sát cách kể chuyện của HS các nhóm, uốn nắn, giúp đỡ các em. GV nhắc HS chú ý kể tự nhiên, theo trình tự. Với những truyện dài, các em chỉ cần kể 1-2 đoạn. -Cho HS thi kể chuyện trước lớp: +Đại diện các nhóm lên thi kể. +Mỗi HS thi kể xong đều trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa truyện. -Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm, bình chọn: +Bạn tìm được chuyện hay nhất. +Bạn kể chuyện hay nhất. +Bạn hiểu chuyện nhất. -HS đọc đề. Kể một câu truyện em đã nghe hay đã đọc nói về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác. -HS đọc. -HS nói tên câu chuyện mình sẽ kể. -HS kể chuyện theo cặp. Trao đổi với với bạn về nhận vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện. -HS thi kể chuyện trước lớp. -Trao đổi với bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện. 3- Củng cố, dặn dò (1’) -GV nhận xét giờ học. -Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện các em đã tập kể ở lớp cho người thân nghe. Luyện từ và câu ôn tập về câu I/ Mục tiêu: -Củng cố kiến thức về câu hỏi, câu kể, câu cảm, câu cầu khiến và nêu được dấu hiệu của 1 câu đó.. -Củng cố kiến thức về các kiểu câu kể (Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?) ; Xác định đúng các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong từng câu. II/ Đồ dùng dạy học: Giấy khổ to ghi những nội dung ghi nhớ của bài. III/ Các hoạt động dạy học: 1-Kiểm tra bài cũ: (5’) HS làm bài tập 1 trong tiết LTVC trước. 2- Dạy bài mới: (34’) 2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2.2- Hướng dẫn HS làm bài tập. *Bài tập 1 (171): -Mời 1 HS nêu yêu cầu. +Câu hỏi dùng để làm gì? Có thể nhận ra câu hỏi bằng dấu hiệu gì? (Cũng hỏi như vậy với câu kể, câu khiến ,câu cảm) -GV dán tờ phiếu ghi nội dung ghi nhớ, mời một HS đọc. -Cho HS làm bài theo nhóm 7vào bảng nhóm. -Mời đại diện các nhóm trình bày. -GV nhận xét, chốt lời giải đúng. *Bài tập 2(171): -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -Các em đã biết những kiểu câu kể nào? -GV dán tờ phiếu ghi nội dung ghi nhớ, mời một HS đọc. -Yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn văn. -Cho HS làm bài vào vở -Mời một số HS trình bày. -GV nhận xét chốt lời giải đúng. -L đọc thầm -HS trả lời. -HS đọc -HS HĐ nhóm 7 -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -L nghe -HS nêu -HS đọc -Các HS khác nhận xét. 3-Củng cố, dặn dò: (1’)-GV nhận xét giờ học. -Dặn HS về ôn lại kĩ các kiến thức vừa ôn tập. Thứ 6 ngày 25tháng 12 năm 2009 Toán hình tam giác I/ Mục tiêu: Giúp HS: -Nhận biết đặc điểm của hình tam giác có: ba cạnh, ba đỉnh, ba góc. -Phân biệt ba loại hình tam giác (phân loại theo góc). -Nhận biết đáy và đường cao (tương ứng) của hình tam gác. II/ Đồ dùng dạy học: Các dạng hình tam giác như trong SGK. Ê ke. II/Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1-Giới thiệu bài: (1’) GV nêu mục tiêu của tiết học. 2-Nội dung bài mới:(38’) 2.1-Giới thiệu đặc điểm của hình tam giác: -Cho HS quan sát hình tam gác ABC: +Em hãy chỉ ba cạnh của hình tam giác? +Em hãy chỉ ba đỉnh của hình tam giác? +Em hãy chỉ ba góc của hình tam giác? 2.2-GT ba dạng hình tam giác (theo góc): -GV vẽ 3 dạng hình tam giác lên bảng. -Cho HS nhận xét góc của các tam giác để đi đến thống nhất có 3 dạng hình tam giác. 2.3-Giới thiệu đáy và đường cao (tương ứng): -GV GT hình tam giác ABC, nêu tên đáy BC và đường cao AH. -Độ dài từ đỉnh vuông góc với đáy tương ứng gọi là gì? -Cho HS nhận biết đường cao của các dạng hình tam giác khác. 2.4-Luyện tập: *Bài tập 1 (86): -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -Cho HS làm vào vở. -Chữa bài. *Bài tập 2 (86): (Các bước thực hiện tương tự bài tập 1) *Bài tập 3 (86): -Mời 1 HS đọc đề bài. -Cho HS trao đổi nhóm 2 để tìm lời giải. -Mời HS trình bày. -Cả lớp và GV nhận xét. -HS nối tiếp nhau lên bảng chỉ. +Hình tam giác có 3 góc nhọn +Hình tam giác có một góc tù và 2 góc nhọn +Hình tam giác có một góc vuông và 2 góc nhọn (tam giác vuông) -Gọi là đường cao. -HS dùng e ke để nhận biết. *Lời giải: -Tên 3 góc là: A, B, C ; D, E, G ; M, K, N. -Tên 3 cạnh là: AB, AC, BC ; DE, DG, EG ; MK, MN, KN. *Lời giải: +) Đáy AB, đường cao CH. +) Đáy EG, đường cao DK. +) Đáy PQ, đường cao MN. 3-Củng cố, dặn dò: (1’) -GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa học. Toán Ôn luyện I.Mục tiêu: Ôn luyện chuẩn bị kiểm tra định kì II.Các hoạt động dạy và học 1 Giới thiệu bài 2.Các bài luyện tập Bài 1: Đặt tính rồi tính 35,76 + 23,52 48,53 – 25,28 5,26 x 2,4 157,25 : 3,7 Bài 2:Đúng ghi Đ ,Sai ghi S vào ô trống 90 phút = 1,5 giờ * 0,025 tấn = 250 kg * 15 000 000 mm2= 1,5 m2 5 m27 dm2 = 5,7 dm2* Bài 3 Viết các số sau : a) Năm mươi chín phần sáu mươi hai: .................. b) Bốn và tám phần chín ....................................... c) số gồm hai mươi lăm đơn vị , sáu phần trăm tám phần nghìn ...................................................... Bài 4:Trên một mảnh đất diện tích đất làm nhà là 80 m2. Diện tích đất còn lại nhiều hơn diện tích đất làm nhà là 240 m2 a)Tìm tỉ số % của diện tích đất làm nhà & diện tích đất còn lại. b) Diện tích đất còn lại bằng bao nhiêu % diện tích của mảnh đất. -HS tự làm bài vào vở -4 em lên bảng - GV củng cố 4 phép tính về số TP. -HS tự làm bài - Củng cố đổi đơn vị đo thời gian, độ dài ,khối lượng -HS viết vào vở -Đổi chéo bài kiểm tra -HS đọc kĩ bài và làm bài vào vở. - Chữa bài : củng cố giỉ toán liên quan đến tỉ số % III.Dặn dò. Tập làm văn Trả bài văn tả người I/ Mục tiêu: -Biết rút kinh nghiệm để làm tốt bài văn tả người theo đề đã cho: bố cục, trình tự miêu tả, chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày. -Biết nhận lỗi trong bài viết của mình, tự viết được một đoạn (hoặc cả bài) cho hay hơn. II/ Đồ dùng dạy học: -Bảng lớp ghi đầu bài; một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu cần chữa chung trước lớp. III/ Các hoạt động dạy-học: 2.1-Giới thiệu bài:(1’) GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2.2-Nhận xét về kết quả làm bài của HS.(20’) GV sử dụng bảng lớp đã viết sẵn các đề bài và một số lỗi điển hình để: a) Nêu nhận xét về kết quả làm bài: -Những ưu điểm chính: +Hầu hết các em đều xác định được yêu cầu của đề bài, viết bài theo đúng bố cục. +Một số em diễn đạt tốt. +Một số em chữ viết, cách trình bày đẹp. -Những thiếu sót, hạn chế: dùng từ, đặt câu còn nhiều bạn hạn chế. b) Thông báo điểm. 2.3-Hướng dẫn HS chữa lỗi: a) Hướng dẫn chữa lỗi chung: -GV chỉ các lỗi cần chữa đã viết sẵn trên bảng -Mời HS lên chữa, Cả lớp tự chữa trên nháp. -HS trao đổi về bài các bạn đã chữa trên bảng. b) Hướng dẫn từng HS sửa lỗi trong bài:(10’) -HS phát hiện thêm lỗi và sửa lỗi. -Đổi bài cho bạn để rà soát lại việc sửa lỗi. -GV theo dõi, Kiểm tra HS làm việc. c) Hướng dẫn học tập những đoạn văn hay, bài văn hay(10’) + GV đọc một số đoạn văn hay, bài văn hay. + Cho HS trao đổi, thảo luận tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn. - Viết lại một đoạn văn trong bài làm: + Mời HS trình bày đoạn văn đã viết lại. -HS chú ý lắng nghe phần nhận xét của GV để học tập những điều hay và rút kinh nghiệm cho bản thân. -HS trao đổi về bài các bạn đã chữa trên bảng để nhận ra chỗ sai, nguyên nhân, chữa lại. -HS đọc lại bài của mình và tự chữa lỗi. -HS đổi bài soát lỗi. -HS làm theo y/c -HS nghe. -HS trao đổi, thảo luận. -HS viết lại đoạn văn mà các em thấy chưa hài lòng. -Một số HS trình bày. 3- Củng cố – dặn dò(1’) -GV nhận xét giờ học, tuyên dương những HS viết bài được điểm cao. Dặn HS về ôn tập. Sinh hoạt I.Đánh giá hoạt động tuần qua -Thực hiện tốt hoạt động Đội sao - Trực nhật vệ sinh tốt. - Học bài và làm bài đầy đủ. II.Tuần tới Tham gia tốt các hoạt động chào mừng các ngày 3/2,/8/3,/26/3
Tài liệu đính kèm: