Tiết 1 Tập đọc
THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
A. Mục tiêu:
1. Đọc trôi chảy, lưu loát bức thư của Bác Hồ, thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi Việt Nam.
- Đọc đúng các từ, các câu trong bài.
2. Hiểu bài:
- Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Hiểu nội dung bức thư : Bác hồ khuyên học sinh chăm học, nghe thầy yêu bạn và tin tưởng rằng các em sẽ tiếp tục sứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng thành công nước Việt Nam mới.
3. Thuộc lòng một đoạn thư.
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 01 Thứ Ngày Môn Tiết Tên bài dạy Hai Tập đọc 1 Thư gửi các học sinh Toán 1 Ôn tập khái niệm về phân số Đạo đức 1 Em là học sinh lớp 5 Lịch sử 1 “Bình Tây Đại Nguyên Soái” Trương Định Kĩ thuật 1 Đính khuy 2 lỗ (tiết 1) Ba Thể dục 1 Giới thiệu chương trình - tổ chức lớp ĐHĐN – Trò chơi: “Kết bạn” Chính tả 1 Việt Nam thân yêu Toán 2 Ôn tập tính chất cơ bản của phân số TLV 1 Cấu tạo của bài văn tả cảnh Tư Mĩ thuật 1 TTMT: Xem tranh thiếu nữ bên hoa huệ Tập đọc 2 Quang cảnh làng mạc ngày mùa Toán 3 Ôn tập so sánh 2 phân số Khoa học 1 Sự sinh sản Kể chuyện 1 Lý Tự Trọng Năm Thể dục 2 ĐHĐN-TC: Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau và lò cò tiếp sức LTVC 1 Từ đồng nghĩa Toán 4 Ôn tập so sánh 2 phân số (tiếp theo) Địa lý 1 Việt Nam đất nước chúng ta Khoa học 2 Nam hay nữ (tiết 1) Sáu Âm nhạc 1 Ôn tập một số bài hát đã học TLV 2 Luyện tập tả cảnh Toán 5 Phân số thập phân LTVC 2 Luyện tập về từ đồng nghĩa Kĩ thuật 2 Đính khuy 2 lỗ (tiết 2) SHTT 1 TUẦN 01 Thứ hai ngày 5 tháng 9 năm 2007 Tiết 1 Tập đọc THƯ GỬI CÁC HỌC SINH A. Mục tiêu: 1. Đọc trôi chảy, lưu loát bức thư của Bác Hồ, thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi Việt Nam. - Đọc đúng các từ, các câu trong bài. 2. Hiểu bài: - Hiểu các từ ngữ trong bài. - Hiểu nội dung bức thư : Bác hồ khuyên học sinh chăm học, nghe thầy yêu bạn và tin tưởng rằng các em sẽ tiếp tục sứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng thành công nước Việt Nam mới. 3. Thuộc lòng một đoạn thư. B. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc - Bảng phụ viết đoạn thư HS cần học thuộc lòng. C. Các hoạt động dạy học: 1 . Hoạt động 1: Luyện đọc và tìm hiểu bài. a) Luyện đọc: - Một HS đọc cả bài. - GV chia lá thư thành 2 đoạn: + Đoạn 1: từ đầu đến Vậy các em nghĩ sao? + Đoạn 2: Phần còn lại. - Học sinh đọc nối tiếp từng đoạn cho hết bài (4 lượt). Giải nghĩa các từ khó + GV sửa sai nếu có. + Lượt 1: GV ghi từ cần luyện đọc, hướng dẫn cho HS đọc cá nhân. + Lượt 2: 2 HS đọc từ mới trong SGK. + Lượt 3: giải thích từ giới (trời), giớ đi (trở đi). - Luyện đọc theo cặp - Một học sinh đọc cả bài - Giáo viên đọc diễn cảm toàn bức thư (giọng thân ái, thiết tha, hi vọng, tin tưởng). b) Tìm hiểu bài : - HS đọc thầm đoạn 1 : từ đầu đến “vậy các em nghĩ sao ?”, trả lời câu hỏi 1 SGK. GV tổ chức cho HS nhận xét tóm tắt. - HS đọc thầm đoạn 2 (còn lại), trả lời câu hỏi 2,3 trong SGK - GV tổ chức cho học sinh nhận xét, GV kết luận, ghi bảng. c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm: - HS đọc diễn cảm đoạn 2: + GV đọc mẫu; gạch chân những từ cần nhấn giọng và những chỗ cần nghỉ hơi, lưu ý HS giọng đọc. + HS luyện đọc theo cặp. + 2- 3 HS luyện đọc. + Thi đọc diễn cảm trước lớp ; GV cùng HS nhận xét, chọn nhóm đọc hay. d) Hướng dẫn học thuộc lòng: - HS nhẩm thuộc lòng những câu văn trong đoạn chỉ định “Sau 80 năm trời .. nhờ một phần lớn ở công học tập của các em” - GV đính bảng. - Cho HS học thuộc theo từng câu, nhận xét. - HS thuộc hết đoạn cần học thuộc lòng. 2. Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò - GV gọi HS nêu nội dung của bài. - Về nhà tiếp tục học thuộc lòng đoạn đã chọn. - Chuẩn bị bài “Quang cảnh làng mạc ngày mùa”. - Nhận xét tiết học. D. Bổ sung: .... .. Tiết 1 Toán ÔN TẬP: KHÁI NIỆM VỀ PHÂN SỐ A. Mục tiêu: Giúp HS: - Củng cố khái niệm ban đầu về phân số: đọc, viết phân số. - Ôn tập cách viết thương hai số tự nhên dưới dạng phân số. - Trình bày bài tập sạch sẽ, cẩn thận. B. Đồ dùng dạy học: Các tấm bìa cắt , vẽ như sách giáo khoa; bảng con. C. Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: KTBC (không kiểm tra). Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới a) Ôn tập khái niệm ban đầu về phân số: - GV đính 1 băng giấy: + Yêu cầu HS quan sát và viết đọc phân số vào bảng con. + HS thực hiện, nhận xét ( phân số ; đọc là: hai phần ba). Vì sao em tìm được phân số ? (HS trà lời). + Gọi 2 HS nhắc lại. - GV đính các băng giấy còn lại và yêu cầu HS làm tương tự, nhận xét. + HS thực hiện (các phân số: ; ; đọc: năm phần mười, ba phần tư, bốn mươi phần trăm). b) Ôn tập cách viết thương hai số tự nhiên, cách viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số. - Bước 1: + GV hướng dẫn cách viết. + GV viết: 1:3 và hỏi HS xem có cách viết khác không. + 1:3 = ← kết quả của phép chia (phân số) Phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0. + GV hỏi để làm nổi bật phần chú ý trong SGK. + Tương tự cho HS thực hiện tiếp ở các VD: 4:10, 9:2, ..vào bảng con và nêu được chú ý 1 trong SGK → GV ghi bảng - Bước 2, 3, 4: Cách làm tương tự. 3. Hoạt động 3: Thực hành a) Bài 1: Viết vào ô trống - GV hdẫn làm mẫu một phần. - Các phần còn lại HS thực hiện vào VBT. - 1 HS lên bảng thực hiện, nhận xét. b) Bài 2: Viết thương dưới dạng phân số (theo mẫu) - HS làm vào vỡ bài tập. - 3 HS lên bảng thực hiện, HS còn lại làm vào VBT. - Nhận xét. c) Bài 3: Viết số tự nhiên dưới dạng phân số - HS tự làm vào vỡ bài tập. - 3 HS lên bảng thực hiện, HS còn lại làm vào VBT. - Nhận xét. d) Bài 4: Viết số thích hợp vào ô trống - HS tự làm vào VBT. - HS nêu kết quả, nhận xét. 4. Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò - Dặn dò: BTVN 1, 2, 3, 4/4. - Nhận xét tiết học. D. Bổ sung: .... .. Tiết 1 Đạo đức EM LÀ HỌC SINH LỚP 5 (tiết 1) A. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết: - Vị thế của HS lớp 5 so với HS các lớp trước. - Bước đầu có khả năng tư nhận thức, kĩ năng đặt mục tiêu. - Vui và tự hào khi là HS lớp 5, có ý thức học tập và rèn luyện để xứng đáng là HS lớp 5. B. Đồ dùng dạy học: Các bài hát về chủ đề trường em, tranh, ảnh. C. Các hoạt động dạy học: 1. Khởi động : HS hát bài hát “Em yêu trường em”. 2. Hoạt động 1 : HS quan sát tranh, ảnh và thảo luận cả lớp. - Mục tiêu: HS thấy được vị thế của HS lớp 5, thấy vui và tự hào vì đã là HS lớp 5. - Cách tiến hành: GV yêu cầu HS quan sát tranh, ảnh và thảo luận các câu hỏi sau: + Tranh vẽ gì ? + Em suy nghĩ gì khi xem các tranh, ảnh trên? + HS lớp 5 có gì khác so với các khối lớp khác? + Cần làm gì để xứng đáng là HS lớp 5? - HS thảo luận cả lớp. - GV kết luận: năm nay các em đã lên lớp 5. Lớp 5 là lớp lớn nhất trường. Vì vậy, HS lớp 5 cần phải gương mẫu về mọi mặt để cho các em HS các khối lớp khác học tập. 3. Hoạt động 2 : GV nêu yêu cầu bài tập1, SGK. - Mục tiêu: giúp HS xác định được những nhiệm vụ của HS lớp 5. - Cách tiến hành: + GV nêu yêu cầu. + Hs thảo luận nhóm 1. - HS trình bày trước lớp - GV kết luận: 4. Hoạt động 3 : Tự liên hệ (BT 3, SGK). - Mục tiêu: Giúp HS tự nhận thức về bản thân và có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là HS lớp 5. - Cách tiến hành: + GV nêu yêu cầu. + HS suy nghĩ đối chiếu với việc làm của mình từ trước đến nay với những nhiệm vụ của HS lớp 5. + Thảo luận nhóm đôi. + GV mời HS tự liên hệ trước lớp, nhận xét biểu dương. + GV kết. 5. Hoạt động 4 : Chơi trò chơi “Phóng viên” - Mục tiêu: Củng cố lại nội dung bài học. - Cách tiến hành: + HS thay phiên nhau đóng vai phóng viên phỏng vấn các HS khác về nội dung có liên quan đến bài học. + GV nhận xét, kết luận. - HS đọc ghi nhớ trong SGK 6. Hoạt động 5: Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học: - Dặn HS lập kế hoạch phấn đấu của bản thân trong năm học này: mục tiêu, thuận lợi, khó khăn, biện pháp khắc phục). - HS sưu tầm bài báo, bài hát về HS lớp 5 gương mẫu về chủ đề trường em. - Vẽ tranh về chủ đề trường em. D. Bổ sung: .... .. Tiết 1 Lịch sử “BÌNH TÂY ĐẠI NGUYÊN SOÁI” TRƯƠNG ĐỊNH A. Mục tiêu: Sau bài học HS biết: - Trương Định là một trong những tấm gương tiêu biểu của phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược Nam Kì. - Với lòng yêu nước thương dân, trương Định đã không tuân lệnh vua, kiên quyết ở lại cùng nhân dân chống thực dân Pháp xâm lược. - HS biết ơn tự hào về anh hùng Trương Định của dân tộc Việt Nam. B. Đồ dùng dạy học: Hình trong SGK phóng to; bản đồ hành chính việt Nam; phiếu học nhóm. C. Các hoạt động dạy học: I. Bài cũ: II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài kết hợp dùng bản đồ hành chính chỉ địa danh Đà Nẵng, 3 tỉnh miền Đông Nam Kì, và 3 tỉnh miền Tây Nam Kì. 2. Các hoạt động: a) Hoạt động 1: - GV nêu mục tiêu: tinh hình đất nước ta sau khi thực dân Pháp xâm lược. - GV yêu cầu HS làm việc với SGK và trả lời câu hỏi sau: + Nhân dân Nam Kỳ đã làm gì khi thực dân Pháp xâm lược nước ta. + Triều đình nhà Nguyễn có thái độ ntn trước cuộc xâm lược của td Pháp. - GV: Ngày 1-9-1858, thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng mở đầu cho cuộc chiến tranh xâm lược nước ta nhưng ngay lập tức chúng đã bị nhân dân ta chống trả quyết liệt. Đáng chú ý nhất là phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp của nâhn dân dưới sự chỉ huy của Trương Định. Phong trào này đã thu được một số thắng lợi và làm thực dân Pháp hoang mang, lo sợ. b) Hoạt động 2: - GV nêu mục tiêu: Trương Định cùng nhân dân chống quân xâm lược. - GV cho HS trả lời theo nhóm để hoàn thành phiếu sau: + Câu 1: Năm 1862, vua ra lệnh cho Trương Định làm gì? Theo em, lệnh của nhà vua đúng hay sai? Vì sao? + Câu 2: Nhận được lệnh vua, Trương Định có thái độ và suy nghĩ ntn? + Câu 3: Nghĩa quân và dân chúng đã làm gì trước băn khoăn đó của Trương Định. + Câu 4: Trương Định làm để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân. - HS trả lời. - Các nhóm trình bày. - GV kết: Năm 1862 triều đình nhà Nguyễn ký hòa ước nhường 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho thực dân Pháp. Triều đình ra lệnh cho Trương Định phải giải tán lực lượng nhưng ông kêin quyết cùng nhân dân chống quân xâm lược. c) Hoạt động 3: * Mục tiêu: Lòng biết ơn, tự hào của nhân dân ta với “Bình Tây Đại Nguyên Soái”. * Cách tiến hành: - GV nêu câu hỏi, HS trả lời. + Nêu cảm nghĩ của em về Trương Định? + Nhân dân làm gì để bày tỏ lòng biết ơn và tự hào về ông? => GV kết: Trương Định là 1 trong những tấm gương tiêu biểu trong phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Nam Kỳ. d) Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học - Học sinh ghi nhớ nội dung tiết học, chuẩn bị tiết sau. D. Bổ sung: .... Tiết 1 Kĩ thuật ĐÍNH KHUY 2 LỖ A. Mục tiêu: Hs biết : - Biết cách đính khuy hai lỗ. - Đính được khuy hai lỗ đúng quy trình kĩ thuật. - Rèn tính cẩn thận. B. Đồ dùng dạy học: 1. Mẫu đính khuy hai lỗ. 2. Một số sản phẩm may mặc có đính khuy hai lỗ: vải, kim, phấn, kéo, và một số loại khuy 2 lỗ. C. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu - HS quan sát mẫu khuy hai lỗ, nhận ... B. Đồ dùng dạy học: SGK, bảng phụ. C. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - 2 HS làm bài 1, 2/7. - Nhận xét, nhận xét chung. 2. Hoạt động 2: Bài mới a) Giới thiệu bài: b) Hướng dẫn HS làm bài tập: Hướng dẫn HS làm bài, sửa bài + ôn tập củng cố kiến thức đã học. Bài 1, 2, 3 điền dấu. - HS làm bài, 2 em làm bảng phụ, nhận xét, sửa sai (nếu có). Bài 4: giải toán - GVHD HS khai thác bài toán. - HS tự làm bài, 1 em làm bảng lớp, nhận xét, sửa sai. 3. Hoạt động 3: Củng cố dặn dò - 4 nhóm thi tính nhanh. - Hướng dẫn BTVN: 2, 3, 4/7. - Nhận xét tiết học. D. Bổ sung: .... .. Tiết 2 Địa lí VIỆT NAM - ĐẤT NƯỚC CHÚNG TA A. Mục tiêu: Học xong bài này HS biết : - Chỉ được vị trí giới hạn của nước ta trên bản đồ và trên quả địa cầu. - Mô tả được vị trí địa lí và hình dạng nước ta. - Nhớ diện tích lãnh thổ nước ta. - Biết được một số thuận lợi và khó khăn do vị trí địa lí của nước ta đem lại. B. Đồ dùng dạy học: Bản đồ địa lí tự nhiên VN, quả địa cầu. C. Các hoạt động dạy học: * Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp 1. Hoạt động 1: Vị trí địa lý và giới hạn - HS quan sát hình 1SGK, trả lời : + Đất nước ta gồm những bộ phận nào ? + Chỉ vị trí phần đất liền nước ta trên bản đồ. + Phần đất liền nước ta giáp với những nước nào? + Biển bao bọc phía nào của phần đất liền nước ta ? + Kể tên một số đảo quần đảo nước ta? - HS trình bày kết quả, kết hợp chỉ bản đồ. - Gv nhận xét, bổ sung hoàn thiện. - HS lên bảng chỉ vị trí của nước ta trên quả địa cầu. - GV hỏi: vị trí của nước ta có thậun lợi gì cho việc giao lưu với các nước khác? => Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực ĐNA. Nước ta là một bộ phận của Châu Á, có vùng biển thông với đại dương nên có nhiều thuận lợi trong việc giao lưu với các nước bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không. 2. Hoạt động 2: Hình dạng và diện tích * Hoạt động nhóm: - Đọc SGK, quan sát hình 2 thảo luận theo gợi ý : + Phần đất liền nước ta có đặc điểm gì ? +Tư Bắc vào Nam theo đường thẳng phần đất liền nước ta có chiều dài bao nhiêu kilomét ? + Nơi hẹp ngang nhất là bao nhêu kilomét ? + Diện tích lãnh thổ nước ta là bao nhiêu kilomet, so sánh diện tích nước ta với các nước trong bảng ? - Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung, Gv kết luận. * Kết luận: Phần đất liền của nước ta hẹp, ngang, chạy dài theo chiều Bắc – Nam với đường bờ biển cong như hình chữ S. Chiều dài từ Bắc và Nam khoảng 1650 km và nơi hẹp nhất chưa đầy 50 km. 3. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò - GV cùng HS hệ thống kiến thức bài. - Nhận xét tiết học chuẩn bị tiết sau. D. Bổ sung: .... .. Tiết 2 Khoa học NAM HAY NỮ A. Mục tiêu: Sau bài học HS biết: - Phân biệt các đặc điểm về mặt sinh học và xã hội giữa nam và nữ. - Có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới. - Nhận biết sự cần thiết phải thay đổi 1 số quan niệm xã hội về nam và nữ. B. Đồ dùng dạy học: - Hình trong SGK. - Các tấm bìa có nội dung như trang 8 SGK. C. Các hoạt động dạy học: 1. Khởi động: 2. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp 3. Các hoạt động: 1. Hoạt động 1: * Mục tiêu: HS xác định được sự khác nhau giữa nam và nữ về mặt sinh học. * Cách tiến hành: - Thảo luận nhóm theo nội dung các câu hỏi 1,2,3/6 SGK . - Đại diện nhóm báo cáo kết quả (mỗi nhóm 1 câu hỏi). - Nhóm khác nhận xét, bổ sung; GV kết luận - Hs trả lời : Nêu điểm khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học ? 2. Hoạt động 2 : * Mục tiêu: HS phân biệt được các đặc điểm về mặt sinh học và xã hội giữa nam và nữ. * Cách tiến hành: - Giáo viên phát cho mỗi nhóm như gợi ý trang 8 SGK, hướng dẫn HS cách chơi. + Thi xếp các tấm bìa vào bảng dưới đây: Nam Cả nam và nữ Nữ + Các nhóm giải thích và sao lại xếp như vậy. Các nhóm có thể chất vấn lẫn nhau. - Cả lớp cùng đánh giá tìm những ý giống nhau. - GV đánh giá, chọn nhóm thắng cuộc, tuyên dương và chốt. Nam Cả nam và nữ Nữ - Có râu. - Bộ phận sinh dục tạo ra tinh trùng. Dịu dàng, mạnh mẽ, kiên nhẫn, tự tin, chăm sóc con, trụ cột gia đình Cơ quan sinh dục nữ, mang thai, cho con bú. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhấn mạnh nội dung bài học. - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị tiết sau. D. Bổ sung: .... .. Thứ sáu ngày tháng năm 200 Tiết 1 Âm nhạc ÔN TẬP MỘT SỐ BÀI HÁT ĐÃ HỌC A. Mục tiêu: HS nhớ và hát đúng 1 số bài hát đã học ở lớp 4. B. Đồ dùng dạy học: Thanh phách. C. Các hoạt động dạy hoc: 1. Phần mở đầu: 2. Phần hoạt động: a) Hoạt động 1: HS trả lời câu hỏi và hát. - Ở lớp 4 các em đã học những bài hát nào? kể tên 1 số bài? - Em nào có thể hát lại 1 bài trong số các bài đã học ở lớp 4? (vài HS hát). b) Hoạt động 2: Ôn tập bài hát - Tổ chức cho HS hát. - Gõ đệm theo nhịp hoặc phách. c) Hoạt động 3: Tổ chức cho HS tập b/d bh + vận động phụ hoạ trước lớp (mỗi nhóm 1 bài). 3. Phần kết thúc: - Cả lớp hát lại bài. - Dặn dò HS xem trước bài học tiết 2, chuẩn bị cho tiết học sau. Đọc thêm bài BH với bài hát kết đoàn/ SGK. - Nhận xét tiết học. D. Bổ sung: .... .. Tiết 2 Tập làm văn LUYỆN TẬP TẢ CẢNH A. Mục tiêu: - Từ việc phân tích cách quan sát tinh tế của tác giả trong đoạn văn “Buổi sớm trên cánh đồng”, HS hiểu thế nào là nghệ thuật quan sát và miêu tả trong bài văn tả cảnh. - Biết lập dàn ý tả cảnh một buổi trong ngày và trình bày theo dàn ý những chi tiết đã quan sát. - Yêu thích làm văn. II. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Cấu tạo của một bài văn tả cảnh gồm mấy phần? đó là những phần nào? - Nhắc lại cấu tạo của bài “Nắng trưa”. 2. Hoạt động 2: Bài mới a) Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu của bài b) Hướng dẫn học sinh làm bài tập: * Bài tập 1:Đọc bài văn và nêu nhận xét. - 1 HS đọc nội dung bài tập. - Cả lớp đọc thầm đoạn văn, làm bài cá nhân vào vở bài tập. - HS trình bày ý kiến, tổ chức cho HS nhận xét. - GV nhấn mạnh nghệ thuật quan sát và chọn lọc chi tiết của tác giả. * Bài tập 2:Lập dàn ý bài văn tả cảnh. - HS đọc yêu cầu BT. - Giới thiệu tranh sưu tầm. - GV kiểm tra kết quả quan sát ở nhà của HS. - HS lập dàn ý cho bài văn tả cảnh một buổi trong ngày. - GV phát bảng phụ cho học sinh khá giỏi. - HS nối tiếp nhau trình bày, Gv tổ chức cho HS nhận xét đánh giá cao những HS có khả năng quan sát tinh tế, phát hiện được những nét độc đáo của cảnh vật, biết trình bày dàn ý hợp lí rõ ràng, ấn tượng. GV chấm điểm dàn ý tốt. - GV chốt lại bằng dàn ý HS làm trên bảng phụ. 3. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò - HS nêu lại cấu tạo của một bài văn tả cảnh. - GV nhận xét tiết học - Hs tiếp tục hoàn chỉnh dàn ý ở nhà, chuẩn bị cho tiết sau. D. Bổ sung: .... .. Tiết 5 Toán PHÂN SỐ THẬP PHÂN A. Mục tiêu: - Nhận biết được các phân số thập phân. - Nhận ra được: Có một số phân số có thể viết dưới dạng số thập phân; biết cách chuyển các phân số thành phân số thập phân. - Viết số thập phân đúng cách rõ đẹp. B. Đồ dùng dạy học: C. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - HS lên bảng làm bài 2, 3, 4/7. - Nhận xét, ghi điểm. - Nhận xét chung. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới * Gv nêu và viết lên bảng các phân số Cho HS nêu đặc điểm của mẫu số các phân số này , từ đó GV giới thiệu phân số thập phân. * GV nêu và viết lên bảng phân số rồi yêu cầu HS tìm phân số thập phân (). - GV làm tương tự với các phân số ; - Cho HS nêu nhận xét để. + Nhận ra rằng: có 1 số phân số có thể viết thành phân số thập phân. + Biết chuyển 1 số phân số thành phân số thập phân (bằng cách tìm 1 số nhân với mẫu số để có 10 hoặc 100, 1000, rồi nhân cả tử số và mẫu số với số đó để được phân số thập phân). 3. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập thực hành a) BT1: viết cách đọc các PSTP (theo mẫu) - Học sinh viết và nêu cách đọc từng phân số. b) BT2: Cho HS tự viết các phân số thập phân vào chỗ trống - HS làm bài, đổi vở kiểm tra.. c) BT3: khoanh vào PSTP - HS tự làm bài, nêu kết quả d) BT4: chuyển phân số thành PSTP - HS làm bài, 1 em làm bảng phụ, nhận xét. 4. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò - Hướng dẫn BTVN 3, 4/8. - Nhận xét tiết học. D. Bổ sung: .... .. Tiết 2 Luyện từ và câu LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA A. Mục tiêu: - Tìm được nhiều từ đồng nghĩa với những từ đã cho. - Cảm nhận được sự khác nhau giữa những từ đồng nghĩa không hoàn toàn, từ đó biết cân nhắc, lựa chọn từ thích hợp với ngữ cảnh cụ thể. - Giáo dục lòng yêu nước. B. Đồ dùng dạy học: SGK, bảng phụ. C. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài củ - Thế nào là từ đồng nghĩa? - Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn? VD? - Thế nào là từ đồng nghĩa không hoàn toàn? VD? - HS làm bài tập 3 tiết trước. 2. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập a) Bài tập 1: Tìm các từ đồng nghĩa (SGK/58). - 2 nhóm làm vào băng giấy → trình bày, nhận xét, tuyên dương. - GV bổ sung từ, HS làm bài vào vở. b) Bài 2: Đặt câu với mỗi từ em vừa tìm được - Làm việc theo cặp. - GV mời từng dãy (tổ, thi tiếp sức, mỗi người đọc nhanh 1-2 câu đã đặt với những từ cùng nghĩa mình vừa tìm được). - Nhận xét, tuyên dương. c) Bài 3: Chọn từ thích hợp trong ngoặc để hoàn chỉnh. HS làm theo nhóm đôi, nêu kết quả. Có thể yêu cầu HS giải thích lý do vì sao các em chọn từ này mà không chọn từ kia. - 1, 2 HS đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh với từ đúng. - HS sửa bài theo lời giải đúng. + ..điên cuồng.nhô lên.sáng rực.gầm vang.hối hả. 3. Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò - Dặn dò HS về xem lại bài. - Nhận xét tiết học. D. Bổ sung: .... .. Tiết 5 Kĩ thuật ĐÍNH KHUY 2 LỖ (tiết 2) A. Mục tiêu: - HS nêu được các bước đính khuy 2 lỗ. - Đính được khuy hai lỗ đúng quy trình. - Rèn luyện tính cẩn thận, óc thẩm mĩ. B. Đồ dùng dạy học: - Mẫu đính khuy 2 lỗ. - 2, 3 chiếc khuy 2 lỗ. - 1 mảnh vải có kích thước 20x30 cm. - Chỉ, kim, phấn, thước, kéo. C. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1 : Thực hành - HS nhắc lại quy trình đính khuy hai lỗ (2- 3 HS). - GV kết luận nhấn mạnh các bước trong quy trình, lưu ý HS một số điểm trong quy trình. - GV kiểm tra kết thực hành ở tiết 1. và chuẫn bị dụng cụ. - GV nêu yêu cầu thực hành. - HS thực hành, GV quan sát, hướng dẫn thêm cho các HS còn lúng túng. 2. Hoạt động 2: Đánh giá - Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm. - HS nhắc lại yêu cầu sản phẩm. - Cử 2- 3 HS đánh giá sản phẩm cuả bạn. - GV đánh giá nhận xét kết quả thực hành. 3. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò - Nhận xét thái độ tinh thần học tập và kết quả thực hành của HS - Chuẩn bị tiết sau “Đính khuy bốn lỗ”. D. Bổ sung: .... .. SINH HOẠT TẬP THỂ
Tài liệu đính kèm: