Tập đọc
TIẾT 33. NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG
I/ MỤC TIÊU:
- Biết đọc trôi chảy, diễn cảm bài văn với giọng kể hào hứng, thể hiện sự khâm phục trí sáng tạo, tinh thần quyết tâm chống đói nghèo, lạc hậu của ông Phàn Phù Lìn.
- Hiểu ý nghĩa bài văn: Ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
* GDBVMT: HS biết yêu quý dòng nước thiên nhiên và biết trồng cây gây rừng.
II. CHUẨN BỊ: + GV: Tranh SGK
+ HS: SGK Tiếng Việt 5 tập 1.
TUẦN 17 Thứ hai ngày 19 tháng 12 năm 2011. Hoạt động tập thể CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN Tập đọc TIẾT 33. NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG I/ MỤC TIÊU: - Biết đọc trôi chảy, diễn cảm bài văn với giọng kể hào hứng, thể hiện sự khâm phục trí sáng tạo, tinh thần quyết tâm chống đói nghèo, lạc hậu của ông Phàn Phù Lìn. - Hiểu ý nghĩa bài văn: Ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK) * GDBVMT: HS biết yêu quý dòng nước thiên nhiên và biết trồng cây gây rừng. II. CHUẨN BỊ: + GV: Tranh SGK + HS: SGK Tiếng Việt 5 tập 1. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra: -Yêu cầu học sinh đọc bài Thầy cúng đi bệnh viện và trả lời câu hỏi. + Nêu nội dung chính? Giáo viên nhận xét 3. Bài mới: a. Giới thiệu: b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài Hoạt động 1: Luyện đọc . - Gọi 1 hs khá, giỏi đọc bài văn + Bài văn có thể chia làm mấy phần? - Gọi hs đọc nối tiếp theo đoạn. - Hướng dẫn học sinh phát âm đúng. - Giúp HS hiểu nghĩa một số từ. - Giúp HS ngắt những câu dài. - Cho HS luyện đọc theo cặp. - GV đọc mẫu toàn bài Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài. - Gọi HS đọc phần 1 + Ông Lìn đã làm thế nào để đưa được nước về thôn ? + Ý đoạn này nói lên điều gì ? - Cho HS đọc đoạn 2, trả lời câu hỏi: + Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở thôn Phìn Ngan đã thay đổi như thế nào? + Ý đoạn này nói gì? - Cho HS đọc thầm phần 3, trả lời câu hỏi: + Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng, bảo vệ nguồn nước ? + Ý đoạn này nói lên điều gì ? + Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ? + Bài văn muốn nói lên điều gì ? * Ông Phàn Phù Lìn xứng đáng được Chủ tịch nước khen ngợi không chỉ vì thành tích giúp đỡ bà con thôn bản làm kinh tế giỏi mà còn nêu tấm gương sáng về bảo vệ dòng nước thiên nhiên và trồng cây gây rừng để giữ gìn môi trường sống tốt đẹp. Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm. - Gọi 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn, tìm giọng đọc. - GV đọc diễn cảm đoạn 1, hướng dẫn đọc. - Gọi HS thi đọc diễn cảm đoạn 1. - Nhận xét, ghi điểm. 4. Củng cố - Dặn dò. - HS biết yêu quý dòng nước thiên nhiên và biết trồng cây gây rừng. - Học bài và chuẩn bị bài sau: Ca dao về lao động sản xuất. - Hát - 1 học sinh khá giỏi đọc. + Có thể chia làm 3 phần: Phần 1: từ đầu đến đất hoang để trồng lúa. Phần 2: từ con nước nhỏ đến như trước nữa. Phần 3: phần còn lại. - HS đọc nối tiếp theo đoạn. + Phát âm đúng: Trịnh Tường, Bát Xát, ngoằn ngoèo, Phù Lìn, suốt, - HS đọc phần chú giải. - HS ngắt những câu dài. - Luyện đọc cặp, sửa lỗi cho nhau. - 1 hs đọc, cả lớp đọc thầm. + Ông lần mò cả tháng trong rừng tìm nguồn nước, cùng vợ con đào suốt một năm trời đợc gần 4 cây số mương xuyên đồi dẫn nước từ rừng già về thôn. * Ông Lìn đã tìm ra nguồn nước. - 1 em đọc to, cả lớp đọc thầm. + Về tập quán canh tác, đồng bào không làm nương như trước mà trồng lúa nước; không làm nương nên không còn nạn phá rừng. Về đời sống nhờ trồng lúa lai cao sản, cả thôn không còn hộ đói. * Cuộc sống của dân làng thay đổi. - HS đọc thầm trả lời. + Ông hướng dẫn bà con trồng cây thảo quả. * Ông Lìn đã nghĩ ra cách để giữ rừng bảo vệ nguồn nước. - HS thảo luận trả lời: +Ông Lìn đã chiến thắng đói nghèo, lạc hậu nhờ quyết tâm và tinh thần vượt khó. Bằng trí thông minh và lao động sáng tạo, ông Lìn đã làm giàu cho mình, cho cả thôn từ đói nghèo vươn lên thành thôn có mức sống khá. Muốn có cuộc sống ấm no hạnh phúc con người phải dám nghĩ dám làm *Nội dung: Ca ngợi ông Lìn với tinh thần dám nghĩ dám làm đã thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm giàu cho mình, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn. - 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn, tìm giọng đọc. - Lắng nghe. - HS luyện đọc theo nhóm - 3; 4 HS thi đọc diễn cảm đoạn 1. - Cả lớp bình chọn bạn đọc hay, diễn cảm nhất. TOÁN TIẾT 81: LUYỆN TẬP CHUNG. I/ MỤC TIÊU: - HS biết thực hiện các phép tính với STP và giải các bài toán li ê n quan đến tỉ số phần trăm. - Làm được các bài tập 1a, 2a, 3 tại lớp II/ CHUẨN BỊ: + GV: ND bài giảng. + HS: SGK Toán 5; giấy nháp III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra: - Gọi 1 HS lên bảng làm bài toán sau: + Tính tỉ số phần trăm của hai số 37 và 42. 2. Bài mới. a- Giới thiệu: Nêu mục tiêu của tiết học. b- HD luyện tập: Bài tập 1 (79): Tính - GV hướng dẫn HS cách làm. - Cho HS làm bài cá nhân – Chữa bài. - Cho HS nhắc lại cách chia một số thập phân cho một số tự nhiên Bài tập 2 (79): Tính - Mời một HS nêu cách làm. - Cho HS làm vào nháp - Chữa bài. - Cả lớp và GV nhận xét. Bài tập 3 (79): - GV cho HS nhắc lại cách tính tỉ số phần trăm của hai số và cách tìm một số % của một số. - Cho HS làm vào vở - Chữa bài. - Cả lớp và GV nhận xét. 3. Củng cố - Dặn dò. + Muốn chia một số thập phân cho một số TN ta làm thế nào? + Muốn chia một số thập phân cho một số TP ta làm thế nào? - Về nhà làm bài ở vở BTT, chuẩn bị bài: Luyện tập chung( tiếp theo). 1 HS lên bảng làm. - Lớp nhận xét. - 1 HS nêu yêu cầu. - HS làm bài cá nhân – Chữa bài a. 216,72 : 42 216,72 42 6 7 5,16 2 52 0 - 1 HS nêu yêu cầu. - HS nêu cách làm. - HS làm bài cá nhân – Chữa bài a. (131,4 – 80,8) : 2,3 + 21,84 2 = 50,6 : 2,3 + 43,8 = 22 + 43,68 = 65,68 - 1 HS đọc đề bài. - 1 HS lên bảng – Lớp làm vở Bài giải: a) Từ cuối năm 2000 đến cuối năm 2001 số người tăng thêm là: 15875 –15625 = 250 (người) Tỉ số phần trăm số dân tăng thêm là: 250 : 15625 = 0,016 0,016 = 1,6% b) Từ cuối năm 2001 đến cuối năm 2002 số người tăng thêm là: 15875 1,6 : 100 = 254 (người) Cuối năm 2002 số dân của phường đó là: 15875 + 254 = 16129 (người) Đáp số: a) 1,6% ; b) 16129 người Chính tả (Nghe - viết) TIẾT 17. NGƯỜI MẸ CỦA 51 ĐỨA CON I/ MỤC TIÊU: - HS nghe- viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi (BT1). - HS làm được bài tập 2. II/ CHUẨN BỊ: + GV: Một vài tờ phiếu khổ to viết mô hình cấu tạo vần cho HS làm bài tập 2. + HS: Vở Chính tả; VBT Tiếng Việt 5 tập 1. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ - Yêu cầu HS viết từ có r/d/gi - GV nhận xét. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài. b. Hướng dẫn HS nghe-viết Hoạt động 1: Trao đổi về nội dung đoạn văn + Đoạn văn nói về ai? Hoạt động 2: Hướng dẫn viết từ khó. + Tìm các từ khó có trong bài viết? - Hướng dẫn HS luyện viết từ ngữ khó - Lưu ý HS viết các chữ số. tên riêng. Hoạt động 3: Viết chính tả, soát lỗi và chấm bài. - GV đọc cho HS nghe-viết. - GV đọc cho HS soát lỗi. - Chấm, chữa bài, nhận xét. Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập Bài 2: - Hướng dẫn HS xác định yêu cầu của bài. - Tổ chức cho HS làm bài. - Chữa bài, nhận xét chốt lại lời giải đúng: 3. Củng cố - Dặn dò - GV hệ thống nội dung bài. - Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau. - Viết lại những từ, tiếng viết sai chính tả - HS lên bảng viết, lớp viết nháp từ có r/d/gi. - 1 HS đọc bài viết. + Đoạn văn nói về mẹ Nguyễn Thị Phú - Bà là một phụ nữ không sinh con nhưng đã cố gắng bươn chải, nuôi dưỡng 51 em bé mồ côi, đến nay nhiều người đã trưởng thành. - HS nêu - HS luyện viết các từ ngữ khó: bươn chải,... - HS chú ý viết các chữ số, tên riêng: 51, Lý Sơn, Quảng Ngãi, 35 năm. - HS chú ý nghe viết bài. - HS đổi chéo vở tự soát lỗi. - HS nêu yêu cầu của bài. - HS làm bài vào vở, 3-4 HS làm bài vào phiếu. - HS trình bày kết quả làm việc. a, Mô hình cấu tạo vần Tiếng Vần Âm đệm Âm chính Âm cuối Con ra tiền tuyến xa xôi Yêu... u o a iê yê a ô yê n n n i u b, Tiếng xôi bắt vần với tiếng đôi. Đạo đức TIẾT 17. HỢP TÁC VỚI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH (Tiêp) I. MỤC TIÊU: - Nêu được một số biểu hiện về hợp tác với bạn bè trong học tập, làm việc và vui chơi. - Biết được hợp tác với mọi người trong công việc chung sẽ nâng cao được hiệu quả công việc, tăng niềm vui và tình cảm gắn bó giữa người với người. - Có kĩ năng hợp tác với bạn bè trong các hoạt động của lớp, của trường. - Có thái độ mong muốn, sẵn sàng hợp tác với bạn bè, thầy giáo, cô giáo và mọi người trong công việc của lớp, của trường, của gia đình, của cộng đồng. * Không đồng tình với những thái độ, hành vi thiếu hợp tác với bạn bè trong công việc chung của lớp, của trường. - Biết hợp tác với mọi người để bảo vệ môi trường. * Kĩ năng hợp tác, tư duy phê phán, ra quyết định đúng hợp tác có hiệu quả. * Hợp tác với mọi người xung quanh trong việc thực hiện sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng ở trường, lớp và ở cộng đồng II/ CHUẨN BỊ: + GV: Phiếu học tập cá nhân cho hoạt động 3 tiết 2. + HS: SGK Đạo đức 5. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1-Kiểm tra: Cho HS nêu phần ghi nhớ của bài 2-Bài mới: a-Giới thiệu: GV nêu mục tiêu tiết học. b- Nội dung: Hoạt động 1: Làm bài tập 3, SGK. *Mục tiêu: HS biết nhận xét một số hành vi, việc làm có liên quan đến việc hợp tác với những người xung quanh. *Cách tiến hành: - GV cho HS trao đổi nhóm 2 - Mời đại diện các nhóm trình bày. - GV kết luận: Việc làm của các bạn Tâm, Nga, Hoan trong tình huống a là đúng. Việc làm của bạn Long trong tình huống b là sai. Hoạt động 2: Xử lí tình huống bài tập 4 SGK *Mục tiêu: HS nhận biết xử lí một số tình huống liên quan đến việc hợp tác với những người xung quanh. *Cách tiến hành: - Cho HS thảo luận nhóm 4. - Mời đại diện các nhóm HS trình bày. - GV kết luận: SGV-Tr. 41 Hoạt động 3: Làm bài tập 5-SGK. *Mục tiêu: HS biết xây dựng kế hoạch hợp tác với những người xung quanh trong các công việc hằng ngày. *Cách tiến hành: - Cho HS tự làm bài tập. -Yêu cầu HS trao đổi với bạn bên cạnh. - Mời HS trình bày dự kiến sẽ hợp tác với những người xung quanh trong 1 số việc. - GV nhận xét, kết luận 3. Củng cố - Dặn dò: * Thực hiện hợp tác với bạn trong các hoạt động bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng. - Nhận xét ý thức tham gia học tập của HS. - Về nhà học và chuẩn bị bài giờ sau. - HS thảo luận theo hướng dẫn của GV. - Đại diện nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS đọc yêu cầu bài tập 4. - HS thảo luận nhóm. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS nêu yêu cầu BT. - HS làm bài cá nhân. - HS trao đổi với bạn bên cạnh. - HS trình bày. - Các HS khác nhận xét, góp ý cho bạn. Thứ ba ngày 20 tháng 12 năm 2011 Toán TIẾT 82. LUYỆN TẬP CHUNG I/ MỤC ... cấp chất đạm, cung cấp chất khoáng, cung cấp vi – ta – min, thức ăn hỗn hợp. - HS thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập. - Đại diện các nhóm trình bày bài - Nhóm khác nhận xét – Bổ sung Thứ sáu ngày 23 tháng 12 năm 2011 Tập làm văn TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI I/ MỤC TIÊU: - Biết rút kinh nghiệm để làm tốt bài văn tả người (bố cục, trình tự miêu tả, chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày). - Nhận biết được lỗi trong bài văn và viết lại một đoạn văn cho đúng. II/ CHUẨN BỊ - Bảng phụ một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu cần chữa chung trước lớp. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ - Yêu cầu HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả người. - GV nhận xét, cho điểm. 3. Bài mới a. Giới thiệu: Nêu mục tiêu bài học. b. Nội dung: Hoạt động 1: Nhận xét chung và hướng dẫn chữa một số lỗi điển hình: - GV đọc và chép đề bài lên bảng Hoạt động 1: Nhận xét bài làm của lớp - GV nhận xét chung về kết quả làm bài của lớp + Ưu điểm: Xác định đúng đề, kiểu bài, bố cục hợp lý, ý rõ ràng diễn đạt mạch lạc, một số bài làm có ý hay + Thiếu sót: Dùng một số từ chưa phù hợp. Viết sai lỗi chính tả khá nhiều, một số bài viết quá sơ sài (phần thân bài), chưa biết làm một bài văn tả người, còn thiên về kể. - GV thông báo điểm số cụ thể: Điểm 8: 2 bài; điểm 7: 6 bài; điểm 5- 6: 14 bài; điểm dưới trung bình:4 bài Hoạt động 2: Hướng dẫn HS chữa lỗi * Hướng dẫn chữa lỗi chung: - Cho HS đọc một số câu, từ lỗi sai phổ biến trên bảng, phát hiện lỗi sai, nêu cách sửa. - GV chỉ các lỗi cần chữa đã viết sẵn trên bảng - Mời HS lên chữa, Cả lớp tự chữa trên nháp. - HS trao đổi về bài các bạn đã chữa trên bảng. * Hướng dẫn từng HS sửa lỗi trong bài: - Trả vở cho HS - Yêu cầu HS tự phát hiện thêm lỗi và tự sửa lỗi. - GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc. * Hướng dẫn học tập những đoạn văn, bài văn hay: - GV đọc một số đoạn văn, bài văn hay. - Cho HS trao đổi, thảo luận tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn. - Yêu cầu mỗi em tự chọn một đoạn văn viết chưa đạt trong bài làm cùa mình để viết lại. - Mời HS trình bày đoạn văn đã viết lại. 4. Củng cố, dặn dò: - GV hệ thống nội dung bài - Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau. - 2 HS nhắc lại. - HS nối tiếp đọc lại đề bài. - HS chú ý lắng nghe phần nhận xét của GV để học tập những điều hay và rút kinh nghiệm cho bản thân. - HS đọc một số câu, từ lỗi sai phổ biến trên bảng, phát hiện lỗi sai, nêu cách sửa. Ví dụ: + Câu : Khuôn mặt bạn tròn trịa, có hai má lúm đồng tiền trông rất có duyên. Điểm trên khuôn mặt bạn là hàng lông mày lá liễu, cái mũi sọc dừa tạo cho bạn một khuôn mặt rất dễ thương. - Sửa lỗi dùng từ: .. mà không tập đi, tập nói (chưa hiểu đặc điểm lứa tuổi của trẻ em) Người bạn trông rất (béo) đầy đặn. *Lỗi chính tả: (lên) nên, (suống) xuống, khuôn mặt, làm việc, mượt mà, (dất to) rất (khoản) khoảng, (ngộ nghĩn) nghĩnh, (chông) trông, (dực mình) giật mình, (mĩm cười) mỉm, (chắch lình lịch) chắc nình nịch - Nhận vở. - Học sinh tự xác định lỗi sai về mặt nào (chính tả, câu, từ, diễn đạt, ý) tự sửa lỗi sai vào vở, hoặc viết lại đoạn văn, cả bài cho hay hơn. - HS đọc lại bài của mình và tự chữa lỗi. - 2 HS đọc lại bài văn đã sửa. - Đổi bài cho bạn để rà soát lại việc sửa lỗi. - Lắng nghe. - Trao đổi, thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV. - HS viết lại đoạn văn mà các em thấy chưa hài lòng. - Một số HS trình bày. Toán TIẾT 85. HÌNH TAM GIÁC I/ MỤC TIÊU: Biết: Đặc điểm của hình tam giác có: 3 cạnh, 3 đỉnh, 3 góc. - Phân biệt ba dạng hình tam giác (phân loại theo góc). - Nhận biết đáy và đường cao (tương ứng) của hình tam giác. - Hoàn thành các bài tập 1; bài 2 tại lớp II/ CHUẨN BỊ: + GV: ND bài giảng; Các dạng hình tam giác như SGK, Ê ke + HS: SGK Toán 5; giấy nháp; Ê ke III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS 2. Dạy bài mới: a-Giới thiệu: Nêu mục tiêu của tiết học. b- Nội dung: Hoạt động 1: Giới thiệu đặc điểm của hình tam giác - Cho HS quan sát hình tam giác ABC A B C + Em hãy chỉ ba cạnh của hình tam giác? + Em hãy chỉ ba đỉnh của hình tam giác? + Em hãy chỉ ba góc của hình tam giác? Hoạt động 2: Giới thiệu ba dạng hình tam giác (theo góc) - GV vẽ 3 dạng hình tam giác lên bảng. - Cho HS nhận xét góc của các tam giác để đi đến thống nhất có 3 dạng hình tam giác. Hoạt động 3: Giới thiệu đáy và đường cao (tương ứng) - GV giới thiệu hình tam giác ABC, nêu tên đáy BC và đường cao AH. A B H C + Độ dài từ đỉnh vuông góc với đáy tương ứng gọi là gì? - Cho HS nhận biết đường cao của các dạng hình tam giác khác. Hoạt động 4: Luyện tập Bài tập 1 (86): - GV hướng dẫn HS cách làm. - Cho HS làm bài cá nhân – Chữa bài. A D M B C E G K H Bài tập 2 (86): (Các bước thực hiện tương tự bài tập 1) 3- Củng cố - Dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa học. - Hoàn thành các BT còn lại & VBT - HS nối tiếp nhau lên bảng chỉ. + Hình tam giác có 3 cạnh, 3 đỉnh, 3 góc. - HS nối tiếp lên bảng chỉ các cạnh, góc, đỉnh của hình tam giác - HS nhận xét các góc của các tam giác để đi đến thống nhất có 3 dạng hình tam giác: + Hình tam giác có 3 góc nhọn + Hình tam giác có một góc tù và 2 góc nhọn + Hình tam giác có một góc vuông và 2 góc nhọn (tam giác vuông) + Gọi là đường cao. - HS dùng e ke để nhận biết. - 1 HS nêu yêu cầu BT. - Làm bài cá nhân – Nêu miệng kết quả - Lớp nhận xét – Bổ sung *Lời giải: - Tên 3 góc là: + A, B, C + D, E, G + M, K, N. - Tên 3 cạnh là: + AB, AC, BC + DE, DG, EG +MK, MN, KN. *Lời giải: +) Đáy AB, đường cao CH. +) Đáy EG, đường cao DK. +) Đáy PQ, đường cao MN. Mỹ thuật TIẾT 17. XEM TRANH DU KÍCH TẬP BẮN (Đ/C Lê Thái Hoàng Huy soạn + giảng) Địa lí TIẾT 17. ÔN TẬP HỌC KÌ MỘT I/ MỤC TIÊU: - Biết hệ thống hóa các kiến thức đã học về dân cư, các ngành kinh tế của nước ta ở mức độ đơn giản. - Chỉ trên bản đồ một số thành phố, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của nước ta. - Biết hệ thống hóa các kiến thức đã học về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản: đặc điểm chính của các yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất và rừng. - Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo, của nước ta trên bản đồ. II/ CHUẨN BỊ: + GV: Lược đồ Việt Nam. + HS: SGK Lịch sử & Địa lí 5 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra + Nước ta có bao nhiêu dân tộc, dân tộc nào đông nhất, sống ở vùng nào? + Chỉ trên lược đồ tuyến đường sắt Thống Nhất và quốc lộ 1 A? (Huyền) 2. Bài mới: a. Giới thiệu: Nêu mục tiêu bài học b. Hướng dẫn học sinh ôn tập: + Nước ta có khí hậu gì ? + Sông ngòi nước ta có đặc điểm gì? + Sông ngòi có vai trò gì đối với đời sống của nhân dân ta ? + Biển nước ta có đặc điểm gì ? + Biển có vai trò như thế nào đối với đời sống và sản xuất? + Hãy kể tên một số bãi biển của nước ta mà em biết ? + Nước ta có mấy loại rừng, chúng tập trung ở đâu ? + Rừng có vai trò gì đối với đời sống của nhân dân ta ? 3. Củng cố - Dặn dò. - Nhắc lại nội dung ôn tập -Về nhà học bài, chuẩn bị tuần sau kiểm tra cuối học kì 1. - Nhận xét tiết học. + Khí hậu nhiệt đới gió mùa. + Sông ngòi nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa và có nhiều phù sa. + Mùa mưa nước dâng lên nhanh chóng, gây lũ lụt + Mùa khô nước sông hạ thấp, gây hạn hán. + Sông ngòi bồi đắp nên nhiều đồng bằng, cung cấp nước cho đời sống và sản xuất của nhân dân. Sông ngòi còn là đường giao thông quan trọng, nguồn thủy điện lớn và cho ta nhiều thủy sản + Biển nước ta nước không bao giờ đóng băng, thuận lợi cho giao thông và đánh bắt hải sản. Miền Bắc và miền Trung hay có bão, gây thiệt hại cho tàu thuyền và những vùng ven biển. + Biển là nguồn tài nguyên lớn, cho ta dầu mỏ, khí tự nhiên, muối, cá, tôm Biển là đường giao thông quan trọng. Ven biển có nhiều bãi tắm và phong cảnh đẹp là nơi nghỉ mát và du lịch hấp dẫn + Bãi biển Nha Trang, Vũng Tàu, Quy Nhơn, Vịnh Hạ Long, + Nước ta có nhiều rừng, đáng chú ý là rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn. Rừng rậm nhiệt đới tập trung chủ yếu ở vùng đồi núi và rừng ngập mặn tập trung ở ven biển. + Rừng cho ta nhiều sản vật, nhất là gỗ. Rừng có tác dụng điều hòa khí hậu, che phủ đất và hạn chế nước mưa tràn về đồng bằng đột ngột gây lũ lụt. Hoạt động tập thể. SINH HOẠT LỚP: SƠ KẾT TUẦN 17 I/ MỤC TIÊU: - Đánh giá kết quả học tập, sinh hoạt tuần 17 - Đề ra biện pháp khắc phục và lên kế hoạch tuần 18. II/ CHUẨN BỊ: Nội dung sinh hoạt. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định tổ chức 2. Sinh hoạt lớp Hoạt động 1: Sơ kết tuần 17. - Gọi lớp trưởng lên nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp - Gọi các tổ trưởng, tổ phó có ý kiến bổ sung. * GV nhận xét: a. Đạo đức: Các em đã có tiến bộ hơn tuần trước, đoàn kết hơn, biết nghe lời cô và bố mẹ. Có ý thức học tập tốt hơn. b. Học tập: Một số em có ý thức học tập tốt, ngoan, học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. - Tồn tại: Còn có em lười học : một số em chữ còn xấu, viết cẩu thả, có em ngồi trong lớp chưa chú ý nghe giảng. c. Các công tác khác: Thực hiện vệ sinh lớp học, vệ sinh cá nhân tương đối sạch sẽ, bảo quản tốt cơ sở vật chất của nhà trường. - Tồn tại: một số em đi học còn quên khăn quàng, quần áo còn bẩn, vệ sinh cá nhân chưa sạch sẽ. * Tuyên dương một số em tích cực học tập và lao động: Lan; Đinh Thúy; Yến; Duy, Huy Hoạt động 2: Kế hoạch tuần 18. - Khắc phục tình trạng nói chuyện riêng trong lớp. - Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, lễ phép với thầy cô giáo, đoàn kết giúp đỡ bạn bè. - Học bài và làm bài trước khi đến lớp. - Nâng cao ý thức rèn chữ viết. - Thi đua học tập giữa các tổ, nhóm học tập - Chuẩn bị tốt nội dung các bài học - Khắc phục tồn tại ở tuần 17. - Vừa học vừa ôn để chuẩn bị thi tốt cuối học kì 1. -Tham gia đầy đủ các buổi lao động được phân công, đóng góp các khoản tiền do trường quy định, tiếp tục chăm bón cây xanh. Hoạt động 3: Văn nghệ chào mừng ngày 22 – 12 - Yêu cầu lớp phó phụ trách văn nghệ lên dẫn chương trình văn nghệ - Lớp hát bài “Chú bộ độ và cơn mưa” - Lớp trưởng lên nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp - Các tổ trưởng, tổ phó có ý kiến bổ sung. - HS lắng nghe - HS thi hát, kể chuyện, đọc thơ nói về Bác và chú bộ đội cá nhân, tập thể. - Cả lớp hát bài “Như có Bác trong ngày vui đại thắng”
Tài liệu đính kèm: