Giáo án các môn khối 4 - Tuần 16 đến tuần 18

Giáo án các môn khối 4 - Tuần 16 đến tuần 18

I. Mục tiêu:

 - Giúp hs biết thực hiện phép chia cho số có hai chữ số trong trường hợp có chữ số 0 ở thương.

II. Đồ dùng dạy học.

 GV: SGK

 HS: bảng con, vở, sgk.

III. Các hoạt động dạy học.

 

doc 38 trang Người đăng huong21 Lượt xem 951Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 4 - Tuần 16 đến tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
 Thứ ba ngày 14 tháng 12 năm 2010
Toán (77)
Thương có chữ số 0.
I. Mục tiêu: 
	- Giúp hs biết thực hiện phép chia cho số có hai chữ số trong trường hợp có chữ số 0 ở thương.
II. Đồ dùng dạy học.
 GV: SGK
 HS: bảng con, vở, sgk.
III. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ:
Tính: 78 942 : 76; 478 x 63.
- 2 Hs lên bảng làm, lớp làm nháp.
- Gv cùng hs nx chữa bài.
B, Bài mới:
 *Giới thiệu bài .
*HĐ1: Hướng dẫn HS chia
a/ Trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng đơn vị:
- Tính: 9 450 : 24 = ?
 - 1 Hs lên bảng tính, lớp làm nháp.
+ Đặt tính và tính từ phải sang trái.
 9450 35
 24 270
 245 
 000
? Nêu cách thực hiện?
- Hs nêu. Hạ 3 lần để chia. 
+ Chú ý: ở lần chia thứ 3 ta có 0 chia 35 được 0; Ta phải viết 0 vào đâu?
- Ta phải viết 0 vào vị trí thứ ba của thương.
b/ Trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng chục.
2448 : 24 = ?
- Làm tương tự. 
- Lưu ý: ở lần chia thứ hai ta có 4 chia 24 được 0. Phải viết 0 ở vị trí thứ hai của thương.
HĐ2: Thực hành:
Bài 1(85). Đặt tính rồi tính.
- 3 Hs lên bảng, lớp làm nháp.
- Gv cùng hs nx, chốt bài đúng.
Bài 2(85). 
- Đọc yc, tóm tắt bài toán, Phân tích:
Lớp làm bài vào vở,1Hs lên bảng chữa bài
Tóm tắt:
Bài giải
1 giờ 12 phút: 97 200 l
 1 phút : ...l?
1 giờ 12 phút = 72 phút
 Trung bình mỗi phút bơm được là:
97 200 : 72 = 1350 ( l )
Đáp số: 1350 l nước.
- Gv cùng hs nx chữa bài.
C. Củng cố, dặn dò:
 - Hệ thống bài- Nx tiết học. 
 - BTVN bài 3,4+ c/b bài sau.
 .......................................................................................
Kĩ thuật(15)
 cắt khâu, thêu sản phẩm tự chọn(tiết 1 ).
I. Mục tiêu: 
 - Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. có thể chỉ v/d 2 trong ba kĩ năng cắt, khâu thêu đã học.( HS nam không bắt buộc thêu. với HS khéo tay vân dụng k/t, kĩ năng đã học làm được đò dùng đơn giản phù hợp)
II. Đồ dùng dạy học:
	- Mẫu khâu thêu đã học.
	- Tranh qui trình của các bài trong chương.
III. Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra:
 ? Nêu các mũi khâu, mũi thêu đã học
B. Bài mới:
 * Giới thiệu bài
* Hoạt động 1: Ôn tập các bài đã học trong chương 1.
? Nhắc lại các mũi khâu, thêu đã học?
- Khâu thường; khâu đột thưa; thêu móc xích.
? Nêu qui trình và cách cắt vải theo 
đường vạch dấu?
- Cắt vải theo đường vạch dấu theo đường thẳng và đường cong.
? Nêu qui trình và cách khâu thường?
- Vạch dấu đường khâu; Bắt đầu khâu từ phải sang trái; Lên kim điểm 1, xuống kim điểm 2...
? Nêu qui trình và cách khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường ?
- Vạch dấu đường khâu, khâu lược ghép 2 mép vải; Khâu ghép bằng mũi khâu thường.
? Nêu qui trình và cách khâu đột thưa?
- Khâu đột thưa từ phải sang trái, lên kim tại điểm 2, lùi lại 1 mũi, tiến 3 mũi.
? Cách thêu móc xích?
- Hs nêu mục ghi nhớ.
* Hoạt động 2: Học sinh chọn sản phẩm để cắt khâu thêu.
- Mỗi hs tự chọn sản phẩm để làm theo các đường khâu, thêu đã học.
? Giới thiệu sản phảm mà đã chọn được?
- Lần lượt hs giới thiệu, nêu cách khâu thêu sản phẩm mình chọn.
C. Củng cố , dặn dò.
	- Nx tiết học.
	- Hs chuẩn bị những vật liệu, dụng cụ cần thiết để làm sản phẩm đã chọn.
 .......................................................................
Thứ tư ngày 15 tháng 12 năm 2010
Toán (78)
 Chia cho số có ba chữ số.
I. Mục tiêu:
- Giúp hs biết thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có ba chữ số (chia hết, chia có dư).
- Rèn kĩ năng thực hiện phép tính.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: SGK
HS: bảng con, sgk.
III. Các hoạt động dạy học:
A, Kiểm tra bài cũ:
- Chữa bài 1(dòng 3).
- 2 hs lên bảng làm bài. 
- Gv cùng lớp nx, chữa bài.
B.Bài mới:
*Giới thiệu bài:
* HĐ1: Hướng dẫn HS chia.
a/ Tính: 1944 : 162 = ?
- Hs nêu cách thực hiện; hai lần hạ xuống để chia.
- 1 Hs lên bảng tính, lớp làm nháp.
 1944 162
 0324 12
 000
- Gv hướng dẫn cách ước lượng tìm thương trong mỗi lần chia:
b/Tính 8469 : 241 = ? 
+ Lưu ý: Phép chia có dư số dư bé hơn số chia.
- Làm tương tự như trên.
HĐ2: Thực hành.
Bài 1(a- t86). Đặt tính rồi tính.
- Hs làm bài vào bảng con + bảng lớp.
- Gv cùng hs nx chữa bài.
- Kq : a/ 5
 5 (dư 165)
Bài 2b(86). Tính giá trị biểu thức:
- Nêu yêu cầu.
- Chấm chữa bài.
- Nêu thứ tự thực hiện phép tính
- Lớp làm bài vào vở, 1 hs lên bảng chữa bài.
b. 8700 : 25 : 4 = 1740 : 4 = 435
Bài 3. (86) 
- Hs đọc yêu cầu. Tự tóm tắt bài.
- Hs tự giải bài vào vở:
- Lớp làm bài vào vở, 1 Hs lên bảng chữa bài.
- Gv chấm bài.
Đáp số: 3 ngày.
- Gv cùng hs nx, chữa bài.
C. Củng cố, dặn dò:
Nx tiết học. BTVN bài 1b.
 ............................................................................................
Khoa học (31)
 Không khí có những tính chất gì?
I. Mục tiêu
+Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của không khí: trong suốt, không màu, khong mùi, không có hình dạng nhất định; không khí có thể bị nén lại, giãn ra.
+ Nêu một số ví dụ về việc ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống: bơm xe,...
II. Đồ dùng dạy học.
 GV: sgk,
 HS : bóng bay, vỏ bơm tiêm 
III. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ:
- Không khí có ở những đâu? làm thế nào để biết được?
- 2 Hs trình bày.
- Gv cùng lớp nx, ghi điểm.
B, Bài mới.
*Giới thiệu bài:
* Hoạt động 1: Phát hiện màu, mùi, vị của không khí.
? Em có nhìn thấy không khí không ? Tại sao?
- Không - vì không khí trong suốt và không màu.
? Dùng lưỡi nếm, mũi ngưỉ, em nhận thấy không khí có vị gì, mùi gì?
- Không khí không mùi, không vị.
? Có khi ta ngửi thấy mùi hương thơm, mùi khó chịu có phải là mùi của không khí không? VD?
- Không, đó là mùi của những chất khác có trong không khí.VD mùi nước hoa, hay mùi của rác thải... 
	* Kết luận: Không khí trong suốt, không màu, không vị. 	
*Hoạt động 2: Chơi thổi bóng phát hiện hình dạng của không khí.
+ Chơi thổi bóng: - Chơi theo nhóm 6;
- Nhóm trưởng điều khiển. Đếm số bóng báo cáo.
- Luật chơi: - Cùng có số bóng, cùng thổi. Nhóm nào thổi xong trước, bóng đủ căng không bị vỡ - thắng.
- Các nhóm thổi bóng, kết luận nhóm thắng cuộc.
- Thảo luận: Mô tả các hình dạng của quả bóng vừa thổi.
- Các nhóm trả lời:
? Cái gì chứa trong quả bóng và làm chúng có hình dạng như vậy?
- Không khí.
? Qua đó rút ra không khí có hình dạng nhất định không?
- Không
? Nêu một số ví dụ chứng tỏ không khí không có hình dạng nhất định?
- Hình dạng không khí trong săm xe đạp khác hình dạng không khí trong săm xe máy, ôtô.
	* Kết luận: Không khí không có hình dạng nhất định mà có hình dạng của toàn bộ khoảng trống bên trong vật chưá nó.	
*Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất bị nén và giãn ra của không khí.
- Tổ chức thảo luận nhóm 2:
- Các nhóm đọc sgk mục quan sát trang 65.
? Mô tả hiện tượng xảy ra ở hình 2b, 2c. Sử dụng từ nén lại và giãn ra?
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả:
- Không khí có thể bị nén lại (hình 2b) hoặc giãn ra( hình 2c).
? Tác động lên chiếc bơm ntn để chứng minh không khí có thể bị nén lại và giãn ra?
- Hs làm thử, vừa làm vừa nói: bơm kim tiêm hoặc bơm xe đạp.
? Nêu ví dụ ứng dụng tính chất của không khí trong đời sống?
- Làm bơm kim tiêm, bơm xe,...
C. Củng cố, dặn dò:
	- Đọc mục bạn cần biết.
	- Học thuộc bài, Chuẩn bị theo nhóm: lọ thuỷ tinh, nến, chậu thuỷ tinh, 
 gỗ để kê lọ, nước vôi trong.
	 ..........................................................................
Tập đọc (32)
 Trong quán ăn "Ba cá bống"
I. Mục đích, yêu cầu:
- Đọc trôi chảy rõ ràng, lưu loát không vấp các tên riêng nước ngoài.
- Biết đọc diễn cảm truyện, đọc phân biệt lời người dẫn truyện và các nhân vật.
- Hiểu ND: Chú bé người gỗ Bu-ra-ti-nô thông minh biết dùng mưu để chiến thắng kẻ ác đang tìm cách hại mình.(trả lời được các CH trong sgk)
II. Đồ dùng dạy học;
	GV: Tranh minh hoạ truyện trong sgk + bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
A, Kiểm tra bài cũ:
? Đọc bài Kéo co?
? Hãy giới thiệu cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp, làng Tích Sơn?
- 2 Hs đọc và trả lời câu hỏi.
- Gv cùng hs nx chung.
B, Bài mới: 
* Giới thiệu bài: cho hS quan sát tranh.
* Luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc.
- Đọc phần giới thiệu truyện:(Chữ in nghiêng)
- 1 Hs đọc.
- Đọc toàn bài:
- 1 Hs đọc.
- Chia đoạn:
- 3 đoạn
- Đọc nối tiếp: 2 Lần.
+ Lần 1+ phát âm, hướng dẫn Hs quan sát tranh để nhận biết các nhân vật, 
- 3 Hs đọc, lớp theo dõi kết hợp qs tranh.
+ Lần 2: Đọc kết hợp giải nghĩa từ 
- 3 Hs đọc.
+ Bu-ra-ti-nô cần moi bí mật gì ở lão Ba-ra-ba?
- ...cần biết kho báu ở đâu.
+ Chú bé gỗ làm cách nào để Ba-ra-ba phải nói ra điều bí mật?
- Chú chui vào một cái bình bằng đất trên bàn ăn, ..... nên đã nói ra bí mật.
+ Chú bé gỗ gặp điều gì nguy hiểm và thoát thân ntn?
- Cáo...và mèo...biết chú bé gỗ đang ở trong bình đất, đã báo với Ba-ra-ba để kiếm tiền. Ba-ra-ba ném bình xuống sàn vỡ tan. Bu-ra-ti-nô bò lổm ngổm giữa những mảnh bình. Thừa dịp bọn ác đang há hốc mồm ngạc nhiên, chú lao ra ngoài.
+ Tìm những hình ảnh chi tiết trong truyện em cho là ngộ nghĩnh và lí thú?
- Hs lần lượt trả lời theo ý thích .
? Truyện nói lên điều gì?
* ý nghĩa: (MĐ, YC)
c. Đọc diễn cảm:
- HS đọc nối tiếp.
- Đọc truyện theo cách phân vai:
- 4 vai: dẫn truyện; ba-ra-ba; Bu-ra-ti-nô; Cáo A-li-xa.
- Luyện đọc diễn cảm đoạn: Cáo lễ phép ngả mũ chào rồi nói...hết bài.
- Gv đọc mẫu:
- Hs luyện theo nhóm 4.
- Thi đọc:
- Nhóm, cá nhân.
- Gv cùng hs nx, khen hs, nhóm đọc tốt.
C. Củng cố, dặn dò:
	- Nêu ý nghĩa truyện?
	- Nx tiết học. Hs tìm đọc truyện Chiếc chìa khoá vàng. 
 .......................................................................
Địa lí (16)
 Thủ đô Hà Nội
I. Mục tiêu:
- Trình bày những đặc điểm tiêu biểu của thủ đô Hà Nội:
 + Thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ.
 + Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế văn hoá, khoa học và kinh tế lớn của đất nước(HS khá , giỏi: so sánh những điểm khác nhau của khu phố cổ và khu phố mới).
 - Chỉ được vị trí của thủ đô Hà Nội trên bản đồ Việt Nam.
II.Đồ dùng dạy học.
	- Bản đồ hành chính, bản đồ giao thông Việt Nam ( TBDH).
	- Tranh ảnh về HN do Gv & Hs sưu tầm.
III. Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra bài cũ:
? Đọc thuộc phần ghi nhớ của bài trước?
? Kể tên một số nghề thủ công của người dân ĐBBB?
- 2 hs trả lời.
- Gv cùng hs nx chung.
B. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
* Hoạt động 1: Hà Nội - thành phố lớn ở trung tâm ĐBBB.	
- Tổ chức cho hs quan sát bản đồ hành chính VN.
- Cả lớp quan sát.
? Chỉ vị trí thủ đô Hà Nội?
? Hà Nội giáp  ... Giới thiệu bài: 
*HĐ1: Dấu hiệu chia hết cho 3.
? Tìm một vài số chia hết cho 3 và không chia hết cho 3?
21 : 3 =7 22 : 3 = 7 (dư1)
18 : 3 = 6 20 : 3 = 6 (dư2)
? Nhận xét gì về tổng của các chữ số trong các số trên?
2 + 1 = 3 2 + 2 = 4
3 : 3 = 1 4 : 3 = 1 (dư 1)
- Nêu dấu hiệu chia hết cho 3?
- Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3.
* Chú ý: - Các số có tổng các chữ số không chia hết cho 3 thì .... 
-... thì không chia hết cho 3.
*HĐ2: Luyện tập:
Bài 1(97) 
? Tại sao các số này chia hết cho 3
Bài 2(98): 
 - Chấm chữa bài
* Củng cố về các số không chia hết cho3
- Nêu y/c – làm bảng con
 +Số chia hết cho 3:
 231; 1872; 92 313.
Nêu y/c – Làm vở.
Số không chia hết cho3: 502; 6823; 55 553; 641 311.
Bài 3, 4( Nếu còn th/g)
- Gv cùng hs nx chữa bài.
- Nêu y/c – Nêu miệng các số, giải thích.
VD: 321; 300; 420
- 564; 795; 2535. Là các số chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9.
C. Củng cố, dặn dò:
	- Nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 3? 
 - Nx tiết học. VN làm bài 3,4 , học thuộc dấu hiệu chia hết cho 3.
 ..............................................................
Kĩ thuật (18)
Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn (tiết 3)
I. Mục tiêu:
 - Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. 
Có thể chỉ v/d 2 trong ba kĩ năng cắt, khâu thêu đã học.
( HS nam không bắt buộc thêu. với HS khéo tay vận dụng k/t, kĩ năng đã học làm được đồ
 dùng đơn giản phù hợp)
II. Đồ dùng dạy học.
	GV: Chuẩn bị tiêu chí đánh giá sản phẩm.
 HS: bộ đồ dùng
III. Các hoạt động dạy học. 
A. Kiểm tra bài cũ: 
 -KTsự chuẩn bị của hs và độ hoàn thành sản phẩm của tiết học trước.
B. Bài mới:
 * Giới thiệu bài: Gv nêu nội dung của tiết học.
 * Hoạt động 1: Thực hành
- Gv quan sát, giúp đỡ hs còn lúng túng, động viên hs hoàn thành sản phẩm.
- Hs tiếp tục hoàn thành sản phẩm của tiết học trước.
* Hoạt động 2: Đánh giá sản phẩm.
- Gv đưa tiêu chí đánh giá: 
- Cùng HS chọn sản phẩm đẹp trưng bày 
- Hs trưng bày sản phẩm theo tổ.
- Hs dựa vào tiêu chí để nhận xét sản phẩm của bạn và của mình.
C. Củng cố- Dặn dò:
 -Nhận xét giờ học
 - VN tập làm các sản phẩm mình thích 
...................................................................................................................................
Thứ tư ngày 29 tháng 12 năm 2010
Toán (88)
Luyện tập
I. Mục tiêu: 
	-Giúp học sinh củng cố về các dấu hiệu chia hết cho 9;cho 3, dấu hiệu vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5, vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản.
II. Đồ dùng dạy học:
 GV: sgk, 
 HS: bảng con, sgk.
III.Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ:
? Nêu dấu hiệu chia hết cho 3? VD?
- 2,3 Hs nêu.
- Gv cùng hs nx, ghi điểm.
B, Bài mới:
*Giới thiệu bài.
HĐ1. Ôn tập;
- Nêu các dấu hiệu chia hết cho 2;3;5;9? VD?
- Nhiều hs nêu từng dấu hiệu và ví dụ.
? Muốn biết 1 số nào đó chia hết cho mấy căn cứ vào đâu?
- Căn cứ vào chữ số tận cùng bên phải: Dấu hiệu chia hết cho 2,5.
- Căn cứ vào tổng các chữ số: Dấu hiệu chia hết cho 3, 9.
2. Luyện tập:
Bài 1(98)
- Chữa bài , nx chốt bài làm đúng:
*Củng cố: Nêu các dấu hiệu chia hết
- HS nêu y/c – làm nháp, 3 hs chữa bài
a/ 4563; 2229; 3576; 66 816.
b/ 4563; 66816.
c/ 2229; 3576.
Bài 2(98)
- Chữa bài,
- Cho hs giải thích
Bài 3(98) 
- Vì sao đúng? vì sao sai?
- HS làm bảng con
 a. 945. c. 762; 768
 b. 225; 255; 285.
 - Đọc y/c –trao đổi cặp, nêu ý kiến.
 a,d: Đ b,c: S.
Bài 4.
 - Hs đọc yêu cầu- làm bài vào vở
- Gv chấm chữa bài, chốt bài đúng.
 a. 612, 621, 126.
- Củng cố dấu hiệu chia hết cho 3, cho9
 b, 120 , 201, 102.
C. Củng cố, dặn dò:
Nx tiết học. VN học bài và chuẩn bị bài sau. 
 .......................................................................
Khoa học (35)
Không khí cần cho sự cháy.
I. Mục tiêu:
 - Làm thí nghiệm chứng tỏ:
+ Càng có nhiều khồng khí thì càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy được lâu hơn.
+ Muốn sự cháy diễn ra liên tục, không khí phải được lưu thông.
- Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy: thổi bếp lửa co lửa cháy to hơn, đập tắt lửa khi có hỏa hoạn,...
II. Đồ dùng dạy học:
- Gv: chuẩn bị lọ thuỷ tinh, nến...(TBDH).
- Hs:Chuẩn bị theo nhóm: 2 lọ thuỷ tinh; 2 nến bằng nhau; 1 lọ thuỷ tinh không đáy, III. Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra bài cũ:
 - Nêu các thành phần chính của không khí?
B. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
* Hoạt động 1: Vai trò của ô-xi đối với sự cháy. 
- Tổ chức hoạt động theo nhóm 4:
- Các nhóm đọc mục thực hành/70.
- Các nhóm làm thí nghiệm và quan sát.
- Thư kí ghi lại kết quả.
- Trình bày:
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả:
- Các nhóm khác bổ sung.
? Từ đó rút ra kết lận gì?
- Hs nêu.
 * Kết luận: Không khí có ô-xi nên cần không khí để duy trì sự cháy.
* Hoạt động 2: Cách duy trì sự cháy và ứng dụng của trong cuộc sống.
- Làm tương tự như hoạt động 1:
- Hs đọc mục thực hành, thí nghiệm trang 70, 71 
- Hs làm thí nghiệm + thảo luận,
- Giải thích nguyên nhân làm cho ngọn lửa cháy liên tục sau khi lọ thuỷ tinh không có đáy được kê lên đế không kín.
- Trình bày:
- Đại diện các nhóm, lớp trao đổi, nx.
- Các nhóm khác bổ sung.
- Liện hệ: ở nhà khi muốn bếp cháy to thường là gì?
- Khi muốn dập lửa cần làm ntn?
- Hs liên hệ.
	* Kết luận: Để duy trì sự cháy cần liên tục cung cấp không khí.
C. Củng cố, dặn dò:
	- Đọc mục bạn cần biết/71.
- Nx tiết học. Vận dụng bài học trong cuộc sống.
 ..............................................................
 Địa lí(18):
 Kiểm tra: HKI (Đề trường ra)
 .............................................................
Toán*
Luyện tập 
 I. Mục tiêu: Giúp HS :
Củng cố về kĩ năng thực hiện phép chia cho số có 2 chữ số qua làm 1 số bài tập có liên quan.
Vận dụng làm bài tập nhanh ,đúng.
 II. Đồ dùng dạy học: Sách BT toán 4
 III. Các hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra:
B.Bài mới: gtb
 HDHS làm bài tập
*Bài 1: bài 119 - trang 22
 -Y/ c HS đọc đề bài 
 -Yêu cầu HS tự làm.
 - Cho HS chữa bài, nhận xét.
 Củng cố cho HS cách tính 
- 1 HS đọc
- Làm bảng con 
276
00
068
057
046
00
12
234
17
3978
23
a)
*Bài 2: bài 120 - trang 22 
- Cho HS đọc và phân tích bài toán.
 - Y/c HS tự làm bài vào vở
- Cho HS chữa bài, nhận xét – Nêu lại cách tính.
- 1 HS đọc và nêu 
- Làm bài vào vở – 1 HS làm bảng phụ
a) Trung bình mỗi tuần cửa hàng đó bán được là :
( 2050 + 2130 + 2210 + 2290 ) : 4 = 2170 ( kg )
Mỗi tuần có 7 ngày bán hàng
Trung bình mỗi ngày cửa hàng đó bán được là :
2170 : 7 = 310 ( kg )
*Bài 3: bài 121- trang 22 
- Cho HS đọc và phân tích bài toán
- Y/c HS làm bài vào vở
- Gọi HS chữa bài, nhận xét- Nêu lại cách tính – Cho HS nêu cách giải khác
- GV chấm 1 số bài, nhận xét.
- 1 HS đọc và nêu
- Làm bài vào vở – 1 HS làm bảng phụ. 
Giải :
Thực hiện phép chia ta có :
2340 : 50 = 46 ( dư 40 )
Vậy đóng được nhiều nhất 46 bao xi măng và còn thừa 40 kg xi măng
C. Củng cố, dặn dò : 
- Hệ thống kiến thức
- Nhận xét giờ
.............................................................................................................................................
 Thứ năm ngày 30 tháng 12 năm 2010
Toán(89)
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
	- Giúp HS củng cố về các dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 3, và 9.
	- Vận dụng dấu hiệu chia hết để viết số chia hết cho 2, 3, 5, 9 và giải toán.
II. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:	
Nêu các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9?
Mỗi dấu hiệu cho 1 ví dụ.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn thực hành:
+ Bài 1: 
- Đọc đầu bài và tự làm .
- GV gọi HS lên bảng chữa bài.
- Chốt lời giải đúng
-Củng cố lại dấu hiệu chia hết...
a. Các số chia hết cho 2 là:
4568; 2050; 35766.
b. Các số chia hết cho 3 là:
2229; 35766.
c. Các số chia hết cho 5 là:
4735; 2050.
d. Các số chia hết cho 9 là:
35766
+ Bài 2: 
- Đọc yêu cầu, nêu cách làm và tự làm .
+ Bài 3: GV cho HS tự làm vào vở.
- Đọc yêu cầu, tự làm bài, sau đó kiểm tra chéo lẫn nhau.
- GV chốt lại lời giải đúng:
- Kết quả là:
_Giải thích
a. 528; 558; 588
b. 603; 693
c. 240
d. 354
+ Bài 4:(HSKG)
- Đọc yêu cầu và tự làm bài.
- GV nhận xét.
a. 2253+4315–173 = 6395 chia hết cho 5
b. 6438 – 2325 x 2 = 1788 chia hết cho 2
c. 480 – 120 : 4 = 450 chia hết cho 2 và 5
d. 63 + 24 x 3 = 135 chia hết cho 5.
+ Bài 5: GV hướng dẫn(HSKG)
- Đọc đề toán, nghe GV hướng dẫn để tìm ra kết quả.
- Nếu xếp thành 3 hàng không thừa không thiếu bạn nào thì số bạn chia hết cho 3.
- Nếu xếp thành 5 hàng không thừa không thiếu bạn nào thì số bạn chia hết cho 5.
đ Số vừa chia hết cho 3 vừa chia hết cho 5 là: 0; 15; 30; 45; 60
Lớp ít hơn 35 nhiều hơn 20, vậy số học sinh của lớp đó là 30.
C. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà làm bài tập vào vở bài tập.
 ...............................................................
 Đạo đức(18)
 thực hành kỹ năng cuối kỳ I
I.Mục tiêu:
- Ôn lại cho HS những kiến thức đạo đức đã học ở học kỳ I.
- Luyện tập thực hành kỹ năng hành vi đạo đức đã học.
II. Đồ dùng:
- Giấy khổ to.
- Bút dạ.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS đọc ghi nhớ giờ trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu và ghi đầu bài:
2. Hướng dẫn HS ôn tập:
a. Hoạt động 1:
- GV nên câu hỏi:
- Trả lời cá nhân, mỗi em 1 bài:
Hãy kể tên các bài đạo đức đã học trong học kỳ I?
Bài 1: Trung thực trong học tập.
Bài 2: Vượt khó trong học tập.
Bài 3: Biết bày tỏ ý kiến.
Bài 4: Tiết kiệm tiền của.
Bài 5: Tiết kiệm thời giờ.
Bài 6: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
Bài 7: Biết ơn thầy giáo, cô giáo.
Bài 8: Yêu lao động.
b. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
- GV chia 4 nhóm, nêu câu hỏi:
- Các nhóm thảo luận theo câu hỏi trong phiếu. Ghi vào phiếu.
* Nhóm 1: 
1. Thế nào là trung thực trong học tập?
2. Thế nào là vượt khó trong học tập?
- Đại diện nhóm lên trình bày nội dung của nhóm mình.
* Nhóm 2: 
1. Khi nào em nên bày tỏ ý kiến của mình?
2. Vì sao phải tiết kiệm tiền của?
- Đại diện nhóm 2 trình bày.
* Nhóm 3: 
1. Vì sao phải tiết kiệm thời giờ?
2. Vì sao phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ?
- Đại diện nhóm 3 trình bày.
* Nhóm 4: 
1. Vì sao phải biết ơn thầy giáo, cô giáo?
2. Trong cuộc sống con người có cần lao động không?
- Đại diện nhóm 4 trình bày.
- GV nhận xét phần trình bày của các nhóm.
3. Hoạt động3:Hái hoa dân chủ
 Cho h/s hái hoa và trả lời y/c ở trong đó
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài, ôn bài.

Tài liệu đính kèm:

  • doclop4-tuan16-18.doc