Giáo án các môn khối 4 - Tuần 22

Giáo án các môn khối 4 - Tuần 22

I. Mục tiêu:

 Giúp học sinh củng cố khái niệm ban đầu về phân số, rút gọn phân số và quy đồng mẫu số các phân số (chủ yếu là hai phân số).

II. Đồ dùng dạy học.

 GV: Chuẩn bị bài 4 vẽ và tô màu ngôi sao.

 HS: sgk,

 

doc 56 trang Người đăng huong21 Lượt xem 895Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 4 - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22 
 Thứ hai ngày24 tháng 1 năm 2011
 Toán (106):
 Luyện tập chung.
I. Mục tiêu:
	Giúp học sinh củng cố khái niệm ban đầu về phân số, rút gọn phân số và quy đồng mẫu số các phân số (chủ yếu là hai phân số).
II. Đồ dùng dạy học.
	GV: Chuẩn bị bài 4 vẽ và tô màu ngôi sao.
 HS: sgk,
III. Các hoạt động dạy học.
1, Kiểm tra bài cũ.
- Chữa bài 5/118.
- 2 Hs lên bảng làm, lớp đổi chéo vở kiểm tra bài bạn.
- Gv cùng hs nx, chữa bài.
2, Bài mới. 
* Giới thiệu bài.
 * Hướng dẫn HS Luyện tập.
Bài 1. Rút gọn phân số:
- Hs làm bài vào nháp , 
- 2 Hs lên bảng chữa bài
- Gv cùng lớp trao đổi, nx chữa bài:
= = ; = = 
- Còn lại (Tương tự)
Bài 2.
- Hs thảo luận N2
- Hs nêu kết quả, Lên bảng chữa bài.
- Gv cùng lớp trao đổi cách làm:
- Hs nêu cách làm khác kết quả đúng vẫn được.
+ Phân số không rút gọn được
+ Rút gọn các phân số:
= = ; = =; == 
Các phân số 6 và 14 bằng 2
 27 63 9
Bài 3. 
- Gv thu chấm một số bài.
- Hs tự làm bài vào vở.
- 4 Hs lên bảng chữa bài, lớp đổi chéo vở kt bài bạn.
a. 4 và 5 quy đồng mẫu số thành:
 3 8
= = ; = = 
b,c (Làm tương tự).
d. Mẫu số chung là 12 
Bài 4.Gv dán các ngôi sao của bài lên bảng.
- Hs suy nghĩ cá nhân và viết câu trả lời vào bảng con.
- Gv nhận xét.
- kq đúng: nhóm b. 
3. Củng cố, dặn dò:
	- Nx tiết học. VN xem trước bài 107.
 Lịch sử (22)
 Trường học thời Hậu Lê.
I. Mục tiêu:
 - Biết được sự phát triển giáo dục thời Hậu Lê(những sự kiện cụ thể về tổ chức giáo dục, chính sách khuyến học):
 + Giáo dục thời Hậu Lê có quy củ, chặt chẽ: ở kinh đo có Quốc tử Giám, ở các địa phương bên cạnh trường công có các trường tư; ba năm có có một kì thi Hương và thi Hội; nội dung học tập là Nho giáo,..)
 + Chính sách khuyến khích học tập: đặt ra lễ vinh quy, khắc tên tuổi người đỗ cao,.
II. Đồ dùng dạy học.
	GV: Tranh, sgk+ Phiếu học tập.
 HS: sgk.
III. Các hoạt động dạy học.
1, Kiểm tra bài cũ;
? Bộ luật Hồng Đức có nội dung cơ bản nào?
- 2,3 Hs trả lời, lớp nx trao đổi.
- Gv chốt ý đúng, ghi điểm.
2, Bài mới.
* Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Tổ chức giáo dục thời Hậu Lê. 
- Gv phát phiếu tổ chức cho hs trao đổi N4:
- Các nhóm nhận phiếu thảo luận, trả lời:
? Việc học dưới thời Hậu Lê được tổ chức như thế nào?
- Lập văn miếu xây dựng lại và mở rộng Thái học viện, thu nhận cả con em thường dân vào trường Quốc Tử Giám; ....
? Trường học thời Hậu Lê dạy những điều gì?
- Nho giáo lịch sử các vương triều phương Bắc.
? Chế độ thi cử thời Hậu Lê ntn?
- 3 năm có một kì thi Hương và thi hội, có kì thi kiểm tra trình độ quan lại.
- Trình bày:
- Gv nx thống nhất.
- Lần lượt đại diện các nhóm trình bày, trao đổi cả lớp.
* Hoạt động 2: Những biện pháp khuyến khích học tập nhà Hậu Lê.
- Hs đọc thầm sgk, trả lời.
? Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích việc học tập?
- Tổ chức lễ xướng danh (lễ đọc tên người đỗ).
- Tổ chức lễ vinh quy, khắc tên tuổi người đỗ cao (tiến sĩ) vào bia đá ..
- Kiểm tra định kì trình độ của quan lại 
	* Kết luận: Nhà Hậu Lê rất quan tâm tới vấn đề học tập. Sự phát triển gd đã góp phần quan trọng đv việc xây dựng NN và nâng cao trình độ dân trí, văn hoá người Việt.
3. Củng cố, dặn dò.
- Đọc ghi nhớ bài.
- Nx tiết học. VN học thuộc bài, xem trước bài học tiết sau.
 ..
 Thứ ba ngày 25 tháng 1 năm 2011
 Toán (107)
 So sánh hai phân số cùng mẫu số.
I. Mục tiêu:
	- Biết so sánh hai phân số có cùng mẫu số.
	- Củng cố về nhận biết một phân số bé hơn hoặc lớn hơn 1.
II. Đồ dùng dạy học.
III. Các hoạt động dạy học.
1, Kiểm tra bài cũ.
Rút gọn các phân số: 36 50
 48 125
- 2 Hs lên bảng làm, lớp làm nháp, đổi chéo nháp chấm điểm.
- Gv nx chung, chữa bài.
2, Bài mới.
* Giới thiệu bài.
a/ So sánh hai phân số cùng mẫu số.
- Gv vẽ hình: (như sgk)
? Độ dài đoạn thẳng AC; AD bằng bn phần độ dài đoạn thẳng AB? 
AC = AB ; AD = AB.
? So sánh độ dài đoạn thẳng AC và AD từ đó so sánh ps: 2 và 3
 5 5
 .
? Muốn so sánh hai ps cùng MS ta làm như thế nào?
- HS nêu
b/ Bài tập.
Bài 1(119). 
- Hs đọc yêu cầu, làm bài vào bảng con.
- Trình bày miệng:
- Gv cùng hs nx, chốt bài đúng.
- Lần lượt hs nêu miệng giải thích.
 < vì hai phân số này có cùng MS và tử số 3 < 5.( Phần còn lại tương tự).
Bài 2a(119). Gv nêu vấn đề: 
- Phần b. Hs vận dụng để làm bài.
- Gv cùng hs trao đổi nx chốt câu đúng.
 - Hs suy nghĩ và đưa ra nhận xét: 
+ Nếu tử số bé hơn mẫu số thì phân số bé hơn 1.
+ Nếu tử số lơn hơn mẫu số thì phân số lơn hơn 1.
- Hs làm vở 
Bài 3(119). 
- Gv nx chung đánh giá bài hs làm đúng.
- Hs đọc yêu cầu, trao đổi với bạn cùng bàn.
- 2 Hs lên bảng viết, nhiều em nêu miệng, lớp trao đổi nx, bổ sung.
 1 2 3 4
 5 5 5 5.
3. Củng cố, dặn dò.
	- Nêu nội dung bài học. NX tiết học. VN trình bày bài tập 3vào vở.
 ...................................................................................
Kĩ thuật ( 22)
Lắp cái đu ( Tiết 2).
I. Mục tiêu: 
	- Hs biết chọn đúng, chọn đủ các chi tiết để lắp cái đu.
	- Lắp được từng bộ phận và lắp cái đu đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
	- Rèn tính cẩn thận và làm việc theo đúng quy trình.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Cái đu đã lắp hoàn chỉnh; Bộ lắp ghép.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu quy trình để lắp cái đu?
? Lắp giá đỡ đu cần chi tiết nào?
- Gv nx đánh giá.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
 Hoạt động 1: Hs thực hành lắp đu.
a. Chọn các chi tiết để lắp cái đu.
- 2 hs nêu, lớp nx, bổ sung.
- Hs nêu, lớp nx bổ sung.
- Tổ chức cho hs thực hành theo N2:
- N2 chọn đúng và đủ các chi tiết lắp cái đu.
b. Lắp từng bộ phận:
- Chú ý: vị trí trong ngoài, giữa các bộ phận của giá đu, thứ tự các bước lắp.
- Vị trí vòng hãm.
c. Lắp ráp cái đu:
- Gv quan sát giúp đỡ nhóm còn lúng túng.
- Quan sát hình 1 sgk để lắp ráp hoàn thành cái đu.
- Kiểm tra sự chuyển động của đu.
 Hoạt động 2: Đánh giá kết quả:
- Hs trưng bày sản phẩm theo nhóm.
- Tiêu chuẩn đánh giá: Lắp đu đúng mẫu theo đúng quy trình. Đu chắc chắn, không bị xộc xệch. Ghế đu dao động nhẹ nhàng.
- Lớp dựa vào tiêu chí đánh giá.
- Gv nx chung và đánh giá.
3. Củng cố – Dặn dò
- Nhận xét, đánh giá.
-Nhận xét tiết học, chuẩn bị giờ sau.
- Chuẩn bị bài Lắp xe nôi.
Thứ tư ngày 26 tháng 1 năm 2011
Toán( 108):
Luyện tập.
I. Mục tiêu:
	Giúp học sinh:
	- Củng cố về so sánh hai phân số có cùng mẫu số; so sánh phân số với 1.
	- Thực hành sắp xếp các phân số có cùng mẫu số theo thứ tự từ bé đến lớn.
II. Đồ dùng dạy học:
 -GV; sgk
 - HS: Bảng con, sgk.
III. Các hoạt động dạy học.
1, Kiểm tra bài cũ.
? Viết các phân số bé hơn 1, có MS là 6và tử số khác 0?
- 2 hs lên bảng viết, Lớp làm nháp.
- Gv cùng hs nx chốt kết quả đúng.
2, Bài mới.
 a/ Giới thiệu bài.
 b/Luyện tập.
Bài 1(120).So sánh phân số.
- HS giải thích cách so sánh
- Gv cùng hs nx chữa bài.
- Hs đọc yêu cầu, làm bài vào bảng con.
a ) > b) < 
c, d (tương tự)
Bài 2(120). 
- Hs đọc yêu cầu, thảo luận cặp.
- Trình bày miệng và giải thích:
- Lần lượt hs đọc kết quả từng bài.
- Gv cùng hs trao đổi, nx chốt bài đúng.
- HS nêu cách so sánh p/s với 1
Bài 3(120). 
- Hs đọc yêu cầu tự làm bài vào vở.
- 4 Hs lên bảng chữa bài. Lớp đổi chéo bài trao đổi.
- Gv thu chấm một số bài.
- Gv cùng hs trao đổi cách làm. Nx chữa
a. ; ; c. ; ; 
3. Củng cố, dặn dò.
	- Nx tiết học. VN làm bài + Cb bài sau.
 .
 Khoa học (43)
 Âm thanh trong cuộc sống(T1).
I. Mục tiêu:
	Sau bài học hs có thể:
	- Nêu được vai trò của âm thanh trong đời sống ( âm thanh dùng giao tiếp trong sinh hoạt,học tập, lao động, giải trí; dùng để báo hiệu: tiếng trống, tiếng còi xe...).
II. Đồ dùng dạy học.
	- Gv : Đài cát xét, băng, băng ghi.
	- Hs : Theo dặn dò tiết trước.
III. Các hoạt động dạy học.
1, Kiểm tra bài cũ.
? Âm thanh lan truyền qua những đâu? Vd minh hoạ?
- 2 Hs trả lời. 
- Gv nx chung, ghi điểm.
2, Bài mới.
* Giới thiệu bài: Các em sẽ tưởng tượng điều gì nếu không có âm thanh?
- Hs suy nghĩ nêu ý kiến của mình...
* Hoạt động 1: Vai trò của âm thanh trong đời sống. 
- Tổ chức cho hs quan sát hình sgk/86.
- Hs quan sát theo N2, ghi lại vai trò của âm thanh. ( Kết hợp tranh ảnh hs sưu tầm).
- Trình bày:
- Hs nêu kết quả thảo luận của nhóm mình, Lớp nx trao đổi bổ sung.
	* Kết luận: Âm thanh rất cần cho con người. Nhờ có âm thanh chúng ta có thể học tập, nói chuyện với nhau, thưởng thức âm nhạc, báo hiệu...
* Hoạt động 2: Những âm thanh ưa thích và âm thanh không ưa thích.
? Nêu những âm thanh mà em thích, những âm thanh em không thích?
- Hs suy nghĩ nêu ý kiến của mình.
- Gv ghi tổng hợp thành 2 cột âm thanh thích và không thích.
- Hs phát biểu.
	* Kết luận: (Thống nhất, trao đổi ý kiến của cả lớp).
* Hoạt động 3: ích lợi của việc ghi lại được âm thanh.
- Giới thiệu bài hát trong băng và hỏi hs thích nghe bài nào?
- Hs nói bài hát em thích nghe.
- Gv bật bài hát hs thích nghe.
- Hs nghe.
- Yêu cầu hs hát, Gv ghi lại vào băng..
- 1,2 Hs hát.
- Trao đổi : ích lợi của việc ghi lại âm thanh?
- N2 tao đổi phát biểu ý kiến, trao đổi cả lớp.
	* Kết luận: Âm thanh ghi lại và phát ra và lưu giữ được lâu dài và phát đi xa.
* Hoạt động 4: Trò chơi làm nhạc cụ.
- Tổ chức cho hs chơi theo N5:
- Gv cùng hs nx khen nhóm biểu diễn tốt
- Đổ nước vào chai theo hình 6 sgk.
- Các nhóm biểu diễn: gõ các chai, nhóm khác quan sát nx bài biểu diễn của nhóm bạn và thảo luận kết quả.
	* Kết luận: Khi gõ, chai rung động phát ra âm thanh. Chai nhiều nước khối lượng lớn sẽ phát ra âm trầm hơn.
3. Củng cố, dặn dò.
	- Đọc mục bạn cần biết sgk/87.
	- Nx tiết học. VN học thuộc bài. Chuẩn bị cho bài sau : Tranh ảnh về các loại tiếng ồn và việc phòng chống.
 ..................................................................................
 Thứ năm ngày 27 tháng 1 năm 2011
 Toán(109)
So sánh hai phân số khác mẫu số
I. Mục tiêu:
	- Giúp HS biết so sánh hai phân số khác mẫu số.
	- Củng cố về cách so sánh hai phân số cùng mẫu số.
II. Đồ dùng dạy học:
Sử dụng hình vẽ trong SGK.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ:	
Gọi HS lên chữa bài tập.
2. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn HS so sánh hai phân số khác mẫu số:
- GV nêu VD: So sánh 2 phân số và 
a. Phương án 1: So sánh trên băng giấy (như SGK).
 -H/s nêu từng phân số
- Dựa vào băng giấy ta thấy băng giấy so với băng giấy thì thế nào?
HS: Ta thấy băng giấy ngắn hơn băng giấy.
- Vậy so với như thế nào?
b. Phương án 2: Quy đồng mẫu số.
 ; 
- So sánh 2 phân số cùng mẫu.
 hoặc 
- KL: 
=> Ghi nhớ (SGK) ghi ...  tỏ mỗi loài thực vật có nhu cầu ánh sáng khác nhau và ứng dụng của kiến thức đó trong trồng trọt.
II. Đồ dùng dạy học: 
	Hình trang 94, 95 SGK, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra:
HS: Đọc phần ghi nhớ bài trước.
2. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu: 
2. Hoạt động 1: Mục tiêu: Tìm hiểu về vai trò của ánh sáng đối với sự sống của thực vật.
 B1- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ.
HS: Các nhóm quan sát hình và trả lời các câu hỏi trang 94, 95 SGK.
- Thư ký ghi lại các ý kiến.
B2- GV đi đến các nhóm kiểm tra và giúp đỡ.
B3-Đại diện nhóm trình bày
-H/s trình bày...
=> Kết luận (SGK mục “Bạn cần biết”).
3. Hoạt động 2: Mục tiêu: Tìm hiểu nhu cầu về ánh sáng của thực vật.Mỗi loài thực vật có nhu cầu về ánh sáng khác nhau và nêu ứng dụng trong cuọc sống.
- GV đặt vấn đề: Cây xanh không thể sống thiếu ánh sáng mặt trời. Nhưng có phải mọi loài cây đều cần 1 thời gian chiếu sáng như nhau và đều có nhu cầu chiếu sáng mạnh hoặc yếu như nhau không?
- GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận.
HS: Thảo luận cả lớp.
? Tại sao có 1 số loài cây chỉ sống được ở những nơi rừng thưa, các cánh đồng , được chiếu sáng nhiều? Một số loài cây khác lại sống được trong rừng rậm, trong hang động?
? -Hãy kể tên 1 số cây cần nhiều ánh sáng 
?- 1 số cây cần ít ánh sáng
- Vì mỗi loài thực vật có nhu cầu ánh sáng mạnh yếu khác nhau.
- Cây lúa, cây ngô, cây đỗ, cây lạc, cây hoa hướng dương.
-Rau xà lách,
? Nêu 1 số ứng dụng về nhu cầu ánh sáng của cây trong kĩ thuật trồng trọt
-Nêu ví dụ về việc trồng cây ở gia đình em?
-Biết được nhu cầu về ánh sáng của cây có tác dụng gì?
- Khi trồng những loại cây đó người ta phải chú ý đến khoảng cách giữa các cây vừa đủ để cây này không che mất ánh sáng của cây kia.
- Để tận dụng đất trồng và giúp cho cây phát triển tốt người ta thường hay trồng xen cây ưa bóng với cây ưa sáng trên cùng 1 thửa ruộng.
-H/s nêu..
=> Kết luận: Tìm hiểu nhu cầu về ánh sáng của mỗi loài cây, chúng ta có thể thực hiện những biện pháp kỹ thuật trồng trọt để cây được chiếu sáng thích hợp sẽ cho thu hoạch cao.
3. Củng cố - dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
 Thứ năm ngày 16 tháng 2 năm 2011
 Toán(119)
Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố, luyện tập phép trừ hai phân số.
- Biết cách trừ hai, ba phân số.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ:
GV gọi HS lên bảng chữa bài tập.
2. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn luyện tập:
a. Củng cố về phép trừ 2 phân số:
- GV ghi bảng: Tính:
 - =? 	 - =?
HS: 2 em lên bảng nhắc lại cách trừ 2 phân số khác mẫu số và thực hiện phép trừ. Cả lớp làm vào vở.
b. Thực hành:
+ Bài 1: 
HS: Đọc yêu cầu, tự làm vào vở sau đó đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra kết quả.
- GV gọi HS nêu kết quả, lên bảng trình bày.
+ Bài 2:
HS: Làm bài rồi chữa bài.
- GV gọi HS nhận xét, chốt lời giải đúng.
+ Bài 3: GV ghi phép tính lên bảng:
2 - =?
HS: Viết 2 dưới dạng phân số
2 - = - = - = 
HS: Tự làm các phần còn lại vào vở.
+ Bài 4: GV đọc yêu cầu, nhấn mạnh cách rút gọn trước khi tính.
HS: Tự làm vào vở.
- 2 em lên bảng làm.
- GV gọi HS nhận xét bài làm và kết quả.
+ Bài 5: 
HS: Đọc đầu bài, tóm tắt rồi tự làm bài vào vở.
- 1 em lên bảng làm.
Giải:
Thời gian ngủ của Lan trong ngày là:
 - = (ngày)
Đáp số: ngày.
- GV có thể hỏi =? Giờ
	1 ngày = 24 giờ
	 ngày = x 24 = 9 (giờ)
- Thời gian của Lan trong 1 ngày là 9 giờ.
- GV chấm bài cho HS.
3. Củng cố , dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà làm bài tập.
Địa lý(24)
thành phố cần thơ
I. Mục tiêu:
- HS biết chỉ vị trí của Thành phố Cần Thơ trên bản đồ Việt Nam.
- Vị trí địa lý của Cần Thơ có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế.
- Nêu những dẫn chứng thể hiện Cần Thơ là một trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học của đồng bằng Nam Bộ.
II. Đồ dùng: 
Bản đồ hành chính Việt Nam, tranh ảnh về Cần Thơ.
III. Các hoạt động:
1. Bài cũ:
Gọi HS đọc bài học giờ trước.
2. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu: 
2. Thành phố ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long:
a. HĐ1: Làm việc theo cặp.
- GV nêu câu hỏi.
HS: Dựa vào bản đồ để trả lời câu hỏi.
? Hãy chỉ vị trí, giới hạn của thành phố Cần Thơ trên bản đồ hành chính Việt Nam
- 1 - 2 em lên chỉ trên bản đồ.
3. Trung tâm kinh tế, văn hóa và khoa học của đồng bằng sông Cửu Long:
b. HĐ2: Làm việc theo nhóm. 
- GV chia nhóm, nêu câu hỏi:
HS: Thảo luận nhóm theo các câu hỏi gợi ý.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
? Tìm những dẫn chứng thể hiện Cần Thơ là:
+ Trung tâm kinh tế
+ Trung tâm văn hóa, khoa học
+ Trung tâm du lịch
- Là nơi tiếp nhận các hàng nông sản, thủy sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long rồi từ đó xuất đi các nơi khác ở trong nước và thế giới. 
- Cần Thơ là nơi sản xuất máy nông nghiệp phân bón, thuốc trừ sâu. Có viện nghiên cứu lúa, tạo ra nhiều giống lúa mới cho đồng bằng sông Cửu Long. 
- Trường đại học và các Trường cao đẳng các trung tâm dạy nghề đã và đang góp phần đào tạo cho đồng bằng nhiều cán bộ khoa học, kỹ thuật, nhiều lao động có nghiệp vụ chuyên môn giỏi.
- Đến Cần Thơ ta còn được tham quan du lịch trong các khu bằng Lăng.
- Đại diện các nhóm trình bày. 
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV nghe và nhận xét phần trình bày của các nhóm.
=> Bài học: Ghi bảng.
HS: Đọc bài học.
3. Củng cố , dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn bài 11 đ bài 22 để tiết sau ôn tập.
 ............................................................
Toán*
Luyện tập
I.Mục tiêu: Giúp HS củng cố :
- Phép cộng hai phân số cùng mẫu số , khác mẫu số.
- Biết cộng hai phân số cùng mẫu số, khác mẫu số.
II.Đồ dùng dạy học:
 - Vở bài tập toán
IIi.Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra:
Nêu cách cộng hai phân số cùng mẫu số, khác mẫu số?
2.Bài mới:
- Cho HS làm các bài tập trong vở bài tập toán
Bài 1 (trang 35):
- Tính?
Bài 1 (trang 36):
-Tính?
Bài 2:Tính (theo mẫu):
 += + = + = 
-Cả lớp làm vở - 2 em chữa bài
a.+ = =
b. + = =
 (còn lại làm tương tự)
-Cả lớp làm vở - 2em lên bảng chữa 
 +=+=+=
(còn lại làm tương tự)
-Cả lớp làm vở - 1em lên bảng chữa -lớp nhận xét
 += +=+= 
 (còn lại làm tương tự)
C.Củng cố : Nêu cách cộng hai phân số cùng mẫu số ,khác mẫu số?
: Về nhà ôn lại bài.
 ...........................................................
	Thứ sáu ngày 17 tháng 2 năm 2011
Toán(120)
Luyện tập chung
I.Mục tiêu:
- Giúp HS kỹ năng cộng, trừ phân số.
- Biết tìm thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ phân số.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
Gọi HS lên chữa bài tập.
2. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn luyện tập:
+ Bài 1: GV gọi HS phát biểu cách cộng, trừ 2 phân số khác mẫu.
HS: Đọc yêu cầu, tự làm bài vào vở.
- GV cùng cả lớp kiểm tra kết quả bài làm của bạn.
- 2 HS lên bảng làm bài.
+ Bài 2: 
HS: Đọc yêu cầu và suy nghĩ làm bài vào vở.
- GV cùng cả lớp nx, chốt lời giải đúng:
	1 + = + = 
	 - 3 = - = 
- 2 HS lên bảng làm.
+ Bài 3: Tìm x:
HS:	- Đọc yêu cầu.
	- Nêu cách tìm số hạng, số bị trừ và số trừ chưa biết.
- GV cùng cả lớp nhận xét và chữa bài:
- Tự suy nghĩ làm bài vào vở.
a. x + = 
 x = - 
 x = 
b. x - = 
x = + 
x = 
+ Bài 4: GV viết lên bảng và gọi HS nêu cách tính.
HS: 2 em lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
a. + + = + + 
= + = 
b. Tương tự.
+ Bài 5:
HS: Đọc đầu bài, tóm tắt và giải.
Tóm tắt:
?
Tiếng Anh: số HS cả lớp
Tin học: số HS cả lớp.
Giải:
Số HS tin học và Tiếng Anh là:
 + = (HS cả lớp)
Đáp số: HS cả lớp.
3. Củng cố , dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài.
 .....................................................
 Khoa học(48)
ánh sáng cần cho sự sống (tiếp)
I. Mục tiêu:
- HS có thể nêu ví dụ chứng tỏ vai trò của ánh sáng đối với sự sống của con người, động vật.
II. Đồ dùng:
	Hình trang 96, 97 SGK, khăn tay sạch, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra:
2. Dạy bài mới:
*. Giới thiệu và ghi tên bài:
*. Hoạt động 1: Tìm hiểu về vai trò của ánh sáng đối với đời sống của con người.
* Bước 1: Động não.
- Mỗi người tìm 1 ví dụ về vai trò của ánh sáng đối với sự sống con người.
- Viết ý kiến của mình vào giấy và dán lên bảng.
* Bước 2: Thảo luận phân loại các ý kiến.
HS: Phân thành 2 nhóm
- Nhóm 1: Vai trò của ánh sáng đối với việc nhìn nhận thế giới hình ảnh, màu sắc.
- Nhóm 2: Vai trò của ánh sáng đối với sức khỏe con người.
- GV kết luận mục “Bạn cần biết” trang 96 
3. Hoạt động 2: Tìm hiểu về vai trò của ánh sáng đối với đời sống của động vật. 
* Bước 1: Tổ chức hướng dẫn.
HS: Làm theo nhóm.
* Bước 2: Thảo luận các câu hỏi trong phiếu.
1. Kể tên 1 số động vật mà bạn biết. Những con vật đó cần ánh sáng để làm gì?
2. Kể tên 1 số động vật kiếm ăn vài ban đêm, 1 số động vật kiếm ăn vào ban ngày?
- Đêm: Sư tử, chó sói, mèo, chuột, cú 
- Ngày: Gà, vịt, trâu, bò, hươu, nai, 
3. Bạn có nhận xét gì về nhu cầu ánh sáng của các động vật đó?
- Mắt của động vật kiếm ăn ban ngày có khả năng nhìn và phân biệt được hình dạng, kích thước, màu sắc.
Vì vậy chúng cần ánh sáng để tìm kiếm thức ăn và phát hiện ra những nguy hiểm cần tránh.
- Mắt của các động vật kiếm ăn ban đêm không phân biệt được màu sắc mà chỉ phân biệt được sáng tối (trắng đen) để phát hiện con mồi trong đêm tối.
4. Trong chăn nuôi người ta đã làm gì để kích thích cho gà ăn và đẻ nhiều trứng?
 Kết luận mục “ bạn cần biết- SGK – 97
 3.Củng cố, dặn dò
 Nhận xét giờ học
HS: 2 - 3 em đọc lại.
Giáo dục tập thể (24)
Sơ kết tuần 
 I. Yêu cầu.
 - Hs nhận ra những ưu điểm và tồn tại trong tuần 
 - Phát huy những việc đã làm tốt trong tuần và khắc phục những tồn tại.
 - Tổ chức cho HS chơi các trò chơi dân gian mà các em thích
 II. Nội dung:
ổn định tổ chức: Hát tập thể 1 bài
2.Sơ kết tuần :
a/ Nhận xét chung;
- Cán sự lớp nêu các nhận xét chung về hoạt động của lớp.
- GV nhận xét chung về các mặt:
+Họctập: ..............................................................................................................
 +Thực hiện nề nếp:................................................................................................
 + Chăm sóc cây:..................................................................................................... 
 + Thể dục- vệ sinh:.................................................................................................
b/ Phương hướng tuần tới
 - Phát huy những ưu điểm, khắc phục những tồn tại của tuần vừa qua .
 - Tiếp tục rèn chữ viết và bồi dưỡng học sinh yếu.
 - Bồi dưỡng đội tuyển HS giỏi.
 - Chăm sóc cây,bồn hoa thường xuyên.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan22 -lop4.doc