Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Cai Hoàng Diễm - Trường Tiểu học Võ Văn Dũng - Tuần 34

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Cai Hoàng Diễm - Trường Tiểu học Võ Văn Dũng - Tuần 34

2. Hoạt động ôn tập kiến thức:

* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ khó, đọc đúng câu, đoạn. Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.

- Hiểu nội dung ý nghĩa của bài: Ca ngợi Út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt, dũng cảm cứu em nhỏ

 

doc 37 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 128Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Cai Hoàng Diễm - Trường Tiểu học Võ Văn Dũng - Tuần 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(Từ ngày 09/ 05/ 2022 đến ngày 13 / 05/ 2022)
Thứ
ngày
Tiết
Môn
Bài dạy
Tiết PPCT
Đồ dùng dạy học
Điều chỉnh- giảm tải
Nội dung tích hợp
2
09/05
1
CC
Chào cờ tuần 34
2
T
Ôn tập đổi đơn vị đo độ dài, khối lượng, diện tích.
3
TĐ
Ôn tập: Út Vịnh
4
TD
5
KH
Ôn tập: Ôn tập Tác động của con người đối với môi trường
6
KH
Ôn tập: Một số biện pháp bảo vệ môi trường
3
10/05
1
T
Ôn tập đổi đơn vị thể tích, thời gian.
2
CT
Nghe viết: Út Vịnh
3
LTVC
Ôn tập Liên kết các câu bằng từ ngữ nối
4
LTVC
Ôn tập câu
5
AN
- Biểu diễn (đánh giá cuối năm)
4
11/05
sáng
1
T
Ôn tập toán liên quan đến rút về đơn vị, tổng tỉ, hiệu tỉ.
2
TA
3
TA
4
TĐ
Ôn tập: Lớp học trên đường
5
TLV
Ôn tập làm văn tả người
4
11/05
chiều
1
LS
Bài 29: Ôn tập: Lịch sử nước ta từ giữa thế kỉ XIX đến nay.
Tích hợp nội dung lịch sử địa phương có liên quan đến nội dụng bài học/chủ đề học tập.
2
ĐL
Bài 29: Ôn tập cuối năm
3
ĐĐ
Bài 35: Ôn tập cuối năm
4
KT
Ôn tập: Lắp mô hình tự chọn Lắp robot
5
HĐNG
5
12/05
1
T
Ôn tập toán tỉ số phần trăm
2
Tin
3
Tin
4
LTC
Ôn tập về dấu câu
5
MT
6
13/05
1
T
Ôn tập toán Chuyển động
2
TA
3
TA
4
TD
5
TLV
Trả bài văn tả thầy cô giáo đã để lại cho em nhiều kỉ niệm.
6
SH
Thứ hai ngày 09 tháng 05 năm 2022
Tiết 181	 Toán
ÔN TẬP: ĐỔI ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI, 
KHỐI LƯỢNG, DIỆN TÍCH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, các đơn vị đo khối lượng.
- Viết các số đo độ dài, số đo khối lượng, diện tích dưới dạng số thập phân.
- Quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích, chuyển đổi các số đo diện tích (với các đơn vị đo thông dụng).
Hình thành và phát triển cho HS:
a) Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
b) Năng lực:
+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- GV: SGK, bảng phụ
 	- HS : SGK, vở, bảng con
III. CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
Hoạt động GV
Hoạt động HS
5’
1. Hoạt động mở đầu:
- Cho HS chơi trò chơi "Hái táo" lên bảng viết các số trong mỗi bông hoa thành phân số thập phân tương ứng. 1HS khá của lớp sẽ đọc các số thập phân.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- Chia lớp thành 2 đội chơi, mỗi đội 5 bạn. HS dưới lớp cổ vũ cho các bạn chơi.
- HS nghe
- HS ghi vở 
28’
2. Hoạt động thực hành (28 phút)
* Mục tiêu: 	
 - Ôn tập quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, các đơn vị đo khối lượng.
- Viết các số đo độ dài, số đo khối lượng, diện tích dưới dạng số thập phân.
- Ôn tập quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích, chuyển đổi các số đo diện tích (với các đơn vị đo thông dụng).
* Cách tiến hành:
 Bài 1: HĐ cá nhân
- HS đọc yêu cầu
-Yêu cầu HS làm bài tập 
- GV nhận xét chữa bài
- Củng cố lại cách đọc đổi các đơn vị đo độ dài và đơn vị đo khối lượng.
* GV cho học sinh chốt lại kiến thức 
- Trong bảng đơn vị đo độ dài hoặc bảng đơn vị đo khối lượng hai đơn vị liền nhau gấp hoặc kém nhau 10 lần .
Bài 2a: HĐ cá nhân
- HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS tự làm bài 
- GV nhận xét chữa bài. Yêu cầu HS nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài và các đơn vị đo khối lượng, diện tích
- 2 HS đọc 
- HS làm bài vào vở, 
-1 HS làm bảng lớp, sau đó chia sẻ
Lớn hơn mét
Mét
Bé hơn mét
Kí hiệu
km
hm
dam
m
dm
cm
mm
Quan hệ giữa các đơn vị đo
- Viết theo mẫu
- HS làm bài. 1 HS làm bảng lớp, chia sẻ cách làm
a. 1m = 10dm = 100cm = 1000mm
 1km = 1000m 1kg = 1000g
 1 tấn = 1000kg
b. 1m2 = 100dm2 = 10000cm2 
 1m2 = 1000000mm2 
 1ha = 10000 m2
 1km2 = 100ha = 1000000 m2
c. 1m2 = 0,01dam2 
 1m2 = 0,0001hm2 = 0,0001ha 
 1m2 = 0,000001km2 
3’
3.Hoạt động vận dụng:
- Cho HS vận dụng làm bài tập sau:
Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
4,39m =.....cm 0,0006km =.......m
15 tạ 8 yến = ......tấn 2,45g =....kg
- Hai đơn vị diện tích liền nhau gấp hoặc kém nhau bao nhiêu lần ?
- Về nhà HS ôn lại các đại lượng và cách đổi các đơn vị đo.
- HS nêu:
4,39m = 439cm 0,00361km = 3,6m
15 tạ 8 yến = 1,58 tấn 2,45g = 0,245kg
- HS nêu
- HS nghe và thực hiện.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có):
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
----------------------------------------o0o-----------------------------------------
Tiết 73	 Tập đọc
ÔN TẬP: ÚT VỊNH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
- Đọc lưu loát , diễn cảm toàn bài.
- Hiểu nội dung ý nghĩa của bài : Ca ngợi Út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai , thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt , dũng cảm cứu em nhỏ
Hình thành và phát triển cho HS:
a) Phẩm chất: trách nhiệm (ý thức làm chủ tương lai), chăm chỉ.
b) Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV : Tranh ảnh minh hoạ bài học .
- HS : SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
Hoạt động GV
Hoạt động HS
5’
1. Hoạt động mở đầu:
- Cho HS thi đọc bài thơ Bầm ơi và trả lời câu hỏi về nội dung bài:
- Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về người mẹ của anh ? 
- Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về anh ? 
- Nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài: Cho HS xem tranh giới thiệu chủ điểm : Những chủ nhân tương lai. Út Vịnh 
- HS thi đọc
+ Người mẹ của anh chiến sĩ là một phụ nữ Việt Nam điển hình: chịu thương chịu khó, hiền hậu, đầy tình thương yêu con
+ Anh chiến sĩ là người con hiếu thảo, giàu tình yêu thương mẹ. / Anh chiến sĩ là người con rất yêu thương mẹ, yêu đất nước, đặt tình yêu mẹ bên tình yêu đất nước. / 
- HS nghe
- HS ghi vở
12’
2. Hoạt động ôn tập kiến thức:
* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ khó, đọc đúng câu, đoạn. Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
- Hiểu nội dung ý nghĩa của bài: Ca ngợi Út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt, dũng cảm cứu em nhỏ
* Cách tiến hành:
2.1 Luyện đọc:
- GV gọi HS đọc toàn bài
- Gv cho HS xem tranh.
- Chia đoạn : 4 đoạn .
- Cho HS đọc nối tiếp theo đoạn .GV theo dõi hướng dãn HS phát âm các từ khó: chềnh ềnh, chuyến tàu, giục giã.
- Hướng dẫn HS ngắt nhịp câu văn dài: “Vịnh nhận việc khó nhất/ là thuyết phục Sơn..thả diều”.
- Gọi HS đọc chú giải
- Cho HS luyện đọc bài theo cặp
- Gv đọc mẫu toàn bài .
- 1HS đọc toàn bài .
- HS quan sát tranh (Út Vịnh lao đến đường tàu cứu em nhỏ )
- HS phân đoạn vào SGK
- HS đọc thành tiếng nối tiếp .
- HS nêu cách ngắt giọng .Luyện đọc
- Đọc chú giải + Giải nghĩa từ :
- Từng cặp HS đọc bài , góp ý.
- HS nghe
10’
2.2 Tìm hiểu bài:
Đoạn 1 :
H: Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có sự cố gì ?
Giải nghĩa từ: chềnh ềnh 
 Đoạn 2: 
H: Út Vịnh đã làm gì để giữ gìn an toàn đường sắt ?
Giải nghĩa từ : thuyết phục 
Đoạn 3:
H: Khi nghe tiếng còi tàu vang lên từng hồi giục giã, nhìn ra đường sắt Út Vịnh thấy gì ?
Giải nghĩa từ :giục giã 
Đoạn 4:
H: Út Vịnh đã làm gì để cứu hai em nhỏ ?
- Cho HS nêu ý nghĩa của bài. GV đính bảng ý nghĩa.
- Gv giáo dục HS có ý thức giữ gìn đường sắt để đảm bảo ATGT
- HS đọc thầm + câu hỏi 
- Lúc thì đá tảng nằm trên đường ray, lúc thì mất ốc, trẻ em ném đá lên tàu .
- 1HS đọc lướt + câu hỏi .
- Tham gia phong trào Em yêu đường sắt quê em, thuyết phục các bạn không thả diều trên đường sắt .
- 1HS đọc đoạn + câu hỏi
- Hoa và Lan đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đường ray.
-HS đọc thầm đoạn + câu hỏi.
- Lao lên cứu các em bất chấp nguy hiểm .
- HS nêu: Ca ngợi Út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai
8’
3. Hoạt động luyện đọc diễn cảm:
* Mục tiêu: Đọc diễn cảm bài văn
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài
- GV cho HS đọc nối tiếp 4 đoạn.
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn: "Thấy lạ ,. gang tấc ."
- Hướng dẫn HS thi đọc diễn cảm .
- Đọc giọng kể chậm rãi
- HS đọc từng đoạn nối tiếp .HS theo dõi nhận xét.
- HS nêu giọng đọc , từ ngữ cần nhấn giọng 
- HS đọc cho nhau nghe theo cặp .
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp .
3’
4. Hoạt động vận dụng: 
- GV nhận xét tiết học
- Về nhà luyện đọc diễn cảm bài
- Chuẩn bị bài sau: Lớp học trên đường.
- HS nêu
IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có):
.......................................................................................................................................................................
----------------------------------------o0o-----------------------------------------
Tiết : 71	Khoa học
ÔN TẬP: TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI 
ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
- Biết được những nguyên nhân dẫn đến môi trường đất, nước, không khí bị ô nhiễm và tác hại của việc môi trường bị ô nhiễm.
- Nêu những nguyên nhân dẫn đến rừng bị tàn phá và tác hại của việc phá rừng
- HS có ý thức góp phần bảo vệ môi trường.
* Chương trình GDPT 2018
- Nêu được nguyên nhân, tác hại của ô nhiễm, xói mòn đất và biện pháp chống ô nhiễm, xói mòn đất. 
- Đề xuất, thực hiện được việc làm giúp bảo vệ môi trường đất và vận động những người xung quanh cùng thực hiện.
Hình thành và phát triển cho HS:
a) Phẩm chất: Học sinh ham thích tìm hiểu khoa học, yêu thích môn học.
b) Năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: SGK, bảng phụ....
- HS : SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
Hoạt động GV
Hoạt động HS
5’
1. Hoạt động mở đầu:
- Cho HS tổ chức trò chơi hỏi đáp: 1 bạn hỏi, 1 bạn trả lời:
+ Môi trường tự nhiên là gì ?
+ Môi trường tự nhiên cho con người những gì ?
 - GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi hỏi đáp
- HS ghe
- HS ghi vở 
28’
2. Hoạt động ôn tập kiến thức:
* Mục tiêu: 
- Biết được những nguyên nhân dẫn đến môi trường đất, nước, không khí bị ô nhiễm và tác hại của việc môi trường bị ô nhiễm.
- Nêu những nguyên nhân dẫn đến rừng bị tàn phá và tác hại của việc phá rừng
- HS có ý thức góp phần bảo vệ môi trường.
* Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Quan sát và thảo l ... ết trong gang tấc. 
b) Lần sau, anh lại giao tôi rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng.
c) Vịnh nhận việc khó nhất là thuyết phục Sơn – một bạn rất nghịch , thường chạy trên đường tàu thả diều.
- HS làm bài vào phiếu
- 1 – 2 HS trình bày bài làm
- Cả lớp nhận xét
3’
4. Hoạt động vận dụng:
- Muốn xác định được tác dụng của dấu câu trong câu, ta cần phải làm gì?
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị tiết học sau.
- HS nêu: Muốn xác định được tác dụng của dấu câu trong câu, ta cần phải phân tích được cấu tạo của câu.
- HS nghe và thực hiện
IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có):
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
----------------------------------------o0o-----------------------------------------
Thứ sáu ngày 13 tháng 05 năm 2022
Tiết 185	 Toán
ÔN TẬP TOÁN CHUYỂN ĐỘNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Ôn lại công thức tính vận tốc, thời gian, quãng đường và đơn vị của những đại lượng này.
- Ôn các dạng bài tập tìm vận tốc, thời gian, quãng đường của các vật chuyển động
Hình thành và phát triển cho HS:
a) Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
b) Năng lực:
+ Năng tư chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: SGK, bảng phụ
- HS : SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
Hoạt động GV
Hoạt động HS
5’
1. Hoạt động mở đầu:
- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện": Nêu cách tính tỉ số phần trăm của hai số.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở 
28’
2. Hoạt động thực hành:
* Mục tiêu: 
- Ôn lại công thức tính vận tốc, thời gian, quãng đường và đơn vị của những đại lượng này.
- Ôn các dạng bài tập tìm vận tốc, thời gian, quãng đường của các vật chuyển động
* Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ cá nhân 
- HS đọc yêu cầu 
-Gọi HS nhắc lại công thức và cách tìm quãng đường 
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân.
- GV nhận xét, kết luận
Bài 2: HĐ cá nhân
- GV yêu cầu HS đọc đề bài 
- Cho HS làm bài.
- GV nhận xét , kết luận
Bài 3: HĐ nhóm đôi
- Gọi HS đọc đề bài 
- Đây là dạng toán gì?
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét , kết luận
Một ô tô đi từ A lúc 7 giờ và đến B lúc 9 giờ 45 phút với vận tốc 56 km/ giờ. 
Tính quãng đường AB? 
- HS nêu cách tính và công thức.
- HS tự làm bài vào phiếu.
 Bài giải
Thời gian ô tô đi từ A đến B là:
9 giờ - 6 giờ 30 phút = 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ	
Quãng đường AB dài là: 54 x 2,5 = 135(km) 
 Đáp số: 135 km
Một ô tô xuất phát đi từ A lúc 6 giờ 30 phút và đến B lúc 9 giờ. Xe ô tô đi với vận tốc là 56km/giờ.
a) Tính quãng đường AB ? 
b) Sau 2 giờ xe ôtô còn cách B bao nhiêu kilômet?
- HS tự làm bài vào phiếu. 2 HS làm bài trên bảng lớp
 Bài giải
a) Thời gian ô tô đi từ A đến B là :
 9 giờ - 6 giờ 30 phút = 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ 
 Quãng đường AB dài là: 56 x 2,5 =140 (km) 
b)Quãng đường ô tô đi trong 2 giờ là: 56x2=112(km) 
 Sau 2 giờ đi ô tô còn cách B là : 140 - 112 = 28(km) Đáp số : a)140 km, b)28km 
Hai tỉnh A và B cách nhau 206,25km. Cùng lúc, ô tô chạy từ A đến B và một xe máy chạy từ B về A. Sau 2 giờ 45 phút thì hai xe gặp nhau. Tìm vận tốc mỗi xe? Biết vận tốc xe máy bằng vận tốc xe ô tô.
- Bài toán thuộc dạng toán chuyển động, tổng tỉ
- HS thảo luận nhóm đôi, tìm cách giải ở dạng toán này.
 Bài giải
 Đổi 2 giờ 45 phút = 2,75 giờ
Tổng số phần bằng nhau: 2 + 3 = 5 (phần)
Tổng vận tốc của hai xe là: 206,25 : 2,75=75(km/giờ)
Vận tốc của xe máy là: (75 : 5) x 2 = 30 (km/giờ)
Vận tốc của xe máy là: 75 – 30 = 45 (km/giờ)
 Đáp số: 30 km/giờ, 45 km/giờ
3’
3.Hoạt động vận dụng:
- Dặn HS ghi nhớ công thức tính vận tốc, thời gian, quãng đường và đơn vị của chúng
- HS nghe và thực hiện
IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có):
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
----------------------------------------o0o-----------------------------------------
Tiết 74	 Tập làm văn
TRẢ BÀI VĂN TẢ THẦY CÔ GIÁO 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
- Nhận biết và sửa được lỗi trong bài văn.
- Viết lại được một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn.
Hình thành và phát triển cho HS:
a) Phẩm chất: Cẩn thận, tỉ mỉ khi viết văn.
b) Năng lực:
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV:Bảng phụ ghi một số lỗi điển hình trong bài. 
- HS: SGK, vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
Hoạt động GV
Hoạt động HS
5’
1. Hoạt động mở đầu
- Cho HS hát
- GV treo bảng phụ, yêu cầu HS xác định yêu cầu của mỗi đề văn.
- GV nhận xét- Ghi bảng
- HS hát
- HS xác định
- HS viết vở
28’
2. Hoạt động thực hành:
* Mục tiêu: 
- Nhận biết và sửa được lỗi trong bài văn.
- Viết lại được một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn.
* Cách tiến hành:
*GV nhận xét chung về kết quả làm bài của cả lớp. 
+ Nhận xét về kết quả làm bài
- GV đưa ra bảng phụ.
- GV nhận xét chung : Một số em có bài làm tốt . Một số em có tiến bộ viết được một số câu văn hay giàu hình ảnh. Một số bài làm còn sai nhiều lỗi chính tả, diễn đạt ý còn lủng củng 
+ Thông báo số điểm cụ thể
* Hướng dẫn HS chữa bài
+ Hướng dẫn chữa lỗi chung.
- GV yêu cầu HS chữa lỗi chính tả, lỗi diễn đạt bài của một số đoạn( đưa ra bảng phụ)
+ Hướng dẫn từng HS chữa lỗi trong bài.
+ Hướng dẫn học tập những đoạn văn, bài văn hay.
- GV đọc bài làm của những em có điểm tốt.
- Yêu cầu HS nhận xét bài của bạn: phát hiện cái hay trong đoạn văn, bài văn của bạn.
- Yêu cầu HS vết lại một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn.
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn viết lại của mình.
- GV nhận xét
 - HS chữa lỗi chung.
- HS tự chữa lỗi trong bài.
- HS nghe bài văn của của một số bạn.
- HS nghe và nêu nhận xét.Ví dụ:
- HS nêu
- Mỗi HS chọn một đoạn văn viết chưa đạt viết lại cho hay hơn.
- HS đọc bài
3’
3. Hoạt động vận dụng:
- Chia sẻ bài viết của mình với bạn bè trong lớp.
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS làm bài tốt, những HS chữa bài tốt trên lớp.
- Dặn những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại bài văn để cho bài văn hay hơn. Cả lớp luyện đọc lại các bài tập đọc; HTL để chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra cuối năm.
- HS nghe
- HS nghe và thực hiện
IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có):
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
----------------------------------------o0o-----------------------------------------
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
Tiết 34: SINH HOẠT LỚP TUẦN 34
Sinh hoạt theo chủ điểm: Tự hào truyền thống Đội ta
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : 
Giúp HS nhận thấy:
- Nhận biết được trách nhiệm của người HS.
- Tinh thần giúp đỡ bạn cùng tiến bộ .
- Ưu khuyết điểm của bản thân, tổ, lớp tuần qua. 
- Những mặt mạnh cần phát huy và các mặt hạn chế cần khắc phục.
- Rèn luyện và có hướng phấn đấu để vươn lên
*Năng lực chung: 
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
- Tham gia được các hoạt động chung của trường, lớp.
* Phẩm chất: 
- Phẩm chất chăm chỉ: Thể hiện trong lao động, nề nếp, gọn gàng trong sinh hoạt và học tập
- Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện với các bạn khi trở lại trường học, hợp tác, chia sử với bạn khi tham gia công việc chung của trường, lớp.
- Phẩm chất : Trách nhiệm qua ý thức tự rèn luyện, tinh thần tập thể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
- GV : Tổng hợp ưu điểm và tồn tại của HS trong tuần thứ 34, kế hoạch tuần 35.
- HS : Tự nhận xét chất lượng học tập và các hoạt động.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 
TG
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
5’
1. Hoạt động mở đầu:
- Hát tập thể
-Giới thiệu hoạt động: ( Tuyên bố lí do)
10’
2. Báo cáo tổng kết công kết công tác Tuần 34:
GV mời: Lớp trưởng điều hành nhận xét tình hình hoạt động sau 1 tuần học.
GV tổng hợp những ưu khuyết điểm: 
* Ưu điểm:
-Về nề nếp: Các em đi học trực tiếp đã đi vào ổn định. Đa số các em đi học đúng giờ
-Tác phong: Các em mặc đồng phục đầy đủ, gọn gàng. 
- Về học tập: Các em tham gia ôn tập và kiểm tra cuối năm học nghiêm túc.
* Tồn tại: 
- Một số em còn viết chữ, trình bày bài còn yếu.
- Trong kiểm tra cuối năm học còn một số học sinh thuộc bài và ôn tập chưa thật cẩn thận.
- Sĩ số lớp còn chưa đầy đủ trong các buổi học.
*Hướng khắc phục: 
GV tổng hợp, đưa ra lời khuyên.
- Nhắc nhở các em duy trì tốt nội quy nhà trường.
 - Nhắc nhở, động viên học sinh.
* Bình bầu cá nhân tốt:
- Lớp trưởng điều hành mời từng tổ trưởng lên báo cáo- các thành viên trong lớp góp ý nhận xét.
- HS lắng nghe nhận xét của cô giáo.
10’
2. Sinh hoạt theo chủ đề:
Hát múa về tập thể, đoàn, đội.
- HS tham gia văn nghệ.
10’
3. Thảo luận kế hoạch hoạt động tuần 35: 
-Học tập: Các em học tập, chuẩn bị bài, làm bài đầy đủ, kết hợp ôn tập kiến thức đã học
- Chuyên cần: Các em đi học đầy đủ, đúng giờ.
Khi vào lớp giữ vệ sinh, thực hiện đúng quy tắc 5K của Bộ y tế phòng chống Covid 19.
- Đạo đức: Thực hiện đúng tác phong của người đội viên. Lễ phép với thầy cô giáo.
- Thực hiện nội quy, nề nếp: Tiếp tục ổn định nề nếp lớp. Thực hiện tốt nội quy của nhà trường.
- Tiếp tục rèn luyện chuẩn bị cho thi nghi thức Đội.
- Thực hiện truy bài 10 phút đầu giờ.
* YC HS phát biểu ý kiến:
- Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động
- HS theo dõi thảo luận đưa ra các giải pháp thực hiện phù hợp với lớp.
----------------------------------------o0o---------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_nam_hoc_2021_2022_cai_hoang_diem_truo.doc