Giáo án các môn khối 4 - Tuần 6

Giáo án các môn khối 4 - Tuần 6

I. Mục tiêu:

 - Giúp HS ôn tập củng cố về viết, đọc so sánh các số tự nhiên.Nêu giá trị của chữ số trong mỗi số .

 - Đọc thông tin trên biểu đồ .Xác định được 1 năm thuộc thế kỷ nào .

II. Các hoạt động dạy – học :

 

doc 12 trang Người đăng huong21 Lượt xem 886Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn khối 4 - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
 Thư hai ngày 5 tháng 10 năm 2010
 Toán(27)
 Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
	- Giúp HS ôn tập củng cố về viết, đọc so sánh các số tự nhiên.Nêu giá trị của chữ số trong mỗi số .
 - Đọc thông tin trên biểu đồ .Xác định được 1 năm thuộc thế kỷ nào .
II. Các hoạt động dạy – học :
A. Kiểm tra :
GV gọi HS lên bảng chữa bài tập.
B. Hướng dẫn luyện tập:
+ Bài 1: 
HS: Đọc yêu cầu bài tập, tự làm rồi chữa bài.
- GV củng cố cho HS về số liền trước, số liền sau.
+ Bài 2: 
HS: Đọc yêu cầu, 1 em lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở.
- GV cùng cả lớp nhận xét và chốt lại lời giải đúng:
a) 4 7 5 9 3 6 > 4 7 5 8 3 6
b) 9 0 3 8 7 6 < 9 1 3 0 0 0
c) 5 tấn 175 kg > 5075 kg
d) 2 tấn 750 kg = 2750 kg
+ Bài 3: 
HS: Quan sát biểu đồ để viết tiếp vào chỗ chấm.
GV gọi HS quan sát biểu đồ viết tiếp vào chỗ chấm.
a) Khối 3 có 3 lớp là 3A, 3B, 3C.
b) - Lớp 3A có 18 HS giỏi toán.
- Lớp 3B có 27 HS giỏi toán.
- Lớp 3C có 21 HS giỏi toán.
c) Trong khối lớp 3 thì lớp 3B có nhiều HS giỏi toán nhất, lớp 3A có ít HS giỏi toán nhất.
d) Trung bình mỗi lớp 3 có 22 HS giỏi toán.
+ Bài 4: GV cho HS tự làm rồi chữa bài.
HS: Tự làm bài vào vở.
Năm 2000 thuộc thế kỷ XX
Năm 2005 thuộc thể kỷ XXI
Thế kỷ XXI kéo dài từ năm 2001 đến năm 2100.
+ Bài 5: HS tự làm bài rồi chữa bài.
C. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài và làm các bài tập trong vở bài tập.
HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài vào vở.
Các số tròn trăm lớn hơn 540, bé hơn 870 là: 600; 700; 800.
Vậy a là 600; 700; 800.
Kỹ thuật(6)
Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột
I.Mục tiêu:
- HS biết cách gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc mau.
- Gấp được mép vải và khâu viền được đường gấp theo đúng quy trình, đúng kỹ thuật .
- Yêu thích sản phẩm của mình làm được.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Mẫu đường khâu, vải, kim chỉ 
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu – ghi tên bài:
2. Các hoạt động: 
* HĐ1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét:
- GV giới thiệu mẫu.
HS: Quan sát mẫu để nhận xét về đặc điểm đường khâu viền gấp mép.
* HĐ2: GV hướng dẫn HS thao tác kỹ thuật.
- GV hướng dẫn HS quan sát H1, 2, 3, 4 và đặt câu hỏi.
HS: Quan sát và trả lời câu hỏi về cách gấp mép vải.
- Gọi HS thực hiện thao tác vạch hai đường dấu lên mảnh vải.
HS: Thực hiện thao tác gấp.
- GV nhận xét các thao tác của HS.
- GV hướng dẫn HS thao tác theo nội dung SGK.
Hướng dẫn HS kết hợp đọc nội dung của mục 2, mục 3 với quan sát hình 3, 4 SGK để trả lời câu hỏi và thực hiện các thao tác khâu viền đường gấp mép bằng mũi khâu đột.
C. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà tập gấp mép vải để giờ sau học tiếp.
HS: Quan sát và lắng nghe GV hướng dẫn để nắm được cách gấp mép vải.
Thứ tư ngày 6 tháng 10 năm 2010
Toán(28)
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
Giúp HS ôn tập, củng cố hoặc tự kiểm tra về:
- Viết số, xác định giá trị của chữ số theo vị trí của chữ số đó trong 1 số
- Mối quan hệ , chuyển đổi đơn vị đo khối lượng hoặc thời gian.
- Đọc được thông tin trên biểu đồ .
	- Giải bài toán về tìm số trung bình cộng của nhiều số.
II. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra : Đồ dùng 
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu – ghi đầu bài:
2. Hướng dẫn luyện tập:
+ Bài 1
- GV tổ chức cho HS tự làm rồi chữa bài.
HS: Đọc kỹ đề bài và tự làm:
Khoanh vào D.
Khoanh vào B.
Khoanh vào C.
Khoanh vào C.
Khoanh vào C.
+ Bài 2: Cho HS tự làm rồi chữa bài.
HS: Đọc yêu cầu rồi tự làm.
Hiền đã đọc 33 quyển sách.
Hoà đọc 40 quyển
Hoà đọc nhiều sách nhất
g) Trung đọc ít sách nhất
h) TB mỗi bạn đã đọc được:
(33 + 40 + 22 + 25) : 4 = 30 (quyển)
+ Bài 3: Cho HS làm bài vào vở.
HS: Đọc đầu bài, làm bào vào vở.
- 1 em lên bảng giải.
Bài giải:
Ngày thứ hai bán là:
120 : 2 = 60 (m)
Ngày thứ ba bán là:
120 x 2 = 240 (m)
TB mỗi ngày bán được là:
(120 + 60 + 240) : 3 = 140 (m)
Đáp số: 140 m
GV chấm bài cho HS.
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài và làm bài tập.
Khoa học(11)
Một số cách bảo quản thức ăn
I. Mục tiêu:
	 - Sau bài học, HS có thể kể tên các cách bảo quản thức ăn.
 - Cách bảo quản chúng.
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Hình trang 24, 25 SGK.
	- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là thực phẩm sạch và an toàn?
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu – ghi đầu bài:
2. Các hoạt động: 
a. HĐ1: Tìm hiểu các cách bảo quản thức ăn:
+ Bước 1: GV hướng dẫn HS quan sát các hình trang 24, 25 SGK và trả lời câu hỏi.
HS: Quan sát hình trang 24, 25 SGK.
- Chỉ ra và nói những cách bảo quản thức ăn trong từng hình.
- Kết quả làm việc của nhóm ghi vào mẫu.
+ Bước 2: Gọi đại diện nhóm trình bày trước lớp.
Hình
Cách bảo quản
1
Phơi khô
2
Đóng hộp
3
Ướp lạnh
4
Ướp lạnh
5
Làm mắm
6
Làm mứt (cô đặc với đường)
7
Ướp muối (cà muối)
b. HĐ2: Tìm hiểu cơ sở khoa học của các cách bảo quản thức ăn:
+ Bước 1: GV giảng (SGV).
+ Bước 2: Nêu câu hỏi:
HS: Thảo luận theo câu hỏi.
? Nguyên tắc chung của việc bảo quản thức ăn là gì
- Làm cho thức ăn khô, các vi sinh vật không phát triển được.
+ Bước 3: Cho HS làm bài tập.
? Trong các cách dưới đây, cách nào làm cho vi sinh vật không có điều kiện hoạt động? Cách nào ngăn không cho các vi sinh vật xâm nhập vào thực phẩm
Phơi khô, sấy, nướng.
Ướp muối, ngâm nước mắm.
Ướp lạnh
Đóng hộp
Cô đặc với đường.
Đáp án:
+ Làm cho vi sinh vật không có điều kiện hoạt động: a, b, c, e.
+ Ngăn không cho các vi sinh vật xâm nhập vào thực phẩm: d
c. HĐ3: Tìm hiểu 1 số cách bảo quản thức ăn ở nhà:
+ Bước 1: GV phát phiếu cho HS.
HS: Làm việc với phiếu học tập (mẫu SGV).
+ Bước 2: Làm việc cả lớp.
- GV kết luận.
HS: 1 số em trình bày, các em khác bổ sung.
C. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
 Tập đọc(12)
Chị em tôi
I. Mục tiêu:
1. Đọc trơn cả bài. Chú ý đọc đúng các từ ngữ dễ mắc lỗi phát âm. Biết đọc bài với giọng kể nhẹ nhàng, hóm hỉnh, phù hợp với tính cách, cảm xúc của nhân vật.
2. Hiểu nghĩa của một số từ ngữ trong bài.
3. Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện: Khuyên HS không nói dối vì đó là một tính xấu làm mất lòng tin của mọi người đối với mình.
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Tranh minh họa bài đọc.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi HS đọc.
- Nhận xét, cho điểm.
HS: 2, 3 em đọc thuộc lòng bài thơ “Gà Trống và Cáo” và trả lời câu hỏi.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu và ghi đầu bài:
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc:
- GV kết hợp sửa sai và giải nghĩa từ khó cho HS.
HS: Nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (2 – 3 lượt).
HS: - Luyện đọc theo cặp.
- 1 – 2 em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
HS: Đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi:
- Cô chị xin phép đi đâu?
- Đi học nhóm.
- Cô có đi học nhóm thật không?
Em đoán xem cô đi đâu?
- Cô không đi học nhóm mà đi chơi với bạn bè, đến nhà bạn, đi xem phim hay la cà ngoài đường 
- Cô nói dối ba như vậy đã nhiều lần chưa? Vì sao cô lại nói dối được nhiều lần như vậy?
- Cô nói dối rất nhiều lần đến nỗi không biết lần này là lần thứ mấy. Cô nói dối nhiều lần như vậy vì bấy lâu nay ba vẫn tin cô.
- Vì sao mỗi lần nói dối, cô chị lại thấy ân hận?
- Vì cô thương ba, biết mình đã phụ lòng tin của ba nhưng vẫn tặc lưỡi vì cô quen nói dối.
- Cô em đã làm gì để chị mình thôi nói dối?
- Cô em bắt chước chị cũng nói dối ba là đi tập văn nghệ rồi rủ bạn vào rạp chiếu bóng, lướt qua trước mặt chị, vờ như không thấy chị. Chị thấy em như vậy tức giận bỏ về.
- Vì sao cách làm của cô em giúp được chị tỉnh ngộ?
- Vì em nói dối hệt như chị khiến chị nhìn thấy thói xấu của chính mình. Chị lo em sao nhãng việc học hành và hiểu mình đã là gương xấu cho em. Ba biết chuyện buồn rầu khuyên hai chị em bảo ban nhau. Vẻ buồn rầu của ba đã tác động đến chị.
- Cô chị đã thay đổi như thế nào?
- Cô không bao giờ nói dối ba đi chơi nữa.
- Câu chuyện muốn nói với các em điều gì?
- Không được nói dối
- Hãy đặt tên cho cô em, cô chị theo đặc điểm tính cách.
Cô em thông minh
Cô chị biết hối lỗi
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
GV nhắc nhở HS đọc diễn cảm.
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài.
HS: 3 em đọc nối 3 đoạn.
địa lý(6)
tây nguyên
I. Mục tiêu:
	- HS biết được vị trí của cao nguyên ở Tây Nguyên trên bản đồ.
	- Trình bày được 1 số đặc điểm của Tây Nguyên.
	- Chỉ đượ c các cao nguyên trên bản đồ ( Lược đồ ) .
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
- Tranh ảnh và tư liệu về cao nguyên.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
GV gọi HS nêu phần ghi nhớ bài trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu – ghi đầu bài:
2. Tây Nguyên – Xứ sở của các cao nguyên xếp tầng:
* HĐ1: Làm việc cả lớp.
- GV chỉ vị trí của khu vực Tây Nguyên trên bản đồ và nói:
Tây Nguyên là vùng đất cao rộng lớn, gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau.
HS: Quan sát bản đồ GV chỉ.
HS: Chỉ vị trí của các cao nguyên trên lược đồ H1 trong SGK và đọc tên các cao nguyên đó theo hướng từ Bắc đến Nam. Xếp các cao nguyên theo thứ tự từ thấp đến cao.
* HĐ2: Làm việc theo nhóm.
HS: Chia 4 nhóm, mỗi nhóm có 1 số tranh ảnh và tư liệu về cao nguyên:
Nhóm 1: Cao nguyên Đắc Lắc.
Nhóm 2: Cao nguyên Kon Tum.
Nhóm 3: Cao nguyên Di Linh.
Nhóm 4: Cao nguyên Lâm Viêm.
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận trình bày 1 số đặc điểm tiêu biểu của các cao nguyên.
- GV nghe, nhận xét, bổ sung.
HS: Đại diện các nhóm lên trình bày.
3. Tây Nguyên có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô.
HĐ3: Làm việc cá nhân.
? ở Buôn Ma Thuột mùa mưa vào tháng nào? Mùa khô vào tháng nào
? Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa? Là những mùa nào
? Mô tả cảnh mùa mưa và mùa khô ở Tây
 Nguyên
Tổng kết: GV nghe và bổ sung.
HS: Đọc mục 2 và bảng số liệu để trả lời:
HS: Suy nghĩ và trả lời.
C. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học
	- Về nhà học bài, xem trước bài sau.
Toán* 
Luyện tập: Đổi đơn vị đo khối lượng kg, g
 Giải toán có lời văn.
I. Mục tiêu:
 - Củng cố cho HS cách đổi đơn vị khối lượng( từ đơn vị lớn ra đơn vị nhỏ).
 - Rèn kỹ năng giải toán có lời văn với các số đo khối lượng đã học.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Vở bài tập toán
 - Sách giáo khoa
III. Các hoạt động dạy học.
A.Kiểm tra :
B. Bài mới:
 - GV cho HS làm lần lượt các bài tập vào vở
Bài 1:
 - Giáo viên treo bảng phụ:
Viết số thích hợp vào chỗ chấm
1 kg = g
2000 g = ...kg
5 kg =g
2 kg 500 g =g
2 kg 50g = g
2 kg 5 g =g
 - Chấm một số bài và nhận xét
Bài 2: Tính
123 kg + 456 kg
504 kg – 498 kg
234 kg x 4
456 kg : 3
Bài 3: Giải toán
Tóm tắt:
Ngày 1 bán: 1234 kg
Ngày 2 bán: gấp đôi ngày 1
Cả hai ngày.ki- lô- gam?
Chấm một số bài và nhạn xét
C. Củng cố- Dặn dò:
 - Gọi học sinh trả lời và hệ thống bài
 1 kg = . g
 500 g = ..kg
 - Nhận xét giờ học
 - HS làm vào vở
 - 1 HS lên bảng chữa bài.
 - Đổi vở tự kiểm tra
 - Nhận xét và chữa
 - HS làm vào vở.
 - 2 HS lên bảng chữa bài.
 - HS giải bài toán theo tóm tắt.
 - 1 HS lên bảng chữa bài.
 - Nhận xét và chữa bài
Thứ năm ngày 7 tháng 10 năm 2010
Toán(29)
Phép cộng
I. Mục tiêu:
	- Giúp HS củng cố về cách thực hiện phép cộng (không nhớ và có nhớ).
	- Kỹ năng làm tính đúng.
II. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:	
GV gọi 2 HS lên bảng làm bài tập.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu- ghi đầu bài:
2. Củng cố cách thực hiện phép cộng:
- GV nêu phép cộng: 48352 + 21026
HS: Đọc và nêu cách thực hiện.
1 em lên bảng thực hiện và nói như SGK.
- GV hướng dẫn tương tự.
+ Đặt tính viết số này dưới số kia
+ Tính: cộng theo thứ tự từ phải sang trái
HS: Vài em nêu lại.
3. Thực hành:
+ Bài 1, 2: 
HS: Đọc yêu cầu và tự làm, vừa viết vừa nói như trong bài học.
+ Bài 3: 
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
- 1 em lên bảng giải.
- Cả lớp làm vào vở.
- GV chấm bài cho HS và chốt lại lời giải đúng:
Bài giải:
Số cây huyện đó đã trồng được là:
325 164 + 60 830 = 385 994 (cây)
Đáp số: 358 994 cây
+ Bài 4: 
GV yêu cầu HS nêu lại cách tìm x.
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
x – 363 = 975
x = 975 + 363
x = 1 338
- GV chấm bài, nhận xét.
C. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài và làm bài tập.
Đạo đức(6)
biết bày tỏ ý kiến (tiết 2)
I.Mục tiêu:
- HS nhận thức được các em có quyền có ý kiến, có quyền trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
- Biết thực hiện quyền tham gia ý kiến của mình trong cuộc sống ở gia đình, nhà trường.
- Biết tôn trọng ý kiến của những người khác.
II. Đồ dùng:
Tranh ảnh, đồ dùng hoá trang, 
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
GV gọi 1 HS đọc nội dung phần ghi nhớ của giờ trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu – ghi đầu bài:
2. Các hoạt động;
*HĐ1: Tiểu phẩm “Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa”.
-H/s chuẩn bị trước nội dung tiểu phảm để đóng vai
a. HS đóng tiểu phẩm:
 Xem tiểu phẩm do 1 số bạn trong lớp đóng.
Các nhân vật: Hoa, bố Hoa, mẹ Hoa.
b. Cho HS thảo luận:
? Em có nhận xét gì về ý kiến của mẹ Hoa, bố Hoa về việc học tập của Hoa
? Hoa đã có ý kiến giúp đỡ gia đình như thế nào? ý kiến của bạn Hoa có phù hợp không
? Nếu là Hoa, em sẽ giải quyết thế nào?
-h/s nêu ý kiến : bố mẹ bạn mong muốn bạn học tốt.
- .......có phù hợp.
-Tự trả lời : học và giúp đỡ bố mẹ.....
=> GV kết luận.
*HĐ2: Trò chơi “Phóng viên”.
 -G/v hướng dẫn cách chơi
 -Cho h/s chơi
 1 số HS xung phong đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp theo những câu hỏi trong bài tập 3 SGK.
- GV kết luận:
Mỗi người đều có quyền có những suy nghĩ riêng và có quyền bày tỏ ý kiến của mình.
* HĐ3: Trình bày sản phẩm
 Trình bày các bài viết, tranh vẽ (bài tập 4 SGK).
- GV kết luận chung: 
+ Trẻ em có quyền có ý kiến và trình bày ý kiến.
+ ý kiến của trẻ cần được tôn trọng.
+ Trẻ em cần biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác.
C.Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học. Dặn dò..

Tài liệu đính kèm:

  • doclop4-lantuan6.doc