Giáo án các môn khối 5

Giáo án các môn khối 5

I/ Mục tiêu:

1- HS tiếp tục đọc trôi chảy, lưu loát và diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, thể hiện cảm hứng ca ngợi vẻ đẹp của rừng thảo quả.

2- Cảm nhận được vẻ đẹp, hương thơm đặc biệt, sự sinh sôi, phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả và cảm nhận được nghệ thuật miêu tả đặc sắc của tác giả.

II/ Các hoạt động dạy học:

1- Kiểm tra bài cũ:

HS đọc trả lời các câu hỏi về bài Tiếng vọng của nhà văn Nguyễn Quang

doc 12 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1095Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn khối 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ tư ngày 11 tháng 11 năm 2009
Tiết 1+2: Ôn tập đọc 
 Mùa thảo quả
I/ Mục tiêu:
1- HS tiếp tục đọc trôi chảy, lưu loát và diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, thể hiện cảm hứng ca ngợi vẻ đẹp của rừng thảo quả.
2- Cảm nhận được vẻ đẹp, hương thơm đặc biệt, sự sinh sôi, phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả và cảm nhận được nghệ thuật miêu tả đặc sắc của tác giả.
II/ Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra bài cũ:
HS đọc trả lời các câu hỏi về bài Tiếng vọng của nhà văn Nguyễn Quang Thiều.
2- Dạy bài mới:
2.1- Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.2 HS ôn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Ôn luyện đọc:
-Mời 1 HS giỏi đọc.
-Cho HS trung bình yếu đọc nối tiếp đoạn nhiều lần, GV kết hợp sửa lỗi phát âm .
-Cho HS đọc đoạn trong nhóm ( một khá và một yếu).
-GV đọc diễn cảm toàn bài.
b) Ôn tìm hiểu bài:
-Cho HS yếu đọc đoạn 1 trả lời
+Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào?
+Cách dùng từ đặt câu ở đoạn đầu có gì đáng chú ý?( một h/s trung bình)
-Cho HS trung bình đọc đoạn 2
+Những chi tiết nào cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh? 
+Đọc bài văn em cảm nhận được điều gì? (dành cho h/s khá trả lời)
-Cho 1-2 HS đọc lại toàn bài.
c)Ôn đọc diễn cảm:
-Mời HS nối tiếp đọc bài.
-Thi đọc diễn cảm. ( ba h/s yếu thi đọc diễn cảm)
-Đoạn 1: Từ đầu đến nếp khăn
-Đoạn 2: Tiếp cho đến không gian
-Đoạn 3: các đoạn còn lại.
- HS khá giỏi bố sung.
-Bằng mùi thơm đặc biệt quyến rũ lan xa
-Các từ hương và thơm lặp đi lặp lại, câu 2 khá dài
-Qua một năm, hạt thảo quả đã thành cây, cao tới bụng người. Một năm sau nữa mỗi thân
- Bài văn cho ta thấy vẻ đẹp, hương thơm đặc biệt, sự sinh sôi, phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả qua nghệ thuật miêu tả đặc sắc của.
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn 2 trong nhóm
-HS luyện và thi đọc diễn cảm.
3-Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học.
Tiết 3+4: Ôn toán 
 Nhân một Số thập với 10, 100,1000,..
I/ Mục tiêu: Giúp HS ôn:
	-Nhân một số thập phân với 10, 100, 1000,
	-Củng cố kĩ năng nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
	-Củng cố kĩ năng viết các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.
 II/ Các hoạt động dạy học:
	1-Kiểm tra bài cũ: Muốn nhân một STP với một số tự nhiên ta làm thế nào?
	2-Bài mới:
	2.1-Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
a) GV cho HS ôn lại lí thuyết:
-Nêu cách nhân một số thập phân với 10? Nêu ví dụ. 
-Muốn nhân một số thập phân với 100 ta làm thế nào? Nêu ví dụ.
-Muốn nhân một số thập phân với 10, 100, 1000,ta làm thế nào?
-Cho HS yếu nối tiếp nhau nhắc lại phần nhận xét
* HS ôn lại lí thuyết
- Ta chỉ việc chuyển dấu phẩy sang phải một chữ số.
VD: 12,3 x10 = 123
- Chuyển dấu phẩy sang bên phải 2 chữ số.
VD: 12,3x100 = 1230
-Chuyển dấu phẩy sang bên phải 1,2,3... chữ số.
	2.2-Bài tập:
*Bài tập 1 : Nhân nhẩm:
 a) 152,3 x10 ; 32,15 x10
 b) 65,4 x100 ; 98,23 x100
 c) 0,12 x1000 ; 54,623 x 100
-Cho lớp HS làm vào bảng con. 
-GV nhận xét.
*Bài tập 2 :Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là cm.
 -Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS nêu cách làm.
-Cho HS làm vào nháp, 3 h/s trung bình làm bài ,chữa bài. 
*Bài tập 3 : Tìm Xbiết X là số tự nhiên và 2,5 x X < 10
-Mời 1 HS đọc đề bài.
-HD HS tìm hiểu bài toán, làm vào vở.
-Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và giáo viên nhận xé
- 1 HS nêu yêu cầu.
- Ba HS yếu lên bảng làm bài.
 a) 152,3 x10 =1523; 32,15x10=321,5
 b) 65,4 x100=6540; 98,23 x100=9823
 c) 0,12 x1000=120 
 54,623 x 100= 54623
-HS làm bài :
a) 20,4dm = 204 cm
b) 32,9m = 3290cm
c) 0,654m = 65,4cm 
Một h/s khá làm bài 
2,5x X < 10hay 2,5 x X < 2,5 x 4 
Hai tích đều có hai thừa số và có thừa số thứ nhất bắng nhau băng nhau , tích nào có thừa số thứ hai bé hơn thì bé hơn , do đó X < 4 
Vậy X = 0;1;2;3.
	3-Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học
 Thứ sáu ngày 13 tháng 11 năm 9
Tiết1+2: Ôn luyện từ và câu
 Ôn tập mở rộng vốn từ:
 Bảo vệ môi trường
I/ Mục tiêu:
	-Ôn tập nghĩa của một số từ ngữ về môi trường ; biết tìm từ đồng nghĩa.
	-Nhớ cách ghép một tiếng gốc Hán (bảo) với những tiếng thích hợp để tạo thành từ phức.
II/ Đồ dùng dạy học:
Bảng nhóm.
III/ Các hoạt động dạy học:
 	1-Kiểm tra bài cũ:
- HS nhắc lại kiến thức về quan hệ từ và làm bài tập 3, tiết LTVC trước.
2- Dạy bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2.2- Hướng dẫn HS làm bài tập.
*Bài tập 1:Theo em những từ sau có nghĩa gì?( khu dân cư, khu sản xuất , khu bảo tồn thiên nhiên.)
-Mời 1 HS đọc yêu cầu. Cả lớp đọc thầm theo.
-Cho HS trao đổi nhóm 2.
-Mời 2 HS lên bảng một em hỏi một em trả lời .
- Gọi HS yếu nhắc lại
- Cả lớp và GV nhận xét. 
*Bài tập 2:Giải nghĩa một số từ sau: bảo đảm, bảo hiểm, bảo quản, bảo tàng,bảo toàn, bảo tồn, bảo trợ, bảo vệ.
-Cho HS làm việc theo nhóm 7 ghi kết quả thảo luận vào bảng nhóm.
-Mời đại diện nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét.
-GV nhận xét, chốt lại lời gải đúng.
*Bài tập 3:Viết một đoạn văn từ 5-7 câu tả rừng thông quê em có sử dụng các từ ngữ bài tậo 2.
-GV hướng dẫn.
-Cho một số HS đoạn văn vừa viết.
-HS khác nhận xét.
*Lời giải:
 -Khu dân cư: Khu vực dành cho nhân dân ăn ở sinh hoạt.
 -Khu sản xuất: Khu vực làm việc của nhà máy, xí nghiệp.
 -Khu bảo tồn thiên nhiên: Khu vực trong đó các loài cây, con vật và cảnh quan thiên nhiên được bảo vệ, giữ gìn lâu dài.
-1 HS nêu yêu cầu.
*Lời giải:
-Bảo đảm: Làm cho chắc chắn thực hiện được, giữ gìn được.
-Bảo hiểm: Gữ gìn để phòng tai nạn
-Bảo quản: Giữ gìn cho khỏi hư hỏng, hao hụt.
-Bảo tàng: Cất giữ những tài liệu, hiện vật
-Bảo toàn: Giữ cho nguyên vẹn
-Bảo tồn: Giữ lại không để cho mất đi.
-Bảo trợ: Đỡ đầu và giúp đỡ.
-Bảo vệ: Chống lại mọi sự xâm phạm
 - 1 HS đọc yêu cầu.
 - HS viết bài, 2 HS viết bài vào bảng nhóm.
- HS gắn bài lên bảng lớp.
	3-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học.
	 -Dặn HS ghi nhớ những từ ngữ đã học trong bài.
Tiết 3+4: Ôn toán
Luyện tập 
I/ Mục tiêu:
Giúp HS:
	-Củng cố kĩ năng nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
	-Rèn kĩ năng nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000,
II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
	1-Kiểm tra bài cũ:
	Nêu cách nhân một số thập phân với một số tự nhiên? Muốn nhân một số thập phân với 10, 100, 1000 ta làm thế nào?
	2-Bài mới:
	2.1-Giới thiệu bài:
	GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
	2.2-Luyện tập:
*Bài tập 1 : Tính nhẩm
a) 1,23 x10 ; 3,45x100 ; 2,654 x1000
b) 56,1 x10 ; 0,3 x100 ; 0,6 x 1000
-Cho HS nêu cách làm.
-Cho HS làm vào nháp, sau đó đổi nháp kiểm tra chữa chéo cho nhau.
-Mời một số HS yếu đọc kết quả.
- GV nhận xét.
*Bài tập 2 :Đặt tính rồi tính
a) 5,62 x40 ; b) 32,5 x 300 
c) 32,82 x 50 ; d) 72,14x 600
-Cho HS làm vào bảng con.
-Mời 4 HS trung bình lên làm bài. 
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét.
*Bài tập 3 : Một người đi xe đạp trong 3 giờ đầu , mỗi giờ đi được 12,5km; trong 2 giờ sau , mỗi giờ đi được 13,75km. Hỏi trên cả quãng đường , trung bình mỗi giờ người đó đi được bao nhiêu km?
-Cho HS trao đổi nhóm 2 để tìm cách giải.
-Cho HS làm vào vở.
-Mời 1 HS khá lên bảng làm bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
-1 HS nêu yêu cầu.
*Kết quả:
 a) 12,3 ; 345 ; 2654 . 
 b) 561 ; 30 ; 600 
-1 HS đọc đề bài.
*Kết quả:
224,8
9750
1641
43284
 -1 HS đọc đề bài. 
*Bài giải:
Số km người đó đi trong 3 giờ đầu là:
 12,5 x 3 = 37,5 (km)
Số km người đó đi trong 2 giờ sau là:
 13,75 x 2 = 27,5 (km)
Trung bình mỗi giờ người đi xe đạp đi được tất cả số km là:
 ( 37,5 + 27,5): 5 = 13(km)
 Đáp số: 13 km.
3-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học.
	 -Nhắc HS về học kĩ lại nhân một số thập phân với một số tự nhiên, nhân một số thập phân với 10, 100, 1000...
 Tuần 13: Thứ hai ngày 16 tháng 11 năm 2009.
Tiết 1+2: Ôn toán 
 Nhân một Số thập với một số thập phân
I/ Mục tiêu: Giúp HS: 
	-Củng cố quy tắc nhân một số thập phân với một số thập phân.
	-Bước đầu nắm được tính chất giao hoán của phép nhân hai số thập phân.
 II/ Các hoạt động dạy học:
	1-Kiểm tra bài cũ: Muốn nhân một STP với một số tự nhiên ta làm thế nào?
	2-Bài mới:
	2.1-Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
	2.2-Kiến thức:
a) GV cho h/s ôn tập lại phần lí thuyết
-GV nêu ví dụ: 4,2 x 5,2 = ? 
- GV cho HS đọc vd sau đó làm bài.
-GV gọi một HS nêu cách làm.
 -Muốn nhân một số thập phân với một số thập phân ta làm thế nào?
-Cho HS nối tiếp nhau đọc phần nhận xét.
- HS làm vào bảng con .
 4,2
 5,2
 8 4 
 210
 218,4
+ Nhân như nhân số tự nhiên 
+ Đếm xem trong phần thập phân của cả hai thừa số có bao nhiêu chữ số rồi dùng dấu phẩy tách ở tích ra bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái.
	2.2-Bài tập
*Bài tập 1 : Đặt tính rồi tính
a) 32,5 x 1,2 b) 78,68 x 2,6 
c) 0,23 x 5,6 d) 6,234 x 2,4
-Cho HS làm vào bảng con. 
-GV nhận xét.
*Bài tập 2 : Tính rồi so sánh giá trị của 
a x b và b x a:
 a
 b
 a x b
 b x a
 3,46
 3,2
 0,24
 2,5
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS nêu cách làm.
-Cho HS làm vào nháp. Nêu kết quả. GV ghi kết quả lên bảng lớp.
-Cho HS so sánh giá trị của 2 biểu thức a x b và b x a sau đó rút ra nhận xét
*Bài tập 3 : Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài 32,5m, chiều rộng kém chiều dài 9.,5m . Tính chu vi và diện tích mảnh đất đó?
-Mời 1 HS đọc đề bài.
-HD HS tìm hiểu bài toán.
-Cho HS làm vào vở.
-Mời 1 HS khá lên bảng làm bài.
-Cả lớp và giáo viên nhận xét.
- HS nêu yêu cầu.
- Bốn HS yếu lên bảng lớp làm bài.
*Kết quả: 
 a) 39 b) 204,568
 c) 1,288 d) 14,9616
*Kết quả:
 a x b = 11,072 và11,072
 b x a = 0,6 và 2,6 
-Nhận xét: a x b = b x a
 - 1HS đọc đề.
*Bài giải:
 Chiều rộng mảnh vườn là:
 32,5 – 9,5 = 23 (m)
 Chu vi vườn cây hình chữ nhật là:
 (32,5 + 9,5) x 2 = 84(m)
 Diện tích vườn cây hình chữ nhật là:
 32,5 x 9,5 = 308,75 (m2)
 Đáp số: 84m và 308,75m2
	3-Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học
Tiết 3+4: Ôn chính tả (nghe - viết)
Mùa thảo quả
 Phân biệt âm đầu s/x, âm cuối t/c
I/ Mục tiêu:
Nghe viết chính xác, trình bày đúng một đoạn của bài Mùa thảo quả. 
Ôn lại cách viết những từ ngữ có âm đầu s/x hoặc âm cuối t/c.
II Đồ dùng daỵ học:
-Bảng phụ, bút dạ.
III/ Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ.
HS viết các từ ngữ theo yêu cầu bài tập 3a hoặc 3b, tiết chính tả tuần 11.
2.Bài mới:
2.1.Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
Hướng dẫn HS nghe – viết:
- GV Đọc bài ( từ Thảo quả trên rừng...lấn chiếm không gian)
- Khi thảo quả chín rừng có những nét gì đẹp?
- Cho HS đọc thầm lại bài.
- GV đọc những từ khó, dễ viết sai cho HS viết bảng con: nảy, lặng lẽ, mưa rây, rực lên, chứa lửa, chứa nắng
- Em hãy nêu cách trình bày bài?
- GV đọc từng câu (ý) cho HS viết.
- GV đọc lại toàn bài. 
- GV thu một số bài để chấm.
- HS theo dõi SGK.
- Một HS đọc lại bài.
- Dưới đáy rừng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng
- HS viết bảng con.
- HS viết bài.
- HS soát bài, chữa lỗi ( mỗi lỗi sai viết lại 2 dòng)
2.3- Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
* Bài tập 2 :Tìm các từ ngữ chứa tiếng ghi ở mỗi cột dọc trong bảng sau:
 sa
 sẻ
 sổ
 sơ
 su
 xa
 xẻ
 xổ
 xơ
 xu
- Mời một HS nêu yêu cầu.
- GV cho HS làm bài: 
-Cách làm: HS lần lượt bốc thăm đọc to cho cả tổ nghe ; tìm và viết thật nhanh lên bảng 2 từ có chứa 2 tiếng đó.
- Mời đại diện 3 tổ trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
- GV KL nhóm thắng cuộc.
- HS thi làm nhanh.
*Ví dụ:
-Sổ sách, vắt sổ, sổ mũi
-xổ xố, xổ lồng,
-Bát ngát, bát ăn, cà bát,
-chú bác, bác trứng, bác học,
3-Củng cố dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
 -Nhắc HS về nhà luyện viết nhiều và xem lại những lỗi mình hay viếtTiết 3: 
 T1+2: Thứ tư ngày 18 tháng 11 năm 2009
 Ôn toán 
 Nhân một Số thập phân 
 với một số thập phân
I/ Mục tiêu: Giúp HS: 
	-Nhớ quy tắc nhân một số thập phân với một số thập phân.
	- Nắm được tính chất giao hoán của phép nhân hai số thập phân.
 II/ Các hoạt động dạy học:
	1-Kiểm tra bài cũ: Muốn nhân một STP với một số tự nhiên ta làm thế nào?
	2-Bài mới:
	2.1-Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
	2.2-Ôn lí thuyết
a) Ví dụ :
-GV nêu ví dụ: 3,2 x 2,5 = ? 
-GV hướng dẫn đặt tính rồi tính
- GV cho h/s trình bày, nhận xét.
-Muốn nhân một số thập phân với một số thập phân ta làm thế nào?
-Cho h/s liên tiếp nhắc lại.
- HS làm vào bảng con,đặt tính rồi tính 
 3,2
 x 2,5
 160
 64
 65,60
Ta nhân như nhân số tự nhiên .Đếm xem phần thập phân của cả hai thừa số có bao nhiêu chữ số thì tách ở tích ra bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái. 
	2.2-Bài tập:
*Bài tập 1 :Đặt tính rồi tính
a) 56,3 x 2,5 
b) 40,2 x 2,1
c) 51,31 x 3,4
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS làm vào bảng con. 
-GV nhận xét.
*Bài tập 2 : Tính rồi so sánh giá trị của 
a x b và b x a:
 a
 b
 ax b
 b x a
2,3
4.,5
5,6
6,5
-Cho HS nêu cách làm.
-Cho HS làm vào nháp. Nêu kết quả. GV ghi kết quả lên bảng lớp.
-Cho HS so sánh giá trị của 2 biểu thức a x b và b x a sau đó rút ra nhận xét
*Bài tập 3 : Một ô tô đi trong 1/2 được 21km . Hỏi ô tô đó đi trong 1,5 giờ được bao nhiêu ki-lô-mét?
-HD HS tìm hiểu bài toán.
-Cho HS làm vào vở.
-Mời 1 khá HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và giáo viên nhận xét.
-Ba h/s yếu lên bảng làm bài:
a) 56,3 b) 40,2 c) 51,31
 x 2,5 x 2,1 x 3,4
 2815 402 20524 
 1126 804 15393
140,75 8442 174,454
-1 HS nêu yêu cầu
*Kết quả:
 a x b = 10,35 và 36,4
 b x a = 10,35 và 36,4
-Nhận xét: a x b = b x a
-1 HS đọc đề bài.
*Bài giải: 
Quãng đường ô tô đi được trong 1 giờ
 21 x 2 = 42 (km)
 1,5 giờ = 3/2 giờ
Quãng đường ô tô đó đi trong 3/2 giờ là
 42 x 3/2 = 63 (km)
 Đáp số : 63 km
	3-Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học
Tiết3+4: Ôn Tập làm văn
Cấu tạo của bài văn tả người
I/ Mục tiêu:
	-Nắm vững cấu tạo ba phần của bài văn tả người.
	-Biết vận dụng những hiểu biết về cấu tạo của bài văn tả người để lập dàn ý chi tiết tả một người thân trong gia đình-một dàn ý với những ý riêng ; nêu được những nét nổi bật về hình dáng, tính tình và hoạt động của đối tượng miêu tả.
II/ Đồ dùng dạy học:
	-Giấy khổ to, bút dạ.
III/ Các hoạt động dạy học:
	1-Kiểm tra bài cũ: Cho HS nêu cấu tạo 3 phần của bài văn tả cảnh đã học.
	2-Bài mới:
	2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của giờ học	
 2.2-Ôn lí thuyết
- Cho một HS yếu nhắc lại các phần mở bài ,thân bài, kết bài của bài A cháng:
+Xác định phần mở bài?
+Tìm phần kết bài và nêu ý chính của nó?
+ Nhắc lại về cấu tạo của bài văn tả người:
Bài văn tả người gồm có mấy phần ? 
Nêu nội dung từng phần.
Cho HS nối tiếp nhắc lại nhiều lần cấu tạo bài văn tả người.
+Cho HS đọc và nói lại nội dung cần ghi nhớ.
2.3 : Thực hành:
*Đề :Lập dàn ý chi tiết tả về mẹ của em .
-GV nhắc HS chú ý:
+Khi lập dàn ý, em cần bám sát 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn MT người.
+Chú ý đưa vào dàn ý những chi tiết có chọn lọc-những chi tiết nổi bật về ngoại hình, tính tình, hoạt động của người đó.
-Mời một vài HS nói đối tượng định tả.
-Cho HS lập dàn ý vào nháp, 2-3 HS khá , giỏi làm vào giấy khổ to.
-Mời một số HS trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét, nhận xét kĩ cá bài làm bằng giấy khổ to dán trên bảng
-Pần mở bài: Từ đầu đến Đẹp quá!
-Phần kết bài: Câu văn cuối.
-HS tự nêu:Bài văn tả người gồm ba phần: 
+ Mở bài :
 Giới thiệu về người mình định tả.
+ Thân bài:
a) Tả ngoại hình (đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách ăn mặc,khuôn mặt mái tóc, cặp mắt ,hàm răng,...
b) Tả tính tình hoạt động(lời noi, cử chỉ, thói quen, cách cư xử với người khác,...
+ Kết bài:
 Nêu cảm nghĩ về người được tả.
-HS đọc yêu cầu.
VD: +Mở bài: Nếu ai hỏi em trên đời này em yêu ai nhất.Em trả lời:em yêu mẹ nhất.
+ Thân bài: 
Tả hình dáng : 
. Mẹ em năm nay gần ba mươi tuổi.
. Dáng người thon thả mảnh mai.
. Khuôn mặt tròn, nước da trắng hồng tự nhiên....
Tả hoạt động :
.Sáng mẹ em nấu cơm cho cả gia đình...
+ Kết bài :
Em rất yêu mẹ của mình. Em tự hào và hạnh phúc khi mình là con của mẹ.
	3-Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học, yêu cầu HS về hoàn chỉnh dàn ý.
 Thứ sáu ngày 20 tháng 11 năm 2009.
Tiết 1+2: Ôn Toán
Luyện tập
I/ Mục tiêu:
Giúp HS:
-Ôn lại quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001
-Củng cố về nhân một số thập phân với một số thập phân.
-Củng cố kỹ năng đọc,viết các số thập phân và cấu tạo của số thập phân.
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1-Kiểm tra bài cũ:
	Muốn nhân một số thập phân với 10, 100, 1000 ta làm thế nào?
	2-Bài mới:
	2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
	2.2-Luyện tập:
*Bài tập 1 : Tính nhẩm:
a)213,2 x 0,1 12,3 x 0,1
b) 560,35 x 0,01 562,12 x 0,01
c) 896,3 x 0,001 654,9 x 0,001
 - Nhận xét
- ?Muốn nhân một số thập phân với 0,1 ; 0,01 ; 0,001ta làm thế nào?
-Cho HS nối tiếp nhau nhắc lại.
*Bài tập 2 : Đặt tính rồi tính
a) 42,13 x2,6
b) 502,1 x 4,2
c) 15,356 x 3,2 .
-Cho HS làm vào bảng con.
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét.
*Bài tập 3 :Thay mỗi dấu * bằng một chữ số thích hợp(dành cho HS khá giỏi)
 8,46
 x *,*
 ***
 ***
 *,***
-Cho HS trao đổi nhóm để tìm cách giải.
-Cho HS làm vào vở.
-Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
-HS đọc yêu cầu.
- Sáu HS yếu lần lượt nối tiếp trả lời
a) 21,32 1,23
b) 5,6035 5,6212
c) 0,8963 0,6549
 - Ta chỉ việc chuyển dấu phẩy sang trái một, hai, ba,... chữ số 
-1 HS đọc đề bài.
-3 HS trung bình lên làm bài. 
*Kết quả:
 a) 109,538
 b) 2108,82
 c) 49,1392
-1 HS đọc yêu cầu.
- 1 HS làm bài.
 8,46
 x 1,1
 846
 846
 9,306
3-Củng cố, dặn dò: 
-GV nhận xét giờ học
-Nhắc HS về học kĩ lại nhân một số thập phân với 10, 100, 1000... 0,1 ; 0,01 ; 0,001
Tiết 3+4: Ôn luyện từ và câu
Luyện tập về quan hệ từ
I/ Mục tiêu:
	-Biết vận dụng kiến thức về quan hệ từ để tìm được các quan hệ từ trong câu ; hiểu sự biểu thị những quan hệ khác nhau của các quan hệ từ cụ thể trong câu.
	-Biết sử dụng một số quan hệ từ thường gặp.
II/ Đồ dùng dạy học:
-Bảng nhóm, bút dạ.
III/ Các hoạt động dạy học:
 	1-Kiểm tra bài cũ:
- HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ của tiết LTVC trước.
2- Dạy bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: 
GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2.2- Hướng dẫn HS làm bài tập:
*Bài tập 1:Tìm quan hệ từ trong các câu văn dưới đây và cho biết mối quan hệ từ nối những từ ngữ:
 Bác Tâm, mẹ Thư đang chăm chú làm việc. Bác đi một đôi găng tay bằng vải gì rất dày. vì thế, tay bác y như tay người khổng lồ trong truyện thần thoại ấy.
-Mời một số học sinh trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2:Tìm quan hệ từ trong các câu dưới đây và cho biết quan hệ từ đó biểu thị mối quan hệ gì?
a) Lũy giữa cũng toàn tre nhưng là loại tre thẳng. Tre óng chuốt vươn thẳng tắp, ngọn không dày và rậm ráp như tre gai.
b) Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng. Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương.
-Mời 2 HS chữa bài
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3:Viết một đoạn văn ngắn từ 5
7 câu tả cảnh đẹp ở địa phương em (trong đó có sử dụng 5 quan hệ từ trở lên)
 -GV cho HS làm bài cá nhân.
-Mời HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn vừa viết 
-Cả lớp và GV nhận xét, 
 -HS nêu yêu cầu.
 -HS trao đổi nhóm 2.
*Lời giải : Quan hệ từ và tác dụng
-Bằng nối găng tay với vải gì rất dày
-Y như nối tay bác với tay người khổng lồ.
 - 1 HS nêu yêu cầu.
-HS suy nghĩ, làm việc cá nhân.
*Lời giải:
 +Quan hệ từ và mối quan hệ
a) -Nhưng:thể hiện quan hệ tương phản
- Và: thể hiện quan hệ bổ sung
-Như:thể hiện mối quan hệ so sánh.
b) Nếu : thể hiện quan hệ giả thiết.
-1 HS nêu yêu cầu
- 2 HS làm bảng phụ 
-Hai HS mang bảng nhóm lên trình bày .(gạch chân các quan hệ từ) 
3-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 5 buoi 2(1).doc