Giáo án tổng hợp môn lớp 5 - Tuần dạy số 35

Giáo án tổng hợp môn lớp 5 - Tuần dạy số 35

Toán:

Tiết 171: Luyện tập chung

I) Mục tiêu:

1. Kiến thức: Củng cố cách cộng, trừ, nhân, chia phân số, số thập phân.

2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng tính nhanh và chính xác các kĩ năng tính toán và giải toán liên quan đến hình học.

3. Thái độ: Tích cực, tự giác học tập.

II) Chuẩn bị:

 Bảng phụ.

III) Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của thầy

1. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 2 học sinh làm 2 ý của bài tập 1 (trang 176)

2. Bài mới:

a) Giới thiệu bài:

b) Hướng dẫn học sinh làm bài tập:

- Gọi 1 HS nêu yêu cầu.

- Gọi HS nêu cách làm bài.

- Cho HS làm bài vào vở, 4 HS tiếp nối làm bài trên bảng lớp.

- Gọi HS nhận xét, chữa bài.

- GV nhận xét.

- Gọi 1 HS nêu yêu cầu.

- Hướng dẫn HS làm bài.

- Cho HS làm vào vở, 2 HS làm bài trên bảng phụ, gắn bảng phụ.

- Gọi HS nhận xét, chữa bài.

- GV nhận xét, đánh giá.

- Gọi HS đọc và nêu tóm tắt bài toán.

- Gọi HS nêu cách làm.

- Cho HS làm vào vở.

- Gọi 1 HS lên bảng chữa bài.

- Yêu cầu cả lớp đổi vở kiểm tra theo cặp.

- GV nhận xét, đánh giá.

- Gọi HS đọc và nêu tóm tắt bài toán.

- Hướng dẫn HS làm bài.

- Cho HS làm bài vào vở, 1 HS làm vào bảng phụ, gắn bảng.

- Gọi HS nhận xét, chữa bài.

- GV nhận xét.

- Gọi 1 HS nêu yêu cầu.

- Cho HS làm bài vào vở, tổ chức cho 2 HS thi làm bài nhanh.

- Gọi HS nhận xét, chữa bài.

- GV nhận xét, công bố kết quả. Hoạt động của trò

doc 22 trang Người đăng hang30 Lượt xem 473Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp môn lớp 5 - Tuần dạy số 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 35
Thứ hai ngày 9 tháng 5 năm 2011
Toán:
Tiết 171: Luyện tập chung
I) Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố cách cộng, trừ, nhân, chia phân số, số thập phân.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng tính nhanh và chính xác các kĩ năng tính toán và giải toán liên quan đến hình học.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác học tập.
II) Chuẩn bị:
	Bảng phụ.
III) Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 học sinh làm 2 ý của bài tập 1 (trang 176)
2. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu.
- Gọi HS nêu cách làm bài.
- Cho HS làm bài vào vở, 4 HS tiếp nối làm bài trên bảng lớp.
- Gọi HS nhận xét, chữa bài.
- GV nhận xét.
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu.
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm vào vở, 2 HS làm bài trên bảng phụ, gắn bảng phụ.
- Gọi HS nhận xét, chữa bài.
- GV nhận xét, đánh giá.
- Gọi HS đọc và nêu tóm tắt bài toán.
- Gọi HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào vở.
- Gọi 1 HS lên bảng chữa bài.
- Yêu cầu cả lớp đổi vở kiểm tra theo cặp.
- GV nhận xét, đánh giá.
- Gọi HS đọc và nêu tóm tắt bài toán.
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm bài vào vở, 1 HS làm vào bảng phụ, gắn bảng.
- Gọi HS nhận xét, chữa bài.
- GV nhận xét.
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm bài vào vở, tổ chức cho 2 HS thi làm bài nhanh.
- Gọi HS nhận xét, chữa bài.
- GV nhận xét, công bố kết quả.
Hoạt động của trò
Bài 1(176): Tính:
a, 1 x = x = =
b, : 1 = : = 
c) 3,57 × 4,1 + 2,43 × 4,1 
 = 4,1 × (3,57 + 2,43)
 = 4,1 × 6 = 24,6
d) 3,42 : 0,57 × 8,4 – 6,8
 = 6 × 8,4 – 6,8 
 = 50,4 – 6,8 = 43,6
Bài 2(177): Tính bằng cách thuận tiện nhất:
a) 
b)
Bài 3(177): Tóm tắt
Chiều dài : 22,5 m
Chiều rộng : 19,2 m
Bể chứa : 414,72 m3
Mức nước : chiều cao bể
Chiều cao :.....m?
Bài giải:
 Diện tích đáy của bể bơi là:
 22,5 x 19,2 = 432 (m2)
 Chiều cao của mực nước trong bể là:
 414,72 : 432 = 0,96 (m)
 Tỉ số chiều cao của bể bơi và chiều cao của mực nước trong bể là 
 Chiều cao của bể bơi là:
 0,96 x = 1,2 (m)
 Đáp số: 1,2 m.
Bài 4(177): Tóm tắt
V thuyền : 7,2km/giờ
V nước : 1,6 km/giờ
a, t xuôi dòng : 3,5 giờ
S :....km?
b, S ngược dòng : bằng S khi xuôi dòng
t ngược dòng :....?
Bài giải:
a) Vận tốc của thuyền khi xuôi dòng là:
 7,2 + 1,6 = 8,8 (km/giờ)
 Quãng sông thuyền đi xuôi dòng trong 3,5 giờ là:
 8,8 x 3,5 = 30,8 (km)
b) Vận tốc của thuyền khi ngược dòng là:
 7,2 – 1,6 = 5,6 (km/giờ)
Thời gian để thuyền đi ngược dòng 30,8 km là: 
30,8 : 5,6 = 5,5 (giờ) = 5giờ 30phút
 Đáp số: a) 30,8 km ; b) 5 giờ 30 phút.
Bài 5 ( 177): Tìm x:
 87,5 × + 1,25 × = 20
 (8,75 + 1,25) × = 20
 10 × = 20
 = 20 : 10 
 = 2
3- Củng cố, dặn dò: 
 - GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập.
Tiếng Việt: 
Ôn tập cuối học kì II (tiết 1)
I) Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Củng cố kiến thức về chủ ngữ, vị ngữ trong từng kiểu câu kể.
- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu (HS trả lời 1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc).
- Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ học kì 2 của lớp 5 (phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 120 chữ / phút; Biết ngừng nghỉ sau dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật).
2. Kỹ năng: Lập bảng thống kê về chủ ngữ, vị ngữ trong từng kiểu câu kể (Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?).
3. Thái độ: Tích cực, tự giác học tập.
II) Chuẩn bị:
	Phiếu viết tên từng bài tập đọc – học thuộc lòng đã học ở học kì II
III) Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
1- Kiểm tra bài cũ: 
2- Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
b. Kiểm tra tập đọc, học thuộc lòng: 
- Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc
- Yêu cầu HS đọc bài đã gắp thăm được và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài.
- Gọi HS nhận xét bạn đọc và trả lời câu hỏi.
- Cho điểm trực tiếp HS (theo hướng dẫn của Bộ GD - ĐT)
c. Hướng dẫn làm bài tập:
- Gọi một HS nêu yêu cầu.
- Gọi HS đọc bảng tổng kết kiểu câu Ai làm gì?
- Gắn bảng tổng kết CN, VN của kiểu câu Ai làm gì? giải thích.
- Giúp HS hiểu yêu cầu của bài tập:
+ Lập bảng tổng kết về CN, VN của 3 kiểu câu kể.
+ Yêu cầu HS nêu VD minh hoạ cho mỗi kiểu câu.
- Cho HS làm bài vào vở bài tập, 2 HS làm vào bảng phụ, treo bảng và trình bày.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Hoạt động của trò
- Lần lượt HS gắp thăm bài (mỗi lượt 3 đến 4 HS), HS về chỗ chuẩn bị bài khoảng 2 phút. Khi 1 HS kiểm tra xong thì tiếp nối 1 HS gắp thăm.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi, nhận xét.
Bài 2(162): 
- 1HS đọc yêu cầu.
- 1HS đọc.
- Quan sát, lắng nghe.
- Hiểu yêu cầu của bài.
- HS làm bài sau đó trình bày.
Kiểu câu “ Ai làm gì?”
 TP 
Đặc điểm
Chủ ngữ
Vị ngữ
Câu hỏi
Ai? Cái gì? Con gì?
Làm gì?
Cấu tạo
- Danh từ, cụm danh từ.
- Đại từ.
Động từ, cụm động từ.
Kiểu câu “ Ai thế nào?”
Kiểu câu “ Ai là gì?”
 T.Phần
Đ.Điểm
Chủ ngữ
Vị ngữ
Chủ ngữ
Vị ngữ
Câu hỏi
Ai (cái gì, con gì)?
Thế nào?
Ai? cái gì? con gì?
Là gì? là ai? là con gì?
Cấu tạo
- Đại từ.
- Danh từ (cụm DT)
- Tính từ (cụm TT).
- Động từ (cụm ĐT).
- Danh từ (cụm DT)
- Là + danh từ (cụm DT).
3- Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
- Nhắc HS về ôn tập và chuẩn bị bài sau.
Tiếng Việt:
Ôn tập cuối học kì II (tiết 2)
I) Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
	- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng.
	- Biết lập bảng tổng kết về các loại trạng ngữ (trạng ngữ chỉ nơi chốn, thời gian, nguyên nhân, mục đích, phương tiện).
2. Kỹ năng: Lập được bảng tổng kết về các lại trạng ngữ.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác học tập.
II) Chuẩn bị:
	Phiếu viết tên các bài TĐ – HTL đã học ; bảng phụ.
III) Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra chuẩn bị
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Kiểm tra lấy điểm TĐ – HTL (khoảng 1/4 số HS 
- Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc
- Yêu cầu HS đọc bài đã gắp thăm được và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài.
- Gọi HS nhận xét bạn đọc và trả lời câu hỏi.
- Cho điểm trực tiếp HS (theo hướng dẫn của Bộ GD - ĐT)
c. Hướng dẫn làm bài tập:
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Gắn bảng tổng kết trong SGK, chỉ bảng, giúp HS hiểu yêu cầu của bài.
- Kiểm tra kiến thức:
+ Trạng ngữ là gì?
+ Có những loại trạng ngữ nào? Mỗi loại trạng ngữ trả lời cho câu hỏi nào?
- Cho HS làm bài vào VBT, 1 HS làm bảng phụ, gắn bảng.
- Cùng cả lớp nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Hoạt động của trò
- Lần lượt HS gắp thăm bài (mỗi lượt 3 đến 4 HS), HS về chỗ chuẩn bị bài khoảng 2 phút. Khi 1 HS kiểm tra xong thì tiếp nối 1 HS gắp thăm.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi, nhận xét.
Bài 2(163)
- 1 HS nêu.
- Quan sát bảng, hiểu yêu cầu của đề.
+ Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, xác định thời gian, nơi chốn... của sự việc nêu trong câu. Trạng ngữ có thể đứng đầu câu, cuối câu hoặc chen giữa chủ ngữ và vị ngữ.
+ Có trạng ngữ chỉ nơi chốn (ở đâu?); thời gian (bao giờ? khi nào?...); nguyên nhân (vì sao? nhờ đâu?...); mục đích (vì cái gì? để làm gì?...); phương tiện (bằng cái gì? với cái gì?...).
- Làm bài và trình bày.
* VD về lời giải:
Các loại TN
Câu hỏi
Ví dụ
TN chỉ nơi chốn
Ở đâu?
- Ngoài đường, xe cộ đi lại như mắc cửi.
TN chỉ thời gian
Khi nào?
Mấy giờ?
- Sáng sớm tinh mơ, nông dân đã ra đồng.
- Đúng 8 giờ sáng, chúng tôi bắt đầu lên đường.
TN chỉ nguyên nhân
.
Vì sao?
Nhờ đâu?
Tại đâu?
- Vì vắng tiếng cười, vương quốc nọ buồn chán kinh khủng.
- Nhờ siêng năng chăm chỉ, chỉ 3 tháng sau, Nam đã vượt lên đầu lớp.
- Tại Hoa lười học mà tổ chẳng được khen.
 3- Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học. 
- Nhắc HS chuẩn bị cho ôn tập tiết 3, dặn những HS chưa kiểm tra tập đọc, HTL hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc.
Thứ ba ngày 10 tháng 5 năm 2011
Toán :
Tiết 172: Luyện tập chung
I) Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố về tính giá trị của biểu thức, tìm số trung bình cộng, giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm và toán chuyển động đều.
2. Kỹ năng: Thực hành làm các bài tập.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác học tập.
II) Chuẩn bị:
	Bảng phụ.
III) Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra HS làm bài 5 - giờ trước.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Gọi HS nêu cách làm.
- Cho HS làm bài vào vở, 2 HS làm bài trên bảng lớp.
- GV nhận xét, cho điểm.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm vào nháp, 2 HS làm vào phiếu, gắn phiếu.
- Gọi HS nhận xét, chữa bài, chốt kết quả đúng.
- Gọi HS đọc và nêu tóm tắt bài toán.
- Gọi HS nêu cách làm. 
- Hướng dẫn HS làm bài .
- Cho HS làm vào vở, 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cùng cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng.
- Yêu cầu HS kiểm tra theo cặp.
- GV nhận xét.
- Gọi HS đọc và nêu tóm tắt bài toán.
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm bài vào vở.
- Gọi 1 HS lên bảng chữa bài, lớp nhận xét, chốt lời giải đúng. 
- Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra chéo.
- GV nhận xét.
- Gọi HS đọc và tóm tắt bài toán.
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm bài vào vở.
- GVchấm một số bài.
- Gọi 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cùng cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng.
Hoạt động của trò
Bài 1(177): Tính:
a) 6,78 – (8,951 + 4,784) : 2,05
 = 6,78 – 13,735 : 2,05
 = 6,78 - 6,7 = 0,08
b) 6 giờ 45 phút + 14 giờ 30 phút : 5
 = 6 giờ 45 phút + 2 giờ 54 phút
 = 8 giờ 99 phút = 9 giờ 39 phút
Bài 2(177): Tìm số trung bình cộng của: 
- 1 HS đọc.
- Làm bài và chữa bài.
a, 19; 34; và 46
( 19 + 34 + 46) : 3 = 33
b, 2,4; 2,7; 3,5; và 3,8
( 2,4 + 2,7 + 3,5 + 3,8) : 4 = 3,1 
Bài 3(177): Tóm tắt
Học sinh trai : 19 bạn
học sinh gái nhiều hơn : 2 bạn
Học sinh trai :....%?
Học sinh gái :....%?
Bài giải:
Số học sinh gái của lớp đó là: 
 19 + 2 = 21 (HS)
Số học sinh của cả lớp là: 
 19 + 21 = 40 (HS)
Tỉ số phần trăm của số HS trai và số HS của cả lớp là:
 19 : 40 = 0,475 = 47,5%
Tỉ số phần trăm của số HS gái và số HS của cả lớp là:
 21 : 40 = 0,525 = 52,5%
 Đáp số: 47,5% và 52,5%.
Bài 4(178): Tóm tắt 
Có : 6000 quyển sách
mỗi năm tăng : 20% so với năm trước
Sau 2 năm :...quyển sách?
Bài giải:
Sau năm thứ nhất số sách của thư viện tăng thêm là:
 6000 : 100 x 20 = 1200 (quyển)
Sau năm thứ nhất số sách của thư viện có tất cả là:
 6000 + 1200 = 7200 (quyển)
Sau năm thứ hai số sách của thư viện tăng thêm là:
 7200 : 100 x 20 = 1440 (quyển)
Sau năm thứ hai số sách của thư viện có là:
 7200 + 1440 = 8640 (quyển)
 Đáp số: 8640 quyển.
Bài 5(178): Tóm tắt
 ...  động về trẻ em) không phải diễn lại bằng văn xuôi câu thơ, đoạn thơ mà là nói tưởng tượng, suy nghĩ mà hình ảnh thơ đó gợi ra cho các em.
+ Những câu thơ nào gợi ra những hình ảnh rất sống động về trẻ em?
+ Những câu thơ nào tả cảnh buổi chiều tối và ban đêm ở vùng quê ven biển?
- Yêu cầu HS đọc kĩ câu hỏi ; chọn một hình ảnh mình thích nhất trong bài thơ để viết.
- Gọi HS đọc đoạn văn, trả lời ý (b) bài tập 2:
+ Tác giả quan sát buổi chiều tối và ban đêm ở vùng quê ven biển bằng những giác quan nào? Hãy nêu một hình ảnh hoặc chi tiết mà em thích trong bức tranh phong cảnh ấy? 
- Cùng cả lớp nhận xét, bổ sung ; bình chọn bạn làm bài tốt nhất.
Hoạt động của trò
- Lần lượt HS gắp thăm bài (mỗi lượt 3 đến 4 HS), HS về chỗ chuẩn bị bài khoảng 2 phút. Khi 1 HS kiểm tra xong thì tiếp nối 1 HS gắp thăm.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi, nhận xét.
Bài 2(166): Đọc bài thơ: Trẻ con ở Sơn Mĩ và trả lời câu hỏi ở SGK. 
- 2 HS đọc.
- Lắng nghe.
- Đọc thầm lại bài thơ.
- Lắng nghe.
+ Những câu thơ đó là: từ Tóc bết đầy gạo của trời và từ Tuổi thơ đứa bécá chuồn.
+ Đó là những câu thơ từ Hoa xương rồng chói đỏ đến hết.
- Lựa chọn hình ảnh và viết đoạn văn vào vở bài tập.
- HS đọc và trả lời câu hỏi.
+ Tác giả quan sát buổi chiều tối và ban đêm ở vùng quê ven biển bằng mắt để thấy hoa xương rồng chói đỏ....bằng tai để nghe tiếng hát của những đứa bé thả bò..., bằng mũi để ngửi thấy mùi rơm nóng len lỏi giữa cơn mơ. 
3- Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học. 
- Nhắc HS về nhà viết lại hoàn chỉnh đoạn văn miêu tả đã chọn.
Thứ năm ngày 12 tháng 5 năm 2011
Toán:
Tiết 174: Luyện tập chung
I) Mục tiêu:
1. Kiến thức: Ôn tập, củng cố về giải bài toán liên quan đến chuyển động cùng chiều, tỉ số phần trăm, thể tích hình hộp chữ nhật và sử dụng máy tính bỏ túi.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng tính toán.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác học tập.
II) Chuẩn bị:
	Bảng phụ.
III) Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra HS làm bài 2 - phần 2 (giờ trước).
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
- Gọi HS đọc từng yêu cầu.
- Gọi HS nêu cách làm từng bài.
- Cho HS làm bài bằng bút chì vào SGK.
- Gọi HS nối tiếp nêu kết quả, giải thích cách làm.
- Cùng cả lớp nhận xét, chốt kết quả đúng.
- Gọi HS đọc và nêu yêu tóm tắt bài toán. 
- Cho HS làm vào vở, 1 HS làm bài trên bảng phụ, gắn bảng.
- Gọi HS nhận xét, chữa bài.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
- Gọi HS đọc và nêu yêu cầu bài toán.
- Yêu cầu HS xác định dạng toán.
- Gọi HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào vở.
- GV chấm một số bài.
- Gọi 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cùng cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng.
Hoạt động của trò
- 1 HS lên bảng.
Phần 1: Mỗi bài tập dưới đây có kèm theo một số câu trả lời A, B, C, D (là đáp số, kết quả tính, ...). Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
- Tính toán, nêu kết quả, giải thích cách làm
* Đáp án:
1 – Khoanh vào C
2 – Khoanh vào A
3 – Khoanh vào B
Phần 2:
Bài 1(179):
Bài giải:
Phân số chỉ tổng số tuổi của con gái và của con trai là:
 + = 
Coi tổng số tuổi của hai con là 9 phần bằng nhau thì tuổi của mẹ là 20 phần như thế. Vậy tuổi mẹ là:
 = 40 ( tuổi)
 Đáp số: 40 tuổi.
Bài 2(179):
Bài giải:
a, Số dân ở Hà Nội năm đó là:
2627 × 921 = 2 419 467 (người)
 Số dân ở Sơn La năm đó là:
61 × 14210 = 866 810 (người)
Tỉ số phần trăm của số dân Sơn La và số dân Hà Nội là: 
866 810 : 2 419 467 = 0,3582
0,3582 = 35,82%
b) Nếu mật độ dân số ở Sơn La là 100 người/km2 thì trung bình mỗi km2 sẽ có thêm là:
100 – 61 = 39 (người)
Khi đó dân số của tỉnh Sơn La tăng thêm là:
39 × 14 210 = 554 190 (người)
 Đáp số: a) Khoảng 35,82%
 b) 554 190 người
3- Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập.
Tiếng Việt:
Ôn tập cuối học kì II (tiết 6)
I) Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
	- Nghe – viết đúng chính tả 11 dòng đầu của bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ.
	- Củng cố kĩ năng viết đoạn văn tả người, tả cảnh dựa vào hiểu biết của em và những hình ảnh được gợi ra từ bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ.
2. Kỹ năng: Nghe – viết đúng chính tả; Viết được một đoạn văn tả người.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác học tập.
II) Chuẩn bị:
	- Học sinh: Bảng con; Vở bài tập.
	- Giáo viên: Bảng phụ.
III) Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Kết hợp trong giờ.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:	
b. Nghe – viết chính tả:
- Đọc bài viết.
- Cho HS đọc thầm lại bài.
- Đọc những từ khó, dễ viết sai cho HS viết bảng con. 
- Hướng dẫn HS cách trình bày bài.
- Đọc từng câu cho HS viết.
- Đọc lại toàn bài cho HS soát lỗi. 
- Thu một số bài để chấm.
- Nhận xét chung.
c. Hướng dẫn HS làm bài tập.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Cùng học sinh phân tích đề.
- Yêu cầu HS suy nghĩ chọn đề gần gũi với mình.
- Gọi HS nói nhanh đề tài em chọn.
- Cho HS viết đoạn văn vào vở. 
- Gọi HS đọc đoạn văn.
- Cùng cả lớp nhận xét, bổ sung; bình chọn bạn làm bài tốt nhất.
Hoạt động của trò
- Theo dõi SGK.
- Đọc thầm bài.
- Viết bảng con: nín bặt, bết, à à u u, xay xay,
- Nghe và viết bài.
- Dùng bút chì soát lỗi.
Bài 2(167): Viết một đoạn văn khoảng 5 câu theo một trong các đề bài sau:
a, Tả một đám trẻ đang chơi đùa hoặc đang chăn trâu, chăn bò.
b, Tả một buổi chiều tối hoặc một đêm yên tĩnh ở vùng biển hoặc ở một làng quê.
- Làm bài vào vở bài tập, 1HS làm bảng phụ.
- Lần lượt trình bày bài viết của mình.
- HS nhận xét, bổ sung.
3- Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà hoàn chỉnh đoạn văn. Ôn tập để chuẩn bị làm bài kiểm tra kết thúc cấp Tiểu học.
Tiếng Việt:
Kiểm tra cuối năm học
( Đọc - hiểu)
Thứ sáu ngày 12 tháng 5 năm 2011
Toán :
Kiểm tra cuối năm học
Tiếng Việt:
Kiểm tra cuối năm học
( Viết)
Sinh hoạt:
Tổng kết năm học
A. Mục tiêu:
- Qua giờ sinh hoạt giúp HS nhận thấy những mặt ưu, nhược điểm trong tuần.
- Giúp HS nhận thấy những mặt ưu, nhược điểm sau một năm học tập và rèn luyện.
- Có ý thức tự giác, tích cực rèn luyện, tu dưỡng về mọi mặt.
B. Nội dung:
1- GV nhận xét, đánh giá các hoạt động trong tuần, sau một năm học:
* Ưu điểm:
- Thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, nghị định của các cấp. Thực hiện nghiêm túc Luật giao thông đường bộ.
- Thực hiện tốt việc đi học chuyên cần.
- Duy trì tốt nền nếp học tập.Tích cực tham gia học tập, học và làm bài đầy đủ.
- Kiểm tra cuối năm hai môn Toán, Tiếng Việt đạt kết quả tương đối tốt.
- Tích cực giữ vệ sinh chung, vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Tham gia thể dục, múa hát tập thể đầy đủ, tổ chức tốt các trò chơi dân gian.
- Tích cực chăm sóc bồn hoa, cây cảnh.
- Tích cực giữ gìn sức khoẻ và phòng bệnh mùa hè.
* Tiêu biểu: Huyền, Thảo, Duyên, Ngô Anh, Hưng, Phùng Anh...
* Tồn tại: Một số ít HS chưa có ý thức tự giác học tập, tu dưỡng, vệ sinh cá nhân chưa sạch sẽ, gọn gàng: Đạt, Đức, Thương...
2- Các tổ bổ sung.
3- Bình xét các cá nhân xuất sắc, tiêu biểu trong năm học.
Tiết 4: Địa lớ
$35: KIỂM TRA HỌC KÌ II
I/ Mục tiêu: 
Kiểm tra kiến thức kĩ năng về những nội dung đã học.
II/ Các hoạt động dạy học:
	1-Ôn định tổ chức:
	2-Kiểm tra: -Thời gian kiểm tra: 30 phút
	 -GV phát đề cho HS. 
 -Yêu cầu HS làm bài nghiêm túc.
Đề bài
Đáp án
Câu 1: a) Đánh dấu X vào các số trước những ý đúng:
* Châu A tiếp giáp với các châu lục :
1. Châu Âu.
	2. Châu Đại Dương.
3. Châu Nam Cực.
4. Châu Mĩ.
5. Châu Phi.
* Châu A tiếp giáp với các đại dương :
1. Thái Bình Dương.
	2. Đại Tây Dương.
3. Ân Độ Dương.
4. Bắc Băng Dương.
b) Điền từ ngữ vào chỗ chấm (.) sao cho đúng.
Châu A có số dân ..thế giới. Đa số cư dân châu A là người da .Họ sống tập trung đông đúc tại các  châu thổ và sản xuất  là chính. Một số nước phát triển công nghiệp khai thác như Trung Quốc, Ân Độ.
Câu 2: Nối ô bên trái với các ô bên phải sao cho phù hợp:
1. Nằm ở Đông Âu, Bắc A.
2. Có diện tích lớn nhất thế giới, 17 triệu km2. Với dân số 144,1 triệu người.
Liên
3. Khí hậu ôn hoà.
Bang
Nga
4. Có rừng tai-ga, dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, quặng sắt.
5. Sản phẩm công nghiệp : máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông, vải, quần áo, mĩ phẩm.
6. Sản phẩm nông nghiệp : lúa mì, ngô, khoai tây, lợn, bò, gia cầm.
Câu 3: Nêu những đặc điểm tự nhiên của châu Phi?
Câu 4: Hoa Kì có đặc điểm gì nổi bật?
Câu 5: Hãy kể tên những nước láng giềng của Việt Nam?
Câu 1: (2 điểm)
a) (1 điểm). Mỗi ý đúng được 0,2 điểm
- Châu A tiếp giáp với các châu lục.
* Đáp án : Đánh dấu X vào các ý (1 ; 5) 
- Châu A tiếp giáp với các đại dương:
* Đáp án : Đánh dấu X vào các ý (1 ; 3 ; 4)
b) (1 điểm)
Câu 2: (2 điểm)
	* Nối đúng mỗi phần được 0,5 điểm.
	* Đáp án :
	Nối cột bên trái với các ý (1 ; 2 ; 4 ; 6)
Câu 3: (2,5 điểm)
Câu 4: (2,5 điểm)
Câu 5: (1 điểm)
Các nước láng giềng của Việt Nam là : Lào, Trung Quốc, Cam-pu-chia.
	3-Thu bài: GV thu bài, nhận xét giờ kiểm tra.
Thứ sáu ngày 18 tháng 5 năm 2007
KIỂM TRA CUỐI NĂM HAI MÔN TOÁN VÀ TIẾNG VIỆT
(Đề của Phòng Giáo dục và Đào tạo)
Kĩ thuật:
 LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN
(tiết 3) 
A. Mục tiêu: 
 HS cần phải :
- Lắp được mô hình đã chọn.
- Tự hào về mô hình mình đã tự lắp được.
B. Đồ dùng dạy học: 
- Lắp sẵn 1 hoặc 2 mô hình đã gợi ý trong SGK.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
C. Các hoạt động dạy-học:
I- Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng của HS. 
- Yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học ở tiết trước.
II- Bài mới:
1- Giới thiệu bài: 
2- Hướng dẫn HS thực hành lắp ghép mô hình tự chọn.
*Hoạt động 1: Chọn các chi tiết
-GV cho các nhóm HS tự chọn một mô hình lắp ghép theo gợi ý trong SGK hoặc tự sưu tầm.
- GV yêu cầu HS quan sát và nghiên cứu kĩ mô và hình vẽ trong SGK hoặc hình vẽ tự sưu tầm.
*Hoạt động 2: Thực hành lắp mô hình đã chọn.
* Hoạt động 3: Đánh giá sản phẩm
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm
- Mời một HS nêu tiêu chuẩn đánh giá SP theo mục III SGK.
- Cử 3 HS lên đánh giá sản phẩm
- GV nhận xét đánh giá sản phẩm của HS theo 2 mức.
- GV nhắc HS tháo các chi tiết và thiết bị kĩ thuật và xếp gọn gàng vào hộp.
- HS chọn mô hình lắp ghép.
-HS thực hành theo nhóm 4.
- HS thực hành lắp mô hình đã chọn.
a) Chọn các chi tiết 
b) Lắp từng bộ phận.
c) Lắp ráp mô hình hoàn chỉnh.
III- Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học. 
- Nhắc HS về nhà học bài và tự lắp các mô hình kĩ thuật khác.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 35_1.doc