Kĩ thuật (tiết 1)
ĐÍNH KHUY HAI LỖ
I. MỤC TIÊU :
- Biết cách đính khuy hai lỗ .
- Đính được khuy hai lỗ đúng quy trình , kĩ thuật .
- Giáo dục tính cẩn thận .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Mẫu đính khuy hai lỗ .
- Một số sản phẩm may mặc được đính khuy hai lỗ .
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : (1) Hát .
2. Bài cũ : (3) Không có .
3. Bài mới : (27) Đính khuy hai lỗ .
a) Giới thiệu bài :
Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
Kĩ thuật (tiết 1) ĐÍNH KHUY HAI LỖ I. MỤC TIÊU : - Biết cách đính khuy hai lỗ . - Đính được khuy hai lỗ đúng quy trình , kĩ thuật . - Giáo dục tính cẩn thận . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Mẫu đính khuy hai lỗ . - Một số sản phẩm may mặc được đính khuy hai lỗ . - Vật liệu và dụng cụ cần thiết . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Không có . 3. Bài mới : (27’) Đính khuy hai lỗ . a) Giới thiệu bài : Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học . b) Các hoạt động : 12’ Hoạt động 1 : Quan sát , nhận xét mẫu MT : Giúp HS nắm đặc điểm của mẫu PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải - Đặt câu hỏi định hướng quan sát . - Giới thiệu mẫu đính khuy hai lỗ , hướng dẫn HS quan sát mẫu kết hợp quan sát hình 1b ; đặt câu hỏi yêu cầu HS nêu nhận xét về đường chỉ đính khuy , khoảng cách giữa các khuy đính trên sản phẩm . - Tổ chức cho HS quan sát khuy đính trên sản phẩm may mặc như áo , vỏ gối đặt câu hỏi để HS nêu nhận xét về khoảng cách giữa các khuy , so sánh vị trí của các khuy và lỗ khuyết trên hai nẹp áo . - Chốt ý : Khuy được làm bằng nhiều vật liệu như nhựa , trai , gỗ với nhiều màu sắc , hình dạng , kích thước khác nhau . Khuy được đính vào vải bằng các đường khâu qua 2 lỗ khuy để nối khuy với vải . Trên 2 nẹp áo , vị trí của khuy ngang bằng với vị trí của lỗ khuyết . Khuy được cài qua khuyết để gài 2 nẹp của sản phẩm vào nhau . Hoạt động lớp . - Quan sát một số mẫu khuy hai lỗ và hình 1a . - Rút ra nhận xét về đặc điểm hình dạng , kích thước , màu sắc của khuy hai lỗ . 12’ Hoạt động 2 : Hướng dẫn thao tác kĩ thuật . MT : Giúp HS nắm cách đính khuy hai lỗ . PP : Giảng giải , đàm thoại , thực hành - Đặt câu hỏi yêu cầu HS nêu tên các bước trong quy trình đính khuy . - Đặt câu hỏi để HS nêu cách vạch dấu các điểm đính khuy hai lỗ . - Đặt câu hỏi để HS nêu cách chuẩn bị đính khuy trong mục 2a và hình 3 . - Sử dụng khuy có kích thước lớn , hướng dẫn cách chuẩn bị đính khuy . Lưu ý HS xâu chỉ đôi và không quá dài - Dùng khuy to và kim khâu len để hướng dẫn cách đính khuy theo hình 4 - Hướng dẫn lần khâu đính thứ nhất ; các lần khâu đính còn lại , gọi HS lên thực hiện thao tác . - Đặt câu hỏi để HS nêu cách quấn chỉ quanh chân khuy . - Hướng dẫn nhanh lần thứ hai các bước đính khuy . - Tổ chức cho HS thực hành gấp nẹp , khâu lược nẹp , vạch dấu các điểm đính khuy . Hoạt động lớp . - Đọc lướt các nội dung mục II SGK . - Đọc nội dung mục I và quan sát hình 2 . - Vài em lên bảng thực hiện các thao tác trong bước 1 . - Đọc mục 2b và quan sát hình 4 để nêu cách đính khuy . - Quan sát hình 5 , 6 . - Trả lời câu hỏi SGK . - Vài em nhắc lại và thực hiện các thao tác đính khuy hai lỗ . 4. Củng cố : (3’) - Nêu lại ghi nhớ SGK . - Giáo dục HS tính cẩn thận . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Xem trước bài sau ( tiết 2 ) . Kĩ thuật (tiết 2) ĐÍNH KHUY HAI LỖ (tt) I. MỤC TIÊU : - Biết cách đính khuy hai lỗ . - Đính được khuy hai lỗ đúng quy trình , kĩ thuật . - Giáo dục tính cẩn thận . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Mẫu đính khuy hai lỗ . - Một số sản phẩm may mặc được đính khuy hai lỗ . - Vật liệu và dụng cụ cần thiết . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Đính khuy hai lỗ . - Nêu lại ghi nhớ bài học trước . 3. Bài mới : (27’) Đính khuy hai lỗ (tt) . a) Giới thiệu bài : Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học . b) Các hoạt động : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 20’ Hoạt động 1 : HS thực hành . MT : Giúp HS đính được khuy hai lỗ . PP : Trực quan , thực hành , giảng giải - Nhắc lại cách đính khuy hai lỗ . - Nhận xét và nhắc lại một số điểm cần lưu ý khi đính khuy hai lỗ . - Kiểm tra kết quả thực hành ở tiết 1 và việc chuẩn bị dụng cụ , vật liệu thực hành của HS . - Nêu yêu cầu và thời gian thực hành : Mỗi em đính 2 khuy trong thời gian khoảng 50 phút . - Quan sát , uốn nắn cho những HS thực hiện chưa đúng thao tác kĩ thuật hoặc những em còn lúng túng . Hoạt động lớp , cá nhân . - Đọc yêu cầu cần đạt của sản phẩm ở cuối bài để theo đó thực hiện cho đúng - Thực hành đính khuy hai lỗ . 5’ Hoạt động 2 : Đánh giá sản phẩm . MT : Giúp HS đánh giá được sản phẩm của mình và của bạn . PP : Giảng giải , đàm thoại , trực quan - Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm - Nêu các yêu cầu của sản phẩm . - Cử 2 , 3 em đánh giá sản phẩm của bạn theo các yêu cầu đã nêu . - Đánh giá , nhận xét kết quả thực hành của HS theo 2 mức : A và B ; những em xuất sắc là A+ . Hoạt động lớp . - Dựa vào đó đánh giá sản phẩm . 4. Củng cố : (3’) - Nêu lại ghi nhớ SGK . - Giáo dục HS tính cẩn thận . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Xem trước bài sau ( tiết 3 ) . Mĩ thuật (tiết 1) Thường thức mĩ thuật : Xem tranh THIẾU NỮ BÊN HOA HUỆ I. MỤC TIÊU : - Tiếp xúc , làm quen với tác phẩm Thiếu nữ bên hoa huệ và hiểu vài nét về họa sĩ Tô Ngọc Vân . - Nhận xét được sơ lược về hình ảnh và màu sắc trong tranh . - Cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh . II. CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên : - SGK , SGV . - Tranh Thiếu nữ bên hoa huệ . - Sưu tầm thêm một số tranh của họa sĩ Tô Ngọc Vân . 2. Học sinh : - SGK . - Một số tranh của họa sĩ Tô Ngọc Vân . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Không có . 3. Bài mới : (27’) Thường thức mĩ thuật : Xem tranh Thiếu nữ bên hoa huệ . a) Giới thiệu bài : - Giới thiệu vài bức tranh đã chuẩn bị và yêu cầu HS khi xem tranh cần lưu ý : tên tranh , tên tác giả , các hình ảnh trong tranh , màu sắc , chất liệu của bức tranh . - Vài em nêu cảm nhận của mình về các bức tranh . b) Các hoạt động : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 10’ Hoạt động 1 : Giới thiệu vài nét về họa sĩ Tô Ngọc Vân . MT : Giúp HS nắm tiểu sử của họa sĩ Tô Ngọc Vân . PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại - Nhận xét , bổ sung thêm . Hoạt động lớp , nhóm . - Các nhóm đọc mục I SGK , trao đổi dựa vào nội dung sau : + Em hãy nêu một vài nét về tiểu sử của họa sĩ Tô Ngọc Vân . + Em hãy kể tên một số tác phẩm nổi tiếng của họa sĩ Tô Ngọc Vân . - Đại diện các nhóm lần lượt trình bày . 10’ Hoạt động 2 : Xem tranh Thiếu nữ bên hoa huệ . MT : Giúp HS nắm đặc điểm của bức tranh Thiếu nữ bên hoa huệ . PP : Trực quan , giảng giải , thực hành - Bổ sung và hệ thống hóa lại nội dung kiến thức . Hoạt động lớp , nhóm . - Quan sát tranh và thảo luận về những nội dung sau : + Hình ảnh chính của bức tranh là gì ? ( Thiếu nữ mặc áo dài trắng ) + Hình ảnh chính được vẽ như thế nào ? ( Hình mảng đơn giản , chiếm diện tích lớn trong bức tranh ) + Bức tranh còn có những hình ảnh nào nữa ? ( Bình hoa đặt trên bàn ) + Màu sắc của bức tranh như thế nào ? ( Màu chủ đạo là trắng , xanh , hồng ; hòa sắc nhẹ nhàng , trong sáng ) + Tranh vẽ bằng chất liệu gì ? ( Sơn dầu ) + Em có thích bức tranh này không ? - Các thành viên trong nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi trên . 5’ Hoạt động 3 : Nhận xét , đánh giá . MT : Giúp HS đánh giá được hoạt động của mình và của bạn . PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải - Nhận xét chung tiết học . - Khen ngợi các nhóm , cá nhân tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài . Hoạt động lớp . 4. Củng cố : (3’) - Nhắc lại tóm tắt đặc điểm chính bức tranh vừa xem . - Giáo dục HS cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Sưu tầm thêm tranh của họa sĩ Tô Ngọc Vân và tập nhận xét . - Nhắc HS quan sát màu sắc trong thiên nhiên và chuẩn bị bài sau . Âm nhạc (tiết 1) ÔN TẬP MỘT SỐ BÀI HÁT ĐÃ HỌC I. MỤC TIÊU : - Giúp HS nhớ lại một số bài hát đã học ở lớp 4 . - Hát đúng các bài hát đã học . - Yêu thích ca hát . II. CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên : - Nhạc cụ , SGV . - Băng , đĩa nhạc lớp 4 . 2. Học sinh : - Nhạc cụ gõ , SGK . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Không có . 3. Bài mới : (27’) Oân tập một số bài hát đã học . a) Giới thiệu bài : Giới thiệu nội dung tiết học : Oân tập một số bài hát đã học ở lớp 4 . b) Các hoạt động : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 10’ Hoạt động 1 : Trả lời câu hỏi và hát . MT : Giúp HS nhớ được các bài hát đã học . PP : Đàm thoại , thực hành , giảng giải - Hỏi : Em cho biết ở lớp 4 các em đã được học những bài hát nào ? Hãy kể tên một số bài . - Hỏi tiếp : Em nào có thể hát lại một bài trong số các bài hát đã học ở lớp 4 Hoạt động lớp . - Một số em trả lời . - Một số em hát . 10’ Hoạt động 2 : Ôn tập bài hát . MT : Giúp HS củng cố lại một số bài hát đã học ở lớp 4 . PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành - Cho HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp hoặc phách . Hoạt động lớp . - Hát bài : Quốc ca . - Hát các bài : Em yêu hòa bình , Chúc mừng , Thiếu nhi thế giới liên hoan . 5’ Hoạt động 3 : Biểu diễn bài hát . MT : Giúp HS biểu diễn một số bài hát kết hợp vận động phụ họa . PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành Hoạt động lớp . - 2 , 3 tốp tập biểu diễn bài hát trước lớp , kết hợp vận động phụ họa . ( Mỗi tốp hát 1 bài ) . 4. Củng cố : (3’) - Cả lớp hát lại một bài trong số bài hát đã ôn tập . - Giáo dục HS yêu thích việc ca hát . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Xem trước bài học tiết 2 ; đọc bài đọc thêm SGK . Thể dục (tiết 1) GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH , TỔ CHỨC LỚP , ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ – TRÒ CHƠI “KẾT BẠN” I. MỤC TIÊU : - Giới thiệu chương trình Thể dục 5 . Yêu cầu HS biết được một số nội dung cơ bản của chương trình và có thái độ học tập đúng . - Một số quy định về nội quy , yêu cầu tập luyện . Yêu cầu HS biết được những điểm cơ bản để thực hiện trong các giờ học Thể dục . - Biên chế tổ , chọn cán sự bộ môn . - Oân đội hình đội ngũ : Cách chào , báo cáo khi bắt đầu và kết thúc giờ học ; cách xin phép ra vào lớp . Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nói to , rõ , đủ nội dung . - Trò chơi Kết bạn . Yêu cầu HS nắm được cách chơi , nội quy chơi , hứng thú trong khi chơi . II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN : 1. Địa điểm : Sân trường . 2. Phương tiện : Còi . III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP : 10’ Mở đầu : MT : Giúp HS nắm nội dung sẽ được học . PP : Giảng giải , thực hành . - Tập hợp lớp , phổ biến nội dung , yêu cầu giờ học : 1 – 2 phút . Hoạt động lớp . - Đứng tại chỗ hát và vỗ tay : 1 – 2 phút . 20’ Cơ bản : MT : Giúp HS nắm nội dung chương trình môn Thể dục 5 , nội quy tập luyện và chơi được trò chơi thực hành PP : Trực quan , giảng giải , thực hành a) Giới thiệu tóm tắt chương trình Thể dục 5 : 2 – 3 phút . - Chú ý nhắc nhở HS tinh thần học tập và tính kỉ luật . b) Phổ biến nội quy , yêu cầu tập luyện : 1 – 2 phút . - Khi lên lớp , quần áo phải gọn gàng ; không đi dép lê , phải đi giày hoặc dép có quai sau ; khi nghỉ tập phải xin phép thầy cô . - Trong giờ học , muốn ra vào lớp phải được GV cho phép . c) Biên chế tổ tập luyện : 1 – 2 phút . - Chia đồng đều nam nữ và trình độ sức khỏe ở mỗi tổ ; chọn tổ trưởng là em có sức khỏe , nhanh nhẹn , thông minh , được tổ tín nhiệm . d) Chọn cán sự Thể dục lớp : 1 – 2 phút . - Dự kiến , nêu lên để cả lớp quyết định ; tốt nhất là chọn lớp trưởng . e) Oân đội hình đội ngũ : 5 – 6 phút . - Cách chào và báo cáo khi bắt đầu và kết thúc giờ học ; cách xin phép ra vào lớp . - Làm mẫu , sau đó chỉ dẫn cho cán sự và cả lớp cùng tập . f) Trò chơi “ Kết bạn ” : 4 – 5 phút . - Nêu tên trò chơi , nhắc lại cách chơi Hoạt động lớp . - 1 nhóm làm mẫu . - Cả lớp chơi thử vài lần . - Chơi chính thức vài ba lần , có phạt những em phạm quy . 5’ Phần kết thúc : MT : Giúp HS nắm lại nội dung đã học và những việc cần làm ở nhà . PP : Đàm thoại , giảng giải . - Hệ thống bài : 1 – 2 phút . - Nhận xét , đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà : 2 – 3 phút . Hoạt động lớp . Thể dục (tiết 2) ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ – TRÒ CHƠI “CHẠY ĐỔI CHỖ , VỖ TAY NHAU” VÀ “LÒ CÒ TIẾP SỨC” I. MỤC TIÊU : - Oân để củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác đội hình đội ngũ : Cách chào , báo cáo khi bắt đầu và kết thúc bài học ; cách xin phép ra vào lớp . Yêu cầu thuần thục động tác và cách báo cáo . - Trò chơi Chạy đổi chỗ , vỗ tay nhau , Lò cò tiếp sức . Yêu cầu biết chơi đúng luật , hào hứng trong khi chơi . II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN : 1. Địa điểm : Sân trường . 2. Phương tiện : Còi , 2 – 4 lá cờ đuôi nheo , kẻ sân chơi . III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP : 10’ Mở đầu : MT : Giúp HS nắm nội dung sẽ được học . PP : Giảng giải , thực hành . - Tập hợp lớp , phổ biến nội dung , yêu cầu bài học . Nhắc lại nội quy tập luyện ; chấn chỉnh đội ngũ , trang phục tập luyện : 1 – 2 phút . Hoạt động lớp . - Đứng tại chỗ hát và vỗ tay : 1 – 2 phút . - Trò chơi Tìm người chỉ huy : 2 – 3 phút . 20’ Cơ bản : MT : Giúp HS nắm lại một số động tác về đội hình , đội ngũ và chơi được trò chơi thực hành . PP : Trực quan , giảng giải , thực hành a) Đội hình đội ngũ : 7 – 8 phút . - Oân cách chào , báo cáo khi bắt đầu và kết thúc giờ học ; cách xin phép ra vào lớp : + Lần 1 , 2 : Điều khiển lớp tập , có nhận xét , sửa sai cho HS . + Chia tổ tập luyện . + Quan sát , nhận xét , sửa sai cho các tổ + Biểu dương . b) Trò chơi “Chạy đổi chỗ , vỗ tay nhau”và “Lò cò tiếp sức” : 10 – 12 phút - Tập họp HS theo đội hình chơi , nêu tên trò chơi , giải thích cách chơi , quy định chơi . - Quan sát , nhận xét , biểu dương tổ thắng cuộc , chơi đúng luật . Hoạt động lớp , nhóm . - Tổ trưởng điều khiển tổ tập : 2 – 3 lần . - Các tổ thi đua trình diễn . - Nhận xét . - Khởi động chạy tại chỗ và hô to theo nhịp : 1 phút . - Cả lớp thi đua chơi : Mỗi trò chơi thử 2 , 3 lần . 5’ Phần kết thúc : MT : Giúp HS nắm lại nội dung đã học và những việc cần làm ở nhà . PP : Đàm thoại , giảng giải . - Hệ thống bài : 1 – 2 phút . - Nhận xét , đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà : 1 – 2 phút . Hoạt động lớp . - Thực hiện động tác thả lỏng : 1 – 2 phút .
Tài liệu đính kèm: