Giáo án Chính tả Lớp 5 - Bài: Trí dũng song toàn

Giáo án Chính tả Lớp 5 - Bài: Trí dũng song toàn

 B. Dạy bài mới: 32p

1. Giới thiệu bài

2. Hướng dẫn nghe - viết chính tả.

 a) Trao đổi về nội dung đoạn viết

- Gọi 1 HS đọc đoạn văn cần viết.

? Đoạn văn kể về điều gì?

 b) Hướng dẫn viết từ khó

- Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.

- Yêu cầu HS đọc, viết các từ vừa tìm được.

 c) Viết chính tả

- GV đọc cho HS viết theo quy định. Nhắc HS viết hoa tên riêng, câu nói của Lê Thần Tông cần xuống dòng đặt sau dấu chấm, dấu gạch ngang, câu điếu văn đặt trong ngoặc kép.

 d) Soát lỗi, chấm bài.

 

doc 2 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 16/03/2022 Lượt xem 304Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chính tả Lớp 5 - Bài: Trí dũng song toàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chính tả
Trí dũng song toàn
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nghe - viết chính xác, đẹp một đoạn từ Thấy sứ thần Việt Nam ...... chết như sống” trong truyện Trí dũng song toàn.
- Làm bài tập chính tả phân biệt r/d/gi.
II. Đồ dùng dạy học
Bài tập 3a viết giấy khổ to.
III. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A. Kiểm tra bài cũ: 3p
- GV đọc cho 2 HS viết bảng lớp các từ ngữ có chứa âm đầu r/d/gi của tiết trước.
- Nhận xét kết quả của HS.
 B. Dạy bài mới: 32p
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn nghe - viết chính tả.
 a) Trao đổi về nội dung đoạn viết
- Gọi 1 HS đọc đoạn văn cần viết.
? Đoạn văn kể về điều gì?
 b) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS đọc, viết các từ vừa tìm được.
 c) Viết chính tả
- GV đọc cho HS viết theo quy định. Nhắc HS viết hoa tên riêng, câu nói của Lê Thần Tông cần xuống dòng đặt sau dấu chấm, dấu gạch ngang, câu điếu văn đặt trong ngoặc kép.
 d) Soát lỗi, chấm bài.
3. Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2
a) Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp.
- Gọi 1 cặp HS phát biểu
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
b) Tiến hành tương tự câu a
Bài 3
a) - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài.
- Tổ chức cho HS thi điền từ tiếp sức.
- Cách chơi”
+ Chia lớp thành 2 đội
+ Mỗi HS chỉ được điền một chỗ trống. Khi HS viết xong về chỗ thì HS khác mới lên viết.
+ Đội nào điền nhanh, đúng là đội thắng cuộc.
- Tổng kết cuộc thi.
? Bài thơ cho em biết điều gì?
- Đọc viết các từ ngữ: giữa dòng; rò rỉ; tức giận; giấu giếm; mùa đông; hốc cây; lò đầu ra..
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc trước lớp.
- Đoạn văn kể về sứ thần Giang Văn Minh khảng khái khiến vua Minh tức giận, sai người ám sát ông. Vua Lê Thần Tông khóc thương trước linh cữu ông, ca ngợi ông là anh hùng thiên cổ.
- HS nối tiếp nhau nêu các từ mình có thể nhầm.
- 3 HS lên bảng viết, lớp viết vào giấy nháp.
- HS đọc yêu cầu và nội dung bài
- HS thảo luận theo cặp
- 1 HS đọc nghĩa của từ, 1 HS đọc từ
.
- 2 HS đọc thành tiếng các từ vừa tìm được
- 1 HS đọc trước lớp.
- Tham gia trò chơi: “ Thi điền từ tiếp sức” dưới sự điều khiển của GV.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc bài hoàn thành. 
- Bài thơ tả gió như một con người rất đáng yêu, rất có ích. Gió biết hát, dạo nhạc quạt dịu nắng trưa, cõng nước làm mưa rào, làm khô ở muối trắng, đẩy cánh buồm ... Nhưng hình dáng của ngọn gió thế nào thì không ai biết.
 C. Củng cố - Dặn dò: 3p
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc bài thơ Dáng hình ngọn gió cho người thân nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_chinh_ta_lop_5_bai_tri_dung_song_toan.doc