Giáo án Chính tả lớp 5 - Kì I

Giáo án Chính tả lớp 5 - Kì I

 Bài : Nghe - Viết: Việt Nam thân yêu.

I.- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

 - Nghe - viết đúng bài chính tả; không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức thơ lục bát.

- Tìm được tiếng thích hợp với ô trống theo yêu cầu của bài tập 2; thực hiện đúng bài tập 3.

II.- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 + Bảng phụ.

 + Tờ giấy có BT2 được phóng to.

 + Thẻ từ.

 

doc 36 trang Người đăng hang30 Lượt xem 499Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Chính tả lớp 5 - Kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường tiểu học đại từ Thứ ba ngày 8 tháng 9 năm 2009
Lớp : 5B
Tuần: 1 tiết: 1
 Kế hoạch dạy học môn chính tả
 Bài : Nghe - Viết: Việt Nam thân yêu.
I.- Mục đích yêu cầu :
 - Nghe - viết đúng bài chính tả; không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức thơ lục bát.
- Tìm được tiếng thích hợp với ô trống theo yêu cầu của bài tập 2; thực hiện đúng bài tập 3.
II.- Đồ dùng dạy học:
 + Bảng phụ.
 + Tờ giấy có BT2 được phóng to.
 + Thẻ từ.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
TG
 Nội dung
Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
 2’
1. Kiểm tra bài cũ
+ Gv nêu 1 số điểm cần lưu ý về y/c của giờ Chính tả ở lớp 5, việc chuẩn bị đồ dùng cho giờ học.
+ Hs lắng nghe.
2. Bài mới.
 1’
2.1. Giới thiệu bài.
+ Trong tiết học hôm nay các em sẽ được nghe cô đọc để viết đúng bài chính tả “Việt Nam thân yêu. Sau đó làm BT để phân biệt những tiếng có âm đầu c/k; g/gh; ng/ngh
+ Hs lắng nghe.
 24’
2.2. Hướng dẫn hs nghe - viết
+ Gv đọc bài trong SGK 1 lượt (chú ý đọc thong thả rõ ràng ).
+ Y/c hs nhắc lại cách trình bày thơ lục bát.
+ Gv đọc từng dòng thơ cho hs viết 
( 1 dòng - 2 lượt).
+ Gv đọc toàn bài.
+ Gv chấm 5 - 7 vở, nhận xét. 
+ Hs theo dõi trong SGK, đọc thầm theo.
+ Hs trả lời.
+ Hs viết bài.
+ Hs soát bài, sửa lỗi
+ Hs đổi chéo vở chữa lỗi cho nhau. 
10’
2.3. Hướng dẫn hs làm BT.
Bài tập 2:
+ Gv gắn nội dung BT2 đã được phóng to lên bảng kèm theo 1 số thẻ từ có ghi các âm đầu ng/ngh; c/k; g/gh.Y/c hs thi tiếp sức lên gắn bảng. 
+ Gọi hs đọc y/c BT2.
+ Hs chơi tiếp sức lên gắn nhanh thẻ từ vào chỗ trống + Hs nhận xét.
+ Hs đọc lại đoạn văn đã điền hoàn chỉnh.
Bài tập 3:
+ Gv đưa ra bảng phụ có nội dung BT3.
+ Gv nhận xét.
+ Y/c hs nhắc lại quy tắc viết c/k ; g/gh; ng/ngh.
+ Hs đọc y/c BT3.
+ Hs làm bài vào vở, 1 hs nhanh nhất lên làm bài trên bảng - hs khác nhận xét. 
+ 2 - 3 hs nhắc lại.
 3’
3. Củng cố-Dặn dò
+ Gv nhận xét tiết học
+ Y/c hs viết sai chính tả về nhà viết lại, ghi nhớ quy tắc chính tả với : c/k; g/gh; ng/ngh.
Rút kinh nghiệm:
....
Trường tiểu học đại từ Thứ ba ngày 15 tháng 9 năm 2009
Lớp : 5B
Tuần: 2 tiết: 2
 Kế hoạch dạy học môn chính tả
 Bài : Nghe - Viết : Lương Ngọc Quyến.
I.- Mục đích yêu cầu :
 - Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Ghi lại đúng phần vần của tiếng (từ 8 đến 10 tiếng) trong BT2; chép đúng vần của các tiếng vào mô hình, theo yêu cầu (BT3).
II.- Đồ dùng dạy học:
 + Bảng nhóm, bút dạ.
 + Bảng phụ.
 + Mô hình cấu tạo phần vần phóng to (BT 3).
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
TG
 Nội dung
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
 5’
1.- Kiểm tra bài cũ
+ Yêu cầu 1 học sinh nhắc lại quy tắc chính tả với c/k, ng/ngh, g/gh.
+ Yêu cầu 3 học sinh lên lấy ví dụ.
* GV nhận xét, cho điểm.
+ 1 học sinh nhắc lại.
+ 3 học sinh lên bảng, học sinh dưới lớp làm vào nháp
2.- Bài mới.
1’
2.1- Giới thiệu bài
+ Giới thiệu MĐ-YC của bài
+ Học sinh lắng nghe
20’
2.2- Hướng dẫn học sinh nghe-viết
+ GV đọc toàn bài – giới thiệu về nhà yêu nước Lương Ngọc Quyến
+ Gv đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho học sinh viết.
+ Đọc lại toàn bài.
+ Chấm 5 - 7 vở, nhận xét.
+ Hs lắng nghe-đọc thầm bài.
+ Học sinh viết bài.
+ Hs soát, sửa lỗi - đổi vở cho bạn soát lỗi.
12’
2.3- Hướng dẫn học sinh làm bài tập :
Bài tập 2 :
+ Đưa ra bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 2. Yêu cầu học sinh làm bài.
+ Gọi 1 học sinh lên gạch chân dưới bộ phận vần của các tiếng in đậm trên bảng phụ.
+ Giáo viên nhận xét.
+ Học sinh đọc yêu cầu bài tập 2.
+ Học sinh làm bài.
+ Học sinh lên bảng làm.
+ Học sinh khác nhận xét
Bài tập 3 :
+ Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 4 làm bài tập 3 vào bảng nhóm - 4 nhóm nhanh nhất lên gắn bảng
 ( Tổ 1,2 : 6 từ đầu
 Tổ 3,4 : 6 từ sau).
+ Giáo viên nhận xét - đưa ra mô hình phóng to, chốt lại.
+ Học sinh đọc yêu cầu bài tập 3.
+ Học sinh thảo luận, làm bài --> gắn bảng.
Đại diện các nhóm trình bày - nhóm khác nhận xét
+ Học sinh đưa ra nhận xét về cách điền vị trí các âm trong mô hình tạo vần.
2’
3.- Củng cố - Dặn dò :
+ Nhận xét tiết học.
+ Ghi nhớ mô hình cấu tạo vần.
+ Dặn học sinh chuẩn bị bài chính tả tuần sau.
 Rút kinh nghiệm:
.......
Trường tiểu học đại từ Thứ ba ngày 22 tháng 9 năm 2009
Lớp : 5B
Tuần: 3 tiết: 3
 Kế hoạch dạy học môn chính tả
 Bài : Nhớ viết: Thư gửi các học sinh.
I.- Mục đích yêu cầu :
- Viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
- Chép đúng vần của từng tiếng trong hai dòng thơ vào mô hình cấu tạo vần (BT2); biết được cách đặt dấu thanh ở âm chính.
- HS khá, giỏi nêu được quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng.
II.- Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ kẻ mô hình cấu tạo phần vần.
- Băng giấy có ghi quy tắc đánh dấu thanh.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
TG
 Nội dung
Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
5’
1.- Kiểm tra bài cũ
Ai yêu nhi đồng Bằng Bác Hồ Chí Minh.
+ Gv đưa ra bảng phụ có kẻ sẵn mô hình cấu tạo vần ở bài tập 2.Y/c hs ghi cấu tạo các tiếng của câu thơ trên vào mô hình cấu tạo vần.
+ Gv nhận xét, cho điểm.
+ 1 hs lên bảng làm bài.
2.- Bài mới.
1’
2.1- Giới thiệu bài
+ Gv nêu YC-MĐ của tiết học.
+ Hs lắng nghe.
20’
2.2- Hướng dẫn HS nhớ - viết.
+ Yêu cầu 2 học sinh đọc thuộc lòng đoạn thư cần nhớ-viết
+ Gv nhắc các em những chữ dễ viết sai, chữ viết hoa, cách viết chữ số (80 năm).
+ Gv chấm 5 - 7 vở, nhận xét.
+ 2 hs đọc - Hs khác nhận xét, sửa chữa, bổ sung (nếu cần).
+ Học sinh viết bài - soát bài - đổi vở chữa lỗi.
10’
2.3- Hướng dẫn HS làm bài tập :
Bài tập 2 :
+ GV nhắc hs có thể đánh hoặc không đánh dấu thanh vào âm chính trong mô hình cấu tạo vần.
+ Gv nhận xét - kết luận nhóm thắng cuộc.
+ 1 hs đọc yêu cầu BT2.
Hs nối tiếp nhau lên bảng điền vần và dấu thanh vào mô hình.
+ Cả lớp nhận xét.
Bài tập 3 :
+ Gv giúp hs nắm được y/c của BT.
+ Gv nhận xét - đưa ra kết luận về quy tắc đánh dấu thanh (gắn băng giấy).
KL : Dấu thanh đặt ở âm chính (dấu nặng đặt bên dưới, các dấu khác đặt trên).
+ Hs dựa vào mô hình cấu tạo vần phát biểu ý kiến.
+ Hs nhắc lại quy tắc đánh dấu thanh.
4’
3.- Củng cố - dặn dò
+ Yêu cầu học sinh nhắc lại quy tắc đánh dấu thanh.
+ Nhận xét tiết học
+ Học sinh nhắc lại.
Rút kinh nghiệm:
..............
Trường tiểu học đại từ Thứ ba ngày 29 tháng 9 năm 2009
Lớp : 5B
Tuần: 4 tiết: 4
 Kế hoạch dạy học môn chính tả
 Bài : Nghe - Viết: Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ.
I.- Mục đích yêu cầu :
 - Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Nắm chắc mô hình cấu tạo vần và quy tắc ghi dấu thanh trong tiếng có ia , iê (BT2, BT3).
II.- Đồ dùng dạy học:
 + Bảng nhóm kẻ mô hình cấu tạo phần vần.
 + Băng giấy có ghi nội dung : Quy tắc đánh đấu thanh trong tiếng chứa nguyên âm
 đôi.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
TG
 Nội dung
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
5’
1.- Kiểm tra bài cũ
chúng-tôi-mong-thế-giới-này-mãi-mãi-hoà-bình.
+ Yêu cầu hs lên viết vần của các tiếng trên vào bảng mô hình cấu tạo phần vần.
+ Gv nhận xét.
+ Y/c hs nhắc lại quy tắc đánh dấu thanh.
+ Gv nhận xét, cho điểm.
+ Hs lên bảng làm bài - Hs dưới lớp làm nháp - nhận xét.
+ 2 hs trả lời.
2.- Bài mới.
1’
2.1- Giới thiệu bài
+ Nêu MĐ- YC của tiết học
20’
2.2 Hướng dẫn hs nghe-viết
+ Gv đọc toàn bài.
+ Nhắc hs chú ý cách viết tên riêng người nước ngoài.
+ Gv đọc bài.
+ Gv đọc bài cho hs soát lỗi.
+ Gv chấm 5-7 bài, nhận xét.
+ Hs lắng nghe, đọc thầm
+ Hs viết bài.
+ Hs soát lỗi - đổi vở chữa lỗi.
12’
2.3 Hướng dẫn hs làm bài tập
Bài tập 2 :
+ Gắn bảng nhóm có kẻ sẵn mô hình cấu tạo vần.
* Gv kết luận: 
+ Giống : Hai tiếng đều có âm chính gồm 2 chữ cái 
(Gv nói : đó là các nguyên âm đôi).
+ Khác : tiếng “chiến” có âm cuối, tiếng “nghĩa” không có.
+ Hs đọc y/c bài tập 2
+ 2 hs lên bảng làm bài vào bảng nhóm, hs dưới lớp làm vào vở.
+ Hs nêu sự giống và khác nhau giữa 2 tiếng.
Bài tập 3 :
+ Gv hướng dẫn hs thực hiện theo quy trình đã hướng dẫn.
* GV kết luận:
+ Trong tiếng “Nghĩa” (không có âm cuối” đặt dấu thanh ở chữ cái đầu ghi nguyên âm đôi.
+ Trong tiếng “chiến” (có âm cuối ) : đặt dấu thanh ở chữ cái thứ 2 ghi nguyên âm đôi.
+ Gv gắn băng giấy có ghi quy tắc.
+ Hs phát biểu ý kiến.
+ Hs nhắc lại.
2’
3.- Củng cố - Dặn dò
+ Nhận xét tiết học
+ Nhắc lại quy tắc.
+ Hs nhắc lại.
 Rút kinh nghiệm:
..... 
Trường tiểu học đại từ Thứ ba ngày 6 tháng 10 năm 2009
Lớp : 5B
Tuần: 5 tiết: 5
 Kế hoạch dạy học môn chính tả
 Bài : Nghe - Viết: Một chuyên gia máy xúc.
I.- Mục đích yêu cầu :
 - Viết đúng bài chính tả, biết trình bày đúng đoạn văn.
 - Tìm được các tiếng có chứa uô, ua trong bài văn và nắm được cách đánh dấu thanh : Trong các tiếng có chứa uô, ua ( BT 2); tìm được tiếng thích hợp có chứa uô hoặc ua để điền vào 2 trong số 4 câu thành ngữ ở bài tập 3.
II.- Đồ dùng dạy học:
- Bảng nhóm, bút dạ.
- Bảng lớp kẻ mô hình cấu tạo vần.
- Bảng phụ có viết nội dung bài tập 3.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
TG
 Nội dung
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
5’
1. Kiểm tra bài cũ
+ Gv đưa ra các từ : tiến, biển, bìa, mía, yêu cầu hs phân tích cấu tạo vần.
+ Yêu cầu hs nêu quy tắc đánh dấu thanh trong từng tiếng.
+ Gv nhận xét, cho điểm.
+ Hs chép các tiếng vào mô hình vần.
+ 2 hs trả lời.
2. Bài mới.
1’
2.1- Giới thiệu bài
GV nêu YC-MĐ tiết học
20’
2.2- Hướng dẫn học sinh nghe viết : Qua khung cửa kính ... giản dị, thân mật.
+ Gv nhắc hs chú ý một số từ ngữ dễ viết sai chính tả : khung cửa, buồng máy, tham quan.
+ Gv đọc bài.
+ Gv chấm 5-7 vở, nhận xét.
+ 1 hs đọc đoạn sẽ viết.
+ Hs lắng nghe.
+ Hs viết - sửa lỗi - đổi vở soát lỗi cho bạn bên cạnh.
10’
2.3- Hướng dẫn hs làm bài tập :
Bài tập 2 :
+ Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi, viết các tiếng tìm được vào bảng nhóm - 2 nhóm nhanh lên gắn bảng.
+ Giáo viên nhận xét.
+ Yêu cầu học sinh nêu quy tắc đánh dấu thanh ở các tiếng chứa nguyên âm đôi ua, uô.
+ Giáo viên nhận xét, chốt lại:
 * Cách đánh dấu thanh
- Trong các tiếng có ua (tiếng không có âm cuối) : dấu thanh đặt ở đầu của âm chính ua-chữ u.
- Trong các tiếng có uô (tiếng có âm cuối) : dấu thanh đặt ở chữ cái thứ 2 của âm chính uô-chữ ô.
+ 1 hs đọc bài tập 2.
+ Học sinh thảo luận. Đại diện nhóm báo cáo kết quả. Nhóm khác nhận xét.
+ 2 - 4 học sinh trả lời. Học sinh khác bổ sung.
Bài tập 3 :
+ Treo bảng phụ có nội dung bài tập 3.
+ Y/c hs làm bài.
+ Gv giúp học sinh hiểu ý nghĩa các câu thành ngữ.
 ... ét.
+ 1 hs đọc đoạn viết - Cả lớp theo dõi trong SGK.
+ Tả quá trình thảo quả nảy hoa, kết trái và chín đỏ làm cho rừng ngập hương thơm và có vẻ đẹp đặc biệt.
+ Hs viết, soát lỗi.
13’
2.3- Hướng dẫn hs làm bài tập :
Bài tập 2 (a)
+ Y/c hs chơi theo nhóm làm BT 2(a), hình thức tương tự BT 2, tiết 11.
+ 1 hs nêu y/c BT 2a.
+ Hs làm bài.
Bài tập 3 :
+ Gv y/c hs trả lời ý 1 của BT 3(a).
+ Hỏi hs câu hỏi của BT3(a) ý 2.
+ Đưa ra bảng phụ có nội dung BT 3(b), y/c hs thảo luận nhóm.
+ Gv nhận xét, chốt ý đúng.
+ Nghĩa của các tiếng dòng thứ nhất đều chỉ tên các con vật.
+ Nghĩa của các tiếng ở dòng thứ hai đều chỉ tên các loài cây.
+ 5-7 hs trả lời - Hs khác nhận xét.
+ Hs thảo luận, viết kết quả vào bảng nhóm rồi trình bày – Nhóm khác nhận xét.
2’
3.- Củng cố - Dặn dò :
+ Nhận xét tiết học.
+ Dặn hs ghi nhớ các từ ngữ đã luyện viết ở lớp để không viết sai chính tả.
Rút kinh nghiệm:
.
.
.
.
.
.
.
Trường tiểu học đại từ Thứ ba ngày 1 tháng 12 năm 2009
Lớp : 5B
Tuần: 13 tiết: 13
 Kế hoạch dạy học môn chính tả 
 Bài :Nhớ -Viết: Hành trình của bầy ong.
I.- Mục đích yêu cầu :
- Nhớ - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng các câu thơ lục bát.
- Làm được BT (2) a / b; hoặc BT (3) a / b 
II.- Đồ dùng dạy học:
- Bảng nhóm, bút dạ.
- Bảng phụ, phấn màu.
- Phiếu ghi các tiếng ở BT 2.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
TG
 Nội dung
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
 4’
1. Kiểm tra bài cũ
+ Y/c hs viết các từ ngữ chứa các tiếng có âm đầu s/x, âm cuối t/c đã học ở tiết trước.
+ Gv nhận xét, cho điểm.
+ 4 hs viết bảng.
Hs dưới lớp viết nháp.
2. Bài mới.
1’
2.1- Giới thiệu bài
Nêu MĐ - YC của tiết học.
20’
2.2- Hướng dẫn hs nhớ – viết:
2 khổ cuối
+ Lưu ý hs cách trình bày thể thơ lục bát, các từ dễ viết sai : Rong ruổi, rù rì, nối liền, lặng thầm .
+ Chấm 5 - 7 vở, nhận xét.
+ 1 hs đọc 2 khổ cuối
+ Hs nối tiếp nhau đọc thuộc 2 khổ thơ cuối.
+ Hs gấp sách, viết bài.
+ Soát lỗi, đổi vở.
13’
2.3- Hướng dẫn hs làm bài tập :
Bài tập 2(a)
+ Y/c hs thảo luận nhóm, bốc thăm cặp tiếng, tìm và viết nhanh lên bảng từ ngữ chứa tiếng đó.
+ Gv nhận xét, cung cấp thêm vốn từ cho hs.
+ 1 hs nêu y/c BT 2(a).
+ Hs chơi, 2 nhóm lên bảng, nhóm khác làm vào nháp, nhận xét.
Bài tập 3
+ Gv treo bảng phụ.
+ Gv nhận xét.
+ Hs đọc y/c BT 3
+ 2 hs lên bảng làm
 (1 hs - 1 phần) - Hs còn lại làm vào vở - Nhận xét.
+ Hs đọc lại đoạn thơ đã điền hoàn chỉnh.
2’
3.- Củng cố - Dặn dò :
+ Nhận xét tiết học.
+ Dặn hs ghi nhớ những từ ngữ đã luyện viết chính tả, HTL đoạn thơ ở BT 3.
 Rút kinh nghiệm:
.
.
.
.
.
.
.
Trường tiểu học đại từ Thứ ba ngày 8 tháng 12 năm 2009
Lớp : 5B
Tuần: 14 tiết: 14
 Kế hoạch dạy học môn chính tả 
 Bài : Nghe - Viết: Chuỗi ngọc lam.
I.- Mục đích yêu cầu :
 - Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
- Tìm được tiếng thích hợp để hoàn chỉnh mẩu tin theo yêu cầu của BT3; làm được BT (2) a / b
II.- Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, phấn màu.
- Từ điển từ ngữ tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
TG
 Nội dung
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
 4’
1. Kiểm tra bài cũ
+ Y/c hs viết các từ ngữ chứa tiếng có âm đầu s/x để phân biệt.
+ Gv nhận xét, cho điểm.
+ 2 hs viết.
2. Bài mới.
1’
2.1- Giới thiệu bài
+ Nêu YC - MĐ của tiết học.
20’
2.2- Hướng dẫn hs nghe - viết :
Pi-e ngạc nhiên  rạng rỡ, chạy vụt đi.
+ Gv đọc đoạn văn viết chính tả.
+ Nội dung đoạn đối thoại là gì ?
+ Lưu ý hs cách viết câu đối thoại, câu hỏi, câu cảm, từ ngữ dễ viết sai.
+ Gv đọc.
+ Chấm 5 - 7 vở, nhận xét.
+ Hs theo dõi.
+ Chú Pi-e biết Gioan lấy hết tiền dành dụm từ con lợn đất để mua tặng chị chuỗi ngọc đã tế nhị gỡ mảnh giấy ghi giá tiền để cô bé vui vì mua được chuỗi ngọc tặng chị.
+ Hs viết, soát lỗi.
12’
2.3- Hướng dẫn hs làm bài tập :
Bài tập 2(a) :
+ Nêu y/c BT 2(a). Cho hs thảo luận nhóm tìm từ.
+ Gv nhận xét, cung cấp thêm từ ngữ cho hs.
+ Hs thảo luận nhóm, thi tiếp sức báo cáo kết quả trên bảng - Nhóm khác nhận xét (có thể dùng từ điển).
Bài tập 3 :
+ Gv gắn bảng phụ có nội dung BT3.
+ Gv nhận xét.
+ 1 hs nêu y/c BT 3.
+ Hs làm bài, 1 hs nhanh nhất lên bảng điền bằng phấn màu - Hs khác nhận xét.
+ Hs đọc lại mẩu tin đã được điền hoàn chỉnh.
3’
3.- Củng cố - Dặn dò :
+ Nhận xét tiết học.
+ Dặn hs ghi nhớ những từ đã ôn luyện để không viết sai chính tả. Tìm thêm 5 từ ngữ bắt đầu bằng tr/ch (hoặc có vần ao/au).
Rút kinh nghiệm:
.
.
.
.
.
.
.
Trường tiểu học đại từ Thứ ba ngày 15 tháng 12 năm 2009
Lớp : 5B
Tuần: 15 tiết: 15
 Kế hoạch dạy học môn chính tả 
 Bài : Nghe -Viết: Buôn Chư Lênh đón cô giáo.
I.- Mục đích yêu cầu :
- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
- Làm được BT (2) a / b; hoặc BT (3) a / b 
II.- Đồ dùng dạy học:
- Phiếu Bài tập 3 khổ lớn.
- Bút dạ.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
TG
 Nội dung
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
 5’
1. Kiểm tra bài cũ
+ Yêu cầu hs làm lại bài tập 2a (tiết chính tả tuần trước).
+ Giáo viên nhận xét, cho điểm.
+ 2 học sinh làm bài.
2. Bài mới.
1’
2.1- Giới thiệu bài
+ Nêu YC-MĐ của tiết học
20’
2.2- Hướng dẫn học sinh nghe-viết :
Y Hoa lấy trong gùi ra  đến hết.
+ Gv đọc mẫu đoạn viết.
+ Hỏi nội dung đoạn viết.
+ Nhắc hs chú ý những chữ phải viết hoa : Y Hoa, Rok 
+ Gv đọc chậm. (1 câu - 2 lần).
+ Gv chấm 5-7 vở, nhận xét.
+ Hs theo dõi, đọc thầm.
+ 1 hs trả lời.
+ Hs viết bài, soát lỗi.
+ Đổi vở cho bạn soát lỗi.
12’
2.3- Hướng dẫn HS làm bài tập :
Bài tập 2 : (a)
Tìm những tiếng có nghĩa
a) Chỉ khác nhau ở âm đầu tr hay ch
+ Cho hs thảo luận nhóm đôi, sau đó các nhóm cử đại diện tham gia thi tiếp sức lên viết những tiếng theo yêu cầu BT 2(a).
(Lưu ý hs chỉ tìm những tiếng có nghĩa).
+ Gv bổ sung thêm vốn từ cho HS.
+ 1 hs đọc yêu cầu BT 2(a).
+ Hs thi - Hs khác nhận xét. Bình chọn tổ tìm được nhiều từ đúng và nhanh nhất.
Bài tập 3 :
Tìm tiếng thích hợp với mỗi ô trống :
+ Gv gắn phiếu bài tập khổ lớn lên bảng.
+ Y/c hs làm việc theo nhóm, sau đó thi tiếp sức lên điền phiếu bài tập.
+ Gv đặt câu hỏi giúp hs hiểu tính khôi hài của 2 câu chuyện: 
- Câu nói của nhà phê bình ở cuối câu chuyện cho thấy ông đánh giá sáng tác mới của nhà vua như thế nào ?
- Em hãy tưởng tượng xem ông sẽ nói gì sau lời bào chữa của cháu.
+ Hs nêu yêu cầu BT 3.
+ Hs làm bài thi tiếp sức - Hs khác nhận xét.
+ Hs đọc lại 2 mẩu chuyện đã điền hoàn chỉnh.
- Câu nói của nhà phê bình ngụ ý : sáng tác mới của nhà vua rất dở.
- 2 - 3 hs trả lời.
3’
3.- Củng cố - dặn dò :
+ Nhận xét tiết học.
+ Dặn hs kể lại mẩu chuyện cười ở bài tập 3 cho mọi người nghe.
Rút kinh nghiệm:
.
.
.
.
Trường tiểu học đại từ Thứ ba ngày 22 tháng 9 năm 2009
Lớp : 5B
Tuần: 16 tiết: 16
 Kế hoạch dạy học môn chính tả 
 Bài : Nghe - Viết: Về ngôi nhà đang xây.
I.- Mục đích yêu cầu :
 - Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức hai khổ đầu của bài thơ Về ngôi nhà đang xây.
- Làm được BT (2) a / b; tìm được những tiếng thích hợp để hoàn chỉnh mẩu chuyện (BT3).
II.- Đồ dùng dạy học:
- Phiếu bài tập 3 (khổ lớn).
- Bút dạ.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
TG
 Nội dung
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
 5’
1. Kiểm tra bài cũ
+ Yêu cầu hs làm lại BT 2(a)
 (tiết chính tả tuần trước).
+ Giáo viên nhận xét, cho điểm.
+ 2 học sinh làm bài.
2. Bài mới.
2’
2.1- Giới thiệu bài
+ Nêu MĐ-YC của tiết học
20’
2.2- Hướng dẫn hs nghe - viết :
+ Gv đọc 2 khổ thơ của bài “Về ngôi nhà đang xây.
+ Lưu ý HS cách trình bày các dòng thơ.
+ Gv đọc chậm..
+ Gv chấm 5 - 7 vở, nhận xét.
+ Học sinh theo dõi.
+ Hs trả lời
+ Hs viết - soát lỗi.
+ Hs đổi vở cho bạn soát lỗi.
10’
2.3- Hướng dẫn học sinh làm bài tập :
Bài tập 2 :
+ Đưa ra y/c bài tập 2 (a) - Cho hs thi tiếp sức lên bảng tìm từ.
+ Cho hs làm bài tương tự với phần BT 2 (c).
+ Gv bổ sung thêm từ cho HS.
+ Hs thi tiếp sức - Hs khác nhận xét - Bình chọn nhóm tìm được nhiều từ đúng và nhanh.
+ Hs thi tiếp sức.
+ Hs viết vào vở.
Bài tập 3 :
Tìm những tiếng thích hợp với mỗi ô trống để hoàn chỉnh mẩu chuyện vui dưới đây :
+ Gv gắn 3 phiếu bài tập khổ lớn lên bảng.
+ Tổ chức cho hs thi tiếp sức tương tự BT 2 điền từ vào các ô trống.
+ Đưa ra câu hỏi giúp hs thấy cái hay của mẩu chuyện.
+ Hs nêu yêu cầu BT 3.
+ Hs thi - nhóm khác nhận xét - bình chọn nhóm làm nhanh, đúng.
+ 2 hs đọc lại câu chuyện đã điền hoàn chỉnh.
+ 2 - 3 hs trả lời.
3’
3.- Củng cố - Dặn dò :
+ Nhận xét tiết học.
+ Dặn hs ghi nhớ các hiện tượng chính tả trong bài; kể chuyện cười cho mọi người nghe.
Rút kinh nghiệm:
.........
Trường tiểu học đại từ Thứ ba ngày 29 tháng 12 năm 2009
Lớp : 5B
Tuần: 17 tiết: 17
 Kế hoạch dạy học môn chính tả 
 Bài : Nghe -Viết : Người mẹ của 51 đứa con.
I.- Mục đích yêu cầu :
- Nghe-viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi (BT1).
- Làm được BT2.
II.- Đồ dùng dạy học:
- Phiếu bài tập khổ lớn kẻ mô hình cấu tạo vần.
- Phấn màu, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
TG
 Nội dung
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
 2’
1. Kiểm tra bài cũ
+ Y/c học sinh làm lại BT 2 (a, c)
 (tiết chính tả tuần trước).
+ Gv nhận xét, cho điểm.
+ 4 học sinh làm bài.
2. Bài mới.
1’
2.1- Giới thiệu bài
+ Nêu YC - MĐ của tiết học
20’
2.2- Hướng dẫn hs nghe - viết :
+ Gv đọc mẫu.
+ Gv hỏi về nội dung đoạn viết.
+ Lưu ý hs các từ ngữ phải viết hoa, cách viết chữ số, từ ngữ khó (51, Lý Sơn, Quảng Ngãi, 35 năm, bươn chải ).
+ Gv đọc chậm..
+ Gv chấm 5 - 7 vở, nhận xét.
+ Hs theo dõi.
+ 2 - 3 hs trả lời.
+ Hs lắng nghe.
+ Hs viết - soát lỗi.
12’
2.3- Hướng dẫn hs làm bài tập :
Bài tập 2 :
a) Chép vần của từng tiếng câu thơ lục bát dưới đây vào mô hình cấu tạo vần.
+ Gv gắn 2 phiếu BT khổ lớn có kẻ mô hình cấu tạo vần.
+ Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
+ 1 hs đọc y/c BT 2 (a).
+ 2 hs lên bảng làm bài - HS dưới lớp làm bài vào vở bài tập.
+ Nhận xét bài của bạn trên bảng.
b) Tìm những tiếng bắt vần với nhau trong những câu thơ trên :
+ Gv viết bảng 2 câu thơ, đưa ra câu hỏi.
+ Gv chốt lời giải đúng (tiếng “xôi” bắt vần với tiếng “đôi”) à Trong thơ lục bát, tiếng thứ 6 của dòng 6 bắt vần với tiếng thứ 6 của dòng 8.
+ Y/c đưa thêm ví dụ.
+ 2 - 3 hs trả lời.
+ Hs nhắc lại
+ 2 - 3 hs cho ví dụ.
3’
3.- Củng cố - Dặn dò :
+ Nhận xét tiết học.
+ Dặn hs nhớ mô hình cầu tạo vần.
Rút kinh nghiệm:
.
.
.
.
.
.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Chinh ta L5 HKI.doc