Giáo án Chính tả - Một chuyên gia máy xúc

Giáo án Chính tả - Một chuyên gia máy xúc

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

 - Nghe, viết đúng bài chính tả, biết trình bày đúng đoạn văn.

 - Tìm được các tiếng có chứa uô/ ua trong bài văn và nắm được cách đánh dấu thanh: trong các tiếng có chứa uô/ ua (BT2); tìm được tiếng có chứa uô hoặc ua để điền váo 2 trong số 4 câu thành ngữ ở BT3.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - VBT Tiếng Việt 5 – tập 1.

 - Bảng lớp viết sẵn mô hình cấu tạo vần.

 

doc 3 trang Người đăng hang30 Lượt xem 655Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chính tả - Một chuyên gia máy xúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Chính tả
 Một chuyên gia máy xúc
I. Mục đích, yêu cầu:
 - Nghe, viết đúng bài chính tả, biết trình bày đúng đoạn văn. 
 - Tìm được các tiếng có chứa uô/ ua trong bài văn và nắm được cách đánh dấu thanh : trong các tiếng có chứa uô/ ua (BT2) ; tìm được tiếng có chứa uô hoặc ua để điền váo 2 trong số 4 câu thành ngữ ở BT3. 
II. Đồ dùng dạy học: 
 - VBT Tiếng Việt 5 – tập 1.
 - Bảng lớp viết sẵn mô hình cấu tạo vần.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Kiểm tra bài cũ( 5phút)
gv đọc cho hs viết các từ: kiên quyết, hòa hợp, tuyên truyền, kia kìa.
2. Dạy học bài mới:
2.1 Giới thiệu bài: (1phút)Trong giờ tập đọc hôm trước, các em đã thấy chỉ cần một vài nét đặc tả , hình ảnh một công nhân láI máy xúc người nước ngoài đã hiện lên thật rõ với những nét hồn hậu dễ mến. Trong tiết chính tả ngày hôm nay, các em sẽ ghi lại đoạn văn đó theo lời đọc của cô qua bài chính tả nghe viết “Một chuyên gia máy xúc”
- GV giới thiệu, ghi bảng
2.2 Hướng dẫn nghe viết.
a) Tìm hiểu nội dung bài viết: 
( 3 phút)
- Giáo viên đọc toàn bài chính tả.
+ Dáng vẻ của người ngoại quốc này có gì đặc biệt?
Tất cả những chi tiết đó cho thấy người công nhân ngoại quốc này có mọt vẻ đẹp đặc biệt và thân thiện đối với anh Thủy ngay từ lần gặp đầu tiên.
b) Hướng dẫn HS viết từ khó: ( 3 phút)
- Gv: Có rất nhiều từ khó viết trong bài này, bây giờ các em cùng lấy giấy nháp ra để chúng ta cung viết một số từ.
 Gv cho hs nhận xét và khắc sâu cách viết đúng.
c) Viết chính tả( 15 phút)
- GV đọc từng câu trong bài viết.
d) Soát lỗi, chấm bài. ( 5phút)
- Gv đọc soát lỗi. 
- Thu bài chấm
Gv nhận xét phần bài chấm và chữa lỗi hay mắc.
2.3. Luyện tập: ( 5 phút)
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài cá nhân.
- Nêu những tiếng có chứa nguyên âm đôi uô và ua.
- Hãy xếp các từ vừa tìm được vào hai cột: tiếng có âm cuối và tiếng không có âm cuối
- Tiếng không có âm cuối, dấu thanh được đặt ở đâu?
- Tiếng có âm cuối, dấu thanh được đặt ở đâu?
Gv: Các em chú ý: tiếng có nguyên âm đôi uô làm âm chính nếu có âm cuối thì giữ nguyên cách viết uô, nếu không có âm cuối thì viết thành ua. Quy tắc viết dấu thanh trong các tiếng có nguyên âm đôi thì giống nhau.
 Gv gắn quy tắc đánh dấu thanh và yêu cầu hs đọc lại.
- hs nhắc lại Bài tập tiết trước
- 2 em viết bảng
- nhắc lại quy tắc viết dấu thanh trong các tiếng chứa nguyên âm đôi: iê, ia
- HS lắng nghe.
- 1 em nhắc lại
Hs đọc thầm và TLCH
- cao lớn, mái tóc vàng óng ửng lên như một mảng nắng, thân hình chắc và khỏe, khuôn mặt to chất phác, tất cả gợi lên những nét giản dị, thân mật.
- 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết nháp: khung cửa, buồng máy, ngoại quốc, tham quan, công trường, khoẻ, chất phác, giản dị
- Hs ngồi đúng tư thế và viết theo lời đọc.
- Hs mở SGK soát lỗi bài viết và gạch chân những chữ viết sai bằng bút chì.
- 1 HS đọc yêu cầu và nội dung của bài
HS dưới lớp làm vào vở bài tập.
- của. múa, cuốn, cuộc, buôn, muôn
- Nhận xét.
 - hs thi đua lên gắn bảng 
- dấu thanh được đặt ở âm thứ nhất trong nguyên âm đôi( âm u)
- dấu thanh được đặt ở âm thứ 2 trong nguyên âm đôi( âm ô)
- Đối với các tiếng có nguyên âm đôi, tiếng nào không có âm cuối thì dấu thanh được đặt ở âm thứ nhất của nguyên âm đôi, còn nếu tiếng đó có âm cuối thì dấu thanh được đặt ở âm thứ hai của nguyên âm đôi.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của BT.
- Gọi HS phát biểu ý kiến.
- sao không chon Chậm như sên?( vì tiếng sên không chứa uô
- Nhận xét câu trả lời của HS. Nếu câu thành ngữ nào HS giải thích chưa đúng GV giải thích lại.
3) Củng cố - Dặn dò: 
+ Qua bài học hôm nay em được biết thêm điều gì?
- Nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà.
- 1 HS đọc đề bài trước lớp.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận cùng làm bài.
- Tiếp nối nhau phát biểu.
+Muôn người như một : Mọi người đều đồng ý như nhau, đoàn kết một lũng.
+Chậm như rùa : chỉ những người có tác phong chậm chạp.
+ Ngang như cua : chỉ những người bảo thủ, luôn coi mình là đúng.
+cày sâu cuốc bẫm : Chăm chỉ, cần cự làm việc trờn ruộng đồng
- Biết rõ hơn về cách đánh dấu thanh trong những tiếng có nguyên âm đôi.

Tài liệu đính kèm:

  • docchinh ta 5Mot chuyen gia may xuc.doc