Giáo án chuẩn kỹ năng sống lớp 5 tuần 26

Giáo án chuẩn kỹ năng sống lớp 5 tuần 26

Tập đọc

NGHĨA THẦY TRÒ

I. MỤC TIÊU:

 - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tôn kính tấm gương cụ giáo Chu.

 - Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp đó. (Trả lời các câu hỏi trong SGK).

 - GDKNS: Rèn kĩ năng hợp tác nhóm, kĩ năng nhận thức (tôn trọng thầy, cô giáo)

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

 - Tranh minh họa bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc.

 

doc 22 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1386Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án chuẩn kỹ năng sống lớp 5 tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26: Thứ hai ngày ..tháng 03 năm 2011
Tập đọc
NGHĨA THẦY TRÒ
I. MỤC TIÊU:	
 - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tôn kính tấm gương cụ giáo Chu.
 - Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp đó. (Trả lời các câu hỏi trong SGK). 
 - GDKNS: Rèn kĩ năng hợp tác nhóm, kĩ năng nhận thức (tôn trọng thầy, cô giáo)
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 - Tranh minh họa bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ: Cửa sông
- Gọi 2 HS đọc thuộc lòng 2 - 3 khổ thơ và cả bài thơ trả lời câu hỏi ở SGK.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới: Nghĩa thầy trò.
Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài.
- Gọi 1 học sinh đọc các từ ngữ chú giải trong bài.
- Gọi 1 HS đọc các từ ngữ chú giải.
- GV giúp các em hiểu nghĩa các từ này.
- GV chia bài thành 3 đoạn để học sinh luyện đọc.
- Giáo viên theo dõi, uốn nắn, hướng dẫn cách đọc các từ ngữ khó hoặc dễ lẫn đo phát âm địa phương.
- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài, giọng nhẹ nhàng, chậm rãi trang trọng thể hiện cảm xúc về tình thầy trò.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, giảng giải
’ Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì? 
’ Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy cho cụ từ thuở học vỡ lòng như thế nào? Tìm những chi tiết biểu hiện tình cảm đó ?
* GV nhận xét, kết luận ý kiến đúng 
’ Câu hỏi 4 SGK trang 80.
Hoạt động 3: Rèn đọc diễn cảm.
* GV hướng dẫn cách đọc toàn bài.
* GV treo bảng phụ (ghi sẵn đoạn 1)
* Giáo viên đọc diễn cảm đoạn:
- GV gạch dưới các từ cần nhấn giọng.
- Cho học sinh đọc diễn cảm.
4. Củng cố
- Gọi 1 hs nhắc lại nội dung bài.
5. Dặn dò: 
- Dặn : Luyện đọc lại bài.
- Nhận xét tiết học 
- Hát.
- 2 HS đọc, trả lời. HS khác nhận xét.
- 1 HS khá đọc bài, cả lớp đọc thầm.
- Cả lớp đọc thầm từ ngữ chú gải, 1 học sinh đọc to cho các bạn nghe.
- Học sinh tìm thêm những từ ngữ chưa hiểu trong bài (nếu có).
- Nhiều HS tiếp nối nhau luyện đọc theo từng đoạn (2 lượt)
- HS chú ý phát âm chính xác các từ ngữ hay lẫn lộn có âm tr, âm a, âm gi 
- Cả lớp đọc thầm và trả lời.
 để mừng thọ thầy ’ thể hiện lòng yêu quí kính trọng thầy, người đã dạy dỗ, dìu dắt họ trưởng thành.
HS thảo luận theo bàn.
* Hết thời gian thảo luận, đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. 
* Cả lớp nhận xét. 
- Thảo luận và trả lời.
- Nêu nội dung, ý nghĩa của bài.
* HS đọc diễn cảm.
* HS đọc nối tiếp
* HS nhận xét rút ra cách đọc 
* HS thi đua đọc diễn cảm.
- Lần lượt từng nhóm thi đọc diễn cảm.
- Lớp nhận xét,chọn bạn đọc hay nhất.
- Chuẩn bị: “Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.”
Rút kinh nghiệm:	
=======ÚÚÚ=======
Toán
 NHÂN SỐ ĐO THỜI GIAN VỚI MỘT SỐ
I. MỤC TIÊU:	
 - Biết: + Thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số.
 + Vận dụng vào giải các bài toán trong thực tế.
 - Cả lớp làm bài 1. HSKG làm thêm bài 2.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 - SGK, phấn màu, ghi sẵn ví dụ ở bảng, giấy cứng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định lớp:
2 Bài cũ: 
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số.
* Ví dụ: 2 phút 12 giây ´ 4.
- Giáo viên chốt lại.
+ Nhân từng cột.
+ Kết quả nhỏ hơn số qui định.
* Ví dụ: 1 người thợ làm 1 sản phẩm hết 5 phút 28 giây. Hỏi làm 9 sản phẩm mất bao nhiêu thời gian?
- Giáo viên chốt lại bằng bài làm đúng.
+ Đặt tính.
+ Thực hiện nhân riêng từng cột.
+ Kết quả bằng hay lớn hơn ® đổi ra đơn vị lớn hơn liền trước.
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm BT
Bài 1: 
- GV hướng dẫn HS thực hiện.
- GV chấm bài, nhận xét, kết luận và khen những bài làm tốt. 
Bài 2: (Làm thêm)
* GV hướng dẫn HS thực hiện: 
’ Bài tập cho em biết những gì ?
’ Bài toán yêu cầu em tính gì ?
’ Để biết bé lan ngồi trên đu quay bao lâu ta phải làm như thế nào ?
- GV chấm bài, nhận xét, kết luận và khen những bài làm tốt. 
4. Củng cố: 
- HS nhắc lại cách nhân số đo thời gian với một số.
5. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Hát.
- Học sinh lần lượt sửa bài 2, 3 tiết 125.
- Học sinh lần lượt tính.
- Nêu cách tính, HS khác nhận xét
 2 phút 12 giây
	x 4
 8 phút 48 giây
- Đặt tính và tính.
- Lần lượt đại điện nhóm trình bày.
- Dán bài làm lên bảng.
Trình bày cách làm.	 
	 5 phút 28 giây
	 x 9
 45 phút 252 giây = 49 phút 12 giây
- Các nhóm nhận xét chọn cách làm đúng 
- HS lần lượt nêu cách nhân số đo thời gian với một số.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập. 
- Lần lượt 6 HS làm bảng làm (mỗi HS làm 1 bài)
- HS cả lớp làm vào vở. HS sửa bài. 
- Cả lớp nhận xét. 
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập. 
- HS tóm tắt bài toán.
 HS nêu
- 1 HS làm bảng, HS làm vào vở. 
Bài giải :
Thời gian bé Lan ngồi trên đu quay là:
1phút 25giây x 3 = 4phút 15giây
 Đáp số: 4phút 15giây
- Cả lớp nhận xét. 
- Ôn lại quy tắc.
- Chuẩn bị: Chia số đo thời gian cho một số.
Rút kinh nghiệm:	
=======ÚÚÚ=======
Địa lí
CHÂU PHI (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU: 
 - Nêu được 1 số đặc điểm về dân cư và hoạt động sản xuất của người dân châu Phi:
	+ Châu lục có dân cư chủ yếu là người da đen.
	+ Trồng cây công nghiệp nhiệt đới, khai thác khoáng sản.
 - Nêu được một số đặc điểm nổi bật của Ai Cập: nền văn minh cổ đại, nổi tiếng về các công trình kiến trúc cổ.
 - Chỉ và đọc trên bản đồ tên nước, tên thủ đô của Ai Cập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 - Bản đồ kinh tế Châu Phi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định lớp:
2.Bài cũ: “Châu Phi”.
Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: “Châu Phi (tt)”.
Hoạt động 1: Dân cư Châu Phi 
GV nhận xét, chốt ý đúng ; GDBVMT
Hoạt động 2: Hoạt động kinh tế.
+ Kinh tế Châu Phi có đặc điểm gì khác so với các Châu Lục đã học?
+ Đời sống người dân Châu Phi còn có những khó khăn gì? Vì sao?
- Chốt ý đúng.
Hoạt động 3: Ai Cập.
+ Kết luận.
4. Củng cố:
- Chuẩn bị: “Châu Mĩ”.
5. Dặn dò: 
Nhận xét tiết học. 
- Hát.
- Đọc ghi nhớ.
- TLCH trong SGK.
+ Quan sát hình 1 và TLCH/ SGK.
+ Làm bài tập mục 4/ SGK.
+ Trình bày kết quả, chỉ bản đồ treo tường các vùng khai thác khoáng sản, các cây trồng và vật nuôi chủ yếu của Châu Phi.
+ Kinh tế chậm phát triển, chỉ tập trung vào trồng cây công nghiệp nhiệt đới và khai thác khoáng sản để xuất khẩu.
- Khó khăn: thiếu ăn, thiếu mặc, bệnh dịch nguy hiểm.
- Vì kinh tế chậm phát triển, ít chú ý trồng cây lương thực.
+ Kể tên và chỉ trên bản đồ các nước có nền kinh tế phát triển hơn cả ở Châu Phi.
+ TL câu hỏi mục 5/ SGK.
+ Trình bày kết quả, chỉ bản đồ treo tường dòng sông Nin, vị trí, giới hạn của Ai Cập.
+ Đọc nội dung tóm tắt, TLCH cuối bài.
Rút kinh nghiệm:	
=======ÚÚÚ=======
Kể chuyện:
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU: 
 - Kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam; hiểu nội dung chính của câu chuyện.
 - Tự hào và có ý thức tiếp nối truyền thống thuỷ chung, đoàn kết, hiếu học của dân tộc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 - Sách báo, truyện về truyền thống hiếu học, truyền thống đoàn kết của dân tộc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định lớp:
2 Bài cũ: Vì muôn dân.
3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS kể chuyện.
- Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
- Em hãy gạch dưới những từ ngữ cần chú ý trong đề tài?
- Giáo viên treo sẵn bảng phụ đã viết đề bài, gạch dưới những từ ngữ học sinh nêu đúng để giúp học sinh xác định yêu cầu của đề.
- GV gọi HS nêu tên câu chuyện các em sẽ kể.
- Giáo viên nhắc học sinh chú ý kể chuyện theo trình tự đã học.
+ Giới thiệu tên các chuyện.
+ Kể chuyện đủ 3 phần: mở đầu, diễn biến, kết thúc.
+ Kể tự nhiên, sinh động.
Hoạt động 2: Thực hành, kể chuyện.
- GV yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm và trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện.
- GV theo dõi, uốn nắn, giúp đỡ học sinh.
- Giáo viên nhận xét, kết luận.
4. Củng cố:
- Yêu cầu học sinh về nhà kể lại câu chuyện 
5. Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học. 
- Hát.
- 2 HS kể lại chuyện “Vì muôn dân”
- 1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
- Học sinh nêu kết quả.
+ Kể câu chuyện em đã được nghe và được đọc về truyền thống hiếu học và truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt.
- 1 HS đọc lại toàn bộ đề bài và gợi ý cả lớp đọc thầm, suy nghĩ tên chuyện đúng đề tài, đúng yêu cầu “đã nghe, đọc”.
- Nhiều học sinh nói trước lớp tên câu chuyện.
- 1 học sinh đọc gợi ý 2.
- Nhiều học sinh nhắc lại các bước kể chuyện theo trình tự đã học.
- HS các nhóm kể chuyện và cùng trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện.
- Đại diện các nhóm thi kể chuyện.
- Học sinh cả lớp có thể đặt câu hỏi cho các bạn lên kể chuyện.
- HS cả lớp cùng trao đổi tranh luận.
- Chọn bạn kể hay nhất.
Rút kinh nghiệm:	
=======ÚÚÚ=======
Thứ ba ngày .. tháng 03 năm 2011
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUYỀN THỐNG
I. MỤC TIÊU:	
 - Biết một số từ liên quan đến Truyền thống dân tộc.
 - Hiểu nghĩa từ ghép Hán Việt: Truyền thống gồm từ truyền (trao lại, để lại cho người sau, đời sau) và từ thống ( nối tiếp nhau không dứt ); làm được các BT 1, 2, 3
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 - Từ điển thơ, ca dao, tục ngữ Việt Nam. Phiếu học tập, bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ: Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ.
3. Bài mới: Mở rộng vốn từ: Truyền thống.
Bài 1
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
- Giáo viên phát phiếu cho các nhóm.
- Giáo viên nhận xét.
Bài 2
- Giáo viên phát phiếu đã kẻ sẵn bảng cho các nhóm làm báo.
- Giáo viên nhận xét.
Bài 3: 
- GV treo bảng phụ đã kẻ sẵn bảng phân loại
- GV nhận xét chốt lời giải đúng.
4. Củng cố:
- Giáo viên nhận xét + tuyên dương.
- Chuẩn bị: “Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu”.
5. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Hát.
- Học sinh đọc ghi nhớ (2 em).
- 1 học sinh đọc, cả lớp đọc thầm.
- Học sinh các nhóm thi đua làm trên phiếu, minh hoạ cho mỗi truyền thống đã nêu bằng một câu ca dao hoặc tục ngữ.
- Học sinh làm vào vở.
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Cả lớp đọc thầm
- Học sinh làm việc theo nhóm.
- Đại diện mỗi nhóm dán kết quả bài làm lên bảng – đọc kết quả, giải ô chữ: Uống nước nhớ nguồn.
- 1 HS đọc yêu cầu của BT
- HS làm bài cá nhân
- Vài HS phát biểu  ... p nhận xét sửa chữa.
- HS tự làm sau đó nêu kết quả.
- HS làm theo nhóm vào phiếu bài tập rồi trình bày kết quả. Các nhóm khác cùng nhận xét sửa chữa.
- HS nhắc lại cách cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian.
Rút kinh nghiệm:	
=======ÚÚÚ=======
Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP THAY THẾ TỪ NGỮ ĐỂ LIÊN KÊT CÂU
I. MỤC TIÊU: 
 - Hiểu và nhận biết được những từ chỉ nhân vật Phù Đổng Thiên Vương và những từ dùng để thay thế trong BT1; thay thế được những từ ngữ lặp lại trong hai đoạn văn theo yêu cầu của BT2; bước đầu viết được đoạn văn theo yêu cầu của BT3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 - Giấy khổ to ghi 2 ví dụ của BT1 (phần nhận xét).
 - Viết sẵn nội dung của bài tập 1 (phần luyện tập), viết đoạn a – b – c (BT2).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định lớp:
2.Bài cũ: MRVT: Liên kết các câu trong bài bằng phép lặp.
3. Bài mới: 
Bài 1: GV treo bảng phụ lên, mời 1 HS lên gạch dưới những từ ngữ chỉ nhân vật Phù Đổng Thiên Vương; nêu tác dụng của việc dùng nhiều từ ngữ thay thế. 
GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 2: 
- GV nhắc HS chú ý 2 yêu cầu của BT:
+Xác định những từ ngữ lặp lại.
-GV nhận xét, chốt ý làm đúng.
Bài 3: 
- GV nhận xét, chấm điểm những đoạn văn HS viết tốt.
4. Củng cố:
- Dặn những HS viết đoạn văn BT3 chưa tốt thì về nhà viết lại cho tốt hơn.
5. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.	 
- Hát.
- 1 em làm lại BT3, tiết 51.
- 1 HS đọc yc bài tập.
- HS đánh số thứ tự các câu văn; đọc thầm lại bài, làm bài.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét bài làm trên bảng.
- 1 HS đọc nd bài tập.
- HS làm bài theo nhóm vào giấy nháp.
- Các nhóm phát biểu ý kiến. Cả lớp cùng nhận xét bổ sung.
- 1 HS đọc yc bài tập.
- Vài HS giới thiệu người hiếu học mà mình chọn viết.
- HS nhắc lại nd bài.
Rút kinh nghiệm:	
=======ÚÚÚ=======
Khoa học:
SỰ SINH SẢN CỦA THỰC VẬT CÓ HOA
I. MỤC TIÊU: 
 - Kể được tên một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng, hoa thụ phấn nhờ gió.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 - Hình vẽ trong SGK trang 98, 99.
 - Sưu tầm hoa thật hoặc tranh ảnh những hoa thụ phấn nhờ côn trùng và nhờ gió.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định lớp:
2.Bài cũ: Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa.
® Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới: Sự sinh sản của thực vật có hoa.
Hoạt động 1: Thực hành vẽ sơ đồ.
- Sử dụng sơ đồ 1 và 2 trang 98 SGK, treo trên bảng và giảng về:
+ Sự thụ phấn.
+ Sự hình thành hạt và quả.
+ Yêu cầu HS vẽ sơ đồ sự thụ phấn của hoa lưỡng tính (hình 1).
- Sơ đồ quả cắt dọc (hình 2). 
- Ghi chú thích.
 Hoạt động 2: Thảo luận.
- Dưới dây là bài chữa:
Hoa thụ phấn nhờ côn trùng
Hoa thụ phấn nhờ gió
Đặc điểm
Thường có màu sắc sặc sỡ hoặc hương thơm, mật ngọt, để hấp dẫn côn trùng.
Không có màu sắc đẹp, cánh hoa, đài hoa thường tiêu giảm.
Tên cây
Chanh, cam, mướp, bầu, bí...
Các loài cây cỏ, lúa, ngô...
4. Củng cố.
- Cho HS thi đua: kể tên hoa thụ phấn.
5. Dặn dò:
- Dặn HS ôn bài.
- Nhận xét tiết học.
- Hát.
- HS tự đặt câu hỏi + mời bạn khác trả lời.
- HS lên bảng chỉ vào sơ đồ trình bày.
- Học sinh vẽ trên bảng.
- Học sinh tự chữa bài.
- Các nhóm thảo luận câu hỏi.
- Trong tự nhiên, hoa có thể thụ phấn được theo những cách nào?
- Bạn có nhận xét gì về màu sắc hoặc hương thơm của những hoa thụ phấn nhờ sâu bọ và các hoa thụ phấn nhờ gió?
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác góp ý bổ sung.
- Nêu lại toàn bộ nội dung bài học.
- Chuẩn bị: “Cây con mọc lên từ hạt”
Rút kinh nghiệm:	
=======ÚÚÚ=======
Thứ sáu ngày .. tháng 3 năm 2011
Tập làm văn
TRẢ BÀI VĂN TẢ ĐỒ VẬT
I. MỤC TIÊU:
 - Biết rút kinh nghiệm và sửa lỗi trong bài; viết lại được một đoạn văn trong bài cho đúng hoặc hay hơn. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 - Bảng phụ ghi sẵn 5 đề bài KT ở tuần 25; 1 số lỗi điển hình cần sửa chung trước lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định lớp:
2. KT bài cũ: 
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yc của tiết học.
HĐ2: Nhận xét kết quả bài viết của HS
- GV mở bảng phụ đã viết sẵn 5 đề bài KT, 1 số lỗi điển hình.
- Nêu những ưu điểm chính.
- Nhắc những thiếu sót, hạn chế.
- Thông báo điểm số cụ thể.
HĐ3: H.dẫn HS chữa bài
- GV trả bài cho HS.
- GV chữa lại cho đúng.
- GV đọc cho HS nghe 1 số bài văn, đoạn văn hay.
- GV nhận xét, ghi điểm 1 số đoạn văn viết tốt.
4. Củng cố: 
- Dặn những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại cho tốt hơn.
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị cho tiết làm văn ở tuần 27.
- Hát.
- 2 HS đọc màn kịch “Giữ nguyên phép nước” đã viết lại ở nhà.
- 1 số HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi; cả lớp tự chữa trên giấy nháp.
- HS trao đổi về bài chữa trên bảng.
- HS đọc lại lời nhận xét của GV, phát hiện thêm lỗi trong bài làm rồi tự sửa lỗi; đổi vở cho bạn để sửa lỗi.
- Thảo luận tìm cái hay, cái đáng học của các đoạn văn, bài văn.
- Mỗi HS chọn 1 đoạn văn viết chưa đạt để viết lại cho hay hơn.
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn vừa viết.
- HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả đồ vật.
Rút kinh nghiệm:	
=======ÚÚÚ=======
Toán: 
VẬN TỐC
I. MỤC TIÊU:	
 - Có khái niệm ban đầu về vận tốc, đơn vị đo vị đo vận tốc.
 - Biết tính vận tốc của một chuyển động đều.
 - Cả lớp làm bài 1, 2. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 - Bảng phụ, bảng học nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ: Luyện tập chung.
- GV nhận xét.
3. Bài mới: “Vận tốc”.
Hoạt động 1: Giới thiệu khái quát vận tốc.
- GV nêu bài toán 1 ở SGK.
- Gọi HS nêu cách làm tính và trình bày lời giải bài toán.
- GV giảng để HS hiểu về vận tốc.
- Ghi bảng: Vận tốc của ô tô là:
 170 : 4 = 42,5 (km/giờ)
- Nhấn mạnh đơn vị vận tốc.
- H.dẫn HS hình thành công thức tính vận tốc.
 v = s : t 
- Cho HS ước lượng vận tốc của người đi bộ, xe máy, ô tô.
- GV nêu ý nghĩa của khái niệm vận tốc: để chỉ rõ sự nhanh hay chậm của 1 chuyển động.
- GV nêu Bài toán 2-SGK và h.dẫn HS giải.
Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1: - GV nêu đề toán.
- Nhận xét, sửa bài:
 Vận tốc của người đi xe máy là:
 105 : 3 = 35 (km/giờ)
 Đáp số: 35 km / giờ.
Bài 2: Tiến hành tương tự bài 1.
 Vận tốc của máy bay là:
 1800 : 2,5 = 720 (km / giờ)
 Đáp số: 720 km / giờ.
Bài 3: (làm thêm)
- GV chấm và sửa bài:
Đổi: 1 phút 20 giây = 80 giây.
Vận tốc chạy của người đó là:
400 : 80 = 5 (m / giây)
Đáp số: 5 m / giây.
4. Củng cố:
- Dặn: ôn bài, học thuộc quy tắc tính vận tốc.
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài sau
- Nhận xét tiết học.
-Hát.
- Lần lượt sửa bài 1, 2- tiết 129.
- Cả lớp nhận xét.
- HS suy nghĩ và tìm kết quả.
- Trình bày cách giải bài toán.
 170 : 4 = 42,5 (km)
Trung bình mỗi giờ ô tô đi được 42,5 km. 
- HS nêu cách tính vận tốc.
- HS nêu lại cách tính v.tốc và viết công thức tính.
- 2 HS đọc bài toán.
- HS trình bày bài giải như SGK.
- Vài HS nhắc lại cách tính v.tốc.
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở rồi sửa bài.
- HS tự làm rồi sửa bài.
- HS tự làm vào vở.
- HS làm sai sửa bài.
- HS nhắc lại quy tắc, công thức tính vận tốc.
 Rút kinh nghiệm:	
=======ÚÚÚ=======
Lịch sửử
 CHIẾN THẮNG “ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG”
I. MỤC TIÊU:	
 - Biết cuối năm 1972, Mĩ dùng máy bay B52 ném bom hòng hủy diệt Hà Nội và các tỉnh thành phố ở miền Bắc, âm mưu khuất phục nhân dân ta.
 - Quân dân ta đã lập nên chiến thắng oanh liệt “Điện Biên Phủ trên không”.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 - Ảnh SGK, bản đồ thành phố Hà Nội, tư liệu lịch sử.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định lớp: 
2. Bài cũ: Sấm sét đêm giao thừa.
- Kể lại cuộc tấn công toà sứ quán Mĩ của quân giải phóng Miền Nam?
- Nêu ý nghĩa lịch sử?
- GV nhận xét.
3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Nguyên nhân Mĩ ném bom HN.
- Tại sao Mĩ ném bom HN?
- GV tổ chức cho HS đọc SGK, ghi kết quả làm việc vào phiếu học tập.
® Giáo viên nhận xét + chốt ý đúng.
- Em hãy nêu chi tiết chứng tỏ sự tàn bạo của đế quốc Mĩ đối với HN?
- Giáo viên nhận xét.
Hoạt động 2: Sự đối phó của quân dân ta.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc SGK đoạn “Trước sự tàn bạo, tiêu biểu nhất” và tìm hiểu trả lời câu hỏi.
- Quân dân ta đã đối phó lại như thế nào?
- Giáo viên nhận xét.
Hoạt động 3: Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng
- Tổ chức học sinh đọc SGK và thảo luận nội dung sau:
+ Trong 12 ngày đêm chiến thắng không quân Mĩ, ta đã thu được những kết quả gì?
+ Ý nghĩa của chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”?
® Giáo viên nhận xét.
4. Củng cố: 
- Tại sao Mĩ ném bom Hà Nội?
- Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến thắng đêm 26/ 12/ 1972?
5. Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học 
- Hát.
- 2 học sinh nêu.
- Học sinh đọc sách ® ghi các ý chính vào phiếu.
- 1 vài em phát biểu ý kiến.
- Học sinh đọc SGK, gạch bút chì dưới các chi tiết đó. 1 vài em phát biểu.
- Học sinh đọc SGK + thảo luận theo nhóm 4 kể lại trận chiến đấu đêm 26/ 12/ 1972 trên bầu trời HN.
- 1 vài nhóm trình bày.
- Nhóm khác bổ sung, nhận xét.
- Thảo luận theo nhóm đôi.
- 1 vài nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
- 2HS trả lời.
- Về nhà học bài.
- Chuẩn bị: “Lễ kí hiệp định Pa-ri”.
Rút kinh nghiệm:	
=======ÚÚÚ=======
Sinh hoạt lớp
NHẬN XÉT CUỐI TUẦN
I. MỤC TIÊU: 
 - HS nắm được kết quả hoạt động thi đua của tổ và của bản thân trong tuần.
 - HS nhận ra ưu điểm, tồn tại, nêu hướng phấn đấu phù hợp với bản thân.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Giới thiệu 
- Nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học.
2. Các hoạt động 
* Hoạt động 1: Nhận xét các mặt hoạt động tuần qua :
+ Chuyên cần: Đi học đúng giờ, đảm bảo sĩ số.
+ Học tập: Làm bài tập đầy đủ, có học bài, sôi nổi. Còn một số em có ý thức học tập chưa cao, chưa mạnh dạn trong học tập...
+ Kỷ luật: Nhiều em có ý thức tự giác.
+ Vệ sinh: VS cá nhân chưa sạch, vệ sinh lớp học và khu vực sạch.
+ Phong trào: Tham gia các hoạt động đúng giờ, nhanh nhẹn.
* Hoạt động 2 : Bình bầu tổ, cá nhân xuất sắc, học sinh có tiến bộ.
* Hoạt động 3 : GV nhận xét chung về các mặt và nêu nội dung thi đua tuần 27 
- Khắc phục mọi khó khăn để học tập tốt, chuẩn bị thi giữa kì II
- Tích cực tham gia các hoạt động Đội – Sao.
3. Kết thúc 
- Cho HS hát các bài hát tập thể.
- Lớp trưởng nêu chương trình.
- Tổ trưởng chuẩn bị báo cáo.
- Tổ trưởng các tổ báo cáo.
- HS tham gia nhận xét, phát biểu ý kiến.
-HS bình bầu tổ, cá nhân xuất sắc.
- HS bình bầu cá nhân có tiến bộ.
- HS nêu phương hướng phấn đấu tuần sau

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an chuan KNS lop 5 tuan 26.doc