Giáo án Cuối kì I: lớp 5 môn Tiếng Việt (đọc hiểu)

Giáo án Cuối kì I: lớp 5 môn Tiếng Việt (đọc hiểu)

I. Em đọc thầm bài “Đà lạt”

ĐÀ LẠT

Đà lạt, một buổi chiều cuối tháng năm, mưa giông vừa tạnh. Mặt trời hé nắng vàng, không khí nhẹ và trong, mát rười rượi, kích thích đến tim óc.

Tôi mở cửa ra bao lơn nhìn sang rừng thông. Tôi để ý những cây thông cao, không nứt nẻ, cành sần sùi, cong queo một cách kĩ thuật không ngờ. Dưới chân cây, cỏ dại mọc dày, cao, lá thon, dọc ngang, lá đan dày um tùm.

Tôi nhìn xa hơn. Hồ Đà Lạt lặng im, mặt nước xanh phản chiếu đồi núi và rừng thông xanh. Màu xanh và sự im lặng, cảnh bao la của núi rừng và không khí mát mẻ như làm châm vào da, tất cả nhè nhẹ đưa óc tôi liên tưởng đến xứ Phần Lan tôi đã nhiều lần tưởng tượng qua sách vở. Vấn vương trên phong cảnh, tôi còn nghe phảng phất dòng nhạc của “Jean Sibelues”, người nhạc sĩ đã hô hấp được cái hương vị của rừng thông âm u liên tiếp, của hồ nước lặng màu ngọc bích, của cảnh sát đặc biệt xứ Phần Lan.

 

doc 13 trang Người đăng huong21 Lượt xem 14389Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Cuối kì I: lớp 5 môn Tiếng Việt (đọc hiểu)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CUỐI KÌ I: LỚP 5
MÔN TIẾNG VIỆT (ĐỌC HIỂU)
ĐỀ 1:
Em đọc thầm bài “Đà lạt”
ĐÀ LẠT
Đà lạt, một buổi chiều cuối tháng năm, mưa giông vừa tạnh. Mặt trời hé nắng vàng, không khí nhẹ và trong, mát rười rượi, kích thích đến tim óc.
Tôi mở cửa ra bao lơn nhìn sang rừng thông. Tôi để ý những cây thông cao, không nứt nẻ, cành sần sùi, cong queo một cách kĩ thuật không ngờ. Dưới chân cây, cỏ dại mọc dày, cao, lá thon, dọc ngang, lá đan dày um tùm.
Tôi nhìn xa hơn. Hồ Đà Lạt lặng im, mặt nước xanh phản chiếu đồi núi và rừng thông xanh. Màu xanh và sự im lặng, cảnh bao la của núi rừng và không khí mát mẻ như làm châm vào da, tất cả nhè nhẹ đưa óc tôi liên tưởng đến xứ Phần Lan tôi đã nhiều lần tưởng tượng qua sách vở. Vấn vương trên phong cảnh, tôi còn nghe phảng phất dòng nhạc của “Jean Sibelues”, người nhạc sĩ đã hô hấp được cái hương vị của rừng thông âm u liên tiếp, của hồ nước lặng màu ngọc bích, của cảnh sát đặc biệt xứ Phần Lan.
Tôi đang mơ màng tưởng tượng thì chợt vang lên tiếng chim hoàng anh hót. Tôi đưa mắt nhìn xem chim đậu ở đâu mà hót.
Mỗi lần nghe tiếng chim hoàng oanh là tôi phải nghĩ đến những cây bàng xanh mướt, vòm trời xanh có mây nhẹ như bông. Đà Lạt có chim hoàng oanh hót là điều tôi không bao giờ ngờ. Nhưng kìa, trên một cây thông gay có một chú hoàng oanh nhỏ đang mổ vỏ thông tìm mồi. Mình chim thon thon, lông mượt, màu vàng nghệ, thật hòa hợp với giọng hót ấm áp. Óc tôi đột nhiên thấy ấm áp vô cùng.
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất:
Có thể thay tên nào cho bài văn?
Một buổi sáng Đà Lạt.
Một buổi chiều Đà Lạt.
Những âm thanh ở Đà Lạt.
Những khung cảnh ở Đà Lạt.
Những vật nào không được tác giả miêu tả trong bài?
Đồi núi	b) Tiếng chim 	c) Cây thông
Suối	e) Hồ nước 	e) Thời tiết.
Thời tiết Đà Lạt như thế nào?
Nóng ẩm 
Mát mẻ
Lạnh
Khô ráo.
Nghe tiếng hoàng oanh hót, tác giả liên tưởng đến điều gì?
Màu nắng của những ngày đẹp trời.
Rừng thông xanh và mặt hồ màu ngọc bích.
Những cây bàng xanh mướt, vòm trời xanh có mây nhẹ như bông.
Những hàng thông thẳng tắp.
Không gian Đà Lạt lúc này có đặc điểm gì?
Sôi động, náo nhiệt	b) Lắng đọng, trầm buồn
c) Yên tĩnh, thơ mộng	d) Bình yên, trầm lắng.
“Tưởng tượng” thuộc từ loại gì?
Danh từ
Động từ
Tính từ
Đại từ.
Luyện tập:
Hãy điền vào chỗ trống từ: phúc hậu hoặc phúc đức.
Bà tôi thường bảo người ta phải ăn ở tử tế để 	 lại cho con cháu.
Tìm từ đồng nghĩa với từ hạnh phúc: 
Tìm từ trái nghĩa với từ hạnh phúc: .
Đặt một câu với cặp từ chỉ quan hệ: Tuy ..nhưng 
Tìm và gạch dưới quan hệ từ và cặp quan hệ từ trong đoạn trích sau:
“Cò và Vạc là hai anh em, nhưng tính nết rất khác nhau. Cò ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, còn Vạc luời biếng, suốt ngày chỉ nằm ngủ. Cò bảo mãi mà Vạc chẳng nghe. Nhờ chăm chỉ siêng năng nên Cò học giỏi nhất lớp”.
Thành ngữ nào dưới đây nói về lòng nhân ái:
Đồng cam cộng khổ
Nhường cơm sẻ áo.
Gan vàng dạ sắt
Một nắng hai sương.
Các từ trong mỗi nhóm dưới đây có quan hệ với nhau như thế nào? ban mai, hoa mai, ô mai
Đồng nghĩa
Đồng âm
Nhiều nghĩa
 Điền từ trái nghĩa thích hợp với mỗi chỗ trống () dưới đây:
Đi ngược về 
Chân cứng đá 
Thức khuya dậy 
Của chìm của 
Đáp án:
b
d
b
c
c
b
a. phúc đức
 b. sung sướng
 c. đau khổ
 d. VD: Tuy nhà nghèo nhưng Nam học rất giỏi.
 e. và, nhưng, còn, mà, Nhờ  nên
 8. b
 9. b
 10. a. xuôi
 b. mềm
 c. sớm
 d. nổi
ĐỀ 2:
Em đọc thầm bài “Sầu riêng”.
SẦU RIÊNG
Sầu riêng là loại trái quý, trái hiếm của miền Nam. Hương vị của nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị ngọt của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ đến kì lạ.
Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu tím ngát. Cánh hoa như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa ra một trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống như những tổ kiến. Mùa trái rộ vào dạo tháng tư, tháng năm ta.
Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng của giống cây kì lạ này. Thân nó khẳng khíu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương tỏa ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê.
Đánh dấu x vào ô ¨ trước ý trả lời đúng trong các câu sau:
Sầu riêng là trái cây thuộc:
¨ a) Miền Bắc 	¨ b) Miền Trung 	¨ c) Miền Nam.
	2. Hương vị đặc biệt của sầu riêng:
¨ a) Mùi thơm đậm, bay rất xa, mau tan trong không khí.
¨ b) Thơm như hương cau, hương bưởi.
¨ c) Mùi thơm của mít chín, cái béo của trứng gà, vị ngọt của mật ong.
	3. Nét đẹp của hoa:
¨ a) Đậu thành từng chùm, màu tím ngát, cánh hoa hao hao giống cánh hoa mai.
¨ b) Đậu rải rác, màu tím ngát, cánh hoa hao hao giống cánh sen con.
¨ c) Đậu thành từng chùm, màu tím ngát, cánh hoa hao hao giống cánh sen con.
	4. Sầu riêng trổ hoa vào:
¨ a) Tháng tư ta 	¨ b) Tháng năm ta 	 ¨ c) Cuối năm
	5. Đặc điểm của thân và lá:
¨ a) Thân cây khẳng khiu, cao vút, lá xanh um, hơi khép lại, tưởng như lá héo.
¨ b) Thân cây khẳng khiu, cao vút, lá xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo.
¨ c) Thân cây khẳng khiu, cong quằn, lá xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo.
	6. Mục đích của tác giả khi tả cái dáng không đẹp của thân và lá:
¨ a) Cho thấy sầu riêng là một loại quả bình thường chẳng có gì đặc biệt.
¨ b) Nêu bật hương vị đặc biệt của sầu riêng.
¨ c) Nêu bật cái dáng kì lạ của cây.
	7. Điền cặp quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau và cho biết cặp từ đó hiển thị mối quan hệ nào?
. mọi người tích cực trồng cây  bầu không khí trong lành.
Biểu thị quan hệ 	
. nhà xa  Lan vẫn đi học đúng giờ.
Biểu thị quan hệ 	
Tìm tiếng có chứa uô hay ua thích hợp với mỗi chỗ trống trong các thành ngữ sau:
. người như một 	b) Chậm như .
Ngang như .	d) Cày sâu . bẩm
Dòng nào dưới đây là những từ miêu tả làn da?
Đen nhánh, óng mượt, mượt mà, thanh tú, mịn màng.
Ngăm ngăm, nhẵn nhụi, thanh mảnh, nho nhỏ, lơ thơ.
Trắng trẻo, ngăm đen, bánh mật, mịn màng, nhăn nheo.
Sần sùi, thô nháp, căng bóng, thanh tú, thanh mảnh.
 Dòng nào dưới đây gồm các từ đồng nghĩa với từ dũng cảm?
Anh dũng, gan dạ, dũng sĩ, dũng mãnh.
Mạnh bạo, gan dạ, dám nghĩ, dám làm, anh dũng.
Gan dạ, bạo dạn, dũng mãnh, dũng tướng, dũng khí.
Dũng mãnh, dũng sĩ, dũng khí, bạo dạn.
Đáp án:
c
c
c
c
b
c
7.a/Nhờ  mà
Biểu thị quan hệ: nguyên nhân – kết quả
 b/Tuy  nhưng
Biểu thị quan hệ: tương phản
8.a/ Muôn
 b/ Rùa
 c/ Cua
 d/ Cuốc
9. c
10.b
ĐỀ 3:
Em đọc thầm bài “Lê-nin và ông lão đi săn”.
LÊ-NIN VÀ ÔNG LÃO ĐI SĂN.
Ông lão bắt đầu kể với tôi tỉ mỉ về việc sau một chuyến đi săn, Lê-nin mời ông đến Mát-xcơ-va để tham Lê-nin và xem xét mọi việc. Từ một nơi thâm sơn cùng cốc đến thẳng Mát-xcơ-va thăm Lê-nin, có phải chuyện chơi đâu. Tất nhiên ông lão hiểu rằng ông đến thăm ai, nhưng ông vẫn mang theo kha khá bánh mì nông thôn. Có thể là Lê-nin nói chơi thế thôi, chứ ở đấy người ta sẽ không cho vào, và cũng có thể Lê-nin không có ở nhà. Thế rồi ông lão đến Krem-li thăm Lê-nin và mang theo bánh mì. Lê-nin có nhà và ông thợ săn được đưa vào gặp Lê-nin ngay, khi ông vừa xưng tên. Và đây, một căn phòng rộng thênh thang, hầu như trống rỗng. Chắc là phòng cũng có đồ đạc gì đấy nhưng phòng rộng quá nên tưởng trống không. Ở cuối căn phòng lớn ấy có một chiếc hòm, Lê-nin ngồi trên chiếc hòm, đang nhóm bếp dầu hỏa.
	Lê-nin rất mừng, cười và nói:
Biết đãi bác cái gì bây giờ, bác A-lếch-xây? Tôi pha cà phê cho bác uống 
nhé, nhưng không phải cà phê thực đâu, mà cà phê làm bằng bột lúa mạch.
Khi cà phê đã pha xong, Lê-nin đi lấy bánh mì. Bánh mì tồi đến phát khiếp lên được.
Vla-đi-mia I-Lích, xin lỗi đồng chí, tôi có đem theo bánh mì nhà quê
Ồ tốt lắm, bác đem ra đây!
Họ uống cà phê làm bằng bột lúa mạch và ăn bánh mì. Kể xong câu chuyện
của mình, A-lếch-xây nói:
Y như trong giấc mơ, đến bây giờ tôi vẫn thường hình dung thấy: căn phòng 
rộng thênh thang, ở cuối phòng có chiếc hòm, trên hòm đặt cái bếp dầu hỏa.
M.PRI-SVIN
(Nguyễn Đắc Việt dịch)
Đánh dấu x vào ô ¨ trước câu trả lời đúng:
Khi đi thăm Lê-nin, ông lão có những băn khoăn gì?
¨ a) Ông ngại đường sá xa xôi, đi thăm sẽ rất vất vả.
¨ b) Lê-nin không có ở nhà.
¨ c) Lê-nin là người đứng đầu nhà nước, sẽ không tiếp công dân
thường như ông.
	¨ d) Người ta không cho vào thăm.
	2. Chi tiết chứng tỏ nơi ở của Lê-nin rất đơn sơ là:
	¨ a) Nhà rộng thênh thang nhưng trống rỗng.
	¨ b) Nhà không có lính canh gác.
	¨ c) Nhà rộng nhưng hầu như không có nhiều đồ đạc sang trọng
	¨ d) Nhà không có bàn ghế tiếp khách sang trọng, Lê-nin ngồi trên chiếc hòm.
	3. Chi tiết nào chứng tỏ Lê-nin sống rất giản dị?
	¨ a) Lê-nin lấy cà phê làm bằng bột lúa mạch để tiếp khách.
	¨ b) Lê-nin cùng với lão ăn bánh mì nhà quê.
	¨ c) Lê-nin trò chuyện cởi mở, thân mật với ông lão thợ săn.
	¨ d) Tất cả các câu trên đều đúng.
	4. Ông lão thợ săn có những cảm tưởng gì về cuộc sống viếng thăm Lê-nin?
	¨ a) Tự hào vì được thăm vị lãnh tụ của nhà nước Xô-viết.
	¨ b) Bất ngờ vì thấy Lê-nin sống rất giản dị.
	¨ c) Bất ngờ vì thấy nhà Lê-nin rộng thênh thang, sang trọng.
	¨ d) Bất ngờ vì được biết Lê-nin rất bình đẳng, chân thành.
	5. Trong từ hạnh phúc, tiếng phúc có nghĩa là:
	¨ a) điều may mắn, tốt lành.
	¨ b) đức tính phúc hậu.
	¨ c) sự hòa thuận của mọi người trong gia đình.
	¨ d) sự yêu thương của mọi người với nhau.
	6. a) Tìm các đại từ xưng hô có trong các câu sau:
Vla-đi-mia I-lích, xin lỗi đồng chí, tôi có đem theo bánh mì nhà quê
Đại từ xưng hô là: 	
Có thể thay thế một trong các đại từ xưng hô trên bằng đại từ nào khác 
phù hợp trong đối thoại giữa ông lão và Lê-nin?
Đại từ xưng hô . có thể thay bằng từ ..
	7. Tìm các quan hệ từ có trong câu sau:
Tôi pha cà phê cho bác uống nhé, nhưng không phải cà phê thực đâu, mà 
cà phê làm bằng bột lúa mạch.
Quan hệ từ là: 	
	8. Chọn quan hệ từ thích hợp (cho trong ngoặc đơn) để điền vào chỗ trống trong các câu sau:
	(tuy  nhưng  ; của, nhưng; vì  nên ; bằng, để)
Những cái bút  tôi không còn mới  vẫn tốt.
Tôi vào thành phố Hồ Chí Minh  máy bay  kịp cuộc họp ngày mai.
 trời mưa rất to  nước sông dâng cao.
 cái áo ấy không đẹp  nó là kỉ niệm của những ngày chiến đấu anh dũng.
9. Tìm hai từ cùng nghĩa và hai từ trái nghĩa với từ cần cù.
* Từ cùng nghĩa: .
* Từ trái nghĩa: 
10. Đặt một câu có danh từ chỉ đồ dùng học tập làm chủ ngữ.
Đáp án:
C
A
D
D
A
6.a/ đồng chí, tôi
 b/ đồng chí à ngài
7.nhưng, mà
8.a/ của, nhưng.
 b/ bằng, để
 c/ vì  nên
 d/ Tuy nhưng
9. Từ cùng nghĩa với từ cần cù:
- chăm chỉ
- siêng năng
 Từ trái nghĩa với từ cần cù:
Lười biếng
Biếng nhác
10.Ví dụ:
- Cây bút máy rất đẹp.
ĐỀ 4
Em đọc thầm bài “Đôi tai của tâm hồn”.
ĐÔI TAI CỦA TÂM HỒN.
Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị loại ra khỏi dàn đồng ca của trường. Buồn bã, cô vào công viên khóc một mình. Cô bé nghĩ: “Tại sao mình lại không được hát? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao?” Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi.
“Cháu hát hay quá !” – Một giọng nói vang lên: “Cám ơn cháu, cháu gái bé nhỏ, cháu đã cho ta cả buổi chiều thật vui vẻ.” Cô bé ngẩn người nhìn người vừa khen mình. Đó là một cụ già tóc bạc trắng, khuôn mặt hiền từ. Ông cụ nói xong liền đứng dậy chậm rãi bước đi.
Hôm sau, đến công viên, cô bé đã thấy cụ già ngồi ở chiếc ghế đá hôm trước mỉm cười chào mình. Cô bé lại hát, cụ già vẫn chăm chú lắng nghe. Cụ vỗ tay nói lớn: “Cám ơn cháu gái bé nhỏ của ta, cháu hát hay quá !”. Nói xong, cụ già lại chậm rãi một mình bước đi.
Cứ như vậy nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành ca sĩ nổi tiếng. Cô gái vẫn không quên gọi cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe cô hát. Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không.
“Cụ già ấy đã qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay.” – Một người trong công viên nói với cô. Cô gái sững người. Một cụ già ngày ngày vẫn chăm chú lắng nghe và khen cô hát lại là một người không có khả năng nghe.
(Theo Hoàng Phương)
Đánh dấu x vào ô ¨ trước ý trả lời đúng trong các câu sau:
Vì sao cô bé khóc?
¨ a) Vì cô bé bị loại ra khỏi dàn đồng ca của trường.
¨ b) Vì cô bé không có tiền đóng học phí.
¨ c) Vì cô bé hát không hay.
	2. Trong công viên, vị khán giả thường nghe và khích lệ cô bé hát là ai?
 ¨ a) Một cháu gái bé nhỏ.
 ¨ b) Chiếc ghế đá trong công viên.
 ¨ c) Một cụ già tóc bạc trắng, khuôn mặt hiền từ.
	3. Sau khi trở thành ca sĩ nổi tiếng, điều gì đã khiến cho cô bé ngảy xưa bất ngờ?
 ¨ a) Từ một cô bé bị loại ra khỏi dàn đồng ca nay cô đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng.
 ¨ b) Cụ già thường nghe cô hát đã qua đời.
 ¨ c) Cụ già lâu nay nghe và khen cô hát hay là một người không có khả năng nghe.
	4. Những câu nói và hành động của cụ già trong công viên cho biết ông là người thế nào?
 ¨ a) Là một người có tính tình vui vẻ.
 ¨ b) Là một người nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác.
 ¨ c) Là một người hiền lành.
	5. Câu văn nào dưới đây có dùng quan hệ từ?
 ¨ a) Buồn bã, cô vào công viên khóc một mình.
 ¨ b) Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ những ở đó chỉ còn
lại chiếc ghế đá trống không.
 ¨ c) Cô gái sững người.
	6. Quan hệ từ trong câu văn em tìm được (ở câu hỏi số 5) biểu thị mối quan hệ gì?
 ¨ a) nguyên nhân – kết quả.
 ¨ b) giả thiết – kết quả.
 ¨ c) tương phản.
	7. Câu văn: “Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị loại ra khỏi dàn đồng ca của trường” có:
 ¨ a) 1 tính từ. Đó là: 	
 ¨ b) 2 tính từ. Đó là: 	
 ¨ c) 3 tính từ. Đó là: 	
	8. Tính từ em vừa tìm được (ở câu số 7) miêu tả điều gì?
 ¨ a) tính tình của cô bé.
 ¨ b) hoạt động của cô bé.
 ¨ c) vóc người của cô bé.
9. Những từ: thi đậu, xôi đậu, chim đậu, bánh đậu là những từ gì?
	a) Nhiều nghĩa
	b) Đồng âm
	c) Cùng nghĩa.
	d) Trái nghĩa 
10. Câu “Một tia nắng xuyên qua bụi cây, rọi trúng mắt anh.” thuộc kiểu câu:
	a) Ai là gì?
	b) Ai làm gì?
	c) Ai thế nào?
Đáp án:
c
c
c
b
b
c
7. b/ gầy, thấp
8. c
9. b
10.c

Tài liệu đính kèm:

  • docCUOI KI I-DOC HIEU.doc