I.MỤC TIÊU
HS biết:
- Tỉnh Cao Bằng có 13 huyện, thị. Kể được tên các huyện thị trong tỉnh.
- Các dân tộc chủ yếu cùng chung sống và sự phân bố dân cư trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
II.CHUẨN BỊ:
- Giáo viên:
+ Một số hính ảnh dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao tỉnh Cao Bằng.
+ Một số tranh, ảnh minh họa sự phân bố dân cư tỉnh Cao Bằng.
- Học sinh: sưu tầm tranh, ảnh các dân tộc.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
TUẦN 31 – LỚP 5 SỰ PHÂN CHIA HÀNH CHÍNH TỈNH CAO BẰNG I.MỤC TIÊU HS biết: - Tỉnh Cao Bằng có 13 huyện, thị. Kể được tên các huyện thị trong tỉnh. - Các dân tộc chủ yếu cùng chung sống và sự phân bố dân cư trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. II.CHUẨN BỊ: - Giáo viên: + Một số hính ảnh dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao tỉnh Cao Bằng. + Một số tranh, ảnh minh họa sự phân bố dân cư tỉnh Cao Bằng. - Học sinh: sưu tầm tranh, ảnh các dân tộc. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: Thời gian Hoạt động của Gv Hoạt động của HS 3’ A. Kiểm tra bài cũ. - Yêu cầu HS nêu nội dung bài học giờ trước - Hs trả lời. 24’ B. Dạy bài mới. 1) Giới thiệu bài: - Nêu mục tiêu tiết học - HS lắng nghe 2) Tìm hiểu bài: a. Hoạt động 1: Sự phân chia hành chính. - Cho HS thảo luận các câu hỏi theo nhóm: + Tỉnh Cao Bằng có bao nhiêu huyện, thị xã? Hãy kể tên các huyện, thị trong tỉnh? + Tỉnh ta có bao nhiêu xã, phường, thị trấn? huyện, thị nào có diện tích lớn nhất, nhỏ nhất? - Hoạt động cá nhân. + Huyện ( thị ) ta gồm có bao nhiêu xã ( phường, thị trấn )? Kể tên các xã (phường, thị trấn ) mà em biết. GV kết luận: Tỉnh Cao Bằng có 13 huyện, thị xã. Tổng số xã ( phường, thị trấn ) trong tỉnh là 199. - HS đọc mục 1-SGK - HS thảo luận + Tỉnh Cao Bằng có 13 huyện, thị xã, gồm: Thị xã Cao Bằng; Huyện Bảo Lạc, Hà Quảng, Thông Nông, Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Nguyên Bình, Hòa An, Hạ Lang, Thạch An, Bảo Lâm, Phục Hòa, Quảng Uyên. + Số xã phường, thị trấn, trong tỉnh ta là 199. Trong các huyện, thị trong tỉnh, huyện Bảo Lạc có diện tích lớn nhất. - Đại diện các nhóm nhận xét bổ sung . + Tự liên hệ heo địa phương. b. Hoạt động 1: Các dân tộc và sự phân bố dân cư. Trò chơi “Thi tìm đúng, tìm nhanh” tên các dân tộc của tỉnh Cao Bằng - Chia lớp thành 2 đội - Phổ biến luật chơi ( theo hình hức tiếp sức ). - Nhận xét, tuyên dương HS. - HS thực hiện trò chơi theo hướng dẫn của GV. Sông ngòi - Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi: + Hãy nêu các hệ thống sông chính của tỉnh Cao Bằng. + Mức nước của các con sông thay đổi như thế nào? + Hãy nêu tên một số hồ nước tại tỉnh Cao Bằng? + Hãy nêu tên một số hồ nước ở huyện Thạch An? - GV nhận xét, kết luận. - Thảo luận theo cặp và trả lời . + Sông Bằng ( thị xã Cao Bằng ), sông Quây Sơn ( Trùng Khánh ), sông Gâm ( Bảo Lạc ) + Mức sông lên xuống theo mùa; mùa hanh ít nước mùa mưa nước dâng cao. - Yêu cầu HS đọc thông tin mục 2 SGK và trả lời các câu hỏi sau: - HS đọc. + Hãy kể tên một số dân tộc trong tỉnh ta? Những dân tộc nào chiếm số dân đông nhất? - Cho HS quan sát một số hình ảnh các dân tộc Tày, Nùng, Mông; Một số tranh, ảnh minh họa sự phân bố dân cư tỉnh Cao Bằng GV kết luận: Tỉnh Cao Bằng có trên 20 dân tộc anh em cùng sinh sống. Dân cư sống tập trung ở thị xã, thị trấn; sống thưa thớt ở vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa. - Rút ra bài học ( SGK ) - Một số dân tộc sống trong tỉnh Cao Bằng: Tày, Nùng, Mông, Dao, Kinh, Lô Lô, Sán chay ( Sán Chỉ), Ngái, Mường, HoaTrong đó dân tộc Tày chiếm khoảng 42,5%, Nùng chiếm khoảng 32,8% - Học sinh đọc. 8’ C. Củng cố - dặn dò. Trò chơi: “Tập làm hướng dẫn viên du lịch”. - GV hướng dẫn HS lên bảng đóng vai là người hướng dẫn viên du lịch: HS giới thiệu về tỉnh Cao Bằng với các nội dung sau: Kể tên các huyện, thị; các dân tộc; sự phân bố dân cư - GV, HS nhận xét, tuyên dương - Dặn dò học sinh học bài ở nhà. - HS giới thiệu trong nhóm đôi. - Đại diện các nhóm thi thực hành trước lớp. * Ghi chú: Thời gian cho mỗi hoạt động trong 1 tiết dạy là dự kiến. Bởi vậy không quá cứng nhắc trong phân bố, miễn sao hoạt động đạt mục tiêu yêu cầu đề ra ( Học sinh nắm được nội dung cơ bản ).
Tài liệu đính kèm: