Giáo án Đạo đức 5 - Bài 1: Em là học sinh lớp năm

Giáo án Đạo đức 5 - Bài 1: Em là học sinh lớp năm

I.MỤC TIÊU :

Sau khi học bài này, học sinh sẽ :

v Nhận thức được vị thế của học sinh lớp Năm.

v Vui và tự hào là học sinh lớp năm

v Có ý thức học tập ,rèn luyện để xứng đáng là học sinh lớp năm

v Bước đầu có kỹ năng tự nhận thức ,kỹ năng đặt mục tiêu .

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

v SGK Đạo đức 5

v Các bài hát về chử đề “Trường em”.

v Mi-crô không dây để chơi trò chơi “Phóng viên”.

v Giấy trắng,bút màu.

v Các truyện,tấm gươngvề học sinh lớp năm gương mẫu.

 

doc 3 trang Người đăng hang30 Lượt xem 463Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức 5 - Bài 1: Em là học sinh lớp năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1: EM LÀ HỌC SINH LỚP NĂM
Thứ hai ngày 4 tháng 9 năm 2006
I.MỤC TIÊU :
Sau khi học bài này, học sinh sẽ :
Nhận thức được vị thế của học sinh lớp Năm. 
Vui và tự hào là học sinh lớp năm
Có ý thức học tập ,rèn luyện để xứng đáng là học sinh lớp năm
Bước đầu có kỹ năng tự nhận thức ,kỹ năng đặt mục tiêu .
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
SGK Đạo đức 5
Các bài hát về chử đề “Trường em”.
Mi-crô không dây để chơi trò chơi “Phóng viên”.
Giấy trắng,bút màu.
Các truyện,tấm gươngvề học sinh lớp năm gương mẫu.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Khởi động:Học sinh hát tập thể bài hát “Em yêu trường em”(2’)
Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỌÂNG CỦA HỌC SINH
TIẾT 1 :
Hoạt động 1 : Quan sát tranh và thảo luận.(10’)
Mục tiêu : Học sinh thấy được vị thế mới của học sinh lớp Năm , thấy vui và tự hào vì đã là học sinh lớp Năm.
Cách tiến hành : 
Giáo viên nêu yêu cầu 
Tranh vẽ gì?
Em nghĩ gì khi xem các tranh trên ?
Học sinh lớp năm có khác gì so với học sinh các lớp dưới ?
Theo em, chúng ta cần làm gì để xứng đáng là học sinh lớp Năm? Vì sao? 
Giáo viên kết luận : 
Năm nay các em đã lên lớp Năm. Lớp Năm là lớp lớn nhất trường .Vì vậy học sinh lớp Năm cần phải gương mẫu về mọi mặt để cho các em học sinh lớp dưới học tập.
Hoạt động 2 : (12’)
Mục tiêu 
Rèn luyẹân cho học sinh kỹ năng tự nhận thức về bản thân .
Có ý thưcù học tập ,rèn luyện để xứng đáng là học sinh lớp Năm .
Cách tiến hành : 
Giáo viên nêu yêu cầu bài tập 1 và 2 
Mời 1 –2 học sinh trình bày trước lớp
Giáo viên kết luận :
Mỗi người chúng ta đều có những điểm mạnh ,những điểm đáng tự hào, hài lòng riêng, đồng thời cũng có những điểm yếu riêng cần phải cố gắng khắc phục để xứng đáng là học sinh lớp Năm – lớp đàn anh trong trường.
Hoạt động 3 :Trò chơi “phóng viên”(6’)
 Mục tiêu : Củng cố lại nội dung bài học.
Cách tiến hành :
Nội dung câu hỏi:
Theo bạn, học sinh lớp Năm có gì khác so với học sinh các lớp dưới ?
Bạn cảm thấy như thế nào khi là học sinh lớp Năm ?
Hãy nêu những điểm bạn thấy hài lòng về mình.
Hãy nêu những điểm bạn thấy còn cần phải cố gắng để xứng đáng là học sinh lớp Năm.
Bạn hãy hát một bài hát hoặc đọc một bài thơ về chủ đề “Trường em”.
Giáo viên nhận xét và kết luận.
Hoạt động tiếp nối(5’)
Lập kế hoạch phấn đấu của bản thân trong năm học này :
Mục tiêu phấn đấu ?
Những thuận lợi đã co ù?
Những khó khăn có thể gặp
Biện pháp khắc phục khó khăn ?
Những người có thể hỗ trợ, giúp đỡ em?
TIẾT 2 : Ngày dạy: 12/9/2006
Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm về kế hoạch phấn đấu của học sinh.(13’)
Mục tiêu :
Rèn luyện cho học sinh kỹ năng đạt mục tiêu.
Động viên học sinh có ý thức phấn đấu vươn lên về mọi mặt để xứng đáng là học sinh lớpNăm.
Cách tiến hành :
Giáo viên mời một số học sinh trình bày trước lớp.
 Giáo viên nhận xét chung và kết luận :
Chúng ta rất vui và tự hào là học sinh lớp Năm,rất yêu quai và tự hào về trường mình. Đồng thời chúng ta càng thấy rõ trách nhiệm của mình là phải học tập, rèn luyện tốt để xứng đáng là học sinh lớp Năm.
Hoạt động 2 : Kể chuyện về các tấm gương học sinh lớp Năm gương mẫu (10’)
Mục tiêu : Học sinh biết thừa nhận và học tập theo các tấm gương tốt.
Cách tiến hành : 
Giáo viên có thể giới thiệu thêm một vài tấm gương khác.
Giáo viên kết luận : Chúng ta cần học tập theo các tấm gương tốt của bạn bè để mau tiến bộ.
Hoạt động 3 :Trò chơi “phóng viên”(7 – 8’)
 Mục tiêu : Củng cố lại nội dung bài học.
Mục tiêu : Giáo dục học sinh tình yêu và trách nhiệm của mỗi người đối với trường, lớp.
 Cách tiến hành :
Giáo viên nhận xét và kết luận : 
Chúng ta rất vui và tự hào là học sinh lớp Năm,rất yêu quai và tự hào về trường mình. Đồng thời chúng ta càng thấy rõ trách nhiệm của mình là phải học tập, rèn luyện tốt để xứng đáng là học sinh lớp Năm.
Học sinh quan sát từng bức tranh trong SGK trang 3-4 và yêu cầu học sinh thảo luận lớp theo các câu hỏi 
Học sinh thảo luận lớp
Học sinh làm bài tập 1 và 2 ,SGK.
Từng cá nhân học sinh suy nghĩ và làm bài tập.
Học sinh trao đổi kết qủa tự nhận thức về mình với bạn ngồi bên cạnh.
Một số học sinh sẽ thay phiên nhau đóng vai là phóng viên (báo thiếu niên tiền phong hoặc đài truyền hình Việt Nam)để phỏng vấn các học sinh trong lớp về một số câu hỏi có liên quan đến chủ đề bài học. 
Học sinh đọc phần ghi nhớ trong SGK.
Sưu tầm các bài thơ, bài hát về chủ đề “Trường em” .
Sưu tầm các bài báo,các tấm gương về học sinh lớp Năm gương mẫu.
Mỗi em vẽ một tranh về chủ đề “Trường em”
 Từng học sinh để kế hoạch cá nhân của mình lên bàn và trao đôûi trong nhóm nhỏ.
Học sinh cả lớp hỏi, chất vấn, nhận xét.
Học sinh kể về các tấm gương học sinh lớp Năm gương mẫu (trong lớp, trong trường hoặc sưu tầm trên báo, đài).
Thảo luận lớp về những điều có thể học tập từ các tấm gương đó.
Thảo luận lớp về những điều có thể học tập từ các tấm gương đó.
Học sinh giới thiệu tranh vẽ của mình với cả lớp.
Học sinh múa, hát, đọc thơ về chủ đề “Trường em”.
Củõng cố và dặn dò: (4 – 5’)
-GV tổng kết bài: Là HS lớp 5 , HS lớp đàn anh, đàn chị trong trường, được tất cả các em trông vào và noi theo. Vì thế ,cô mong các emgương mẫu, luôn nghe lời thầy cô, đoàn kết với bạn bè, thực hiện tốt kế hoặch năm học đề ra , xứng đáng là HS lớp 5.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS tích cực tham gia các hoạt động, nhắc nhở các em còn chưa cố gắng.
Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docĐ Đ 1.doc