Đạo đức
EM LÀ HỌC SINH LỚP 5 (TIẾT 1)
I. Mục tiêu
Sau bài học này, HS biết:
- Học sinh lớp 5 là học sinh lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập.
- Có ý thức học tấp, rèn luyện.
- Vui và tự hào khi là HS lớp 5.
II. Tài liệu và phương tiện
- Giấy trắng, bút màu
III. Các hoạt động dạy học
Khởi động: HS hát bài em yêu trường em. Nhạc và lời Hoàng Vân
* Hoạt động 1: Quan sát tranh và thảo luận
a) Mục tiêu: HS thấy được vị thế mới của HS lớp 5, thấy vui và tự hào vì đã là HS lớp 5.
Tuần 1 Thứ hai ngày tháng 8 năm 2009. Đạo đức Em là học sinh lớp 5 (tiết 1) I. Mục tiêu Sau bài học này, HS biết: - Học sinh lớp 5 là học sinh lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập. - Có ý thức học tấp, rèn luyện. - Vui và tự hào khi là HS lớp 5. II. Tài liệu và phương tiện - Giấy trắng, bút màu III. Các hoạt động dạy học Khởi động: HS hát bài em yêu trường em. Nhạc và lời Hoàng Vân * Hoạt động 1: Quan sát tranh và thảo luận a) Mục tiêu: HS thấy được vị thế mới của HS lớp 5, thấy vui và tự hào vì đã là HS lớp 5. b) Cách tiến hành: 1. GV yêu cầu HS quan sát từng tranh ảnh trong SGK trang 3-4 và thảo luận cả lớp theo các câu hỏi sau: Hoạt động dạy Hoạt động học + Tranh vẽ gì? + HS lớp 5 có khác gì so với HS các khối khác? + Theo em, chúng ta cần làm gì để xứng đáng là HS lớp 5? GVKL: Năm nay các em đã lên lớp 5. Lớp lớn nhất trường Vì vậy HS lớp 5 cần gương mẫu về mọi mặt để các em HS các khối khác học tập. * Hoạt động 2: Làm bài tập trong SGK a) Mục tiêu: Giúp HS xác định được nhiệm vụ của HS lớp 5 b) Cách tiến hành: 1. GV nêu yêu cầu bài tập: - GV nhận xét kết luận * Hoạt động 3 : Tự liên hệ (bài tập 2) a) Mục tiêu: Giúp HS tự nhận thức về bản thân và có ý thức học tập rèn luyện để xứng đáng là HS lớp 5. b) Cách tiến hành 1. GV nêu yêu cầu tự liên hệ 2. Yêu cầu HS trả lời GV nhận xét và kết luận: các em cần cố gắng phát huy những điểm mà mình đã thực hiện tốt và khắc phục những mặt còn thiếu sót để xứng đáng là HS lớp 5. * Hoạt động 5: Trò chơi phóng viên a) Mục tiêu: Củng cố lại nội dung bài học. b) Cách tiến hành - Yêu cầu HS thay phiên nhau đóng vai phóng viên để phỏng vấn các HS khác về một số nội dung có liên quan đến chủ đề bài học. VD: - Theo bạn HS lớp 5 cần phải làm gì? - Bạn cảm thấy như thế nào khi là HS lớp 5? - Bạn đã thực hiện được những điểm nào trong trương trình "Rèn luyện đội viên"? - Hãy nêu những điểm bạn thấy mình xứng đáng là HS lớp 5? - Hãy nêu những điểm mà bạn cần cố gắng hơn để xững đáng là HS lớp 5 - Bạn hãy hát hoặc đọc thơ về chủ đề trường em? - GV nhận xét kết luận - Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK * Củng cố dặn dò - Lập kế hoạch phấn đấu của bản thân trong năm học này: + Mục tiêu phấn đấu. + Những thuận lợi đã có. + những khó khăn có thể gặp. + Biện pháp khắc phục khó khăn. + Những người có thể hỗ trợ, giúp đỡ em khắc phục khó khăn. - Về sưu tầm các bài thơ bài hát nói về HS lớp 5 gương mẫu và về chủ đề Trường em. - Vẽ tranh về chủ đề trường em. - Tranh vẽ hS lớp 5 đón các em HS lớp 1 trong ngày khai giảng. - Các bạn HS lớp 5 đang chuẩn bị học. - Bạn HS lớp 5 học bài rất chăm được bố khen. - HS lớp 5 là lớp lớn nhất trường. - HS lớp 5 phải gương mẫu về mọi mặt để các em HS khối khác học tập. - HS nêu yêu cầu bài tập. - HS suy nghĩ thảo luận bài tập theo nhóm đôi. - Vài nhóm trình bày trước lớp Nhiệm vụ của HS là: Các điểm a, b, c, d, e mà HS lớp 5 cần phải thực hiện. - HS suy nghĩ đối chiếu những việc làm của mình từ trước đến nay với những nhiệm vụ của HS lớp 5. - HS thảo luận nhóm đôi - HS tự liên hệ trước lớp. - HS thảo luận và đóng vai phóng viên. Nhận xét Học sinh đọc Ký duyệt .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tuần 25 Đạo đức Thực hành I, Mục tiêu: HS vận dụng các chuẩn mực đạo đức vào xử lý các tình huống thể hiện tình yêu quê hương, Tổ quốc, tôn trọng hiểu biết về UBND xã (phường) II, Chuẩn bị: Phiếu học tập. III, Các hoạt động dạy học: 1, Bài mới: a, Hoạt động 1: Bày tỏ thái độ của mình. - GV đưa các ý kiến yêu cầu HS bày tỏ thái độ của mình qua màu thẻ - GVcó thể yêu cầu giải thích. b, Hoạt động 2: - GV phát phiếu học tập – HS làm cá nhân. - HS trình bày- HS khác đánh giá. c. Hoạt động 3: Đóng vai. - Nếu em là hướng dẫn viên du lịch Việt Nam, em sẽ giới thiệu như thế nào với khách du lịch về 1 danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử của nước ta mà em biết. - Em cùng với 1 nhóm bạn về thăm quê mình, em hãy giới thiệu với các bạn về quê hương mình. - HS thay nhau lên trình bày. 2 Củng cố – dặn dò Nhắc lại nội dung bài – nhận xét giờ học Tuần 2 Thứ hai ngày tháng 8 năm 2009. Đạo đức Em là học sinh lớp 5 (tiết 2) I. Mục tiêu Sau bài học này, HS biết: - Học sinh lớp 5 là học sinh lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập. - Có ý thức học tấp, rèn luyện. - Vui và tự hào khi là HS lớp 5. II. Tài liệu và phương tiện - Các bài hát về chủ đề Trường em - Các chuyện nói về tấm gương HS lớp 5 gương mẫu III. các hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học * Hoạt động 1: Thảo luận về kế hoạch phấn đấu a) Mục tiêu - Rèn luyện cho HS kĩ năng đặt mục tiêu. - động viên HS có ý thức vươn lên về mọi mặt để xứng đáng là HS lớp 5 b) Cách tiến hành - Yêu cầu từng nhóm HS trình bày kế hoạch cá nhân của mình trong nhóm nhỏ - Yêu cầu HS trình bày - GV nhận xét chung GVKL: Để xứng đáng là HS lớp 5, chúng ta cần phải quyết tâm phấn đấu, rèn luyện một cách có kế hoạch. * Hoạt động 2: Kể chuyện về các tấm gương HS lớp 5 gương mẫu a) Mục tiêu: HS biết thừa nhận và học tập theo các tấm gương đó b) Cách tiến hành - Yêu cầu HS kể về các tấm gương trong lớp, trong trường, hoặc sưu tầm trong sách báo, đài. - KL: Chúng ta cần học tập theo các tấm gương tốt của bạn bè để mau tiến bộ. * Hoạt động 3: Hát, múa, đọc thơ, giới thiệu tranh vẽ về đề tài trường em a) Mục tiêu: GD HS tình yêu và trách nhiệm đối với trường lớp b) Cách tiến hành - Yêu cầu HS giới thiệu tranh vẽ của mình trước lớp - Yêu cầu HS múa, hát, đọc thơ về chủ đề trường em - GV nhận xét KL: Chúng ta rất vui và tự hào khi là học sinh lớp 5. Rất yêu quý và tự hào về trường của mình, lớp mình. Đồng thời chúng ta càng thấy rõ trách nhiệm phải học tập, rèn luyện tốt để xứng đáng là HS lớp 5. Xây dựng trường lớp tốt - HS thảo luận trong nhóm 2 - HS trình bày trước lớp - Lớp trao đổi nhận xét - HS lần lượt kể - HS cả lớp theo dõi và thảo luận về những điều có thể học tập được từ những tấm gương đó - HS giới thiệu tranh vẽ - HS múa hát, đọc thơ IV. Củng cố dặn dò Học thuộc ghi nhớ Ký DUYỆT .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tuần 3 Đạo đức có trách nhiệm về việc làm của mình (tiết 1) I- Mục tiêu Học xong bài này, HS biết: - Thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình - Khi làm việc gì sai biết nhận và sửa chũa lỗi. - Biết ra quyết định và bảo vệ ý kiến đúng của mình. (- Tán thành những hành vi đúng và không tán thành việc trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác.) II- Đồ dùng dạy- học - Một vài mẩu chuyện về những người có trách nhiệm trong công việc hoặc dũng cảm nhận và sửa lỗi . - Bài tập 1 được viết sẵn trên giấy khổ lớn hoặc trên bảng phụ - Thẻ màu dùng cho hoạt động 3, tiết 1 III- Hoạt động dạy- học Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi HS đọc ghi nhớ - GV nhận xét, ghi điểm 2. Bài mới a) Giới thiệu bài: b) Giảng bài. * HĐ 1: tìm hiểu chuyện Chuyện của bạn Đức - GV yêu cầu HS đọc thầm câu chuyện và trả lời câu hỏi trong SGK. Nhận xét, chốt lại ý đúng. . Qua câu chuyện của Đức chúng ta rút ra ghi nhớ. - GV ghi ghi nhớ lên bảng. - Yêu cầu HS đọc Ghi nhớ trong SGK * HĐ 2: Làm bài tập trong SGK - Gọi HS đọc đề bài. - HS nêu yêu cầu bài tập - Gọi đại diện nhóm trả lời kết quả thảo luận - Nhận xét, chốt lại ý đúng. 3. Củng cố dặn dò - Gọi HS đọc Ghi nhó - Nhận xét giờ học. - Về chuẩn bị trò chơi đóng vai theo bài tập 3. - HS lắng nghe - HS đọc thầm. 1 HS đọc to cho cả lớp nghe - HS thảo luận nhóm đôi theo câu hỏi trong SGK - HS nêu cách giải quyết của mình - Cả lớp nhận xét bổ xung. - 3 HS đọc ghi nhớ trong SGK - HS nêu yêu cầu bài tập - HS thảo luận nhóm - Đại diện nhóm trả lời kết quả - HS bày tỏ bằng cách giơ thẻ màu theo quy ước. Đạo đức có trách nhiệm về việc làm của mình(tiết 2) I- Mục tiêu Học xong bài này, HS biết: - Thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình - Khi làm việc gì sai biết nhận và sửa chũa lỗi. - Biết ra quyết định và bảo vệ ý kiến đúng của mình. (- Tán thành những hành vi đúng và không tán thành việc trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác.) II- hoạt động dạy- học Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Giới thiệu bài- ghi bảng 2.Giảng bài. * Hoạt động 1: Xử lí tình huống ( bài tập 3 SGK) - Gv chia lớp thành 4 nhóm giao nhiệm vụ mỗi nhóm sử lí một tình huống KL: Mỗi tình huống đều có nhiều cách giải quyết. Người có trách nhiệm cầ phải chọn cách giải quyết nào thể hiện rõ trách nhiệm cuỉa mình và phù hợp với hoàn cảnh. * Hoạt động 2: Tự liên hệ bản thân - GV yêu cầu HS kể lại việc chứng tỏ mình có trách nhiệm hoặc thiếu trách nhiệm : KL: Khi giải quyết công việc hay sử lí tình huống một cách có trách nhiệm, chúng ta thấy vui và thanh thản. Ngược lại, khi làm một việc thiếu trách nhiệm dù không ai biết, tự chúng ta cũng thấy áy náy trong lòng. Người có trách nhiệm là người trước khi làm một việc gì cũng suy nghĩ cẩn thận nhằm mục đích tốt đẹp và với cách thức phù hợp; Kh ... .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Tuần 31 Thứ hai ngày ... tháng .... năm 2010 Đạo đức Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (Tiết 2) I. Mục tiêu Học xong bài này HS biết: - Kể được một và tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương. - Biết vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. - Biết giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng. II. Tài liệu và phương tiện - tranh ảnh , băng hình về tài nguyên thiên nhiên: mỏ than, dầu mỏ, rừng, III. Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học * Hoạt động 1: Giới thiệu về tài nguyên thiên nhiên ( BT 2) + Mục tiêu: HS có thêm hiểu biết về tài nguyên thiên nhiên của đất nước + Cách tiến hành - HS giới thiệu về một tài nguyên mà mình biết - Lớp nhận xét bổ sung - GVKL: Tài nguyên thiên nhiên của nước ta không nhiều . Do đó chúng ta càng cần phải sử dụng tiết kiệm, hợp lí và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên * Hoạt động 2: Làm bài tập 4 SGK + Mục tiêu: HS nhận biết được những việc làm đúng để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên + Cách tiến hành - GV chia nhóm , giao nhiệm vụ - Đại diện nhóm trình bày - GVKL: a, đ, e là các việc làm đúng để bảo vệ thiên nhiên b, c, d Là việc làm không phải là bảo vệ tài nguyên thiên nhiên GV: Con người cần biết cách sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống, không làm tổn hại đến thiên nhiên * Hoạt động 3: Làm bài tập 5 SGK + Mục tiêu: HS biết đưa ra các giải pháp, ý kiến để tiết kiệm tài nguyên thiên hiên + Cách tiến hành - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ - Đại diện nhóm trình bày - Các nhóm khác nhận xét GVKL: Có nhiều cách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, các em cần thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng của mình * Hoạt động kết thúc - Nhận xét giờ học - Dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau - HS lần lượt giới thiệu - HS thảo luận nhóm - Đại diện nhóm trả lời - Hs thảo luận nhóm - Đại diện nhóm trình bày Ký DUYỆT .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tuần 32 Thứ hai ngày ...... tháng ...... năm 2010 Đạo đức Dành cho địa phương: Tìm hiểu về gia đình thương binh liệt sỹ, bà mẹ việt nam anh hùng I. Mục tiêu: - Giúp HS hiểu về sự đền ơn đáp nghĩa của nhân dân địa phương. - HS hiểu và biết cách giúp đỡ gia đình TBLS, chăm sóc nghĩa trang liệt sỹ của địa phương. II. Các hoạt động dạy học: 1/ Hoạt động 1: Tìm hiểu về số lượng các gia đình liệt sỹ và số lượng thương binh của địa phương. - GV chia lớp thành 8 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu 1 xóm đội. - Cử nhóm trưởng và thư ký. - Các nhóm thảo luận tìm hiểu trong thời gian 5 phút. - Gọi đại diện nhóm trình bày. - Giáo viên tổng hợp kết quả: Toàn xã có 82 liệt sỹ, 47 thương binh, 11 Bà mẹ VN anh hùng. Danh sách các bà mẹ việt nam anh hùng stt họ và tên ở xóm 1 khổng thị chất 4 2 đinh thị thọ 5 3 bùi thị tụ 5 4 phan thị hảo 4 5 trần thị thân 2 6 bùi thị hoài 5 7 lê thị nhiên 2 8 hoàng thị háu 5 9 phạm thị chồi 3 10 phan thị tảo 4 11 lê thị hợi 2 2/ Hoạt động 2: Thi kể về việc làm thể hiện tinh thần đền ơn đáp nghĩa. - Chăm sóc nghĩa trang. - Chăm sóc các gia đình thương binh liệt sỹ. 3/ Hoạt động 3: Giáo viên tổ chức cho học sinh thăm nghĩa trang liệt sỹ. Củng cố – dặn dò: Về nhà các em thường xuyên giúp các gia đình thương binh liệt sỹ. Ký duyệt ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tuần 33 Thứ hai ngày tháng năm 2010 Đạo đức Dành cho địa phương: An toàn giao thông I) Mục tiêu - Giúp học sinh biết được một số luật giao thông - Thực hiện đúng luật giao thông II) Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh về giao thông đường bộ, biển báo giao thông. III) Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1: Tìm hiểu một số biển báo giao thông Giáo viên chia lớp thành các nhóm 4 - Bước 1: Giáo viên phát cho mỗi nhóm một số biển báo giao thông. Yêu cầu học sinh thảo luận tìm hiểu nội dung từng biển báo. - Bước 2: Đại diện nhóm lên nói nội dung từng biển báo của nhóm mình. Học sinh khác nhận xét bổ sung. - Bước 3: Giáo viên kết luận 2. Hoạt động 2: Làm việc với phiếu học tập - Giáo viên phát phiếu cho học sinh - Học sinh làm bài tập trên phiếu - Gọi lần lượt học sinh đọc bài làm của mình, học sinh khác nhận xét bổ sung. - Giáo viên kết luận 3. Hoạt động 3: - Giáo viên cho HS xem một số tranh ảnh về giao thông đường bộ. - Học sinh thảo luận về việc thực hiện an toàn giao thông của người tham gia giao thông. - Học sinh kể về việc bản thân đã thực hiện luật an toàn giao thông. - Giáo viên nhận xét, khen ngợi. 4. Củng cố dặn dò: Thực hiện tốt luật an toàn giao thông Ký DUYỆT ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tuần 34 Thứ hai ngày tháng năm 2010 Đạo đức Dành cho địa phương: bảo vệ môi trường I) Mục tiêu: - Môi trường sống rất quan trọng với cuộc sống của con người. - Học sinh biết bảo vệ môi trường. - Có ý thức làm cho môi trường thêm xanh, sạch, đẹp. II) Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp: Giáo viên nêu lần lượt từng câu hỏi, học sinh trả lời: - Môi trường là gì? - Nêu một số thành phần của môi trường bạn đang sống? - Bạn đã làm gì để bảo vệ môi trường đang sống? Giáo viên kết luận: Môi trường rất quan trọng đối với con người, nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người. Vì vậy mọi người cần có ý thức bảo vệ môi trường. 2. Hoạt động 2: Làm việc với tranh ảnh - Giáo viên đưa ra các bức tranh, ảnh - Yêu cầu Học sinh quan sát tranh và nêu nhận xét về việc làm của các bạn trong tranh ? Bạn trong tranh (ảnh) đang làm gì? ? Em có nhận xét gì về việc làm của bạn trong tranh? ? Tranh (ảnh) nào là bức tranh (ảnh) bảo vệ môi trường? - Học sinh khác nhận xét bổ sung - Giáo viên kết luận, liên hệ thực tế ở địa phương: + Việc vứt rác bừa bãi ra dường, nơi công công, sông ngòi ở địa phương. + Việc phun thuốc trừ sâu, phun hóa chất, lưu lượng xe máy ô tô di lại nhiều. + Việc địa phương đã xây dựng được khu xử lý rác thải và tổ chức thu gom rác thải để bảo vệ môi trường. 3. Củng cố dặn dò: Thực hiện tốt việc giữ gìn và bảo vệ môi trường Ký DUYỆT .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tuần 35 Thứ hai ngày tháng năm 2010 Đạo đức: Thực hành kỹ năng cuối học kỳ II và cuối năm học I) Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố kỹ năng hình thành các hành vi thói quen đạo đức. II) Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1: Củng cố kiến thức các bài đạo đức đã học - Yêu cầu học sinh nêu tên các bài đạo đức đã học. - Nêu nội dung của từng bài đạo đức, các hành vi đạo đức. 2. Hoạt động 2: Luyện tập thực hành Giáo viên đưa ra một số tình huống, yêu cầu học sinh thực hành sắm vai theo nhóm 3. Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập, rút ra bài học - Học sinh nêu được hành vi đạo đức, thói quen đạo đức cần đạt được trong năm học: Có trách nhiệm về việc làm của mình; Có ý thức vượt khó khăn; Nhớ ơn tổ tiên; Xây dựng và giữ gìn tình bạn tốt; Kính già yêu trẻ; Hợp tác với những người xung quanh; Yêu quê hương đất nước; Bảo vệ môi trường,.... - Giáo viên tóm tắt, kết luận chung 4. Củng cố dặn dò: - Giáo viên nhận xét tiết học - Dặn học sinh thực hành và rèn luyện thói quen hành vi đạo đức tốt. Ký DUYỆT ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: