Giáo án Đạo đức - Học kì I

Giáo án Đạo đức - Học kì I

I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU:

- Biết: Học sinh lớp 5 là học sinh của lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập.

- Có ý thức học tập, rèn luyện.

- Vui và tự hào là học sinh lớp 5

*GD KNS:

 - Kĩ năng tự nhận thức( Tự nhận thức được mình là học sinh lớp 5)

- Kĩ năng xác định gía trị( xác định giá trị của học sinh lớp 5)

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

- Động não, thảo luận nhóm, xử lý tình huống

III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :

 

doc 23 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1075Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đạo đức - Học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 1: Em là học sinh lớp 5
I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: 
- Biết: Học sinh lớp 5 là học sinh của lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập.
- Có ý thức học tập, rèn luyện.
- Vui và tự hào là học sinh lớp 5
*GD KNS: 
 - Kĩ năng tự nhận thức( Tự nhận thức được mình là học sinh lớp 5)
- Kĩ năng xác định gía trị( xác định giá trị của học sinh lớp 5)
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Động não, thảo luận nhóm, xử lý tình huống
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt Động 1 : Vị thế của HS lớp 5 
-HS tranh luận nhóm theo tranh ảnh SGK để tìm hiểu nội dung của tình huống.
-GV đưa ra câu hỏi gợi ý:
1)Bức ảnh thứ nhất chụp cảnh gì?
2)Em thấy nét mặt các bạn như thế nào?
3)Bức tranh thứ hai vẽ gì?
4)Cô giáo đã nói gì với các bạn?
5)Em thấy các bạn có thái độ như thế nào?
6)Bức tranh thứ ba vẽ gì?
7)Bố của bạn HS đã nói gì với bạn?
8)Theo em, bạn HS đó đã làm gì để đựơc bố khen?
9)Em nghĩ gì khi xem các bức tranh trên?
-GV yêu cầu các nhóm tranh luận các câu hỏi trong PHT .
PHIẾU HỌC TẬP
Em hãy trả lời các câu hỏi sau :
GD KNS: 1)HS lớp 5 có gì khác so với HS lớp dưới?
GD KNS: 2)Chúng ta cần làm gì để xứng đáng là HS lớp 5?
3)Em hãy nói cảm nghĩ của nhóm em khi đã là HS lớp 5?
-HS trình bày ý kiến trước lớp.
Kết luận: Năm nay các em lên lớp 5, lớp đàn anh đàn chị trong trường. Cô mong rằng các em phải gương mẫu về mọi mặt để cho các em HS lơp dưới học tập và noi theo.
-Chụp cảnh các bạn HS lớp 5 trường Tiểu học Hoàng Diệu đón các em HS lớp 1.
-Nét mặt bạn nào cũng vui tươi, náo nức.
-Vẽ cô giáo và các bạn HS trong lớp học.
-Cô giáo nói: Cô chúc mừng các em đã lên lớp 5.
-Ai cũng rất vui vẻ, hạnh phúc, tự hào.
-Vẽ bạn HS lớp 5 và bố của bạn.
-Bố bạn nói: Con trai bố ngoan quá. Đúng là HS lớp 5 có khác.
-Bạn HS đó tự giác làm bài, học bài, giúp mẹ việc nhà . . . 
-Tuỳ HS có ý khác nhau.
1)Là HS lớn nhất trường nên phải gương mẫu để cho HS lớp dưới noi theo.
2)Chúng ta cần chăm học, tự giác trong học tập và phải rèn luyện thật tốt.
3)Em thấy mình lớn hơn, trưởng thành hơn. Em rất vui và tự hào vì là HS lớp 5.
-HS nêu ghi nhớ SGK.
Hoạt Động 2 : Em tự hào là HS lớp 5 
-GV hỏi, cả lớp trả lời:
+Hãy nêu những điểm em thấy hài lòng vì mình?
+Nêu những điểm em thấy còn phải cố gắng để xứng đáng là HS lớp 5?
Kết luận : Mỗi chúng ta đều có điểm yếu và điểm mạnh. Chúng ta cần biết phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu để xứng đáng là HS lớp 5.
-Học tốt, nghe lời cha mẹ, thầy cô giáo, lễ phép, giữ gìn sách vở sạch sẽ, nghe cô giáo giảng . . . 
-Chăm học hơn, tự tin hơn, tự giác trong học tập, giúp đỡ các bạn học kém trong lớp . . . 
Hoạt Động 3 : Trò chơi “ MC và HS lớp 5”
-HS làm việc theo nhóm.
-GV: Trong buổi lễ khai giảng đầu năm, có một chương trình dành cho các bạn mới vào lớp 5 với tên gọi “ Gặp gỡ và giao lưu” 
-GV đưa câu hỏi gợi ý:
1)Bạn nghĩ gì về ngày khai giảng năm nay?
2)Bạn hãy cho biết là HS lớp 5 có những điểm gì khác so với HS trong trường?
3)Bạn hãy nêu cảm nghĩ khi là HS lớp 5?
4)Bạn cảm thấy hài lòng về những điểm nào của mình?
6)Bạn hãy nói một vài điểm mà bạn cần phải khắc phục khi là HS lớp 5?
7)Bạn có thể hát hay đọc 1 bài thơ chủ đề “Trường học” để tặng cho mọi người?
Kết luận: Là HS lớp 5, các em cần cố gắng học thật giỏi, thật ngoan, không ngừng tu dưỡng trao dồi bản thân. Các em can phát huy những điểm mạnh, những điểm đáng tự hào, đồng thời phải khắc phục những điểm yếu để xứng đáng là HS lớp 5.
-HS thực hiện trò chơi dưới sự tổ chức, điều khiển của MC.
-Cách chơi: HS trong nhóm thay phiên nhau đóng vai MC để giao lưu với các bạn.
-HS phát biểu theo cảm nhận riêng của mình.
Hoạt Động 4 : Hướng dẫn thực hành 
-Yêu cầu HS về nhà:
+Lập kế hoạch phấn đấu trong năm nay.
+Sưu tầm câu chuyện về những HS lớp 5 gương mẫu.
+Vẽ tranh theo chủ đề “ Trường em”.
-HS lắng nghe.
TIẾT 2: Em là học sinh lớp 5 (tt)
 I. Mục tiêu:
- Biết: Học sinh lớp 5 là học sinh của lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập.
- Có ý thức học tập, rèn luyện.
- Vui và tự hào là học sinh lớp 5
 *GD KNS: 
 - Kĩ năng tự nhận thức( Tự nhận thức được mình là học sinh lớp 5)
 - Kĩ năng xác định gía trị( xác định giá trị của học sinh lớp 5)
 II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC: Động não, thảo luận nhóm, xử lý tình huống
 III -ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Kế hoạch phấn đấu của c¸ nh©n HS.
- Truyện kể về HS líp 5 g­¬ng mẫu, bµi th¬, bµi h¸t về chủ đề Trường em.
 IV-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Thảo luận kế hoạch phấn đấu
- Gv yêu cầu HS thảo luận theo nhóm.
- GV mời 1-3 hs lên trình bày trước lớp .
- GV nhận xét chung, kết luận:
Để xứng đáng là hs lớp 5, cta cần phải quyết tâm phấn đấu, rèn luyện mình một cách có k.hoạch
- Hs tr. bày k.hoạch của mình trg nhóm nhỏ
- Nhóm trao đổi, góp ý kiến.
- Hs trao đổi, nhận xét
Hoạt động 2: Kể chuyện về các tấm gương hs lớp 5 gương mẫu: 
- Gv gợi ý: Là hs trong lớp, trong trường hoặc sưu tầm qua đài, báo
- Gv giíi thiệu thªm một vµi tấm g­¬ng kh¸c
- 1 hs kể về các hs lớp 5 gương mẫu.
- Hs thảo luận 
Hoạt động 3:Thi hát, đọc thơ, giới thiệu tranh về chủ đề trường 
- GV yªu cÇu HS giíi thiệu tranh vẽ của m×nh víi c¶ líp.
- HS thi h¸t, đọc th¬ về chủ đề Trường em 
Hoạt động 4 : Hướng dẫn thực hành 
- Bản thân em đã làm gì để xây dựng lớp tiên tiến, trường em thành trường tiên tiến?
- Về nhà thực hiện theo bài học.
- Hs giới thiệu tranh.
- Hs chia làm 2 nhóm để thi
TIẾT 3: Có trách nhiệm về việc làm của mình 
I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU 
- Biết thế nào là có trách nhiện về việc làm của mình.
- Khi làm việc gì sai biết nhận và sửa chữa.
- Biết ra quyết định và kiên định bảo vệ ý kiến đúng của mình.
 *GD KNS: 
 - Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm (khi làm điều gì sai biết nhận và sửa chữa)
 - Kĩ năng kiên định bảo vệ những ý kiến, việc làm đúng của bản thân.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC: Thảo luận nhóm, xử lý tình huống, đóng vai
III-ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
Phiếu bài tập.
Bảng phụ 
IV-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG 1 : T.hiểu chuyện của bạn Đức 
-HS tranh luận cặp đôi, trả lời câu hỏi:
1-Đức đã gây ra chuyện gì?
2-Đức đã vô tình hay cố ý gây ra chuyện đó?
3-Sau khi gây ra chuyện, Đức và Hợp đã làm gì? Việc làm của hai bạn đúng hay sai?
4-Khi gây ra chuyện, Đức cảm thấy thế nào?
GD KNS: Theo em, Đức nên làm gì?
Kết luận : Khi chúng ta làm điều có lỗi, dù là vô tình chúng ta cũng nên dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi, dám chịu trách nhiệm về việc làm của mình.
-Đức đá bóng vào một người đang gánh đồ.
-Đức vô tình gây ra chuyện.
-Sau khi gây ra chuyện, Hợp ù té chạy mất, còn Đức chạy vội về nhà. Việc làm ấy sai.
-Khi về đến nhà, Đức cảm thấy ân hận và xấu hổ.
-Hai bạn nên chạy ra xin lỗi và giúp bà Doan thu dọn đồ. Chúng ta phải có trách nhiệm về việc làm của mình.
-HS nêu ghi nhớ SGK.
HOẠT ĐỘNG 2 : Thế nào là người sống có trách nhiệm 
-GV yêu cầu HS thực hiện vào phiếu bài tập .
-Nội dung phiếu bài tập :
*Đánh dấu cộng (+) vào trứơc những biểu hiện của người sống có trách nhiệm và dấu trừ (-) vào trứơc biểu hiện vô trách nhiệm .
a-Đã nhận việc gì thì làm việc đó đến nơi đến chốn.
b-Trước khi làm việc gì cũng phải suy nghĩ cẩn thận.
c-Thấy việc dễ thì làm , việc khó thì từ chối.
đ-Khi làm gì sai sẵn sàng nhận lỗi và chịu trách nhiệm về việc làm của mình.
e-Thích thì làm, không thích thì bỏ.
g-Việc tốt thì nhận công của mình, việc thất bại thì đổ lỗi cho người khác 
h-Làm việc hỏng thì xin làm lại cho tốt.
i-Chỉ nói nhưng không làm.
k-Không làm theo những việc xấu.
GD KNS: Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta có những hành động vô trách nhiệm?
a-(+)
b-(+)
c-(-)
đ-(+)
e-(-)
g-(-)
h-(+)
i-(-)
k-(+)
-Chúng ta sẽ gây hậu quả tai hại cho bản thân, cho gia đình và những người xung quanh. Chúng ta không được mọi người quý trọng, se trở thành người hèn nhát. Chúng ta sẽ không tiến bộ, không lam được việc gì cả.
HOẠT ĐỘNG 3 : Liên hệ bản thân
-GV yêu cầu HS:
GD KNS: Kể về một việc làm mà em đã thành công và nêu ra lí do dẫn đến sự thành công đó với bạn.
+Kể về một việc làm không thành công và nêu rõ tại sao không thành công.
Kết luận : Trước khi làm việc gì, chúng ta cần suy nghĩ thật kĩ, đưa ra quyết định một cách có trách nhiệm. Sau đó, chúng ta phải kiên trì thực hiện quyết định của mình đến cùng.
-HS trình bày ý kiến.
HOẠT ĐỘNG 4: Hướng dẫn thực hành 
-Yêu cầu HS về nhà sưu tầm những câu chuyện, bài báo kể về những bạn có trách nhiệm về việc làm của mình.
-Tìm hiểu xung quanh em những người có trách nhiệm với việc mình làm.
-HS lắng nghe.
TIẾT 4: Có trách nhiệm về việc làm của mình(tt)
I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU : Như tiết trước
 *GD KNS: 
 - Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm (khi làm điều gì sai biết nhận và sửa chữa)
 - Kĩ năng kiên định bảo vệ những ý kiến, việc làm đúng của bản thân.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC: Thảo luận nhóm, xử lý tình huống, đóng vai
III-ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
Phiếu bài tập.
Bảng phụ 
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động 1: Xử lý tình huống:
 GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm xử lý một tình huống trong BT3
 ÞGVKL: Mỗi tình huống đều có cách giải quyết. Người có trách nhiệm cần phải chọn cách giải quyết nào thể hiện rõ trách nhiệm của mình và phù hợp với hoàn cảnh.
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả bằng hình thức đóng vai
- Lớp trao đổi bổ sung
Hoạt động 2: Tự liên hệ bản thân.
GD KNS: Hãy kể một việc làm của mình chứng tỏ mình đã có trách nhiệm hoặc chưa có trách nhiệm và rút ra bài học.
- Gv gợi ý:
+ Chuyện xảy ra thế nào và lúc đó em đã làm gì?
+ Bây giờ nghĩ lại em thấy thế nào?
Sau phần trình bày của mỗi hs, Gv gợi ý cho các em tự rút ra bài học.
ÞGVKL: 
 Khi giải quyết công việc hay xử lý tình huống một cách có trách nhiệm, chúng ta thấy vui và thanh thản. Ngược lại khi làm một việc thiếu trách nhiệm dù không ai biết tự chúng ta tự cảm thấy áy náy ở trong lòng.
 Người có trách nhiệm là người trước khi làm việc gì cũng suy nghĩ cẩn thận nhằm mục đích và cách thức phù hợp, khi làm hỏng việc hoặc có lỗi thì dấm nhận trách nhiệm và sẵn sàng làm lại cho tốt.
- Hs kể
-1- 2 HS trình bày trước lớp
- HS tự rút ra bài học
- HS nghe.
Củng cố- dặn dò::
- Gv yêu cầu hs đọc phần ghi nhớ.
-Về nhà học bài cũ và chuẩn bị bài sau.
- HS đọc ghi nhớ trong SGK
TIẾT 5: Có chí thì nên
I-Mục tiêu: 
- Biết được một số biểu hiện cơ bản của người sống có ý ch ... . Đồ dùng dạy học :
Tranh như SGK phóng to.
Bảng phụ.
Phiếu bài tập.
Bìa xanh đỏ, bút dạ, giấy viết.
Bảng phụ ( Tiết 1 )
Đồng ý 
Phân vân 
Không đồng ý
A
Nếu không biết hợp tác thì công việc chung sẽ luôn gặp nhiều khó khăn.
B
Chỉ hợp tác với người khác khi mình cần họ giúp đỡ.
C
Chỉ những người kém cỏi mới cần hợp tác.
D
Hợp tác khiến con người trở nên ỷ lại, dựa dẫm vào người khác.
I
Hợp tác với mọi người là hứơng dẫn mọi người, mọi công việc.
G
Chỉ làm việc hợp tác với người giỏi hơn mình.
H
Làm việc hợp tác sẽ chia sẻ được khó khăn.
E
Hợp tác trong công việc giúp học hỏi điều hay từ người khác .
IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
-Giới thiệu bài: Các bạn trong lớp chúng ta luôn biết đoàn kết, giúp đỡ nhau. Nhưng để tập thể lớp ngày càng vững mạnh, chúng ta còn phải biết hợp tác làm việc với những người xung quanh. Bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu thế nào là hợp tác với những người xung quanh.
- Hs lắng nghe
Hoạt động 1 : Hỏi đáp
-GV nêu tình huống của 2 bức tranh : Lớp 5A đựơc giao nhiệm vụ trồng cây ở vườn trường. Cô giáo yêu cầu các bạn cây trồng xong phải thẳng hàng, ngay ngắn.
Hỏi đáp :
1-Quan sát tranh và cho biết kết quả quan sát trồng cây ở tổ 1 và tổ 2 như thế nào ?
2-Nhận xét về cách trồng cây ở mỗi tổ ?
-GV : Tổ 2 trồng đẹp hơn vì các bạn hợp tác làm việc với nhau. Tổ 1 việc ai nấy làm nên kết quả công việc không đựơc tốt.
GD KNS: Theo em, trong công việc chung, để đạt kết quả tốt, chúng ta nên làm như thế nào?
*GDBVMT: Giúp hs biết hợp tác với bạn bè và mọi người để BVMT nhà trường, lớp học cho sạch đẹp thông qua việc cùng nhau trồng nhiều cây xanh lấy bóng mát.
-HS Quan sát tranh SGK trên bảng.
-Tổ 1 cây trồng không thẳng hàng, đổ, xiên xẹo. Tổ 2 trong đựơc cây đứng ngay ngắn, thẳng hàng.
-Tổ 1 mỗi bạn trồng 1 cây. Tổ 2 các bạn giúp nhau trồng cây.
-Chúng ta phải làm việc cùng nhau, cùng hợp tác với mọi người xung quanh.
-HS đọc ghi nhớ SGK .
Hoạt động 2 : Thảo luận làm bài tập 1
-HS thảo luận cặp đôi, làm BT1/20.
-Kể thêm một số biểu hiện của việc làm hợp tác ?
-Kể thêm một số biểu hiện của việc làm không hợp tác ?
-Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
Việc làm thể hiện sự hợp tác
a-Biết phân biệt nhiệm vụ cho nhau.
đ-Khi thực hiện công việc chung luôn bàn bạc với mọi người.
d-Hỗ trợ, phối hợp nhau trong công việc chung.
Làm việc không hợp tác
b-Việc ai nấy biết.
c-Làm thay công việc cho người khác.
e-Để người khác làm, còn mình thì đi chơi .
*Làm việc hợp tác là :
+Hoàn thành nhiệm vụ của mình và biết giúp đỡ người khác khi công việc chung gặp khó khăn .
+Trao đổi kinh nghiệm , hiểu biết của mình để làm việc .
*Làm việc không hợp tác là :
+Không thích chia sẻ công việc chung.
+Không trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ bạn bè trong công việc chung.
+Việc của mình được giao thì làm tốt, việc của người khác thì mặc kệ.
Hoạt động 3 : Bày tỏ thái độ đối với các việc làm
-GV treo bảng phụ ( ĐDDH). Hãy cho biết ý kiến của em đối với nhận định dưới đây bằng cách đánh dấu x vào ô phù hợp.
-GV nói thêm :
+Ý b không đồng ý vì không phải khi cần giúp đỡ mới hợp tác. Trong công việc chung, hợp tác là để chia sẻ với mọi người về công việc và giúp công việc đạt kết quả tốt.
+Ý c và g : Chúng ta cần hợp tác với cả người giỏi và người kém để học hỏi điều hay lẫn nhau, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
+Ý d và i : Hợp tác là chủ động làm việc của mình nhưng cùng quan tâm đến kết quả công việc
-HS trả lời : 
+ Ý a,b,h là đồng ý.
+Ý b, c, d, g, i là không đồng ý hoặc phân vân.
 chung và giúp đỡ người khác khi họ cần. Hãy để mọi người làm việc theo khả năng. Khi họ khó khăn, ta cùng chia sẻ, giúp đỡ, bàn bạc công việc chung.
Kết luận : Chúng ta hợp tác để công việc chung đạt kết quả tốt nhất, để học hỏi và giúp đỡ lẫn nhau.
Hoạt động 4 : Kể tên những việc trong lớp cần hợp tác
GD KNS: Kể tên những công việc trong lớp cần sự hợp tác ?
Kết luận: Trong lớp chúng ta có nhiều công việc chung. Do đó các em cần biết hợp tác với nhau để cả lớp cùng tiến bộ.
-Trực nhật lớp, chuẩn bị văn nghệ tập thể, lao động vườn trường . . . 
-HS trả lời.
Củng cố- dặn dò:
-Nhắc ghi nhớ bài.
-Yêu cầu HS về nhà thực hiện hợp tác trong công việc.
- Lắng nghe
- Ghi nhớ
TIẾT 17: Hợp tác với những người xung quanh (tt)
(Mức độ tích hợp: Liên hệ)
I-Mục tiêu: Như tiết trước
*GDBVMT: Giúp hs biết hợp tác với bạn bè và mọi người để BVMT gia đình, nhà trường, lớp học và địa phương.
* GD KNS: Kĩ năng hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh trong công việc chung
 Kĩ năng tư duy phê phán( biết phê phán những quan niệm sai, các hành vi thiếu tinh thần h. tác)
II. Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Thảo luận nhóm, động não
III. Đồ dùng dạy học :
Tranh như SGK phóng to.
Bảng phụ.
Phiếu bài tập.
Bìa xanh đỏ, bút dạ, giấy viết.
Bảng phụ ( Tiết 1 )
IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 : Đánh giá việc làm
-HS thảo luận cặp đôi.
a-Tình huống a bài 3/26 SGK.
b-Tình huống b bài 3/27 SGK.
c-A, B, C đựơc giao nhiệm vụ sưu tầm tranh ảnh chủ đề Việt Nam. B bị ốm phải nghỉ. Khi B hỏi lại A việc phải làm thì A trả lời qua loa rồi bỏ đi. 
d-Tổ 1 hôm nay làm việc nhóm để chuẩn bị trang phục cho buổi biểu diễn văn nghệ. Cả tổ đang bàn bạc thì Minh có vẻ không thích ngồi bàn, không cho ý kiến cùng các bạn.
e-Mai được cử sang tổ 2 để giúp các bạn giải toán khó, Mai vui vẻ tra lời các câu hỏi của bạn, lắng nghe ý kiến của các bạn.
Kết luận : Trong mọi công việc, chúng ta cần phải hợp tác với nhau để đạt kết quả tốt nhất.
-Tình huống a, e thể hiện sự hợp tác với nhau trong công việc.
Việc làm trong tình huống b, c, d thể hiện sự chưa hợp tác.
Hoạt động 2 : Thảo luận, xử lí tình huống
-GV yêu cầu HS thảo luận để xử lí tình huống trong BT4/27 . 
-Tình huống a : Em và các bạn cùng gặp nhau bàn bạc những việc cần làm và phân công nhau làm việc. Nếu ai có khó khăn thì mọi người cùng giải quyết.
-Tình huống b : Hà sẽ hỏi bố mẹ về những đồ dùng cần chuẩn bị và giúp mẹ chuẩn bị. 
-Đại diện nhóm trình bày. 
Hoạt động 3 : Thực hành kĩ năng làm việc hợp tác
GD KNS: Trong khi làm việc hợp tác nhóm, chúng ta nên nói với nhau như thế nào ?
GD KNS: Nếu khi hợp tác, em không đồng ý với ý kiến của bạn, em nên nói như thế nào ?
GD KNS: Trứơc khi trình bày ý kiến, em nên nói gì ?
GD KNS: Khi bạn trình bày ý kiến, em nên làm gì ?
Kết luận : Các em cần hợp tác với các bạn và mọi người xung quanh. Chú ý rèn luyện các kĩ năng làm việc hợp tác vi các bạn trong nhóm.
*GDBVMT: Giúp hs biết hợp tác với bạn bè và mọi người để BVMT gia đình, nhà trường, lớp học và địa phương.
-Nói lịch sự, nhẹ nhàng, tôn trọng bạn.
-Nói nhẹ nhàng, dùng từ ngữ như : theo mình, bạn nên, mình chưa đồng ý lắm, mình thấy chỗ này nên . . . 
-Em nên nói : Ý kiến của mình là . . . , theo mình là . . . 
-Em phải lắng nghe, sau đó cùng trao đổi, không ngắt ngang lời bạn, không nhận xét ý kiến của bạn .
Củng cố- dặn dò:
GV : Trong cuộc sống và trong học tập có rất nhiều công việc, rất nhiều nhiệm vụ, khi làm một mình sẽ khó đạt đựơc kết quả như mong nuốn. Chính vì vậy, chúng ta cần hợp tác với mọi người xung quanh. Hợp tác đúng cách, tôn trọng người hợp tác sẽ giúp các em giai quyết công việc nhanh hơn, đồng thời làm mọi người gắn bó với nhau hơn.
-GV nhận xét, tuyên dương những HS tích cực hoạt động, nhắc nhở HS chưa cố gắng.
-HS lắng nghe .
TIẾT 18: Thực hành kĩ năng cuối học kì 1
I. Mục tiêu:
 - Giúp hs nhớ lại một số kiến thức đ học.
 - Biết vận dụng các hành vi vào cuộc sống thực tế.
II. Đồ dùng dạy học:
Hệ thống câu hỏi ôn tập.
Một số tình huống cho học sinh thực hành xử lý tình huống.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ:
- Tại sao ta phải biết hợp tác với những người xung quanh?
GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: Để giúp các em nhớ lại những kiến thức đ học. Hôm nay cô và các em cùng đi vào bài “Kĩ năng thực hành cuối học kì I”
* Ôn tập những kiến thức đã học:
- Hãy nêu các bài đạo đức đã học từ giữa học kì 1 đến giờ?
- Tại sao ta phải kính trọng người già?
- Tại sao ta phải yêu thương em nhỏ?
- Nêu 1 câu tục ngữ thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ?
- Nêu các hành vi thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ?
- Tại sao phụ nữ là những người đáng được tôn trọng?
- Nêu tên những ngày và tổ chức dành riêng cho phụ nữ?
- Tại sao ta phải hợp tác với những người xung quanh?
- Nêu 1 câu tục ngữ thể hiện sự hợp tác với những người xung quanh?
- HS trả lời.
- Đó là: Kính già yêu trẻ ; Tôn trọng phụ nữ ; Hợp tác với những người xung quanh.
- Vì người gìa là những người có nhiều kinh nghiệm sống, đã đóng góp nhiều cho gia đình và xã hội.
- Vì trẻ em cá quyền được gia đình và cả xã hội quan tâm chăm sóc.
- Yêu trẻ trẻ đến nhà ; Kính già già để tuổi cho.
- HS trả lời.
- Vì phụ nữ là những người có vai trò quan trọng trong gia đình và xã hội cho nên họ xứng đáng được mọi người tôn trọng.
- 8-3: Ngày Quốc tế phụ nữ
- 20-10: Ngày phụ nữ Việt Nam
- Hội phụ nữ Việt Nam
- Câu lạc bộ các nữ doanh nhân
- Vì nếu biết hợp tác với những người xung quanh thì công việc sẽ đạt kết quả tốt hơn.
- Một cây làm chẳng nên non
 Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
* Xử lý tình huống:
+ Tình huống 1: Ghi Đ( đúng) hoặc S(sai) vo cc ý sau:
Thấy một em bé bị lạc đường thì mình mặc kệ không quan tâm
Khi đi trên xe buýt, thấy một cụ già lên xe mà trên xe không còn chỗ, mình cũng làm ngơ vì nghĩ không ai nhường ghế thì mình nhường làm gì cho mệt. 
Khi đanh bạn chơi điện tử mà em gái(hoặc em trai) bắt mình đọc truyện cho nghe thì quát lên với nó: Tao đang bận.
Khi cô gio phân công làm cùng nhóm với các bạn nữ thì mình vui vẻ cùng làm.
Cô giáo xếp ngồi cùng các bạn nữ thì nghỉ học vì không thích.
Con trai luôn giỏi hơn con gái. 
+ Tình huống 2: Đánh dấu X vào các ý đúng trong các ý sau:
Luôn quan tâm chia sẻ với bạn b
Chỉ hợp tác với bạn bè khi có lợi cho mình
Làm thay công việc cho người khác 
Thấy một em nhỏ đánh nhau với em mình thì mình xông vào đánh giúp em mình.
Biết hỗ trợ phối hợp với nhau trong công việc chung 
Giành đồ ăn với bà vì nghĩ bà già rồi ăn nhiều làm gì.
Thấy mẹ đi làm về liền đòi mẹ nấu cơm cho ăn ngay vì đói bụng.
Nhìn thấy chị gái đang xách nước tưới rau thì khoanh tay đứng nhìn vì cho rằng đó là việc của phụ nữ. 
Củng cố- dặn dò:
Yêu cầu hs nhắc lại nội dung vừa ôn tập.
Về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài “Em yêu quê hương”

Tài liệu đính kèm:

  • docDao duc lop 5 Ky I.doc