Giáo án Đạo đức lớp 2 - Võ Xuân Hoa

Giáo án Đạo đức lớp 2 - Võ Xuân Hoa

Tuần:1 Tiết:1 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Ngày dạy: 31/08/2011

 Bài 1: HỌC TẬP, SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ.

I. MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Nêu được một số biểu hiện của học tập, sinh hoạt đúng giờ.

- Kỹ năng: Biết cùng cha, mẹ lập thời gian biểu hằng ngày của bản thân.

- Thực hiện theo thời gian biểu.

*Với HS khá, giỏi: Lập được thời gian biểu hằng ngày phù hợp với bản thân.

- Thái độ: HS có thái độ đồng tình với các bạn biết học tập, sinh hoạt đúng giờ.

* Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh: Cần, kiệm, liêm, chính.

* Giáo dục KNS:

- KN quản lí thời gian để học tập, sinh hoạt đúng giờ.

- KN lập kế hoạch để học tập, sinh hoạt đúng giờ.

- KN tư duy phê phán, đánh giá hành vi sinh hoạt, học tập đúng giờ và chưa đúng giờ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: SGK, SGV.

- Học sinh: SGK, đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

1. Khởi động: ( 1 phút) Nhắc HS trật tự.

2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút): Kết hợp kiểm tra trong quá trình học .

 

doc 72 trang Người đăng hang30 Lượt xem 441Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đạo đức lớp 2 - Võ Xuân Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:1 Tiết:1 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Ngày dạy: 31/08/2011
 Bài 1: HỌC TẬP, SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ.
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Nêu được một số biểu hiện của học tập, sinh hoạt đúng giờ.
- Kỹ năng: Biết cùng cha, mẹ lập thời gian biểu hằng ngày của bản thân.
- Thực hiện theo thời gian biểu.
*Với HS khá, giỏi: Lập được thời gian biểu hằng ngày phù hợp với bản thân.
- Thái độ: HS có thái độ đồng tình với các bạn biết học tập, sinh hoạt đúng giờ.
* Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh: Cần, kiệm, liêm, chính.
* Giáo dục KNS: 
- KN quản lí thời gian để học tập, sinh hoạt đúng giờ.
- KN lập kế hoạch để học tập, sinh hoạt đúng giờ.
- KN tư duy phê phán, đánh giá hành vi sinh hoạt, học tập đúng giờ và chưa đúng giờ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giáo viên: SGK, SGV.
- Học sinh: SGK, đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Khởi động: ( 1 phút) Nhắc HS trật tự.
2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút): Kết hợp kiểm tra trong quá trình học .
3. Bài mới: (30 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến.
Mục tiêu: HS nêu được ý kiến riêng và biết bày tỏ ý kiến trước các hành động.
* Lúc sinh thời, Bác Hồ là người làm việc, sinh hoạt rất điều độ, có kế hoạch. Biết học tập sinh hoạt đúng giờ là noi theo gương Bác.
* KNS: KN quản lí thời gian để học tập sinh hoạt đúng giờ.
PP/KTDH: Thảo luận nhóm
+ Cách tiến hành:
- GV chia nhóm HS và giao việc cho mỗi nhóm bày tỏ ý kiến về việc làm trong một tình huống: Việc làm nào đúng, việc làm nào sai? Tại sao đúng (sai) ?
- Tình huống 1: Trong giờ học Toán, cô giáo đang hướng dẫn cả lớp làm bài tập. Bạn Lan tranh thủ làm bài tập Tiếng Việt, còn bạn Tùng vẽ máy bay trên vở nháp.
- Tình huống 2: Cả nhà đang ăn cơm vui vẻ, riêng bạn Dương vừa ăn cơm, vừa xem truyện.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm.
- Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày, trao đổi, tranh luận.
- GV kết luận: Làm 2 việc cùng một lúc không phải là học tập, sinh hoạt đúng giờ.
- GV kế hợp nhắc nhở nội dung tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh.
Hoạt động 2: Xử lí tình huống.
Mục tiêu: HS biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong từng tình huống cụ thể.
* KNS: KN tư duy phê phán, đánh giá hành vi sinh hoạt, học tập đúng giờ và chưa đúng giờ.
PP/KTDH: Tổ chức trò chơi, xử lí tình huống.
+ Cách tiến hành:
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ: Mỗi nhóm lựa chọn cách ứng xử phù hợp và chuẩn bị đóng vai.
- Tình huống 1: Ngọc đang ngồi xem một chương trình tivi rất hay. Mẹ nhắc Ngọc đến giờ đi ngủ.
- Theo em, bạn Ngọc có thể ứng xử như thế nào? Em hãy lựa chọn giúp Ngọc cách ứng xử phù hợp trong tình huống đó. Vì sao cách ứng xử đó là phù hợp?
- Tình huống 2: Đầu giờ HS xếp hàng vào lớp. Tịnh và Lai đi học muộn, khoác cặp đứng ở cổng trường. Tịnh rủ bạn: “Đằng nào cũng bị muộn rồi. Chúng mình đi mua bi đi !”.
- Em hãy lựa chọn giúp Lai cách ứng xử phù hợp trong tình huống đó và giải thích lí do.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm và chuẩn bị đóng vai.
- Yêu cầu từng nhóm lên đóng vai và trao đổi tranh luận giữa các nhóm.
- GV kết luận: Mỗi tình huống có thể có nhiều cách ứng xử. Chúng ta nên biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp nhất.
Hoạt động 3: Giờ nào việc ấy.
Mục tiêu: Giúp HS biết công việc cụ thể cần làm và thời gian thực hiện để học tập và sinh hoạt đúng giờ.
* KNS: KN lập kế hoạch để học tập, sinh hoạt đúng giờ.
PP/KTDH: Hoàn tất một nhiệm vụ.
+ Cách tiến hành:
- GV giao nhiệm vụ thảo luận cho từng nhóm:
+ Nhóm 1: Buổi sáng em làm những việc gì?
+ Nhóm 2: Buổi trưa em làm những việc gì?
+ Nhóm 3: Buổi chiều em làm những việc gì?
+ Nhóm 4: Buổi tối em làm những việc gì?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày, trao đổi tranh luận giữa các nhóm.
- GV kết luận: Cần sắp xếp thời gian hợp lí đủ dể thời gian học tập, vui chơi, làm việc nhà và nghỉ ngơi.
- HS chú ý.
- HS làm việc theo nhóm.
- HS trao đổi.
- HS chú ý.
- HS chú ý.
- HS làm việc theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày, tranh luận.
- HS chú ý.
- HS chú ý.
- HS làm việc theo nhóm.
- Đại diện hóm trình bày và tranh luận.
- HS chú ý.
Hoạt động cuối: (4’) Củng cố- dặn dò:
- Dặn HS cùng cha mẹ xây dựng thời gian biểu và thực hiện theo thời gian biểu.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần:2 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Ngày dạy: 07/9/2011
 Tên bài: Bài 1: HỌC TẬP, SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ. ( Tiết 2 )
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Nêu được một số biểu hiện của học tập, sinh hoạt đúng giờ.
- Kỹ năng: Biết cùng cha, mẹ lập thời gian biểu hằng ngày của bản thân.
- Thực hiện theo thời gian biểu.
*Với HS khá, giỏi: Lập được thời gian biểu hằng ngày phù hợp với bản thân.
- Thái độ: HS có thái độ đồng tình với các bạn biết học tập, sinh hoạt đúng giờ.
* Giáo dục KNS: 
- KN quản lí thời gian để học tập, sinh hoạt đúng giờ.
- KN lập kế hoạch để học tập, sinh hoạt đúng giờ.
- KN tư duy phê phán, đánh giá hành vi sinh hoạt, học tập đúng giờ và chưa đúng giờ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giáo viên: SGK, SGV.
- Học sinh: SGK, đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Khởi động: ( 1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút): Yêu cầu HS nhắc lại phần ghi nhớ trong SGK .
3. Bài mới: (30 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Thảo luận lớp.
Mục tiêu: Tạo cơ hội để HS bày tỏ ý kiến, thái độ của mình về lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.
+ Cách tiến hành:
- GV lần lượt đọc từng ý kiến:
a. Trẻ em không cần học tập, sinh hoạt đúng giờ.
b. Học tập đúng giờ giúp em học mau tiến bộ.
c. Cùng một lúc em có thể vừa học, vừa chơi.
d. Sinh hoạt đúng giờ có lợi ích cho sức khỏe.
- GV yêu cầu một số HS giải thích lý do.
- GV kết luận: Học tập sinh hoạt đúng giờ có lợi cho sức khỏe và việc học tập của bản thân em.
Hoạt động 2: Hành động cần làm
Mục tiêu: Giúp HS tự nhận biết thêm về lợi ích của học tập, sinh hoạt đúng giờ, cách thức để thực hiện học tập và sinh hoạt đúng giờ.
+ Cách tiến hành:
- GV chia HS thành bốn nhóm:
+ Nhóm 1: Tự ghi lợi ích khi học tập đúng giờ.
+ Nhóm 2: Tự ghi lợi ích khi sinh hoạt đúng giờ.
+ Nhóm 3: Tự ghi những việc cần làm để học tập đúng giờ.
+ Nhóm 4: Tự ghi những việc cần làm để sinh hoạt đúng giờ.
- Từng nhóm 1 và 3, 2 và 4 trình bày trước lớp. Cả lớp cùng xem xét, đánh giá ý kiến và bổ sung.
- GV kết luận: Việc học tập, sinh hoạt đúng giờ giúp chúng ta học tập kết quả hơn, thoải mái hơn. Vì vậy, học tập, sinh hoạt đúng giờ là việc cần thiết.
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm.
Mục tiêu: Giúp cho HS sắp xếp lại thời gian biểu cho hợp lí và tự theo dõi việc thực hiện theo thời gian biểu.
+ Cách tiến hành:
- GV chia HS thành nhóm đôi và giao nhiệm vụ: hai bạn trao đổi với nhau về thời gian biểu của mình: Đã hợp lý chưa ? Đã thực hiện như thế nào? Có làm đủ các việc đã để ra chưa ?
- Yêu cầu một số HS trình bày thời gian biểu trước lớp.
- GV hướng dẫn HS tự theo dõi việc thực hiện thời gian biểu ở nhà.
- GV kết luận: Thời gian biểu nên phù hợp với điều kiện của từng em. Việc thực hiện đúng thời gian biểu sẽ giúp các em làm việc, học tập có kết quả và đảm bảo sức khỏe.
- HS chú ý.
- HS giải thích lý do.
- HS chú ý.
- HS chú ý.
- HS trình bày.
- HS chú ý.
- HS làm việc theo nhóm.
- HS trình bày.
- HS chú ý.
- HS lắng nghe.
 Hoạt động cuối: (4 phút): Củng cố - dặn dò.
Dặn HS cần học tập, sinh hoạt đúng giờ để đảm bảo sức khỏe, học hành mau tiến bộ.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần:3 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Ngày dạy: 14/09/2011
 Tên bài: Bài 2: BIẾT NHẬN LỖI VÀ SỬA LỖI. (Tiết 1 )
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Biết khi mắc lỗi cần phải nhận lỗi và sửa lỗi.
- Biết được vì sao cần phải nhận lỗi và sửa lỗi.
- Kỹ năng: Thực hiện nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc lỗi.
*Với HS khá, giỏi: Biết nhắc bạn bè nhận lỗi khi mắc lỗi.
- Thái độ: HS biết ủng hộ, cảm phục các bạn biết nhận lỗi và sửa lỗi.
* Giáo dục KNS: 
- KN ra quyết định và giải quyết vấn đề trong tình huống mắc lỗi.
- KN đảm nhận trách nhiệm đối với việc làm của bản thân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giáo viên: SGK, SGV.
- Học sinh: SGK, đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Khởi động: ( 1 phút) Nhắc HS trật tự.
2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút): Yêu cầu HS nhắc lại tác dụng của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.
3. Bài mới: (30 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Phân tích truyện Cái bình hoa.
Mục tiêu: Giúp HS xác định được ý nghĩa của hành vi nhận và sửa lỗi, lựa chọn hành vi nhận và sửa lỗi.
* KNS: KN ra quyết định và giải vấn đề trong tình huống mắc lỗi.
PP/KTDH: Thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề.
+ Cách tiến hành:
- GV chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm theo dõi câu chuyện và xây dựng phần kết câu chuyện.
- GV kể chuyện Cái bình hoa với kết cục để mở. GV kể từ đầu đến đoạn “ Ba tháng trôi quan, không ai còn nhớ đến chuyện cái bình vỡ ” thì dừng lại.
- GV hỏi:
+ Nếu Vô-va không nhận lỗi thì việc gì sẽ xãy ra ?
+ Các em thử đoán xem Vô-va đã nghỉ và làm gì sau đó.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm và phán đoán phần kết, đại diện các nhóm trình bày.
- GV hỏi: HS thích phần kết của nhóm nào hơn ? Vì sao ?
- GV kể đoạn còn lại của câu chuyện.
- GV đặt các câu hỏi cho các nhóm trả lời:
+ Qua câu chuyện, em thấy cần làm gì sau khi mắc lỗi ?
+ Nhận lỗi và sửa lỗi có tác dụng gì ?
- GV kết luận: Trong cuộc sống ai cũng có khi mắc lỗi, nhất là với các em ở lứa tuổi nhỏ. Nhưng điều quan trọng là biết nhận lỗi và sửa lỗi. Biết nhận lỗi và sửa lỗi thì sẽ mau tiến bộ và được mọi người yêu quý.
Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến và thái độ của mình.
Mục tiêu: Giúp HS biết bày tỏ ý kiến, thái độ của mình.
+ Cách tiến hành:
- GV lần lượt đọc từng ý kiến, HS bày tỏ ý kiến và thái độ của mình ( tán t ... uận nhóm.
+ Các nhóm làm việc theo yêu cầu của giáo viên.
Nội dung thảo luận của HS cần nêu rõ cách sử dụng và bảo quản 4 loại nhà vệ sinh được giới thiệu.
+ Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác bổ sung. HS nêu lại cách sử dụng nhà vệ sinh ở trường mình.
+ GV kết luận và đưa ra gợi ý để HS trả lời: Việc sử dụng nhà vệ sinh không đúng quy định sẽ gây ra những hậu quả như thế nào ? Cho HS liên hệ thực tế ở trường, ở nhà hoặc ở nơi công cộng khác.
Hoạt động 3: Nội quy sử dụng nhà vệ sinh.
Muïc tieâu: Giúp HS: Biết được những quy định về việc sử dụng nhà vệ sinh. Có ý thức giữ gìn nhà vệ sịnh sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh.
+ Cách tiến hành:
- Bước 1: Thảo luận nhóm.
+ Phân nhóm nhỏ thảo luận các nội dung sau:
. Nội quy khi đi tiểu.
. Nội quy khi đi đại tiện.
. Những điều nghiêm cấm HS để giữ gìn vệ sinh các công trình nhà vệ sinh trong trường.
- Bước 2: Báo cáo kết quả thảo luận.
+ Mỗi nhóm cử 1 đại diện báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình.
+ Các nhóm khác có thể tham gia bổ sung ý kiến cho nhóm bạn.
- Bước 3: GV kết luận và tổng hợp thành bảng “ Nội quy sử dụng nhà vệ sinh của học sinh” 
- HS chú ý quan sát tranh.
- HS chú sý thảo luận yêu cầu của tranh.
- HS thực hiện báo cáo kết quả thảo luận yêu cầu của tranh.
- HS chú ý phân tích quan sát tranh.
- HS chú ý thảo luận nhóm theo yêu cầu của GV, đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- HS chú ý thảo luận nhóm theo các nội dung yêu cầu của GV.
- HS đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- HS chú ý lắng nghe kết luận của GV.
Hoạt động cuối: Củng cố - Dặn dò. (4’)
- Nhắc nhở HS sử dụng nhà vệ sinh đúng.
- GV nhận xét & tổng kết tiết học.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần:33 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Ngày dạy: 02/5/2012
 SỬ DỤNG NHÀ VỆ SINH HỢP VỆ SINH. (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: HS biết được một số loại nhà vệ sinh hợp vệ sinh thường dùng hiện nay, cách sử dụng và bảo quản từng loại nhà vệ sinh đó.
- Kỹ năng: HS biết sử dụng nhà vệ sinh đúng cách.
- Thái độ: HS có thái độ tích cực khi sử dụng nhà vệ sinh mọi lúc, mọi nơi; Không đi lại tiểu tiện bừa bãi. Có ý thức giữ gìn nhà vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giáo viên: SGK, SGV.
- Học sinh: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Khởi động: (1 phút) Nhắc HS trật tự.
2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút): Kết hợp kiểm tra trong quá trình học.
3. Bài mới: (30 phút).
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 4: Thực hành sử dụng nhà vệ sinh tại trường.
Muïc tieâu: Giúp HS: Biết sử dụng đúng cách nhà vệ sinh ở trường và rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh. Có ý thức giữ gìn nhà vệ sinh sạch sẽ khi sử dụng.
+ Cách tiến hành:
- Bước 1: Ôn lại bài cũ.
+ Yêu cầu HS nhắc lại cách sử dụng loại nhà vệ sinh mà nhà trường đang có.
- Bước 2: GV hướng dẫn HS thực hành.
+ GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, thực hành sử dụng nhà vệ sinh. Không nhất thiết tất cả HS đều thực hành, có thể cho các em thực hành ở nhà và nêu lại cách sử dụng nhà vệ sinh của mình ở trường hoặc ở nhà.
- Bước 3: Nhận xét hoạt động thực hành.
+ GV cho HS nhận xét phần thực hành sử dụng nhà vệ sinh của HS, nêu rỏ những bạn thực hiện tốt và chưa thực hiện tốt. Trong quá trình sử dụng nhà vệ sinh cần lưu ý điều gì ?
+ GV nhắc nhở HS hằng ngày thực hiện sử dụng nhà vệ sinh đúng cách và tự giác giưc gìn các công trình vệ sinh trong nhà trường ?
+ HS về nhà nói lại với cha mẹ và người thân trong gia đình những gì đã học được. 
- HS chú ý thực hiện ôn bài.
- HS chú ý, lắng nghe hướng dẫn.
- HS chú ý, lắng nghe nhận xét thực hành.
Hoạt động cuối: Củng cố - Dặn dò. (4’)
- Nhắc nhở HS sử dụng nhà vệ sinh đúng quy định.
- GV nhận xét & tổng kết tiết học.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần:34 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Ngày dạy: 09/5/2012
Bài: KĨ NĂNG GIAO TIẾP.
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: HS hiểu ý nghĩa của kĩ năng giao tiếp trong cuộc sống.
- Kỹ năng: Biết được cách thức để giao tiếp có hiệu quả, thể hiện con ngưới có văn hóa.
- Thái độ: Biết vận dụng kĩ năng giao tiếp vào cuộc sống và các mối quan hệ với mọi người xung quanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giáo viên: Tài liệu tham khảo.
- Học sinh: bảng nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Khởi động: ( 1 phút) Nhắc HS trật tự.
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp kiểm tra trong quá trình dạy.
3. Bài mới: (30 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Trò chơi “Truyền tin”.
Mục tiêu: HS biết được ý nghĩa của việc lắng nghe khi giao tiếp. HS biết làm thế nào để truyền và nhận thông tin được chính xác.
+ Cách tiến hành:
- GV chia HS thành 2 nhóm gồm 10 HS và giao cho mỗi một mẫu tin cho 2 HS đứng đầu tiên của 2 nhóm xem. Sau đó yêu cầu HS phải nói lại nội dung của mẫu tin cho người kế tiếp trong nhóm. Đến người cuối cùng trong nhóm sẽ nói to tin mình đã nhận được.
- GV nhận xét.
- Thảo luận lớp:
+ Các em nghĩ gì khi thực hiện trò chơi này?
+ Tại sao lại có thể có sự khác biệt giữa thông tin ban đầu và thông tin nhận được cuối cùng của nhóm ?
+ Làm thế nào để truyền và nhận thông tin chính xác?
- GV kết luận: truyền tin bằng lời nói là một hình thức phổ biến của giao tiếp. Để truyền và nhận thông tin được chính xác, cần chú ý đến cả 2 phía, người truyền tin và người nhận tin. 
Người truyền tin phải nói rõ ràng, chính xác, dễ hiểu. Người nhận tin phải biết chú ý lắng nghe và biết phản hồi lại.
Hoạt động 2: Lắng nghe tích cực
Mục tiêu: HS hiểu được vai trò của lắng nghe tích cực trong giao tiếp.
HS có thái độ tôn trọng ý kiến của người khác và biết tạo điều kiện để người khác nói.
+ Cách tiến hành:
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận về các vấn đề như: Em hãy nói về mơ ước của mình, hoặc hãy nói lên suy nghĩ của mình về một vấn đề nào đó.
- GV cho HS trình bày theo 2 cách: tất cả các thành viên cùng nói một lúc và từng người nói mọi người lắng nghe.
- GV kết luận: lắng nghe tích cực là yếu tố cần thiết để quá trình giao tiếp có hiệu quả. Mỗi người cần biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác khi họ đang nói.
Hoạt động 3: Giao tiếp không lời.
Mục tiêu: Biết được cách thức để giao tiếp có hiệu quả, thể hiện con ngưới có văn hóa.
+ Cách tiến hành:
- GV chọn 4 HS yêu cầu mỗi HS thể hiện một tâm trạng bằng nét mặt, ánh mắt. mà không được dung lời nói. HSL theo dõi và đoán tâm trạng của bạn.
- Thảo luận lớp:
+ Việc thể hiện tâm trạng hoặc nhận biết được tâm trạng của người khác qua điệu bộ, nét mặt, có ý nghĩa như thế nào? Vì sao?
- GV kết luận: Trong cuộc sống, có thể giao tiếp bắng lời nói và không bằng lời nói. Giao tiếp không lời cũng rất quan trọng.
- HS thực hiện.
- Chú ý lắng nghe
- HS chú ý thảo luận.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS chú ý.
- HS trình bày.
- HS chú ý.
- HS chú ý thực hiện
- HS thảo luận
- HS chú ý.
Hoạt động cuối: (4 phút): Củng cố - dặn dò.
- Nhắc nhở biết vận dụng kĩ năng giao tiếp vào cuộc sống và các mối quan hệ với mọi người xung quanh.
 - GV nhận xét tiết học.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần: 35 	KẾ HOẠCH BÀI HỌC Ngày dạy: 16/5/2012
 Bài: THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI HỌC KÌ II VÀ CUỐI NĂM
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Ôn tập và củng cố kiến thức theo nội dung bài học 
- Kỹ năng: Ôn tập và củng cố các kĩ năng nội dung bài học.
- Thái độ: Biết vận dụng các điều đã học vào thực tế.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giáo viên: Hệ thống các câu hỏi của các bài đã học. 
- Học sinh: SGK, đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Khởi động: ( 1 phút) Nhắc HS trật tự.
2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút): Kết hợp kiểm tra trong quá trình dạy.
3. Bài mới: (30 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Ôn lại các bài đã học.
Mục tiêu: HS hệ thống được kiến thức của các bài.
+ Cách tiến hành:
- GV lần lượt ôn tập các bài theo thứ tự.
+ GV cho HS nhắc lại toàn bộ các tên bài học theo thứ tự từ bài 9 đến bài 11.
+ GV cho HS nhắc lại toàn bộ các phần ghi nhớ của các bài học theo thứ tự từ bài 9 đến bài 11.
- GV cho HS trả lời các câu hỏi của các bài đã học theo thứ tự.
- GV yêu cầu HS nhận xét, trao đổi, bổ sung.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: Làm lại một số bài tập trong SGK và trong vở bài tập.
 Mục tiêu: Giúp HS củng cố và làm tốt các bài tập đã học.
+ Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS làm lại các bài tập theo nhóm ( xử lí tình huống, đóng vai, kể,).
- GV yêu cầu HS trình bày trước lớp.
- GV cho HS liên hệ thực tế.
- GV nhận xét, tuyên dương HS
- HS chú ý.
- HS thực hiện.
- HS trả lời.
- HS nhận xét, trao đổi.
- HS chú ý.
- HS thực hiện.
- HS trình bày. 
- HS liên hệ thực tế.
- HS chú ý
Hoạt động cuối: (4’) Củng cố-Dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- GV tuyên dương một số HS tích cực và nhắc nhở một số HS chưa tích cực.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docDAO DUC LOP 2.doc