Giáo án Đạo đức lớp 3 - Tiết 19 đến tiết 31

Giáo án Đạo đức lớp 3 - Tiết 19 đến tiết 31

Môn: ĐẠO ĐỨC

TIẾT 19 Bài: Đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế ( Tiết 1 )

Thời gian: 35 phút

I/ Mục tiêu: HS biết :

-Trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè , được tiếp nhận thông tin phù hợp , được giữ gìn bản sắc dân tộc và được đối xử bình đẳng .

- Thiếu nhi thế giới đều là anh em , bè bạn , do đó cần phải đoàn kết , giúp đỡ lẫn nhau.

-HS tích cực tham gia vào các hoạt động giao lưu , biểu lộ tình đoàn kết và có thái độ tôn trọng , thân ái , hữu nghị với các bạn thiếu nhi các nước khác .

II/Đồ dùng dạy học:

-Vở bài tập Đạo đức.

-Các bài thơ , bài hát , tranh ảnh nói về tình hữu nghi6 giữa thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi quốc tế .

 III/ Các hoạt động dạy học :

 1/Hoạt động 1: Biểu hiện của tình đoàn kết và quyền của trẻ em.

-GV chia lớp thành 4 nhóm , phát cho mỗi nhóm vài bức ảnh về hoạt động của thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi quốc tế . Yêu cầu các nhóm thảo luận tìm hiểu nội dung và ý nghĩa của hoạt động đó .Các nhóm thảo luận .

-Đại diện nhóm trình bày kết quả .

*Kết luận :Các ảnh trên cho ta thấy tình đoàn kết hữu nghị giữa thiếu nhi các nước . Đó là quyền của trẻ em được tự do kết bạn .

 

doc 16 trang Người đăng hang30 Lượt xem 459Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức lớp 3 - Tiết 19 đến tiết 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: ĐẠO ĐỨC
TIẾT 19 Bài: Đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế ( Tiết 1 )
Thời gian: 35 phút
I/ Mục tiêu: HS biết :
-Trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè , được tiếp nhận thông tin phù hợp , được giữ gìn bản sắc dân tộc và được đối xử bình đẳng .
- Thiếu nhi thế giới đều là anh em , bè bạn , do đó cần phải đoàn kết , giúp đỡ lẫn nhau.
-HS tích cực tham gia vào các hoạt động giao lưu , biểu lộ tình đoàn kết và có thái độ tôn trọng , thân ái , hữu nghị với các bạn thiếu nhi các nước khác .
II/Đồ dùng dạy học:
-Vở bài tập Đạo đức.
-Các bài thơ , bài hát , tranh ảnh nói về tình hữu nghi6 giữa thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi quốc tế .
 III/ Các hoạt động dạy học :
 1/Hoạt động 1: Biểu hiện của tình đoàn kết và quyền của trẻ em.
-GV chia lớp thành 4 nhóm , phát cho mỗi nhóm vài bức ảnh về hoạt động của thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi quốc tế . Yêu cầu các nhóm thảo luận tìm hiểu nội dung và ý nghĩa của hoạt động đó .Các nhóm thảo luận .
-Đại diện nhóm trình bày kết quả . 
*Kết luận :Các ảnh trên cho ta thấy tình đoàn kết hữu nghị giữa thiếu nhi các nước . Đó là quyền của trẻ em được tự do kết bạn .
 2/ Hoạt động 2: Nền văn hóa , cuộc sống , học tập của thiếu nhi một số nước .
-HS quan sát tranh SGK/30 và cho biết : Trang phục này em thấy trẻ em nước nào thường mặc ? Em có thể giới thiệu đôi nét về văn hóa của dân tộc đó mà em biết ? (GV gợi ý thêm).
+Em thấy trẻ em các nước có gì giống nhau ? Sự giống nhau đó nói lên điều gì?
*Kết luận : Thiếu nhi các nước tuy khác nhau về màu da , ngôn ngữ  nhưng có nhiều điểm giống nhau như đều yêu thương mọi người , yêu quê hương  được nói và ăn mặc theo truyền thống của dân tộc mình.
3/ Hoạt động 3: Những việc cần làm để tỏ tình đoàn kết với thiếu nhi quốc tế .
-GV chia lớp theo nhóm 3, yêu cầu các nhóm thảo luận , liệt kênhững việc các em có thể làm để thể hiện tình đoàn kết , hữu nghị với thiếu nhi quốc tế .-Các nhóm thảo luận .-Đại diện nhóm trình bày . Lớp nhận xét bổ sung.
Kết luận : Có rất nhiều cách các em có thể tham gia để thể hiện tình hữu nghị , đoàn kết với thiếu nhi quốc tế .
-GV rút ghi nhớ SGK. Vài hs nhắc lại -Hai hs đọc ghi nhớ SGK/31
*Liên hệ thực tế :-HS tự liên hệ về những việc mà em thấy ở trường , ở địa phương đã làm để bày tỏ tình đoàn kết , hữu nghị với thiếu nhi quốc tế .
* Dặn dò: Lựa chọn và thực hiện các hoạt động phù hợp với khả năng để bày tỏ tình đoàn kết , hữu nghị với thiếu nhi quốc tế .
-Nhận xét tiết học.
Môn: ĐẠO ĐỨC
Tiết 20 Bài: Đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế ( Tiết 2 ).
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/ Mục tiêu: - Hs hiểu
- Trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè, được tiếp nhận thông tin phù hợp, được giữ gìn bản sắc dân tộc và được đối xử bình đẳng.
Thiếu nhi thế giới đều là anh em, bạn bè, do đó cần phải đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
Học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động giao lưu, biểu lộ tình đoàn kết với thiếu nhi quốc tế.
 -Học sinh có thái độ tôn trọng, thân ái, hữu nghị với các bạn thiếu nhi quốc tế.
II/ Đồ dùng dạy học:
 -VBT đạo đức.Các bài thơ, bài hát, tranh ảnh nói về tình hữu nghị giữa thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi thế giới.
III/Các hoạt động dạy học:
1/ Hoạt động 1: giới thiệu những tư liệu đã sưu tầm được về tình đoàn kết thiếu nhi quốc tế.
* Mục tiêu: - Tạo cơ hội cho học sinh thể hiện quyền được bày tỏ ý kiến đã thu nhận thông tin tự do kết giao bạn bè.
* Cách tiến hành:
 	1/Học sinh trrưng bày các tranh ảnh và các tư liệu đã sưu tầm được.
2/Cả lớp đi xem, nghe các nhóm giới thiệu về các tranh ảnh và các tư liệu đã sưu tầm có thể nhận xét, chất vấn.
3/Giáo viên nhận xét khen các nhóm làm tốt.
2 /Hoạt động: Viết thư bày tỏ tình đoàn kết hữu nghi. với thiếu nhi các nước.
*Mục tiêu: Học sinh thể hiện tình cảm hữu nghị với thiếu nhi quốc tế qua nội dung thư.
* Cách tiến hành:
 	1/Các nhóm thảo luận lựa chọn và quyết định xem gửi thư cho các bạn nước nào. Giáo viên có thể gợi ý cho học sinh viết thư cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn nhu: đói nghèo, dịch bệnh, chiến tranh, thiên tai,...
2/ Tiến hành viết thư: một bạn làm thư kí ghi ý kiến đóng góp của các bạn.
Giáo viên đi dến giúp đỡ các nhóm.
3/ Thông qua nội dung thư và kí tên các bạn trong nhóm.
4/ Cử người sau giờ học ra bưu điện gửi thư.
3/Hoạt động 3: Bày tỏ tình đoàn kế, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế.
* Mục tiêu: củng cố lại bài học.
*Cách tiến hành:
Học sinh múa, hát, kể chuyện, đọc thơ,... về tình đoàn kết với thiếu nhi quốc tế.
	4/Củng cố, dặn dò:
Thực hiện tình đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi Quốc tế.
Nhận xét tiết học.
Môn: ĐẠO ĐỨC
Tiết 21 Bài: Giao tiếp với khách nước ngoài ( Tiết 1 ).
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/ Mục tiêu: - Hs hiểu Như thế nào là tôn trọng khách nước ngoài.Vì sao cần tôn trọng khách nước ngoài.
Trẻ em có quyền được đối xử bình đẳng, không phân biệt màu da, quốc tịch,..quyền được giữ gìn bản sắc dân tộc.
 - Học sinh biết cư xử khi gặp khách nước ngoài.
 II/ Đồ dùng dạy học: - VBT đạo đức.
 - Tranh cho hoạt động 1, phiếu bài tập cho hoạt động 3
III/Các hoạt động dạy học:
 + Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
* Mục tiêu: Hs biết được một số biểu hiện tôn trọng đối với khách nước ngoài.
 - Giáo viên chia nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát tranh và thảo luận, nhận xét về cử chỉ, hái độ, nét mặt của các bạn nhỏ khi gặp gỡ với khách nước ngoài.
- Các nhóm trình bày kết quả công việc.- Giáo viên nhận xét khen các nhóm làm tốt. * Kết luận: các bức tranh vẽ các bạn nhỏ đang trò chuyện với khác nước ngoài. Thái độ, cử chỉ của các bạn rất vui vẽ, tự nhiên, tự tin.Điều đó thể hiện lòng tự trọng, mến khách của người Việt Nam.
 + Hoạt động2: Phân tích truyện
*Mục tiêu:+ Học sinh biết các hành vi thể hiện tình cảm, mến khách của thiếu nhi Việt Nam với khách nước ngoài.Học sinh biết thêm một số biểu hiện của lòng tôn trọng, mến khách và ý nghĩa của việc làm đó.
 - Giáo viên đọc truyện Cậu bé tốt bụng - Gv chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận theo các câu hỏi:
+ Bạn nhỏ đang làm gì?+ Việc làm của bạn nhỏ thể hiện tình cảm gì với người khách nước ngoài?+ Theo em, người khách nước ngoài sẽ nghĩ như thế nào cề cậu bé VN?+ Em có suy nghĩ gì về các việc làm của các bạn nhỏ trong truyện ?+ Em nên làm gì để thể hiện sự tôn trọng với khách nước ngoài ?
.- Các nhóm trình bày kết quả của mình.
*Kết luận: Khi gặp khách nước ngoài, em có thể chào, cười thân thiện, chỉ đường nếu họ nhờ giúp. Các em nên giúp đỡ khách nước ngoài những việc phù hợp khi cần thiết.
 * Hoạt động 3: Nhận xét hành vi
* Mục tiêu: Học sinh biết nhận xét những hành vi nên làm khi tiấp xúc với người nước ngoài và hiểu quyền được giữ gìn bản sắc dân tộc mình.
 - Giáo viên chia nhóm , phát phiếu học tập cho các nhóm và yêu cầu các em thảo luận nhận xét việc làm của các bạn trong các tình huống trong VBT và giải thích lí do. - Các nhóm thảo luận- Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác trao đổi và bổ sung ý kiến.
 3/Củng cố, dặn dò:
Có thái độ vui vẽ, lịch sự khi gặp khách nước ngoài.- Chuẩn bị bài sau.
Môn: ĐẠO ĐỨC
Tiết 22 Bài: Giao tiếp với khách nước ngoài ( Tiết 2 ).
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/ Mục tiêu: Hs hiểu:
 Như thế nào là tôn trọng khách nước ngoài.Vì sao cần tôn trọng khách nước ngoài.
Trẻ em có quyền được đối xử bình đẳng, không phân biệt màu da, quốc tịch,..quyền được giữ gìn bản sắc dân tộc.
2. Học sinh biết cư xử khi gặp khách nước ngoài.
3. Học sinh có thái độ tôn trọng khi gặp gỡ, tiếp xúc với khách nước ngoài.
 II/ Đồ dùng dạy học: VBT đạo đức.
III/Các hoạt động dạy học:
 1/ Bài cũ: ktra bài tiết trước - nhận xét.
2/ bài mới: GTB
Hoạt động 1: Liên hệ thực tế
* Mục tiêu: Học sinh hiểu các hành vi lịch sự với khách nước ngoài.
* Cách tiến hành:Giáo viên yêu cầu từng cặp học sinh trao đổi với nhau.
+ Em hãy kể một vài hành vi lịch sự với khách nước ngoài mà em biết.
+ Em có nhận xét gì về các hành vi đó ?
 - Từng cặp học sinh trao đổi với nhau
- Các nhóm trình bày kết quả công việc.Các bạn khác bổ sung.
- Giáo viên nhận xét khen các nhóm làm tốt.
* Kết luận: Cư xử lịch sự với với khách nước ngoài là một việc làm tốt, chúng ta nên học tập.
 Hoạt động 2: Đánh giá hành vi
*Mục tiêu:- Học sinh biết nhận xét các hành vi ứng xử với khách nước ngoài.
 - Học sinh biết thêm một số biểu hiện của lòng tôn trọng, mến khách và ý nghĩa của việc làm đó. 
* Cách tiến hành:
 - Giáo viên chia nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận như nội dung VBT
- Các nhóm thảo luận. Giáo viên đi dến giúp đỡ các nhóm.- Các nhóm trình bày kết quả của mình. *Kết luận: 
 Hoạt động 3: Xử lí tình huống và đóng vai.
* Mục tiêu: Học sinh biết cách ứng xử trong các tình huống cụ thể
*Cách tiến hành: - Giáo viên chia nhóm yêu cầu các nhóm thảo luận về cách ứng xử cần thiết trong tình huống:
a/ Có vị khách nước ngoài đến thăm trường em và hỏi em về tình hình học tâp.
b/ Em nhìn thấy một số bạn tò mò vây quanh ô tô của khách nước ngoài, vừa xem vừa chỉ trỏ.
 - Các nhóm thảo luận rồi chuẩn bị đóng vai. - Các nhóm đóng vai, các nhóm khác trao đổi, bổ sung.
Kết luận: a/ Cần chào đón khách niềm nở. b/ Cần nhắc nhở các bạn không nên tò mò và chỉ trỏ như vậy. Đó là việc làm không đẹp.
 3/ Củng cố, dặn dò: Có thái độ vui vẻ, lịch sự khi gặp khách nước ngoài.
- Chuẩn bị bài sau.
Môn: ĐẠO ĐỨC
Tiết 23 Bài: Tôn trọng đám tang ( Tiết 1 ).
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/ Mục tiêu: 1. Hs hiểu:
 Đám tang là lễ chôn người đã chết, là một sự kiện đau buồn đối với những người thân của họ.
Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ chôn cất người đã khuất.
2. Học sinh biết ứng xử khi gặp đám tang.
3. Học sinh có thái độ tôn trọng đám tang, cảm thông với nỗi đau của những gia đình có người vừa mất.
 II/ Đồ dùng dạy học:
 - Truyện kể về chủ đề bài học.
 - Tranh cho hoạt động 1, phiếu bài tập cho hoạt động 2.
III/Các hoạt động dạy học:
1/ Bài cũ: ktra bài tiết trước - nhận xét.
2/Bài mới: GTB
HĐ 1: Kể chuyện Đám tang.
* Mục tiêu: Học sinh biết vì sao cần phải tôn trọng đám tang và thể hiện một số cách ứng xử cần thiết khi gặp đám tang.
* Cách tiến hành: - Giáo viên kể chuyện.
- Đàm thoại:
+ Mẹ Hoàng và một số người đi đường đã làm gì khi gặp đám tang?+ Vì sao mẹ Hoàng lại dừng xe, nhường đường cho đám tang?+ Hoàng đã hiểu ra điều gì sau khi nghe mẹ giải thích?+ Qua câu chuyện trên, các em thấy cần phải làm gì khi gặp đám tang?+ Vì sao phải tôn trọng đám tang?
* Kết luận: Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ.
 HĐ 2: Đánh giá hành vi
*Mục tiêu: Học sinh biết phân biệt hàn ... Sang nhà bạn, thấy nhiều đồ chơi đẹp và lạ mắt, Phú bảo với bạn: “ Cậu cho tớ xem những đồ chơi này được không?”
* Kết luận: - Nên tán thành với các ý kiến b, d.
- Không tán thành với ý kiến a, c.
2 /Hoạt động 2: Đóng vai
*Mục tiêu: Học sinh có kĩ năng thực hiện một số hành động thể hiện sự tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
* Cách tiến hành:
 	- Giáo viên yêu cầu các nhóm thực hiện trò chơi đóng vai theo 2 tình huống:
	+ Tình huống 1: Bạn em có quyển truyện tranh mới để trong cặp. Giờ ra chơi. em muốn mượn xem nhưng chẳng thấy bạn đâu,...
	+ Tình huống 2: Giờ ra chơi, Thịnh chạy làm rơi mũ. Thấy vậy, mấy bạn liền lấy mũ làm “ quả bóng” đá. Nếu có mặt ở đó, em sẽ làm gì?
- Các nhóm thảo luận
- Giáo viên đi đến giúp đỡ các nhóm.
- Các nhóm trình bày kết quả của mình.
*Kết luận: 
- Tình huống 1: Khi bạn quay về lớp thì hỏi mượn chứ không tự ý lấy đọc.
- Tình huống 2: Khuyên ngăn các bạn không làm hỏng mũ của người khác và nhặt trả lại cho Thịnh.
* Kết luận chung: Thư từ, tài sản của mỗi người thuộc về riêng họ, không ai được xâm phạm. Tự ý bóc, đọc thư hoặc sử dụng tài sản của người khác là việc không nên làm.
- Chuẩn bị bài sau.
IV/ Bổ sung:
Môn: ĐẠO ĐỨC
Tiết 28 Bài:Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ( Tiết 1 ). 
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/ Mục tiêu:
 1. Hs hiểu:Nước là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống.
 Sự cần thiết phải sử dụng hợp lí và bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm.
2. Học sinh biết sử dụng tiết kiệm nước; biết bảo vệ nguồn nước để không bị ô nhiễm.
3. Học sinh có thái độ phản đối những hành vi sử dụng nước lãng phí và làm ô nhiễm nguồn nước.
 II/ Đồ dùng dạy học:
 - Phiếu học tập cho hoạt động 2 – 3.
III/Các hoạt động dạy học:
1/ Hoạt động 1: Vẽ tranh
* Mục tiêu: Học sinh hiểu nước là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống. Được sử dụng nước sạch đầy đủ, trẻ em có sức khoẻ và phát triển tốt.
* Cách tiến hành:- Giáo viên yêu cầu học sinh:
+ Vẽ những gì cần thiết nhất cho cuộc sống hàng ngày. 
+ Cho học sinh chọn lọc từ tranh vẽ các đồ vật : điện, củi, nước, nhà, sách, ti vi, xe đạp, đồ chơi,...
+ Học sinh trình bày tranh; Giáo viên yêu cầu chọn lấy 4 thư cần thiết nhất không thể thiếu và trình bày lí do lựa chọn.
* Kết luận: Nước là nhu cầu thiết yếu của con người, đảm bảo cho trẻ em sống và phát triển tốt.
2 / Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
*Mục tiêu: Học sinh biết nhận xét và đánh giá hành vi khi sử dụng nước và bảo vệ nguồn nước.
* Cách tiến hành:
 	- Giáo viên chia nhóm, phát phiếu học tập và nêu yêu cầu của bài tập: nhận xét trong mỗi trường hợp là đúng hay sai.
- Học sinh làm việc cá nhân.
- Học sinh trình bày kết quả và giải thích lí do vì sao theo mình hành vi đó là đúng hoặc sai.
*Kết luận: 
- a /sai, vì lượng nước sạch chỉ có hạn và rất nhỏ so với nhu cầu của con người.
- b/ Sai/ vì nguồn nước ngầm có hạn.
- c/ Đúng/ vì nếu không làm như vậy thì ngay từ bây gời chúng ta không đủ nước để dùng.
- d/ Đúng, vì không làm ô nhiễm nguồn nước.
- đ/ Đúng, vì nước bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng xấu đến cây cối, loài vật và con người.
e/ Đúng, vì sử dụng nước bị ô nhiễm sẽ gây ra nhiều bệnh tật cho con người.
3/Hoạt động 3: Trò chơi: Ai nhanh, ai đung
* Mục tiêu: Học sinh ghi nhớ các việc làm để tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước .
*Cách tiến hành:
 - Giáo viên chia học sinh thành các nhóm và phổ biến cách chơi: trong một khoảng thời gian các nhóm phải liệt kê các việc làm để tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
 - Học sinh làm việc theo nhóm
 - Đại diện các nhóm lên trình bày.
 - Giáo viên nhận xét đánh giá kết quả chơi.
* Kết luận: Nứoc là tài nguyên quý. Nguồn nước sử dụng trong cuộc sống chỉ có hạn. Do đó, chúng ta cần phải sử dụng hợp lí, tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm.
4/ Củng cố, dặn dò:
Thực hiện tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
- Chuẩn bị bài sau.
IV/ Bổ sung:
Môn: ĐẠO ĐỨC
	Tiết 29:Bài:	Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ( Tiết 2 ). 
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/ Mục tiêu:
 Nước là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống.Sự cần thiết phải sử dụng hợp lí và bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm.
 - Hs biết sử dụng tiết kiệm nước; biết bảo vệ nguồn nước để không bị ô nhiễm.
 - Hs có thái độ phản đối những hành vi sử dụng nước lãng phí và làm ô nhiễm nguồn nước.
 II/ Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập cho hoạt động 2 – 3.
III/Các hoạt động dạy học;
 1/ Bài cũ: ktra bài tiết trước - nhận xét
GTB
2/ Bài mới:
 HĐ 1: Xác định các biện pháp
* MT: Hs biết đưa ra các biện pháp tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
 - Các nhóm lần lượt lên trình bày kết quả điều tra thực trạng và nêu các biện pháp tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước.
- Các nhóm khác trao đổi, bổ sung.
- Cả lớp bình chọn biện pháp hay nhất.
- Giáo viên nhận xét kết quả hoạt động của các nhóm.
 HĐ 2: Thảo luận nhóm
*MT: Hs biết đưa ra ý kiến đúng, sai.
 	- Gv chia nhóm, phát phiếu học tập yêu cầu các nhóm đánh giá các ý kiến ghi trong phiếu và giải thích lí do.
- Học sinh làm việc theo nhóm.
- Học sinh trình bày kết quả . Các nhóm khác trao đổi, bổ sung.
*Kết luận: a, b, sai - c, d, đ, e đúng
 HĐ 3: Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng
* MT: Hs ghi nhớ các việc làm để tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước .
 - Gv chia hs thành các nhóm và phổ biến cách chơi: trong một khoảng thời gian các nhóm phải liệt kê các việc làm để tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
 - Hs làm việc theo nhóm. Đại diện các nhóm lên trình bày.
 - Giáo viên nhận xét đánh giá kết quả chơi.
* Kết luận: Nước là tài nguyên quý. Nguồn nước sử dụng trong cuộc sống chỉ có hạn. Do đó, chúng ta cần phải sử dụng hợp lí, tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm.
 3/ Củng cố, dặn dò:
Thực hiện tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
- Chuẩn bị bài sau.
IV/ Bổ sung : ......
Môn: ĐẠO ĐỨC
Tiết 30: Bài: Chăm sóc cây trồng, vật nuôi ( Tiết 1 ). 
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/ Mục tiêu:
1. Hs hiểu:
 Sự cần thiết phải chăm sóc, vật nuôi và cách thực hiện.
Quyền được tham gia vào các hoạt động chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi tạo điều kiện cho sự phát triển của bản thân.
2 Học sinh chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi ở nhà, ở trường,...
3. Học sinh biết thực hiện quyền được bày tỏ ý kiến của trẻ em:
- Đồng tình, ủng hộ những học sinh chăm sóc cây trồng, vật nuôi;
- Biết phản đối những hành vi phá hoại cây trồng, vật nuôi;
- Báo cho người có trách nhiệm khi phát hiện hàh vi phá hoại cây trồng, vật nuôi.
 II/ Đồ dùng dạy học:
VBT 
Tranh một số cây trồng, vật nuôi.
Bài hát trồng cây, nhạc Văn Tiến, lời của Bế Quốc Kiến.
III/Các hoạt động dạy học:
1/ Hoạt động 1: Trò chơi Ai đoán đúng?
* Mục tiêu: Học sinh hiểu được sự cần thiết của cây trồng, vật nuôi trong cuộc sống con người.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm: một nhóm nêu đặc điểm một số con vật nuôi yêu thích và nêu lí do vì sao mình yêu thích, tác dụng của con vật đó; một nhóm nêu đặc điểm một số cây trồng mà em yêu thích và nêu lí do vì sao mình yêu thích, tác dụng của cây trồng đó.
 - Làm việc cá nhân.
 - Một số học sinh lên trình bày. Các học sinh khác phải đoán và gọi tên được con vật nuôi hoâc cây trồng đó.
- Giáo kết luận: mỗi người đều yêu thích một cây trồng hay một vật nuôi nào đó. Cây trồng, vật nuôi mang, lại lợi ích trong cuộc sống và niềm vui cho mọi người
2 / Hoạt động 2: Quan sát tranh ảnh
*Mục tiêu: Học sinh nhận biết các việc cần làm để chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi.
* Cách tiến hành:
 	- Giáo viên cho học sinh xem tranh ảnh và đặt câu hỏi vè nội dung tranh.
- Học sinh làm việc theo nhóm.
- Học sinh đặt một số câu hỏi để các bạn khác trả lời . Các nhóm khác trao đổi, bổ sung.
*Kết luận: 
1.Bạn đang tỉa cành, bắt sâu cho cây.
2. Bạn đang cho gà ăn.
3. Các bạn đang cùng với ông trồng cây. 
4. Bạn đang tắm cho heo.
3/Hoạt động 3: Đóng vai
* Mục tiêu: Học sinh biết các việc cân làm để chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
*Cách tiến hành:Giáo viên chia học sinh thành các nhóm nhỏ. Mỗi nhóm có nhiệm vụ chọn một con vật nuôi hoặc một cây trồng mình yêu thích để lập trang trại sản xuất.
 - Học sinh làm việc theo nhóm. Đại diện các nhóm lên trình bày.
 - Giáo viên nhận xét đánh giá các nhóm làm việc tốt và đưa ra dự án có hiệu quả kinh tế cao.
4/ Củng cố, dặn dò:
Thực hiện chăm sóc bảo vệ cây trồng, vật nuôi.- Chuẩn bị bài sau.
IV/ Bổ sung:
...
Môn: ĐẠO ĐỨC
Tiết: 31 Bài:Chăm sóc cây trồng, vật nuôi ( Tiết 2 ). 
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/ Mục tiêu:
1. Hs hiểu:
 Sự cần thiết phải chăm sóc, vật nuôi và cách thực hiện.
Quyền được tham gia vào các hoạt động chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi tạo điều kiện cho sự phát triển của bản thân.
2 Học sinh chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi ở nhà, ở trường,...
3. Học sinh biết thực hiện quyền được bày tỏ ý kiến của trẻ em:
- Đồng tình, ủng hộ những học sinh chăm sóc cây trồng, vật nuôi;
- Biết phản đối những hành vi phá hoại cây trồng, vật nuôi;
- Báo cho người có trách nhiệm khi phát hiện hành vi phá hoại cây trồng, vật nuôi.
 II/ Đồ dùng dạy học: 
 - Bài hát trồng cây, nhạc Văn Tiến, lời của Bế Quốc Kiến.
III/Các hoạt động dạy học:
1/ Hoạt động 1: Báo cáo kết quả điều tra
* Mt: Hs biết về các hoạt động chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà, ở trường, ở địa phương; biết quan tâm hơn đến các công việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
- Gv yêu cầu hs trình bày kết quả điều tra theo những vấn đề ñaõ giao
 - Một số học sinh lên trình bày. Các học sinh khác trao đổi, bổ sung.
- Giáo kết nhận xét việc trình bày của học sinh và khen ngợi những học sinh đã quan tâm đến tình hình cây trồng, vật nuôi ở gia đình và địa phương.
2 / Hoạt động 2: Đóng vai
*Mục tiêu: Học sinh biết thực hiện một số hành vi chăm sóc và bảo vệ cây trồng, vật nuôi; thực hiện quyền được bày tỏ ý kiến, được tham gia của trẻ em.
 - Gv chia nhóm và yêu cầu các nhóm đóng vai theo các tình huống
- Học sinh thảo luận và chuẩn bị sắm vai.
- Từng nhóm lên đóng vai. Cả lớp trao đổi, bổ sung ý kiến.
*Kết luận: 
3/Hoạt động 3: Học sinh vẽ tranh, hát, đọc thơ, kể chuyện về việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
4/ Hoạt động 4: Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng
* Mục tiêu: Học sinh ghi nhớ các việc làm chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
 Gv chia hs thành các nhóm nhỏ và phổ biến luật chơi: Trong một thời gian quy định, các nhóm phải liệt kê các việc làm cần thiết để chăm sóc và bảo vệ cây trồng, vật nuôi vào giấy. Nhóm nào ghi được nhiều việc nhất, đúng nhất và nhanh nhất sẽ thắng cuộc
5/ Củng cố, dặn dò:
Thực hiện chăm sóc bảo vệ cây trồng, vật nuôi.
 - Chuẩn bị bài sau.
IV/ Bổ sung: .

Tài liệu đính kèm:

  • docĐẠO ĐỨC TUẦN 19.doc