Giáo án Đạo đức lớp 4 - Bài 1 đến bài 11

Giáo án Đạo đức lớp 4 - Bài 1 đến bài 11

Đạo đức

Bài 1: TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP (TIẾT 1)

 I- MỤC TIÊU

 Giúp HS hiểu:

- Các em cần phải trung thực trong học tập.

- Trung thực trong học tập giúp ta học tập đạt kết quả tốt hơn, được mọi người tin tưởng, yêu quý. Không trung thực trong học tập khiến cho kết quả học tập giả dối, không thực chất, gây mất lòng tin.

- Trung thực trong học tập là thành thật, không dối trá, gian lận bài làm, bài thi, bài kiểm tra.

- Dũng cảm nhận lỗi khi mắc lỗi trong học tập và thành thật trong học tập.

- Nhận biết được các hành vi trung thực, đâu là hành vi giả dối trong học tập.

- Giáo dục HS ham học đạo đức.

 

doc 94 trang Người đăng hang30 Lượt xem 568Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đạo đức lớp 4 - Bài 1 đến bài 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Đạo đức
Bài 1: trung thực trong học tập (tiết 1)
	I- Mục tiêu
 Giúp HS hiểu:
- Các em cần phải trung thực trong học tập.
- Trung thực trong học tập giúp ta học tập đạt kết quả tốt hơn, được mọi người tin tưởng, yêu quý. Không trung thực trong học tập khiến cho kết quả học tập giả dối, không thực chất, gây mất lòng tin.
- Trung thực trong học tập là thành thật, không dối trá, gian lận bài làm, bài thi, bài kiểm tra.
- Dũng cảm nhận lỗi khi mắc lỗi trong học tập và thành thật trong học tập.
- Nhận biết được các hành vi trung thực, đâu là hành vi giả dối trong học tập.
- Giáo dục HS ham học đạo đức. 
II- Đồ dùng dạy học
- Tranh vẽ tình huống trong SGK.
- Giấy màu xanh đỏ dành cho mỗi HS.
III- Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra sách vở của HS 
- GV nhận xét.
2. Giới thiệu Bài 
- GV ghi dầu bài
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
Hoạt động 1
Sử lí tình huống
- GV treo tranh tình huống như SGK, cho HS thảo luận nhóm.
- HS quan sát và thảo luận theo nhóm 8.
- Nếu em là bạn Long thì em sẽ làm gì? Vì sao?
+ Em sẽ bào cáo với cô giáo để cô giáo biết trước.
+ Em sẽ thôi không nói gì để co giáo không phạt.
- Theo em hành động nào là trung thực?
- HS trả lời.
- Trong học tập, chúng ta cần phải trung thực không?
- HS trả lời?
- Kết luận: Trong học tập chúng ta phải luôn trung thực, khi mắc lỗi gì trong học tập ta nên thẳng thấn nhận lỗi và sửa lỗi.
Hoạt động 2
sự cần thiết phải trung thực trong học tập
- Trong học tập vì sao phải trung thực?
- Trung thực để đạt kết quả học tập tốt.
- Khi đi học bản thân chúng ta tiến bộ hay người khác tiến bộ?
- Bản thân chúng ta.
- Nếu chúng ta gian trá chúngt a có tiến bộ được không?
- Chúng ta không tiến bộ được.
	- Kết luận: Học tập giúp chúng ta tiến bộ. Nếu chúng ta gian trá, giả dối, kết quả học tập là không thực chất - chúng ta sẽ không tiến bộ được.
Hoạt động 3
trò chơi đúng sai
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.
- HS làm việc theo nhóm.
- GV chia lớp làm hai nhóm.
Cách chơi: Nhóm trưởng đọc từng câu hỏi cho cả nhóm nghe.
+ Câu hỏi tình huống nếu trả lời đúng thì giơ thẻ đỏ. Nếu sai giơ thẻ màu xanh. Còn phân vân giơ thẻ màu trắng.
- Các nhóm thực hiện trò chơi.
- GV yêu cầu các nhóm có cùng sự thảo luận, giải thích lí do lựa chọn của mình.
+ Chúng ta cần làm gì để trung thực trong học tập?
+ Thành thật trong học tập, dũng cảm nhận lỗi mà mình mắc phải.
+ Trung thực trong học tập nghĩa là chúng ta không được làm gì?
+ Không nói dối, không quay cóp chép bài của bạn, không nhắc bài cho bạn trong giờ kiểm tra.
+ Tại sao chúng ta phải trung thực trong học tập? Việc không trung thực trong học tập sẽ dẫn đến chuyện gì?
- Trung thực trong học tập giúp em mau tiến bộ và được mọi người yêu quí tôn trọng.
- Bài học
- Vài HS đọc.
4. Củng cố dặn dò
- Về nhà tìm 3 hành vi thể hiện sự trung thực và 3 hành vi thể hiện sự không trung thực.
- Về nhà học thuộc bài.
	Đạo đức
trung thực trong học tập (tiết 2)
	I- Mục tiêu
 Giúp HS hiểu:
- Trung thực trong học tập là thành thật, không dối trá, gian lận bài làm, bài thi, bài kiểm tra.
- Đồng tình với hành vi trung thực, phản đối hành vi không trung thực.
- Biết thực hiện hành vi trung thực, phê phán hành vi gian dối.
- Giáo dục HS ham học đạo đức.
II- Đồ dùng dạy học
- Giấy bút cho các nhóm ở HĐ1. 
- Bảng phụ, bài tập.
III- Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
- Trong học tập vì sao phải trung thực?
- Gọi 2 HS đọc bài học.
- GV nhận xét tuyên dương.
2. Giới thiệu Bài 
- GV nêu yêu cầu nhiệm vụ của tiết học.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
Hoạt động 1
Kể tên các việc làm đúng sai
- Cho HS làm việc theo nhóm.
- HS làm việc nhóm cử thư kí ghi lại kết quả.
- Nêu tên 3 hành động trung thực và 3 hành động không trung thực đã tìm hiểu ở nhà và liệt kê.
Trung thực
Không trung thực
Kể tên các hành động trung thực
Kể tên các hành động không trung thực
- Cả lớp làm việc 
- Các nhóm dán kết quả nhận xét và bổ sung cho bạn.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- GV kết luận: đánh dấu vào mỗi ý đúng ở từng cột.
- HS trả lời.
- Trong học tập chúng ta cần phải trung thực thật thà để được mọi người yêu quí.
- HS lắng nghe.
Hoạt động 2
xử lí tình huống
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
- Các nhóm thảo luận tìm cách sử lí cho mỗi tình huống và giải thích vì sao lại giải quyết theo cách đó.
- GV đưa 3 tình huống BT3 - SGK lên bảng.
- Đại diện 3 nhóm trả lời: 
- Cả lớp làm việc trong 3 phút
+ Nhóm 1: Em sẽ chấp nhận bị điểm kém để lần sau em sẽ học bài tốt. Em không chép bài của bạn.
+ Nhóm 2: Em sẽ báo lại cho cô giáo điểm của em để cô ghi lại.
+ Nhóm 3: Em sẽ động viên bạn cố gắng làm bài và nhắc bạn trong giờ em không được chép bài cho bạn.
- HS các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Cách sử lí của nhóm có thể hiện sự trung thực hay không?
- HS trả lời
- GV nhận xét khen ngợi các nhóm
Hoạt động 3
Đóng vai thể hiện tình huống
- HS làm việc theo nhóm 
- HS làm việc theo nhóm.
- Yêu cầu các nhóm lựa chọn một trong 3 tình huống ở BT3 , rồi cùng nhau đóng vai thể hiện tình huống và cách xử lí
- GV quan sát và giúp đỡ các nhóm nếu cần.
+ Chọn 5 HS làm ban giám khảo.
+ 5 HS làm giám khảo.
+ Mời từng nhóm thể hiện.
+ Giám khảo cho điểm đánh giá.
+ HS thể hiện.
+ HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét khen ngợi các nhóm.
- Kết luận: Việc trung thực trong học tập
	4. Củng cố dặn dò
	+ Hãy kể một tấm gương trung thực mà em biết? Hoặc của chính em?
	+ Thế nào là trung thực trong học tập? Vì sao phải trung thực trong học tập?
	- GV nhận xét giờ học và dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Đạo đức
vượt khó trong học tập (tiết 1)
	I- Mục tiêu
 Giúp HS hiểu:
- Trong việc học tập có rất nhiều khó khăn chúng ta cần phải biết khắc phục khó khăn cố gắng học tốt.
- Khi gặp khó khăn và biết khắc phục, việc học tập sẽ tốt hơn, mọi người sẽ yêu quý. Nếu chịu bó tây trước khó khăn, việc học tập sẽ bị ảnh hưởng.
- Luôn có ý thức khắc phục khó khăn trong việc học tập của bản thân mình và biết giúp đỡ người khác khắc phục khó khăn.
- Biệt khắc phục một số khó khăn trong học tập.
- Giáo dục HS ham học đạo đức.
II- Đồ dùng dạy học
- Giấy ghi bài tập cho mỗi nhóm HĐ3. 
III- Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
+ Vì sao phải trung thực trong học tập?
- Gọi 2 HS đọc bài học.
- GV nhận xét tuyên dương.	
2. giới thiệu Bài
- GV nêu yêu cầu nhiệm vụ của tiết học.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
Hoạt động 1
Tìm hiểu câu chuyện
- Giáo viên hoặc HS đọc câu chuyện kể "Một HS nghèo vượt khó".
- Cả lớp lắng nghe.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để trả lời câu hỏi.
- HS thảo luận.
+ Thảo gặp phải những khó khăn gì?
+ Bạn Thảo gặp nhiều khó khăn trong học tập như: nhà nghèo, bố mẹ bạn luôn đâu yếu, nhà bạn lại xa trường.
+ Thảo đã khắc phục như thế nào?
+ Thảo vẫn cố gắng đến trường, vừa học vừa làm giúp đỡ bố mẹ.
+ Kết quả học tập thế nào?
+ Thảo vẫn học tốt, đạt kết quả cao, làm giúp bố mẹ, giúp cô giáo dạy học cho các bạn khó khăn hơn mình.
+ Trước những khó khăn trong học tập, Thảo có chịu bó tay, bỏ học hay không?
+ Không, bạn Thảo đã khắc phục và tiếp tục đi học.
+ Nếu bạn Thảo không khắc phục được khó khăn, chuyện gì có thể xảy ra?
+ Bạn có thể bỏ học.
+ Vậy trong cuộc sống, chúng ta đều có những khó khăn riêng, khi gặp khó khăn trong học tập chúng ta nên làm gì?
+ Chúng ta tìm cách khắc phục khó khăn để tiếp tục học.
+ Khắc phục khó khăn trong học tập có tác dụng gì?
+ Giúp ta tiếp tục học cao, đạt kết quả tốt.
- Kết luận: Trong cuộc sống chúng ta đều có những khó khăn riêng. Để học tốt chúng ta cần cố gắng, kiên trì vượt qua những khó khăn. Tục ngữ đã có câu khuyên rằng:''Có chí thì nên".
- 2- 3 HS nhắc lại.
Hoạt động 2
em sẽ làm gì
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
- Các nhóm làm việc.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận làm bài tập sau:
	Khi gặp bài tập khó, theo em cách giải quyết nào là tốt, cách giải quyết nào là chưa tốt? (Đánh dấu (+)vào cách giải quyết tốt, dấu (-) vào cách giải quyết chưa tốt). Với những cách giải quyết không tốt, hãy giải thích.
a) ă Nhờ bạn giảng bài hộ em
b) ă Chép bài giải của bạn.
c) ă Tự tìm hiểu, đọc thêm sách vở tham khảo để làm.
d) ă Xem sách giải và chép bài giải.
e) ă Nhờ người khác giải hộ.
g) ă Nhờ bố mẹ, người lớn, cô giáo hướng dẫn.
h) ă Xem cách giải trong sách rồi tự giải bài.
i) ă Để lại, chờ cô giáo chữa.
k) ă Dành thêm thời gian để làm bài. 
- GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp..
- HS làm việc, đưa ra kết quả:
- 2 HS lên bảng điều khiển các bạn trả lời.
Dấu +: câu a, c, g, h, k.
Dấu - :câu b, d, e, i.
- 1 bạn lần lượt nêu từng cách giải quyết và gọi đại diện 1 nhóm trả lời.
- 1 bạn khác sẽ ghi lại kết quả lên bảng theo 2 nhóm: (+) và (-).
- Yếu cầu các nhóm khác nêu nhận xét và bổ sung sau mỗi câu.
 + GV nhận xét, động viên các kết quả làm việc của HS.
- Lắng nghe.
+ Yêu cầu các nhóm giải thích các nhóm giải quyết không tốt.
- HS giải thích.
- GV kết luận: Khi gặp khó khăn trong học tập, em sẽ làm gì?
- HS trả lời: Em sẽ tìm cách khắc phục hoặc nhờ sự giúp đỡ của người khác nhưng không dựa dẫm vào người khác.
Hoạt động3
Liên hệ bản thân 
- GV cho HS làm việc làm việc cặp đôi:
- HS làm việc theo nhóm cặp đôi.
+ Yêu cầu mỗi HS kể ra 3 khó khăn của mình và cách giải quyết cho bạn bên cạch nghe. (nếu khó khăn đó chưa tự khắc phục được, các em hãy cùng suy nghĩ tìm cách giải quyết).
+ Yêu cầu một vài HS nêu lên khó khăn và cách giải quyết.
+ Yêu cầu HS khác gợi ý cho cách giải quyết (nếu có).
+ Vậy, bạn đã biết khắc phục khó khăn trong học tập hay chưa? Trước khó khăn của bạn bè, chúng ta có thể làm gì?
- Trước khó khăn của bạn, chúng ta có thể giúp đỡ bạn, động viên bạn.
	+ GV kết luận: Nếu gặp khó khăn, nếu chúng ta biết cố gắng quyết tâm sẽ vượt qua được. Và chúng ta cần biết giúp đỡ các bạn bè xung quanh vượt qua khó khăn.
4. Củng cố dặn dò
- GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu những câu chuyện, truyện kể về những tấm 
gương vượt khó của các bạn HS.
-Yêu cầu HS tìm hiểu xung quanh mình những gương bạn bè vượt khó trong học tập mà em biết.
	Đạo đức
vượt khó trong học tập (tiết 2)
	I- Mục tiêu
 Giúp HS hiểu:
- Khi gặp khó khăn và biết khắc phục, việc học tập sẽ tốt hơn, mọi người sẽ yêu quý. Nếu chịu bó tây trước khó khăn, việc học tập sẽ bị ảnh hưởng.
- Trước khó khăn phải biết sắp xếp công việc,tìm cách giải quyết,khắc phục và cùng đoàn kết giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn.
- Luôn có ... 2 HS đọc.
+ Từ những con số thu thập được, em có nhận xét gì về tình hình an toàn giao thông của nước ta trong những năm gần đây?
+ Trong những năm gần đây, nhiều vụ tai nạn giao thông đã xảy ra, gây thiệt hại lớn.
+ Sự vi phạm an toàn giao thông ở nước ta trong những năm gần đây đã xảy ra ở nhiều nơi, trong đó có nhiều vụ nghiêm trọng
Hoạt động 2
Trả lời câu hỏi
- Yêu cầu đọc 3 câu hỏi trong SGK.
- 1 HS đọc.
- Chia lớp thành 4 nhóm.
- Tiến hành thảo luận nhóm.
- Yêu cầu thảo luận, trả lời các câu hỏi trên
Câu trả lời đúng:
+ Tai nạn giao thông để lại những hậu quả gì?
+ Để lại nhiều hậu quả như: bị các bệnh như chấn thương sọ não, bị tàn tật, bị liệt
+ Tại sao lại xảy ra tai nạn giao thông?
+ Tại vì không chấp hành các luật lệ an toàn giao thông, phóng nhanh, vượt ẩu hay không đội mũ bảo hiểm.
+ Cần làm gì để tham gia giao thông an toàn?
+ Để tham gia giao thông an toàn, điều trước hết là phải chấp hành nghiêm chỉnh mọi luật lệ an toàn giao thông. Sau đó cùng vận động mọi người tham gia giao thông an toàn
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Kết luận: Để hạn chế và giảm bớt tai nạn giao thông, mọi người phải tham gia vào việc giữ gìn trật tự an toàn giao thông, mọi nơi, mọi lúc.
Hoạt động 3
Quan sát và trả lời câu hỏi
- Yêu cầu thảo luận cặp đôi, quan sát các tranh trong SGK và trả lời câu hỏi.
- Tiến hành thảo luận cặp đôi.
+ Hãy nêu nhận xét về việc thực hiện luật giao thông trong các tranh dưới đây, giải thích vì sao?
- Đại diện các cặp trả lời.
+ Tranh 1:
+Tranh 1: Thể hiện việc thực hiện đúng luật giao thông. Vì các bạn đạp xe đúng đường bên phải, chỉ đèo 1 người.
+ Tranh 2:
+Tranh 2: Thực hiện sai luật giao thông. Vìxe vừa chạy nhanh, lại vừa chở quá nhiều đồ và người trên xe.
+ Tranh 3:
+ Tranh 3: Thực hiện sai luật giao thông. Vì không được để trâu bò, động vật đi lại trên đường, ảnh hưởng đến các phương tiện giao thông đi lại. 
+ Tranh 4: 
+ Tranh 4: Thực hiện sai luật giao thông. Vì đây là đường ngược chiều, xe đạp không được đi vào, sẽ gây tai nạn.
+ Tranh 5:
+ Tranh 5: Thực hiện đúng luật giao thông. Vì mọi người nghiêm túc thực hiện theo tín hiệu của các biển báo giao thông và đội mũ bảo hiểm.
+ Tranh 6:
+ Tranh 6: Thực hiện đúng luật giao thông. Vì mọi người đều đứng cách xa và an toàn khi xe lửa chạy qua.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- HS dưới lớp nhận xét, bổ sung.
- Kết luận: Để tránh các tai nạn giao thông có thể xảy ra, mọi người đều phải chấp hành nghiêm chỉnh các luật lệ giao thông. Thực hiện luật giao thông là trách nhiệm của mỗi người dân để tự bảo vệ mình, bảo vệ mọi người và đảm bảo an toàn giao thông.
- Lắng nghe.
4. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
 Đạo đức
bảo vệ môi trường (tiết 1)
I- Mục tiêu
- Hiểu được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường và tác hại của việc môi trường bị ô nhiễm. 
- Có ý thức bảo vệ môi trường.
- Đồng tình, ủng hộ, noi gương những người có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường; không đồng tình với những người không có ý thức bảo vệ môi trường
- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường ở trường, ở lớp, gia đình, cộng đồng nơi sinh sống.
- Tuyên truyền mọi người xung quanh để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
- Giáo dục HS luôn có ý thức bảo vệ môi trường.
II- Đồ dùng dạy học
- Nội dung một số tin về môi trường Việt Nam và thế giới và môi trường địa phương.
- Giấy, bút vẽ
Iii- Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
+ Tại sao phải tôn trọng luật lệ giao thông:
+ Cần làm gì để tham gia giao thông an toàn?
- Gọi HS nhận xét câu trả lời của bạn.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. giới thiệu Bài mới
- GV nêu yêu cầu, nhiệm vụ của tiết học.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
Hoạt động 1
liên hệ thực tiễn	
+ Hãy nhìn quanh lớp và cho cô biết, hôm nay vệ sinh lớp mình như thế nào?
+ Lớp mình hôm nay chưa sạch.
+ Còn một vài mẩu giấy vụn rơi trên lớp.
+ Cửa lớp còn có một đống rác nhỏ
+ Theo em những rác đó do đâu mà ra?
+ Do một số bạn ở lớp vút ra; Do gió thổi từ đống rác ngoài cửa thổi vào;
- Yêu cầu HS nhặt rác xung quanh mình.
- Mỗi HS tự rác nhặt rác xung quanh mình và vứt vào thùng rác ở cuối lớp.
- Giới thiệu: Các em hãy tưởng tưởng mỗi một lớp chỉ cần 1 chút rác như thế này thì nhiều lớp học sẽ còn nhiều rác như thế nào. Để tìm hiểu rõ điều này xem có hại hay có lợi, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay ''Bảo vệ môi trường''
- 1 HS nhắc lại tên bài học.
Hoạt động 2
Trao đổi thông tin
- Yêu cầu HS đọc các thông tin thu thập và ghi chép được về môi trường.
- Các cá nhân HS đọc.
- Yêu cầu đọc các thông tin trong SGK.
- 1 HS đọc.
+ Qua các thông tin, số liệu nghe được, em có nhận xét gì về môi trường chúng ta đang sống?
+ Môi trường sống đang bị ô nhiễm.
+ Môi trường sống đang bị đe doạ như: ô nhiễm nước, đất bị cằn cỗi, hoang hoá,
+ Tài nguyên môi trường đang bị cạn kiệt dần
+ Theo em môi trường đang ở những tình trạng như vậy là do những nguyên nhân nào?
+ Khai thác rừng bừa bãi.
+ Vứt rác bẩn xuống sông ngòi, ao, hồ.
+ Đổ nước thải ra sông.
+ Chặt phá cây cối
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- HS dưới lớp nhận xét, bổ sung.
- Kết luận: Hiện nay môi trường đang bị ô nhiễm trầm trọng, xuất phát từ nhiều nguyên nhân: khai thác tài nguyên bừa bãi, sử dụng không hợp lí
Hoạt động 3
Đề xuất ý kiến
- GV tổ chức cho HS chơi.
- Nghe phổ biến luật chơi.
- Trò chơi ''Nếu - thì''
+ Phổ biến luật chơi:
Cả lớp chia thành 2 dãy. Mỗi một lượt chơi, dãy 1 đưa ra vế ''Nếu'', dãy 2 phải đưa ra vế ''thì'' tương ứng có nội dung về môi trường.
Mỗi một lượt chơi, mỗi dãy có 30 giây để suy nghĩ.
Trả lời đúng, hợp lí, mỗi dãy sẽ ghi được 5 điểm. Dãy nào nhiều điểm hơn sẽ chiến thắng.
+ Tổ chức cho HS chơi thử.
- Tiến hành chơi thử.
+ Tổ chức cho HS chơi thật
- Tiến hành chơi theo 2 dãy chẳng hạn:
Dãy 1: Nếu chặt phá rừng bừa bãi.
Dãy 2: thì sẽ làm xói mòn đất và gây lũ lụt.
(Tuỳ lượng thời gian mà GV quy định số lượng HS chơi).
+ Nhận xét HS chơi.
+ Như vậy, để giảm bớt sự ô nhiễm của môi trường chúng ta cần và có thể làm được những gì?
+ Không chặt cây, phá rừng bừa bãi.
+ Không vứt rác vào sông, ao, hồ.
+ Xây dựng hệ thống lọc nước.
+ Các nhà máy hạn chế xả khói và các chất thải
- HS cả lớp nhận xét.
- Kết luận: Bảo vệ môi trường là điều cần thiết mà ai cũng phải có trách nhiệm thực hiện.
	4. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Đạo đức
bảo vệ môi trường (tiết 2)
I- Mục tiêu
- Hiểu được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường và tác hại của việc môi trường bị ô nhiễm. 
- Có ý thức bảo vệ môi trường.
- Đồng tình, ủng hộ, noi gương những người có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường; không đồng tình với những người không có ý thức bảo vệ môi trường
- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường ở trường, ở lớp, gia đình, cộng đồng nơi sinh sống.
- Tuyên truyền mọi người xung quanh để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
- Giáo dục HS luôn có ý thức bảo vệ môi trường.
II- Đồ dùng dạy học
- Nội dung một số tin về môi trường Việt Nam và thế giới và môi trường địa phương.
- Giấy, bút vẽ
Iii- Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
+ Tại sao phải bảo vệ môi trường
+ Cần làm gì để bảo vệ môi trường?
- Gọi HS nhận xét câu trả lời của bạn.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. giới thiệu Bài mới
- GV nêu yêu cầu, nhiệm vụ của tiết học.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
Hoạt động 1
bày tỏ ý kiến
- Yêu cầu thảo luận cặp đôi, bày tỏ ý kiến về các ý kiến sau và giải thích vì sao?
- Tiến hành thảo luận cặp đôi.
- Đại diện các cặp đôi trình bày ý kiến.
1. Mở xưởng cưa gỗ gần khu dân cư.
1. Sai. Vì mùn cưa và tiếng ồn có thể gây bụi bẩn, ô nhiễm, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân sống gần đó.
2. Trồng cây gây rừng.
2. Đúng. Vì cây xanh sẽ quang hợp, giúp cho không khí trong lành, làm cho sức khoẻ con người được tốt.
3. Phân loại rác trước khi xử lý.
3. Đúng. Vì có thể vừa tái chế lại các loại rác, vừa xử lý đúng loại rác, không làm ô nhiễm môi trường.
4. Giết mổ gia súc gần nguồn nước sinh hoạt.
4. Sai. Vì sẽ làm ô nhiễm nguồn nước, gây nhiều bệnh tật cho con người.
5. Vứt xác súc vật ra đường (chuột, mèo,)
5. Sai. Vì khi xác súc vật bị phân huỷ, sẽ gây hôi, thối, ô nhiễm, gây bệnh cho con người.
6. Dọn rác thải trên đường phố thường xuyên.
6. Đúng. Vì vừa giữ được mĩ quan thành phố, vừa giữ cho môi trường sạch đẹp.
7. Làm ruộng bậc thang.
7. Đúng. Vì điều đó tiết kiệm nước, tận dụng tối đa nguồn nước.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- HS dưới lớp nhận xét, bổ sung.
- Kết luận: Bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ cuộc sống hôm nay và mai sau. Có rất nhiều cách bảo vệ môi trường như: Trồng cây gây rừng, sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên
- 1 - 2 HS nhắc lại ý chính.
Hoạt động 2
Xử lý tình huống
- Chia lớp thành 4 nhóm.
- Tiến hành thảo luận nhóm.
- Yêu cầu thảo luận nhóm xử lý các tình huống sau:
- đại diện các nhóm trình bày kết quả.
1. Hàng xóm nhà em đặt bếp than tổ ong ở lối đi chung để đun nấu.
1. Em sẽ bảo với bố mẹ có ý kiến với bác hàng xóm. Vì làm như vậy, vừa làm mất mĩ quan, vừa ảnh hưởng đến mọi người xung quanh (vì khói than rất độc hại).
2. Anh trai em nghe nhạc, mở tiếng quá lớn.
2. Em sẽ bảo anh vặn nhỏ lại. Vì tiếng nhạc to quá sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến em, những người trong gia đình và cả những người xung quanh.
3. Lớp em tổ chức thu dọn phế liệu và dọn sạch đường làng.
3. Em sẽ tham gia tích cực và làm việc phù hợp với khả năng của mình.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- HS dưới lớp nhận xét, bổ sung.
- Kết luận: Bảo vệ môi trường phải là ý thức và trách nhiệm của mọi người, không loại trừ riêng ai.
Hoạt động 3
Liên hệ thực tế
+ Em biết gì về môi trường ở địa phương em?
- HS trả lời bằng việc quan sát ngay xung quanh ở địa phương mình.
- Nhận xét.
- Giảng kiến thức mở rộng, liên hệ thực tế với môi trường ở địa phương đang sinh sống.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
Hoạt động 4
Vẽ tranh bảo vệ môi trường
- GV yêu cầu mỗi HS vẽ một bức tranh có nội dung về bảo vệ môi trường.
- HS tiến hành vẽ.
- HS trình bày ý tưởng và ý nghĩa của các bức tranh vẽ của mình.
- HS dưới lớp nhận xét.
- GV nhận xét, khen ngợi những HS vẽ chính xác, hợp lý, khuyến khích những HS khác.
- GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK.
4. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học.
	- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai1-11.doc