Giáo án Đạo đức lớp 5

Giáo án Đạo đức lớp 5

A. MỤC TIÊU: (theo chuẩn kiến thức & kỹ năng)

- Trẻ em 6 tuổi có quyền được đi học.

- Biết tên trường , tên lớp ,tên thầy cô giáo và một so bạn bè trong lớp.

- Bước đầu biết giới thiệu về tên mình, những điều mình thích trước lớp.

- Biết giới thiệu về bản thân mình một cách mạnh dạn .( Hs Giỏi. )

B. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

- Vở bài tập Đạo đức 1.

- Các điều 7, 28 trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em

- Các bài hát về quyền được học tập của trẻ em như: “ Trường em ” (Nhạc và lời Phạm Đức Lộc), “ Đi học ” (Nhạc : Bùi Đình Thảo , lời: Bùi Đình Thảo – Minh Chính), “ Em yêu trường em ” (Nhạc và lời: Hoàng Vân), “ Đi đến trường ” (Nhạc : Bằng Đức, lời : Theo sách Học vần lớp 1 cũ).

C. CÁC HOẠT ĐỘNG – DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 70 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1661Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đạo đức lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Tiết 1
Kế hoạch bài học
Thứ hai ngày 21 tháng 08 năm 2012
Mơn: Đạo đức
BÀI 1:	EM LÀ HỌC SINH LỚP MỘT (Tiết 1)
(chuẩn KTKN: 64 ;SGK: 2 )
MỤC TIÊU: (theo chuẩn kiến thức & kỹ năng)
Trẻ em 6 tuổi có quyền được đi học.
Biết tên trường , tên lớp ,tên thầy cô giáo và một so ábạn bè trong lớp.
Bước đầu biết giới thiệu về tên mình, những điều mình thích trước lớp. 
Biết giới thiệu về bản thân mình một cách mạnh dạn .( Hs Giỏi. )
TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
Vở bài tập Đạo đức 1.
Các điều 7, 28 trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em
Các bài hát về quyền được học tập của trẻ em như: “ Trường em ” (Nhạc và lời Phạm Đức Lộc), “ Đi học ” (Nhạc : Bùi Đình Thảo , lời: Bùi Đình Thảo – Minh Chính), “ Em yêu trường em ” (Nhạc và lời: Hoàng Vân), “ Đi đến trường ” (Nhạc : Bằng Đức, lời : Theo sách Học vần lớp 1 cũ).
CÁC HOẠT ĐỘNG – DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài củ:
III. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: ghi tựa
 2. Bài mới:
* Hoạt động 1: “ Vòng tròn giới thiệu tên bài học ” 
_ Cách chơi: GV phổ biến
 HS đứùng thành vòng tròn (mỗi vòng tròn khoảng 6) và điểm danh từ 1 đến hết. Đầu tiên, em thứ nhất giới thiệu tên mình. Sau đó, em thứ hai giới thiệu tên bạn thứ nhất và tên mình. Cứ như vậy cho đến khi tất cả mọi người trong vòng tròn đều được giới thiệu tên. 
_ Thảo luận:
 +Trò chơi giúp em điều gì? ( TB, Y )
 +Em có thấy sung sướng, tự hào khi tự giới thiệu tên với các bạn, khi nghe các bạn giới thiệu tên mình không? ( K, G )
_ Kết luận:
Mỗi người đều có một cái tên. Trẻ em cũng có quyền có họ tên.
* Hoạt động 2:HS tự giới thiệu về sở thích của mình 
_GV nêu yêu cầu: Hãy giới thiệu với bạn bè bên cạnh những điều em thích (Có thể bằng lời hoặc bằng tranh vẽ).( TB, Y )
_GV mời một số HS tự giới thiệu trước lớp.
_ Những điều các bạn thích có hoàn toàn giống như em không? ( K, G )
* Hoạt động 3: HS kể về ngày đầu tiên đi học của mình (Bài tập 3 ) .
- GV nêu yêu cầu: Hãy kể về ngày đầu tiên đi học của em.
+ Em đã mong chờ, chuẩn bị cho ngày đầu tiên đi học như thế nào? ( K, G )
+ Bố mẹ và mọi người trong gia đình đã quan tâm, chuẩn bị cho ngày đầu tiên đi học của em như thế nào? ( K, G )
+ Em có thấy vui khi đã là HS lớp Một không? Em có thích trường, lớp mới của mình không? ( TB, Y )
+ Em sẽ làm gì để xứng đáng là HS lớp Một? ( K, G )
_ GV mời một vài HS kể trước lớp.
_ GV kết luận:
+ Vào lớp Một, em sẽ có thêm nhiều bạn mới, cô giáo, thầy giáo mới, em sẽ học được nhiều điều mới lạ, biết đọc, biết viết và làm toán nữa.
+ Được đi hoặc là niềm vui, là quyền lợi của trẻ em.
+ Em rất vui và tự hào vì mình là HS lớp Một.
+ Em và các bạn sẽ cố gắng học thật giỏi, thật ngoan
Nhận xét , giáo dục hs lòng say mê học tập và học tốt.
- hát
 - 3 HS nhắc lại tựa bài
_ HS tự giới thiệu họ và tên mình cho các bạn trong lớp biết.( G, K, TB, Y )
_ HS K, G giới thiệu một cách mạnh dạn
_HS bàn bạc trao đổi và trả lời.
+ Biết tên của các bạn trong lớp ( TB, Y )
+ HS K, G trả lời
_HS tự giới thiệu trong nhóm hai người.
_ HS tự giới thiệu những điều em thích ( TB, Y )
HS trả lời có hoặc không.( K, G )
- HS kể trong nhóm nhỏ (2 - 4 em).
+ chuẩn bị quần áo , sách vở....
+ HS trả lời theo ý thích
+ Em sẽ học thật ngoan ,thật giỏi...
_ Cá nhân kể
CỦNG CỐ DẶN DÒ:
_ HS có ý thức đối vơi việc làm của mình	
_ Xem trước bài mới em là học sinh lớp một	
_ GV nhận xét tiết học	
DUYỆT: ( ý kiến góp ý )
	TỔ TRƯỞNG	HIỆU TRƯỞNG
Tuần 2
Tiết 2
Kế hoạch bài học
Thứ ba, ngày 28 tháng 8 năm 2012
Mơn: Đạo đức
BÀI 1 : 	EM LÀ HỌC SINH LỚP MỘT ( Tiết 2)
(chuẩn KTKN: 64 ;SGK: 4 )
MỤC TIÊU: (theo chuẩn kiến thức & kỹ năng)
Như tiết trước.
TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
 Như tiết trước.
CÁC HOẠT ĐỘNG – DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài củ:
III. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: ghi tựa
 2. Bài mới:
*Khởi động: 
* Hoạt động 1:Quan sát tranh và kể chuyện theo tranh (Bài tập 4) 
- GV yêu cầu HS quan sát các tranh 1,2 : Tranh vẽ gì?
- Họ đang làm gì? ( TB, Y )
- GV mời HS kể chuyện trước lớp.( K, G )
- GV kể lại truyện, vừa kể, vừa chỉ vào từng tranh.( K, G )
* Hoạt động 2: Múa hát
Kết luận chung
_ Trẻ em có quyền có họ tên, có quyền được đi học.
_ Chúng ta thật vui và tự hào đã trở thành HS lớp Một.
_ Chúng ta sẽ cố gắng học thật giỏi, thật ngoan để xứng đáng là HS lớp Một.
- hát
- 3 HS nhắc lại tựa bài
_HS hát tập thể bài “ Đi đến trường ”
Thảo luận nhóm 4.
- HS kể chuyện theo nhóm.( K, G )
- 2- 3 HS kể trước lớp.( K, G )
Hs hát về chủ đề trường lớp .
CỦNG CỐ DẶN DÒ:
_ HS có ý thức đối vơi việc làm của mình	
_ Xem trước bài mới gọn gàng sạch sẽ	
_ GV nhận xét tiết học	
DUYỆT: ( ý kiến góp ý )
	TỔ TRƯỞNG	HIỆU TRƯỞNG
Tuần 3
Tiết 3
Kế hoạch bài học
Thứ ba, ngày 4 tháng 9 năm 2012
Mơn: Đạo đức
Bài 2: 	GỌN GÀNG, SẠCH SẼ (Tiết 1)
( chuẩn KTKN: 64 ;SGK: 7 )
MỤC TIÊU: (theo chuẩn kiến thức & kỹ năng)
Nêu được một số biểu hiện cụ thể về ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
Ích lợi của việc ăn mặt gọn gàng, sạch sẽ.
 _ HS biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ.
Biết phân biệtgiữa ăn mặc gọn gàng sạch sẽ và chưa gọn gàng sạch sẽ. ( HS Giỏi ).
BVMT: GDHS cĩ ý thức giữ vệ sinh cá nhân 
TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
Vở bài tập Đạo đức 1
Bài hát “ Rửa mặt như mèo” (Nhạc và lời: Hàn Ngọc Bích)
Bút chì hoặc sáp màu.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài củ:
III. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: ghi tựa
 2. Bài mới:
* Hoạt động 1: HS thảo luận 
_GV yêu cầu HS tìm và nêu tên bạn nào trong lớp hôm nay có đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ. ( TB, Y )
_GV yêu cầu HS trả lời: 
Vì sao em cho là bạn đó gọn gàng sạch sẽ?( K,G )
GV khen những HS đã nhận xét chính xác.
Kết luận chung.
* Hoạt động 2:HS làm bài tập 1.
_GV yêu cầu hs quan sát tranh vẽ tìm các bạn biết ăn mặc gọn gàng , sạch sẽ.
_ NX. Tranh 4, 8 có đầu tóc chải đẹp 
Hỏi : Aùo quần bẩn em làm thế nào ? (TB, Y )
 Quần áo rách em phải làm sao ?(TB, Y )
..
_ BVMT: chúng ta cần phải giữ vệ sinh cá nhân 
* Hoạt động 3: HS làm bài tập 2.
_GV yêu cầu HS chọn một bộ quần áo đi học phù hợp cho bạn nam và một bộ cho bạn nữ, rồi nối bộ quần áo đã chọn với bạn nam hoặc bạn nữ trong tranh.
Kết luận
_ Quần áo đi học cần phẳng phiu, lành lặn, sạch sẽ, gọn gàng.
_Không mặc quần áo nhàu nát, rách, tuột chỉ, đứt khuy, bẩn hôi, xộc xệch đến lớp.
- hát
- 3 HS nhắc lại tựa bài
_ Thảo luận nhóm 4 ( 5 ‘ )
_ Trình bày.
- HS nhận xét về quần áo, đầu tóc của các bạn.
_HS làm việc nhóm 2 và trình bày( HS G )
- Áo bẩn: giặt sạch.
- Aùo rách: đưa mẹ vá lại.
- Cài cúc áo lệch: cài lại ngay ngắn.
- Quần ống thấp ống cao: sửa lại ống.
- Dây giầy không buộc: thắt lại dây giầy.
- Đầu tóc bù xù: chải lại tóc.
_ HS làm bài tập.
_ Một số HS trình bày sự lựa chọn của mình. Các HS khác lắng nghe và nhận xét.
CỦNG CỐ DẶN DÒ:
_ HS có ý thức đối vơi việc làm của mình	
_ Xem trước bài mới gọn gàng sạch sẽ	
_ GV nhận xét tiết học	
DUYỆT: ( ý kiến góp ý )
	TỔ TRƯỞNG	HIỆU TRƯỞNG
Tuần 4
Tiết 4
Kế hoạch bài học
Thứ ba, ngày 11 tháng 9 năm 2012
Mơn: Đạo đức
BÀI 2:	GỌN GÀNG SẠCH SE Õ(Tiết 2 )
(chuẩn KTKN: 64 ; SGK: 7 )
MỤC TIÊU: (theo chuẩn kiến thức & kỹ năng)
Như tiết trước.
CHUẨN BỊ:
Như tiết trước.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định lớp
Kiểm tra bài củ:
_ Thế nào là gọn gàng vầ sạch sẽ?
_ GV nhận xét và tuyên dương
Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài:
_ Tiết đạo đức hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp bài gọn gàng và sạch sẽ
_ GV ghi tựa bài lên bảng
2.Bài mới:
* Hoạt động 1: HS làm bài tập 3.( HS thảo luận nhóm đôi)
_GV yêu cầu HS quan sát tranh bài tập 3 và trả lời câu hỏi:
+Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì? ( TB, Y )
+Bạn có gọn gàng sạch sẽ không? ( TB,Y )
+Em có muốn làm như bạn không? ( TB, Y )
_GV mời một số HS trình bày trước lớp.
_GV kết luận: Chúng ta nên làm như các bạn nhỏ trong tranh 1, 3, 4, 5, 7, 8.
+ Chúng ta không nên làm như các bạn ở tranh 2, 6
* Hoạt động 2: Bài tập 4.
 _GV yêu cầu HS từng đôi một giúp nhau sửa sang quần áo, đầu tóc cho gọn gàng, sạch sẽ.
_GV nhận xét và tuyên dương các đôi làm tốt.
* Hoạt động 3: Cả lớp hát 
- GV hỏi: Lớp mình có ai giống “ mèo” không? Chúng ta đừng ai giống “ mèo” nhé!
* Hoạt động 4: GV hướng dẫn HS đọc câu thơ:
_ hát
_ HS trả lời ( HS Y )
_ HS nhắc lại tựa bài
- HS làm bài tập 3.
_HS quan sát tranh và trao đổi với bạn ngồi bên cạnh.
_ HS trình bày trước lớp.
_ Lớp nhận xét, bổ sung.
_HS từng đôi một giúp nhau sửa sang quần áo, đầu tóc cho gọn gàng, sạch sẽ 
_Cả lớp hát bài: “ Rửa mặt như mèo”.
_HS đọc: 
“ Đầu tóc em chải gọn gàng
Aùo quần sạch sẽ, trông càng thêm yêu”.
CỦNG CỐ DẶN DÒ:
-GV nhắc nhở HS ăn mặc gọn gàng sạch sẽ hàng ngày	
- Về nhà xem trước bài mới ( Giữ gìn sách vở đồ dùng học tập)	
- GV nhận xét tiết học: 	
- 	
DUYỆT: ( ý kiến góp ý)
TỔ TRƯỞNG	HIỆU TRƯỞNG
Tuần 5
Tiết 5
Kế hoạch bài học
Thứ ba, ngày 18 t ... năng)
 _ Nhặt được của rơi cần tìm cách trả lại cho người mất
 _ Trả lại của rơi là thật thà được mọi người quý trọng
 _ HS biết trả của rơi,có thái độ quý trọng người trả của rơi
TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
_Tranh tình huống ,phiếu học tập 
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định lớp : 
Kiểm tra bài củ:
Bài mới:
1. giới thiệu bài :
_ Tiết đạo đức hôm nay chúng ta sẽ học bài : trả lại của rơi
_ GV ghi tựa bài lên bảng
2. Dạy bài mới:
* Hoạt động 1: Thảo luận phân tích tình huống
_ Mục tiêu: HS biết ra quyết định đúng khi nhặt được của rơi
Bước 1: GV kể câu chuyện có tình huống ( nội dung 2 HS đi học về ........ )
+ Theo em ,hai bạn nhỏ đó có thể có những cách giải quyết nào với số tiền nhặt được
Bước2 : Nếu em là bạn nhỏ trong tình huống em sẽ chọn cách giải quyết nào?
Kết luận : khi nhặt được của rơi, cần tìm cách trả lại cho người mất.Điều đó sẽ mang lại niềm vui cho mình và cho bạn.
Hoạt động 2:Bày tỏ thái độ 
_ GV phát phiếu học tập
Hãy đánh dấu + vào ô trống trước những ý kiến mà em và bạn tán thành 
a/ trả lại của rơi là thật thà đáng quý trọng
b/ trả lại của rơi là ngốc 
c/ trả lại của rơi là đem lại niềm vui cho người mất và cho chính mình
d/ chỉ trả lại của rơi khi có người biết
đ/ chỉ nên trả lại khi nhặt được số tiền lớn hoặc những vật đắt tiền.
Kết luận: Các ý a,c là đúng
 Các ý b,d,đ là sai
_ Hát
_ HS nhắc lại tựa bài
_ HS phán đoán nêu những tình huống xảy ra như: tranh giành nhau, chia hai,tìm cchs trả lại cho người mất,dùng làm việc từ thiện,dùng để xài chung.
+ Thảo luận nhóm ( thời gian 5 phút )
. Đại diện nhóm phát biểu
_ HS thảo luận nhóm 
+ Đại diện nhóm trình bày
CỦNG CỐ DẶN DÒ:
_ HS có ý thức đối vơi việc làm của mình	
_ Xem trước bài mới trả lại của rơi	
_ GV nhận xét tiết học	
DUYỆT: ( ý kiến góp ý )
	TỔ TRƯỞNG	HIỆU TRƯỞNG
Tuần 33
Tiết 33
Thứ hai ,ngày 25 tháng 4 năm 2011
Bài 14: TRẢ LẠI CỦA RƠI 
 ( Chuẩn KTKN: ; SGK: )
MỤC TIÊU: (Theo chuẩn kiến thức & kĩ năng)
 _ Nhặt được của rơi cần tìm cách trả lại cho người mất
 _ Trả lại của rơi là thật thà được mọi người quý trọng
 _ HS biết trả của rơi,có thái độ quý trọng người trả của rơi
TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
_Tranh tình huống ,phiếu học tập 
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định lớp : 
Kiểm tra bài củ:
Bài mới:
1. giới thiệu bài :
_ Tiết đạo đức hôm nay chúng ta sẽ học bài : trả lại của rơi
_ GV ghi tựa bài lên bảng
2. Dạy bài mới:
* Hoạt động 1: Đóng vai
- Giúp HS thực hành cách ứng xử phù hợp trong tình huống nhặt được của rơi.
- Chia nhóm. (6 nhóm)
- HDHS thảo luận đóng vai.
Tình huống 1: Em làm trực nhật lớp và nhặt được một quyển sách bạn nào đó đã để quên trong ngăn bàn. Em sẽ 
Tình huống 2: Giờ ra chơi, em nhặt được số tiền của môtn bạn làm rơi trên sân trường. Em sẽ 
Tình huống 3: Em thấy bạn mình vùa lượm được của rơi, nhưng không chịu trả lại. Em sẽ 
Câu hỏi: 
+ Các em có đồng tình với cách ứng xử của các bạn vừa lên đóng vai không? Vì sao?
+ Khi thấy bạn không chịu trả lại của rơi cho người mất. Em khuyên bạn điều gì?
+ Em có suy nghĩ gì khi được bạn trả lại đồ vật em đã đánh mất?
Kết luận: Em cần hỏi xem bạn nào mất để trả lại
_ Em báo lên thầy cô phụ trách đội để nhà trường trả lại người mất
_Em cần khuyên babj hãy trả lại người mất
Hoạt động 2: củng cố
_ củng cố nội dung bài học cho HS
GV : hát bài bà còng
Bà còng đi chợ đường xa
Cái tôm cái tép đi sau lưng bà
Tiền bà trong túi rơi ra
Cái tôm nhặt được trả bà mua rau
_ câu hỏi: bạn tôm, bạn tép trong bài có ngoan không ? vì sao?
Kết luận:
Bạn tôm, tép nhặt được của rơi trả lại người mất là thật thà được mọi người yêu quý
_ cho HS đọc:
Mỗi khi nhặt được của rơi
Em luôn tìm trả cho người chẳng tham
_ Hát
_ HS nhắc lại tựa bài
N1, 2: Thảo luận tình huống 1
N 3, 4: Thảo luận tình huống 2
N 5, 6: Thảo luận tình huống 3
+ HS thảo luận nhóm – phân công đóng vai.
+ Các nhóm đóng vai.
+ 2 (HS K, G) – nhận xét.
+ 2 (HS K, G) – nhận xét.
+ 2 (HS K, G) – nhận xét.
_ HS Trả lời
CỦNG CỐ DẶN DÒ:
_ HS có ý thức đối vơi việc làm của mình	
_ Xem trước bài mới lễ phép với người lớn	
_ GV nhận xét tiết học	
DUYỆT: ( ý kiến góp ý )
	TỔ TRƯỞNG	HIỆU TRƯỞNG
Tuần 34
Tiết 34
Thứ hai ,ngày 2 tháng 5 năm 2011
Bài 14: LỄ PHÉP VỚI NGƯỜI LỚN 
 ( Chuẩn KTKN: ; SGK: )
MỤC TIÊU: (Theo chuẩn kiến thức & kĩ năng)
Biết một số cách ứng xử khi gặp người lớn.
Có ý thức chào hỏi người lớn.
Có thái độ đồng tình, quý trọng những người biết cách cư xử lịch sự.
CHUẨN BỊ:
Câu chuyện: “Thăm bạn”. Câu hỏi về nội dung câu chuyện, một số bài hát: Mẹ có yêu không nào, Bà ơi bà, Tiếng chào theo em, Đi học về.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định lớp : 
Kiểm tra bài củ:
Bài mới:
1. giới thiệu bài :
_ Tiết đạo đức hôm nay chúng ta sẽ học bài : lễ phép với người lớn
_ GV ghi tựa bài lên bảng
2. Dạy bài mới:
* Hoạt động 1: Nghe kể chuyện và thảo luận
+ Câu chuyện: “Thăm bạn”
	“ Chủ nhật, Minh đến nhà tuấn chơi. Thấy mẹ Tuấn, Minh hỏi:
Bác ơi! Bạn Tuấn có nhà không ạ?
Cháu hỏi Tuấn à? (Bác nói) Tuấn ở trong nhà, cháu vào đi. Nhưng lần sau, phải chào hỏi người lớn trước đã, cháu ạ! (Mẹ Tuấn nhẹ nhàng nhắc Minh)
Vâng, cháu nhớ rồi ạ! Minh ngượng ngùng nhận lỗi.
	Vừa lúc ấy, Tuấn chạy ra và gọi bạn vào nhà. Hai bạn cùng chơi với nhau. Đến trưa Minh ra về. Trước khi về Minh chào mẹ bạn: “Cháu chào bác, cháu về ạ!”.
Mẹ Tuấn vui vẻ: “Ừ, cháu về à! Thỉnh thoảng cháu đến chơi với Tuấn nhé!”
Câu hỏi thảo luận
1/ Mẹ Tuấn nhắc nhở điều gì?
2/ Sau khi được nhắc nhở, Minh có thái độ cử chỉ như thế nào?
3/ Qua câu chuyện trên, em học được điều gì?
Nhận xét tuyên dương.
Kết luận: Qua câu chuyện trên cho chúng ta biết: cần phải chào hỏi lịch sự khi gặp người lớn.
Cho HS đọc câu:
“ Em ngoan chào hỏi mọi người
Là người lịch sự, người người đều yêu”
* Hoạt động 2: Múa hát về chủ điểm “ Chào hỏi, lễ phép với người lớn”
- GV hướng dẫn HS hát bài:
	“ Mẹ có yêu không nào”
	“Bà ơi bà”
	”Tiếng chào theo em” Sách tập hát /33
	“Đi học về”
Cho vài HS tự hát được 1 trong 4 bài hát trên.
_ Hát
_ HS nhắc lại tựa bài
6 nhóm thảo luận theo 3 câu hỏi sau:
2 (HS K, G)
Đại diện các nhóm trình bày(Trả lời câu hỏi)
Bổ sung - nhận xét.
Vài HS G lập lại
Lớp, cá nhân.
Lớp hát
Lớp hát
Lớp hát
Lớp hát
CỦNG CỐ DẶN DÒ:
_ HS có ý thức đối vơi việc làm của mình	
_ Xem trước bài mới Thực hành kĩ năng cuối HK2, cả năm	
_ GV nhận xét tiết học	
DUYỆT: ( ý kiến góp ý )
	TỔ TRƯỞNG	HIỆU TRƯỞNG
Tuần 35
Tiết 35
Thứ hai ,ngày 11 tháng 5 năm 2011
Bài 14: THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI HK2, CẢ NĂM 
 ( Chuẩn KTKN: ; SGK: )
MỤC TIÊU: (Theo chuẩn kiến thức & kĩ năng)
Ôn lại một số kiến thức, kĩ năng cuối HK2 và cuối năm.
CHUẨN BỊ:
Bảng phụ ( Câu hỏi HĐ 1)
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định lớp : 
Kiểm tra bài củ:
Bài mới:
1. giới thiệu bài :
_ Tiết đạo đức hôm nay chúng ta sẽ học bài : Thực hành kĩ năng cuối HK2, cả năm
_ GV ghi tựa bài lên bảng
2. Dạy bài mới:
* Hoạt động 1: Ôn tập các kiến thức đã học cuối HK2
- Ở HK2 ta đã học các bài Đạo đức nào?
(GV ghi lại các tựa bài lên bảng lớp)
Câu hỏi:
Khi gặp thầy cô giáo ta cần phải làm gì?
Trẻ em có những quyền gì?
Ở nông thôn, khi đi bộ trên đường, ta phải đi như thế nào là đúng?
Ở thành phố, khi đi bộ ta đi ra sao?
Khi được người khác quan tâm giúp đỡ ta cần nói lời gì?
Khi mắc lỗi, hoặc làm phiền người khác ta cần nói lời gì?
Khi gặp gỡ bạn bè, người thân ta cần phải làm gì?
Khi chia tay người thân ta cần làm gì?
Chào hỏi và tạm biệt thể hiện điều gì?
Để cho vườn trường ngày càng tươi đẹp, hằng ngày em cần phải làm những công việc gì?
Nếu có bạn vin cảnh bẻ lá bẻ hoa, hoặc dẫm lên cây hoa nhà trường, em cần phải làm gì?
Ghi chú: Sau mỗi câu hỏi, GV chốt lại
* Hoạt động 2: Sắm vai
- Chia lớp làm 6 nhóm: mỗi nhóm chọn một câu chuyện, một tình huống để củng cố kĩ năng cho HS.
- Cho 6 nhóm bốc thăm
Lễ phép vâng lời thầy cô giáo
Em và các bạn
Đi bộ đúng qui định
Cảm ơn và xin lỗi
đ. Chào hỏi và tạm biệt
Bảo vệ hoa, cậy nơi công cộng
GV chốt lại qua từng tiểu phẩm.
Tuyên dương – nhận xét.
_ Hát
_ HS nhắc lại tựa bài
Vài HS (HS 3 đối tượng)
Vài HS lập lại
1 (HS K, G) Chào hỏi lễ phép
1 (HS K, G)Học tập, vui chơi, tự do kết bạn.
1 (HS TB) Đi sát lề đường bên tay phải
1 (HS K,G)Đi trên vỉa hè, trên đường kẻ ngang
1 (HS Y) Cảm ơn
1 (HS Y) Xin lỗi
1 (HS K) Chào hỏi lịch sự
1 (HS Y)Tạm biệt
1 (HS K) Sự tôn trọng lẫn nhau
1 (HS K, G) Tưới nước, bón phân, bắt sâu 
1 (HS K, G) Khuyên ngăn bạn không nên có những hành động như vậy
- Đại diện 6 nhóm bốc thăm. Ai đúng thăm nào thảo luận bài đó.
Đại diện các nhóm sắm vai
Các nhóm nhận xét
Nhận xét (bình bầu nhóm hay nhất)
CỦNG CỐ DẶN DÒ:
_ HS có ý thức đối vơi việc làm của mình	
_ Xem trước bài mới Thi HK2	
_ GV nhận xét tiết học	
DUYỆT: ( ý kiến góp ý )
	TỔ TRƯỞNG	HIỆU TRƯỞNG

Tài liệu đính kèm:

  • docDAODUC.doc