Thiết kế bài soạn khối 5 - Tuần 17

Thiết kế bài soạn khối 5 - Tuần 17

I. MỤC TIÊU

- Nêu được một số biểu hiện về hợp tác với bạn bè trong học tập, làm việc và vui chơi.

- Biết được hợp tác với mọi người trong công việc chung sẽ nâng cao được hiệu quả công việc, tăng niềm vui và tình cảm gắn bó giữa người với người.

- Có kĩ năng hợp tác với bạn bè trong các hoẹt động của lớp, của trường.

- Có thái độ mong muốn, sẵn sàng hợp tác với bạn bè, thầy giáo, cô giáo và mọi người trong công việc của lớp, của trường, của gia đình, của cộng đồng.

- Biết thế nào là hợp tác với những người xung quanh.

- Không đồng tình với những thái độ, hành vi thiếu hợp tác với bạn bè trong công việc chung của lớp, của trường.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - Phiếu học tập cá nhân cho hoạt động 3, tiết 2.

 

doc 7 trang Người đăng huong21 Lượt xem 549Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài soạn khối 5 - Tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17
Ngày soạn 15/12/2012 Thứ hai ngày 17 tháng 12 năm 2012
 Đạo đức
Tiết 18: hợp tác với những người xung quanh (tiết 2)
I. MụC TIÊU 
- Nêu được một số biểu hiện về hợp tác với bạn bè trong học tập, làm việc và vui chơi.
- Biết được hợp tác với mọi người trong công việc chung sẽ nâng cao được hiệu quả công việc, tăng niềm vui và tình cảm gắn bó giữa người với người.
- Có kĩ năng hợp tác với bạn bè trong các hoẹt động của lớp, của trường.
- Có thái độ mong muốn, sẵn sàng hợp tác với bạn bè, thầy giáo, cô giáo và mọi người trong công việc của lớp, của trường, của gia đình, của cộng đồng.
- Biết thế nào là hợp tác với những người xung quanh.
- Không đồng tình với những thái độ, hành vi thiếu hợp tác với bạn bè trong công việc chung của lớp, của trường. 
II. Đồ DùNG DạY HọC 
	- Phiếu học tập cá nhân cho hoạt động 3, tiết 2. 
III. CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS đọc lại ghi nhớ- tiết 1, nêu 1 biểu hiện của việc hợp tác với những người xung quanh.
- HS và GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Nội dung
*Hoạt động 1: Xử lí tình huống - BT3, SGK 
- Cả lớp thảo luận các việc làm trong BT3, SGK.
- Trình bày ý kiến, bổ sung, tranh luận.
- Nhận xét, kết luận về việc làm đúng(a).
* Hoạt động 2: Xử lí tình huống - BT 4, SGK
- Giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS làm BT4 - SGK.
- HS làm việc nhóm 4.
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
- HS nhận xét, bổ sung ý kiến.
- Nhận xét, kết luận cách thức làm việc theo từng ý(SGV-Tr.41)
*Hoạt động 3: Làm BT5 - SGK
* Gợi ý: 
+ Những việc trong gia đình: anh chị em, bố, mẹ,
+ Những việc ở lớp: thầy, cô, bạn bè,
- Nhận xét về những dự kiến của HS.
- Nhóm 2 làm việc: Liệt kê vào bảng trong phiếu những việc mình có thề hợp tác với người khác.
- Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
3. Củng cố
 Khoa học
Tiết 33: Ôn tập học kì I
I. MụC TIêU
Ôn tập các kiến thức về:
- Đặc điểm giới tính.
- Một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh cá nhân.
- Tính chất và công dụng của một số vật liệu đã học.
II. Đồ DùNG DạY HọC 
- Hình trang 68 SGK.
- Phiếu học tập.
III. CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC chủ yếu
1. Kiểm tra bi cũ
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau:
? Hãy nêu đặc điểm và công dụng của một số loại tơ sợi tự nhiên?
? Hãy nêu đặc điểm và công dụng của tơ sợi nhân tạo?
? Để sử dụng các đồ dùng bằng tơ sợi lâu dài em phải làm gì?
- HS nhận xét.
- GV nhận xét và ghi điểm.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 
b. Hoạt động 1: Làm việc với phiếu học tập
- GV phát phiếu, yêu cầu từng HS làm việc trên phiếu.
- HS làm việc trên phiếu.
- Gọi một số HS lần lược lên chữa bài.
- HS trình bày.
- GV yêu cầu HS cả lớp nhận xét.
* Kết luận: GV rút ra kết luận.
c. Hoạt động 2: Thực hành
- GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm. Mỗi nhóm nêu tính chất và công dụng của 3 loại vật liệu.
- Yêu cầu các nhóm làm việc.
- HS làm việc theo nhóm tổ. Nhóm trưởng điều khiển nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc.
- Mời đại diện từng nhóm trình bày.
- Đại diện từng nhóm trình bày.
* Kết luận: GV nhận xét, chốt lại kết luận đúng.
d. Hoạt động 3: Trò chơi: “Đoán chữ”
- GV tổ chức thi đua theo nhóm.(Các ô chữ ở trang 70, 71 SGK).
- Các nhóm thi đua.
* Kết luận: GV tuyên dương nhóm thắng cuộc.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc nhở HS ôn bài để chuẩn bị thi HKI. 
- Dặn HS chuẩn bị kiểm tra HKI.
 Thứ ba ngày 18 tháng 12 năm 2012
Địa lí
Tiết 17: Ôn tập học kì I
I. MụC TIêU
- Biết hệ thống hoá kiến thức đã học về dân cư, các ngành kinh tế của nước ta ở mức độ đơn giản.
- Chỉ trên bản đồ một số thành phố, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của nước ta.
- Biết hệ thống hoá kiến thức đã học về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản: đặc điểm chính của các yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất và rừng.
- Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ.
II. Đồ DùNG DạY HọC
- Bản đồ Phân bố dân cư, kinh tế Việt Nam.
- Bản đồ trống Việt Nam. 
III. CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ 
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 
b. Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm
- GV chia nhóm, yêu cầu HS hoàn thành yêu cầu trong bảng sau:
- HS làm việc theo nhóm.
Các yếu tố tự nhiên
Đặc điểm chính
Địa hình
Khí hậu
Sông ngòi
Đất
Rừng
- Yêu cầu từng nhóm trình bày (mỗi nhóm trình bày 1 yếu tố).
- Từng nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
c. Hoạt động 2: Làm việc nhóm đôi
- GV phô tô lược đồ trống phát cho cho từng nhóm, yêu cầu HS điền vào lược đồ trống tên một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo cho đúng vị trí.
- HS làm việc theo nhóm đôi vào lược đồ trống.
- GV theo dõi, kiểm tra.
- GV treo trên bảng một lược đồ trống, yêu cầu HS chữa bài.
- Yêu cầu HS trao đổi bài nhau kiểm tra.
- GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu HS về nhà xem lại bài chuẩn bị KT cuối HKI.
 Kĩ thuật
Tiết 17: Thức ăn nuôi gà (tiết 1)
I. Mục tiêu
	- Nêu được tên và biết tác dụng chủ yếu của một số loại thức ăn thường dùng để nuôi gà.
	- Biết liên hệ thực tế để nêu tên và tác dụng chủ yếu của một số thức ăn được sử dụng nuôi gà ở gia đình hoặc địa phương (nếu có).
ii. đồ dùng dạy học
- Tranh ảnh minh hoạ một số loại thức ăn chủ yếu.
- Một số mẫu thức ăn (lúa, ngô, ....).
- Phiếu học tập.
iII. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- HS trả lời câu hỏi:
? Vì sao gà gi được nuôi nhiều ở nước ta?
? Hãy kể tên và nêu đặc điểm giống gà được nuôi ở nhà em?
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Nội dung
* Hoạt động 1: Kể tên của thức ăn nuôi gà
? Động vật cần những yếu tố nào để tồn tại?
? Các chất dinh dưỡng cung cấp cho gà được lấy từ đâu?
- HS đọc mục 1- SGK để trình này.
- Yêu cầu HS kể tên các loại thức ăn nuôi gà, GV ghi tóm tắt vào bảng.
- HS đọc SGK, kết hợp với sự hiểu biết để nêu.
- Yêu cầu HS trình bày.
- HS lần lược kể tên theo yêu cầu trên.
Nhóm thức ăn
Tên thức ăn
1. Cung cấp chất đạm
2. Cung cấp bột đường
3. Cung cấp khoáng
4. Cung cấp vi-ta-min
5. Thức ăn tổng hợp
- GV nhận xét, kết luận hoạt động 1, cho HS xem một số mẫu thức ăn.
- Có nhiều loại thức ăn nuôi gà: thóc, ngô, khoai, sắn, ...
à Kết luận: Thức ăn có tác dụng cung cấp năng lượng để duy trì và phát triển cơ thể gà. Khi nuôi gà cần cung cấp đầy đủ các loại thức ăn thích hợp.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu tác dụng của thức ăn nuôi gà
- HS đọc SGK, nêu tác dụng của thức ăn đối với cơ thể gà.
- GV yêu cầu HS nhắc lại các nhóm thức ăn cho gà.
- HS nhắc lại 5 nhóm thức ăn nuôi gà ở phần trên.
- Yêu chia nhóm yêu, phát phiếu học tập yêu cầu các nhóm làm việc.
- Các nhóm làm việc hoàn thành yêu cầu của GV.
Nhóm thức ăn
Tác dụng
1. Cung cấp chất đạm
2. Cung cấp bột đường
3. Cung cấp khoáng
4. Cung cấp vi-ta-min
5. Thức ăn tổng hợp
- Yêu cầu các nhóm trình bày.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung ý kiến.
- GV nhận xét, tổng kết hoạt động 2.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị tiết học sau.
 luyện Tiếng Việt
 Luyện từ và câu
Ôn tập về câu
I. Mục tiêu 
- Giúp Hs củng cố kiến thức về câu.
- Hs biết sử dụng câu khi nói , viết
II- Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài:.
2. Luyện tập: Hướng dẫn Hs làm các bài tập trang 125 – vở luyện TV
Bài 1.
- Nêu yêu cầu
- Hs đọc yêu cầu bài tập 
- Hs làm bài , từng hs trình bày miệng 
Mỗi Hs 1 phần )
- Hs nhận xét .
- Nhận xét kết luận .
Bài 2. Tiến hành tương tự bài 1 .
- Nêu yêu cầu
- Nhận xét đánh giá kết quả .
Bài 3.
- Nêu yêu cầu.
- Hs thảo luận nhóm đôi .
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả
- Nhận xét đánh giá kết quả .
Bài 4.
 - Gv nêu yêu cầu bài tập .
- Hs tự làm bài .
- Hs tự làm bài rồi chữa bài .
- Nhận xét bài làm của Hs
3.Củng cố dặn dò 
- Nhận xét tiết học 
Thứ năm ngày 20 tháng 12 năm 2012
Khoa học
Tiết 34: Kiểm tra học kì I
i. Mục tiêu
- Kiểm tra kiến thức, kĩ năng ở họ kì I.
II. đồ dùng dạy học
- Đề kiểm tra.
iii. các Hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Nội dung
- GV phát đề cho HS làm bài.
- GV thu bài.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
Đề KIểM TRA HọC Kì I môn khoa học
Câu 1. Viết chữ Đ vào 	 trước câu đúng, chữ S vào	 trước câu sai.
 Chỉ nên dùng thuôc khi:
 a. Khi thật sự cần thiết.
 b. Khi thấy người khác dùng có tác dụng.
 c. Khi biết chắc cách dùng, liều lượng dùng.
 d. Khi biết nơi sản xuất, hạn sử dụng và tác dụng phụ của thuốc.
Câu 2. Khoanh tròn vào các chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
	Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiểm do:
	A. Một loại chuột gây ra.
	B. Một loại bọ chét gây ra.
	C. Một loại ruồi gây ra.
	D. Một loại vi khuẩn gây ra.
	E. Một loại vi rút gây ra.
Câu 3. Điền các từ: rỗng, sử dụng, thẳng đứng vào chổ trống sao cho phù hợp.
Cây tre có dáng thân (1) .............................., thân cây tre (2) ........................,
tre được (3) ..................... làm nhà, đò dùng gia đình, dụng cụ để sản xuất.
Câu 4. Nối thông tin ở cột A với thông tin ở cột B sao cho phù hợp:
	A	B
2. Để xây tường, lát sân, lát sàn nhà.
4. Để sản xuất xi măng, tạc tượng
3. Để dệt thành vải may quần áo, chăn màn
1. Để làm cầu bắc qua sông, làm đường ray tàu hỏa
a. Tơ tằm
d. Đá vôi
c. Thép
b. Gạch ngói
Câu 5. Viết chữ N vào 	trước việc em nên làm, chữ K vào 	 trước việc em không nên làm.
Để phòngtránh bị xâm hại trẻ em cần:
	a. Không đi nhờ xe người lạ.
	b. Để người lạ vào nhà.
	c. Nhận quà hoặc sự giúp đỡ của người khác mà không rõ lí do.
	d. Không đi một mình nơi tối tăm, vắng vẻ.
Câu 6. Nêu 4 việc cần làm để phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ?
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 21 tháng 12 năm 2012
 Luyện Tiếng Việt
Tập làm văn
Luyện tập viết đơn
Đề bài : Hãy thay mặt lớp viết đơn xin cô Hiệu trưởng cho lớp dược chăm sóc một Bà mẹ Việt Nam Anh hùng
 I. Mục tiêu 
 - Củng cố kĩ năng viết đơn.
 - Học sinh viết được lá đơn đúng yêu càu.
 II. Hoạt động dạy học 
 1. Giới thiệu bài: 
 Hãy thay mặt lớp viết đơn xin cô Hiệu trưởng cho lớp được chăm sóc một Bà mẹ Việt Nam Anh hùng
 2. Luyện tập :
 - Nêu yêu cầu , chép đề bài lên bảng .
 - Hướng dẫn Hs làm bài theo gợi ý vở luyện TV .
 - Nghe , phân tích yêu cầu đề bài .
 - Hs làm bài
 - GV theo dõi giúp đỡ Hs yếu hoàn thành nhiệm vụ .
 + Một số Hs trình bày lá đơn của mình 
 + Hs nhận xét .
 - Thu chấm 10 bài .
 - Gv nhận xét .
3. Củng cố dặn dò 
- Nhận xét tiết học
 Luyện Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu
- Củng cố cách giải toán về tỉ số phần trăm.
- Rèn kĩ năng tìm thành phần chưa biết, cách tính tỉ số phần trăm.
II. đồ dùng dạy học
- Vở luyện Toán.
iii. các Hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
* Bài 1:
- HS nêu yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS phân tích mẫu. 
Mẫu: ; 
- HS làm bài vào vở theo mẫu, 2 HS lên bảng làm bài.
- GV kèm HS yếu.
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận.
? Nêu cách tìm tỉ số phần trăm của hai số? 
* Bài 2: 
- HS nêu yêu cầu của bài: Tìm x.
- HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài.
- GV kèm HS yếu.
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận.
? Nêu cách tìm số trừ chưa biết, số hạng chưa biết?
* Bài 3:
- HS đọc đề bài.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
3.củng cố-dặn dò

Tài liệu đính kèm:

  • docTuÇn 17.doc