BÀI 14 : BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Tuần : Ngày dạy :
I. MỤC TIÊU :
Giúp học sinh hiểu tài nguyên thiên nhiên rất cần cho cuộc sống con người.
Học sinh có thái độ bảo vệ và gìn giữ tài nguyên thiên nhiên.
Học sinh biết sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên nhằm phát triển môi trường bên vững.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
SGK Đạo đức 5.
BÀI 14 : BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Tuần : Ngày dạy : I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh hiểu tài nguyên thiên nhiên rất cần cho cuộc sống con người. Học sinh có thái độ bảo vệ và gìn giữ tài nguyên thiên nhiên. Học sinh biết sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên nhằm phát triển môi trường bên vững. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : SGK Đạo đức 5. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : Khởi động : Kiểm tra bài cũ : Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH TIẾT 1 : Hoạt động 1 : Thảo luận tranh trang 44, SGK. Giáo viên chia nhóm học sinh. Giáo viên giao nhiêm vụ cho nhóm học sinh quan sát và thảo luận theo các câu hỏi . Tại sao các bạn nhỏ trong tranh say sưa ngắm nhìn cảnh vật ? Tài nguyên thiên nhiên mang lại lợi ích gì cho con người ? Em cần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên như thế nào? Hoạt động 2 : Học sinh làm bài tập 1, SGK. Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh. Giáo viên kết luận : Tất cả đều là tài nguyên thiên nhiên trừ nhà máy xi-măng và vườn cà phê. Tài nguyên thiên nhiên được sử dụng hợp lí là điều kiện bảo đảm cuộc sống trẻ em được tốt đẹp, không chỉ cho thế hệ hôm nay mà cả thế hệ mai sau được sống trong môi trường trong lành, an toàn như Quyền trẻ em đã qui định. Lưu ý : Hoạt đông 2 có thể tiến hành dưới hình thức cho học sinh dán các ô giấy (có ghi các từ trong bài tập 1) theo 2 cột : tài nguyên thiên nhiên và không phải là tài nguyên thiên nhiên. Hoạt động 3 : Giáo viên kết luận : việc làm đ,e là đúng. Hoạt động 4 : Giáo viên kết luận : Các ý kiến c,d là đúng. Các ý kiến a,b là sai. Hoạt động tiếp nối : Tìm hiểu về một tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam hoặc của địa phương. TIẾT 2 : Hoạt động 1 : Giáo viên nhận xét, bổ sung và có thể giới thiệu thêm một số tài nguyên thiên nhiên chính của Việt Nam như : Mỏ than Quảng Ninh. Dầu khí Vũng Tàu. Mỏ A-pa-tít Lào Cai. Hoạt động 2 : Giáo viên chia nhóm và giao nhiêm vụ cho nhóm học sinh thảo luận bài tập 5. Giáo viên kết luận : có nhiều cách sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Hoạt động 3 : Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm học sinh lập dự án bảo vệ tài nguyên thiên nhiên : rừng đầu nguồn, nước, các giống thú quí hiếm Giáo viên lết luận : Có nhiều cách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Các em cần thực hiện biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp vơi khả năng của mình. Từng nhóm thảo luận. Từng nhóm lên trình bày. Các nhóm khác bổ sung ý kiến và thảo luận. Học sinh đọc ghi nhớ trong SGK. Học sinh làm việc cá nhân. Một số học sinh lên trình bày trước lớp. Học sinh làm bài tập 4, SGK. Học sinh làm việc cá nhân. Trao đổi bài làm với bạn ngồi bên cạnh. Học sinh trình bày trước lớp. Học sinh cả lớp trao đổi, nhận xét. Học sinh làm bài tập 3, SGK. Học sinh thảo luận nhóm bài tập 3. Đại diện mỗi nhóm trình bày đánh giá về một ý kiến. Cả lớp trao đổi, bổ sung . Học sinh đọc câu ghi nhớ trong SGK. Học sinh giới thiệu về tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam và của địa phương. Học sinh giới thiệu, có kèm theo tranh ảnh minh hoạ. Cả lớp nhận xét, bổ sung. Thảo luận nhóm theo bài tập 5, SGK. Các nhóm thảo luận . Đại diên từng nhóm lên trình bày. Các nhóm khác bổ sung ý kiến và thảo luận. Thảo luận nhóm theo bài tập 6, SGK Từng nhóm thảo luận. Từng nhóm lên trình bày. Các nhóm khác bổ sung ý kiến và thảo luận.
Tài liệu đính kèm: