Giáo án Đạo đức lớp 5 - Em yêu tổ quốc Việt Nam

Giáo án Đạo đức lớp 5 - Em yêu tổ quốc Việt Nam

EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM

Thứ ngày tháng năm 200

I. MỤC TIÊU :

v Giúp học sinh biết quốc tịch của em là Việt Nam, Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.

v Học sinh có những hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử, văn hoá và sự phát triển kinh tếcủa Tổ quốc Việt Nam.

v Học sinh có thái độ quan tâm đến sự phát triển của đất nước, tự hào về truyền thống và con người Việt Nam, về nền văn hoá và lịch sử dân tộc Việt Nam.

v Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

v SGK Đạo đức 5.

v Tranh ảnh, băng hình về tổ quốc Việt Nam.

v Băng cas-set bài hát “Việt Nam quê hương tôi”.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

1. Khởi động :

2. Kiểm tra bài cũ :

 

doc 5 trang Người đăng hang30 Lượt xem 808Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức lớp 5 - Em yêu tổ quốc Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT23 : EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM
Thứ ngày tháng năm 200
I. MỤC TIÊU :
Giúp học sinh biết quốc tịch của em là Việt Nam, Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
Học sinh có những hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử, văn hoá và sự phát triển kinh tếcủa Tổ quốc Việt Nam.
Học sinh có thái độ quan tâm đến sự phát triển của đất nước, tự hào về truyền thống và con người Việt Nam, về nền văn hoá và lịch sử dân tộc Việt Nam.
Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
SGK Đạo đức 5.
Tranh ảnh, băng hình về tổ quốc Việt Nam.
Băng cas-set bài hát “Việt Nam quê hương tôi”.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 
Khởi động : 
Kiểm tra bài cũ :
Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
TIẾT 1 :
Hoạt động 1 : Phân tích thông tin ở trang 28, SGK.
Giáo viên treo một số tranh ảnh về cầu Mỹ Thuận, Thành phố Huế, phố cổ Hội An, Mĩ Sơn, Vịnh Hạ Long, yêu cầu học sinh quan sát và hỏi : 
Các em có nhận ra cacù hình ảnh có trong thông tin vừa đọc không?
Ai có thể giới thiệu cho các bạn rõ hơn về các hình ảnh này?
Giáo viên giới thiệu bổ sung thêm, nếu cần thiết.
Lưu ý : Giáo viên cần khuyến khích học sinh nêu những hiểu biết của các em về đất nước mình, kể cả về những khó khăn của đất nước hiện nay. 
Giáo viên kết luận : 
Tổ quốc chúng ta là Việt Nam, chúng ta rất yêu quí và tự hào về Tổ quốc mình, tự hào mình là người Việt Nam.
Đất nước ta còn nghèo, vì vậy chúng ta phải cố gắng học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng Tổ quốc.
Hoạt động 2 : 
Giáo viên nêu yêu cầu bài tập.
Giáo viên tóm tắt lại :
Quốc kì Việt Nam là lá cờ đỏ ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.
Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam,là danh nhân văn hoá thế giới.
Văn Miếu nằm ở thủ đô Hà Nội, là trường đại học đầu tiên ở nước ta.
Aùo dài Việt Nam là một nét văn hoá truyền thống đẹp của dân tộc ta.
Lưu ý : Hoạt động này có thể tổ chức cách khác. Giáo viên có thể chia học sinh thành các nhóm, phát cho mỗi học sinh một tờ giấy khổ lớn trên có hình đất nước và một số tranh ảnh nhỏ.
Trong một khoản thời gian nhất định, các nhóm phải thảo luận, lựa chọn các tranh ảnh về đất nước Việt Nam và dán xung quanh hình Tổ quốc. Sau đó các nhóm sẽ lên giới thiệu những hiểu biết của các em về các tranh ảnh đó. Cuối cùng giáo viên kết luận và khen các nhóm làm nhanh, làm đúng.
Hoạt động 3 :
Giáo viên mời đại diện mỗi nhóm trình bày về một mốc thời gian hoặc sự kiện.
Giáo viên kết luận : 
2/9/1945 là ngày chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên nôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Từ đó, ngày 2/9 được lấy làm ngày Quốc khánh nước ta.
7/5/1954 : ngày chiến thắng Điện Biên Phủ.
30/4/1975 : ngày giải phóng miền Nam. Quân giải phóng chiếm Dinh Độc lập, ngụy quyền Sài Gòn tuyên bố đầu hàng.
Aûi Chi Lăng : thuộc Lạng Sơn, nơi Lê Lợi đánh tan quân Minh.
Sông Bạch Đằng : gắn với chiến thắng của Ngô Quyền chống quân Nam Hán và nhà trần trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.
Là người Việt Nam, chúng ta cần biết các mốc thời gian và địa danh gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc .
Hoạt động 4 : Nghe băng bài hát “Việt Nam – quê hương tôi”
Giáo viên yêu cầu : Bây giờ cô sẽ mời cả lớp cùng nghe băng và cho biết : 
Tên bài hát là gì? 
Nội dung bài hát nói lên điều gì?
Giáo viên tiếp tục : vậy qua các hoạt động trên, các em có thể rút ra được điều gì? 
4.Củng cố, dặn dò :
-GV tổng kết bài: Ai cũng có quê hương . Đó là nơi ta gắn bó từ thủa ấu thơ , nơi nuôi dưỡng con người lớn lên vì vậy ta phải yêu quê hương , làm việc có ích để quê hương ngày càng phát triển.
- Cho HS nghe bài hát “Quê hương” ( lời thơ của Đỗ Trung Quân )
- GV nhận xét tiết học , tuyên dương các học sinh tích cực tham gia xây dựng bài , nhắc nhở các em còn chưa cố gắng
BÀI 9 : EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM
Thứ ngày tháng năm 200
I. MỤC TIÊU :
Giúp học sinh biết quốc tịch của em là Việt Nam, Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
Học sinh có những hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử, văn hoá và sự phát triển kinh tếcủa Tổ quốc Việt Nam.
Học sinh có thái độ quan tâm đến sự phát triển của đất nước, tự hào về truyền thống và con người Việt Nam, về nền văn hoá và lịch sử dân tộc Việt Nam.
Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
SGK Đạo đức 5.
Tranh ảnh, băng hình về tổ quốc Việt Nam.
Băng cas-set bài hát “Việt Nam quê hương tôi”.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 
Khởi động : 
Kiểm tra bài cũ :
Bài mới :
TIẾT 2 : 
Hoạt động 1 : 
Giáo viên nêu yêu cầu bài tập.
Giáo viên kết luận : 
Việt Nam là thành viên của ASEAN, Tổ chức các nước nói tiếng Pháp, Liên Hợp Quốc (trong đó có UNESCO, UNICEF).
Việt Nam sống trong một mái nhà chung, trong cùng một thế giới chung, cùng tham gia thực hiện các công ước Quốc tế, ví dụ : Công ước về Quyền trẻ em của Liên Hợp Quốc.
Việt Nam không thể phát triển đơn độc. Luôn có sự phụ thuộc, hỗ trợ cùng phát triển giữa các dân tộc, giữa các nền văn hoá dù răng có ngôn ngữ khác nhau, có đặc điểm địa lý khác nhau. Do đó, Việt Nam là thành viên của nhiều tổ chức Quốc tế.
Hoạt động 2 : 
Giáo viên nêu yêu cầu : Các em hãy đóng vai là hướng dẫn viên du lịch “Việt Nam – điểm hẹn của thiên niên kỉ” và giới thiệu với khách du lịch và các học sinh khác trong lớp về chủ đề : văn hoá, kinh tế, lịch sử , danh lam thắng cảnh, con người Việt Nam, trẻ em Việt Nam, việc thực hiện Quyền trẻ em ở Việt Nam,  
Giáo viên và cả lớp nhận xét, bổ xung.
Hoạt động 3 : Trò chơi “Phóng viên”.
Lưu ý : Hoạt động 3 có thể tiến hành cách khác như : 
Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm học sinh (có thể bốc thăm nhiệm vụ ), mỗi nhóm là một Công Ty hoạch định sự phát triển của đấùt nước và chương trình hành động trong những năm tới theo từng chủ đề về Việt Nam.Các chủ đề có thể là văn hoá, kinh tế, con người, môi trường, giáo dục, thực hiện Quyền trẻ em và Luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em ở Việt Nam. 
Hoạt động 4 : 
Học sinh đọc các thông tin trong SGK, trang 28.
Một số học sinh lên bảng giới thiệu từng bức tranh, ảnh.
Học sinh đọc lại thông tin một lần nữa và thảo luận 2 câu hỏi trang 29, SGK.
Học sinh trả lời các câu hỏi : 
Nước ta còn có những khó khăn gì?
Em có suy nghĩ gì về những khó khăn đó của đất nước? Chúng ta có thể làm gì để góp phần giải quyết những khó khăn đó?
Học sinh làm bài tập 1, SGK.
Học sinh làm bài tập cá nhân.
Trao đổi bài làm với bạn ngồi bên cạnh.
Một số học sinh trình bày trước lớp : nói và giới thiệu về Quốc kì Việt Nam, về Bác Hồ, về Văn Miếu, về áo dài Việt Nam.
Học sinh thảo luận nhóm bài tập 2, SGK.
Học sinh thảo luận nhóm.
Các nhóm khác hỏi,nhận xét, bổ xung.
Học sinh nghe băng và thảo luận
Học sinh đọc phần ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động tiếp nối : 
Tìm hiểu một thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong những năm gần đây.
Sưu tầm các bài hát bài thơ ca ngợi đất nước Việt Nam
Học sinh làm bài tập 3, SGK.
Học sinh làm bài tập cá nhân.
Trao đổi bài làm với bạn ngồi bên cạnh
Một số học sinh lên trình bày, cả lớp chất vấn, trao đổi, nhận xét.
Học sinh làm bài tập 4, SGK.
Học sinh chuẩn bị .
Một số học sinh lên đóng vai “hướng dẫn viên du lịch” giới thiệu trước lớp.
Một số học sinh trong lớp đóng vai phóng viên báo TNTP hoặc Đài truyền hình Việt Nam và phỏng vấn các học sinh trong lớp về các câu hỏi nêu ra trong bài tập 5. 
Từng nhóm thảo luận.
Đại diện nhóm lên trình bày.
Các nhóm khác nhận xét bổ sung ý kiến,thảo luận. Giáo viên cùng lớp chọn nhóm làm tốt nhất.
Hát về Tổ quốc em 
Học sinh trình bày các bài hát, bài thơ về quê hương, đất nước Việt Nam.

Tài liệu đính kèm:

  • docĐ Đ 33.doc