Giáo án Đạo đức lớp 5 - Học kì I

Giáo án Đạo đức lớp 5 - Học kì I

I. MỤC TIÊU: Sau khi học bài này, học sinh biết:

- Vị thế của học sinh lớp 5 so với các lớp trước.

- Vui và tự hào là học sinh lớp 5. Có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là học sinh lớp 5.

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - Các bài hát về chủ đề trường em.

- Mi-crô không dây chơi trò chơi Phóng viên.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

Khởi động: HS hát tập thể bài hát Em yêu trường em, nhạc và lời: Hoàng Vân.

Hoạt động 1: Quan sát tranh và thảo luận.

1. GV yêu cầu HS quan sát từng tranh, ảnh trong SGK trang 3 - 4 và thảo luận cả lớp theo các câu hỏi sau: - Tranh vẽ gì? HS lốp 5 có gì khác so với học sinh các khối lớp khác?

- Theo em, chúng ta cần làm gì để xứng đáng là học sinh lớp 5?

2. HS thảo luận cả lớp.

3. GV kết luận: Năm nay các em đã lên lớp 5. Lớp 5 là lớp lớn nhất trường. Vì vậy, HS lớp 5 cần phải gương mẫu về mọi mặt để cho các em HS cá

doc 14 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1368Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức lớp 5 - Học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đạo đức: Bài 1 
 Tiết 1: Em là học sinh lớp 5
I. Mục tiêu: Sau khi học bài này, học sinh biết: 
- Vị thế của học sinh lớp 5 so với các lớp trước. 
- Vui và tự hào là học sinh lớp 5. Có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là học sinh lớp 5.
II. Tài liệu và phương tiện - Các bài hát về chủ đề trường em. 
- Mi-crô không dây chơi trò chơi Phóng viên.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Khởi động: HS hát tập thể bài hát Em yêu trường em, nhạc và lời: Hoàng Vân.
Hoạt động 1: Quan sát tranh và thảo luận. 
1. GV yêu cầu HS quan sát từng tranh, ảnh trong SGK trang 3 - 4 và thảo luận cả lớp theo các câu hỏi sau: - Tranh vẽ gì? HS lốp 5 có gì khác so với học sinh các khối lớp khác?
- Theo em, chúng ta cần làm gì để xứng đáng là học sinh lớp 5?
2. HS thảo luận cả lớp. 
3. GV kết luận: Năm nay các em đã lên lớp 5. Lớp 5 là lớp lớn nhất trường. Vì vậy, HS lớp 5 cần phải gương mẫu về mọi mặt để cho các em HS các khối lớp khác học tập.
Hoạt động 2: Làm bài tập 1, SGK.
1. GV nêu yêu cầu bài tập 1. 
2. HS thảo luận bài tập theo nhóm đôi.
3. Một vài nhóm HS trình bày trước lớp. 
4. GV kết luận: Các điểm (a), (b), (c), (d) trong bài tập 1 là những nhiệm vụ của học sinh lớp 5 mà chúng ta cần phải thực hiện. 
Bây giờ chúng ta hãy tự liên hệ xem đã làm được những gì; những gì còn cần cố gắng hơn. 
Hoạt động 3: Tự liên hệ (bài tập 2 SGK).
1. GV nêu yêu cầu tự liên hệ.
2. HS suy nghĩ, đối chiếu những việc làm của mình từ trước đến nay với những nhiệm vụ của học sinh lớp 5.
3. Thảo luận theo nhóm đôi. 
4. GV mời một số học sinh tự liên hệ trước lớp. 
5. GV kết luận: Các em cần cố gắng phát huy những điểm mà mình đã thực hiện tốt và khắc phục những mặt còn thiếu sót để xứng đáng là HS lớp 5.
Hoạt động 4: Chơi trò chơi phóng viên
1. HS thay phiên nhau đóng vai phóng viên (báo thiếu niên tiền phong hoặc Đài truyền hình Việt Nam) để phỏng vấn các HS khác về một số nội dung có liên quan đến chủ đề bài học. Ví dụ. 
- Theo bạn, HS lớp 5 cần phải làm gì?
- Bạn cảm thấy như thế nào khi là học sinh lớp 5?
- Bạn đã thực hiện được những điều nào trong chương trình “Rèn luyện đội viên”?
- Hãy nêu những điểm bạn thấy mình đã xứng đáng là HS lớp 5.
- Nêu những điểm em thấy mình cần phải cố gắng hơn để xứng đáng là HS lớp 5.
- Bạn hãy hát một bài hát hoặc đọc một bài thơ về chủ đề trường em. 
2. GV nhận xét và kết luận. 
3. HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. 
Hoạt động tiếp nối: 1. Lập kế hoạch phấn đấu của bản thân trong năm học này:
Mục tiêu phấn đấu. 
 Những thuận lợi đã có.
 Những khó khăn có thể gặp.
Biện pháp khắc phục khó khăn. 
 Những người có thể hỗ trợ, giúp đỡ em khắc phục khó khăn.
2. Sưu tầm các bài thơ, hát, báo về HS lớp 5 gương mẫu và về chủ đề trường em. 
3. Vẽ tranh về chủ đề trường em. 
Đạo đức Bài 1
Tiết 2: Em là học sinh lớp 5
I. Mục tiêu: Sau khi học bài này, học sinh biết: 
- Vị thế của học sinh lớp 5 so với các lớp trước. 
- Bước đầu có kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng đặt mục tiêu. 
- Vui và tự hào là học sinh lớp 5. Có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là học sinh lớp 5.
II. Tài liệu và phương tiện - Các bài hát về chủ đề trường em. 
- Các truyện nói về tấm gương HS lớp 5 gương mẫu. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Khởi động: HS hát tập thể bài hát Em yêu trường em, nhạc và lời: Hoàng Vân.
Hoạt động 1: Thảo luận về kế hoạch phấn đấu 
1. Từng HS trình bày kế hoạch cá nhân của mình trong nhóm nhỏ. 
2. Nhóm trao đổi, góp ý kiến. 
3. GV mời một vài HS trình bày trước lớp. 
 HS cả lớp trao đổi, nhận xét. 
4. GV nhận xét chung và kết luận: Để xứng đáng là HS lớp 5, chúng ta cần phải quyết tâm phấn đấu, rèn luyện một cách có kế hoạch. 
Hoạt động 2: Kể chuyện về các tấm gương HS lớp 5 gương mẫu. 
1. HS kể về các HS lớp 5 gương mẫu (trong lớp, trong trường hoặc sưu tầm qua báo, đài). 
2. Thảo luận cả lớp về những điều có thể học tập từ các tấm gương đó. 
3. GV có thể giới thiệu thêm một vài tấm gương khác. 
4. GV kết luận: Chúng ta cần học tập theo các tấm gương tốt của bạn bè để mau tiến bộ. 
Hoạt động 3: Hát, múa, đọc thơ, giới thiệu tranh vẽ về chủ đề trường em. 
1. HS giới thiệu tranh vẽ của mình với cả lớp. 
2. HS múa, hát, đọc thơ về chủ đề trường em. 
3. GV nhận xét và kết luận. 
Chúng ta rất vui và tự hào khi là HS lớp 5; rất yêu quý và tự hào về trường mình, lớp mình. Đồng thời, chúng ta càng thấy rõ trách nhiệm phải học tập, rèn luyện tốt để xứng đáng là HS lớp 5; xây dựng lớp ta trở thành lớp tốt, trường ta trở thành trường tốt. 
Đạo đức: Bài 2
Tiết 1: Có trách nhiệm về việc làm của mình
I. Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh biết. 
- Mỗi người cần phải có trách nhiệm về việc làm của mình. 
- Bước đầu có kỹ năng ra quyết định và thực hiện quyết định của mình. 
- Tán thành những hành vi đúng không tán thành việc trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác. 
II. Tài liệu và phương tiện - Bài tập 1 được viết sẵn trên giấy khổ lớn hoặc trên bảng phụ. Thẻ màu để dùng cho hoạt động 3, tiết 1. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện Chuyện của bạn Đức
1. GV cho HS đọc thầm và suy nghĩ về câu chuyện. Sau đó yêu cầu 1 - 2 HS đọc to truyện cho cả lớp cùng nghe. 
2. HS thảo luận cả lớp theo ba câu hỏi trong SGK. 
3. GV kết luận: Đức vô ý đá quả bóng vào bà Doan và chỉ có Đức với Hợp biết. Nhưng trong lòng Đức vô ý đá quả bóng có trách nhiệm về hành động của mình và suy nghĩ tìm cách giải quyết phù hợp nhất ... Các em đã đưa ra giúp Đứng một số cách giải quyết vừa có lý, vừa có tình. Qua câu chuyện của Đức, chúng ta rút ra điều cần ghi nhớ (trong SGK). 
4. GV mời 1 - 2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. 
Hoạt động 2: Làm bài tập 1, SGK.
1. GV chia HS thành các nhóm nhỏ.
2. GV nêu yêu cầu của bài tập 1, gọi 1 - 2 HS nhắc lại yêu cầu của bài tập. 
3. HS thảo luận nhóm. 
4. GV mời đại diện nhóm lên bảng trình bày kết quả thảo luận. 
5. GV kết luận: - (a), (b), (d), (g) là những biểu hiện của người sống có trách nhiệm; (c), (đ), (e) không phải là biểu hiện của người sống có trách nhiệm. 
- Biết suy nghĩ trước khi hành động, dám nhận lỗi, sửa lỗi; làm việc gì thì làm đến nơi đến chốn, ... là những biểu hiện của người có trách nhiệm. Đó là những điều chúng ta cần học tập. 
Hoạt động 3: Bảy tỏ thái độ (bài tập 2, SGK).
1. GV lần lượt nêu từng ý kiến ở bài tập 2. 
2. HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu (theo quy ước). 
3. GV yêu cầu một vài HS giải thích tại sao lại tán thành hoặc phản đối ý kiến đó. 
4. GV kết luận: - Tán thành ý kiến (a), (đ). - Không tán thành ý kiến (b), (c), (d).
Hoạt động tiếp nối: Chuẩn bị cho trò chơi đóng vai theo bài tập 3. SGK
Đạo đức: Bài 2
Tiết 2 : Có trách nhiệm về việc làm của mình
I. Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh biết. 
- Mỗi người cần phải có trách nhiệm về việc làm của mình. 
- Bước đầu có kỹ năng ra quyết định và thực hiện quyết định của mình. 
- Tán thành những hành vi đúng không tán thành việc trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác. 
II. Tài liệu và phương tiện
- Một vài mẩu chuyện về những người có trách nhiệm trong công việc hoặc dùng cảm nhận lỗi và sửa lỗi. Có thể là của bản thân mình .
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động 1: Xử lý tình huống (bài tập 3, SGK)
1. GV chia lớp thành các nhóm nhỏ và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm xử lý một tình huống trong bài tập 3.
2. HS thảo luận nhóm. 
3. Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả (có thể dưới hình thức đóng vai).
4. Cả lớp trao đổi, bổ sung. 
5. GV kết luận: Mỗi tình huống đều có nhiều cách giải quyết. Người có trách nhiệm cần phải chọn cách giải quyết nào thể hiện rõ trách nhiệm của mình và phù hợp với hoàn cảnh. 
Hoạt động 2: Tự liên hệ bản thân.
1. Gợi ý để mỗi HS nhớ lại một việc làm (dù rất nhỏ) chứng tỏ mình đã có trách nhiệm hoặc thiếu trách nhiệm:
- Chuyện xảy ra thế nào và lúc đó em đã làm gì?
- Bây giờ nghĩ lại em thấy thế nào?
2. HS trao đổi với bạn bên cạnh về câu chuyện của mình. 
3. GV yêu cầu một số HS trình bày trước lớp. 
3. GV yêu cầu một số HS trình bày trước lớp. 
4. Sau phần trình bày của mỗi HS, GV gợi ý cho các em tự rút ba bài học. 
5. GV kết luận: Khi giải quyết công việc hay xử lý tình huống một cách có trách nhiệm, chúng ta thấy vui và thanh thản. Ngược lại, khi làm một việc thiếu trách nhiệm, dù không ai biết, tự chúng ta cũng thấy áy náy trong lòng. 
Người có trách nhiệm là người trước khi làm việc gì cũng suy nghĩ cẩn thận nhằm mục đích tốt đẹp và với cách thức phù hợp: Khi làm hỏng việc hoặc có lỗi, họ dám nhận trách nhiệm và sẵn sàng làm lại cho tốt. 
6. GV yêu cầu 1 - 2 HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK. 
Đạo đức : Bài 3
Tiết 1: Có chí thì nên
I. Mục tiêu: Học xong bài bày, HS biết:
- Trong cuộc sống, con người thường phải đối mặt với những khó khăn, thử thách. Nhưng nếu có ý chí, có quyết tâm và biết tìm kiếm sự hỗ trợ của những người tin cậy, thì sẽ có thể vượt qua được khó khăn để vươn lên trong cuộc sống.
- Xác định được những thuận lợi, khó khăn của mình; biết đề ra kế hoạch vượt khó khăn của bản thân.
- Cảm phục những tấm gương có ý chí vượt lên khó khăn để trở thành những người có ích cho gia đình, cho xã hội.
II. Tài liệu và phương tiện - Thẻ màu dùng cho hoạt động 3, tiết 1.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động 1: HS tìm hiểu thông tin về tấm gương vượt khó Trần Bảo Đồng.
1. HS tự đọc thông tin về Trần Bảo Đồng (trong SGK)
2. HS thảo luận cả lớp theo câu hỏi 1, 2, 3 (trong SGK).
3. GV kết luận: Từ tấm gương Trần Bảo Đồng ta thấy: Dù gặp phải hoàn cảnh rất khó khăn, nhưng nếu có quyết tâm cao và biết sắp xếp thời gian hợp lý thì vẫn có thể vừa học tốt, vừa giúp được gia đình.
Hoạt động 2: Xử lý tình huống
1. GV chi lớp thành các nhóm nhỏ và giao cho mỗi nhóm thảo luận một tình huống.
- Tình huống 1: Đang học lớp 5, một tai nạn bất ngờ đã cướp đi của Khôi đôi chân khiến em không thể đi lại được. Trong hoàn cảnh đó, Khôi có thể sẽ như thế nào?
- Tình huống 2: Nhà Thiên rất nghèo. Vừa qua lại bị lũ lụt cuốn trôi hết nhà cửa, đồ đạc. Theo em, trong hoàn cảnh đó, Thiên có thể làm gì để có thể tiếp tục đi học?
2. HS thảo luận nhóm.
3. Đại diện các nhóm lên trình bày.
4. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
5. GV kết luận: Trong những tình huống như trên, người ta có thể tuyệt vọng, chán bản, bỏ học ... Biết vượt mọi khó khăn để sống và tiếp tục học tập mới là người có chí.
Hoạt động 3: Làm bài tập 1 - 2, SGK
1. Hai HS ngồi liền nhau làm thành một cặp cùng trao đổi từng trường hợp của bài tập 1.
2. GV lần lượt nêu từng trườn ...  dung truyện Đôi bạn
1. GV yêu cầu HS tự liên hệ.
2. HS làm việc cá nhân.
3. HS trao đổi trong nhóm nhỏ hoặc với bạn ngồi bên cạnh.
4. GV yêu cầu một số HS trình bày trước lớp.
5. GV khen HS và kết luận: Tình bạn đẹp không phải tự nhiên đã có mà mỗi người chúng ta cần phải cố gắng vun đắp, giữ gìn.
Hoạt động 3: HS hát, kể chuyện, đọc thơ, đọc ca dao, tục ngữ về chủ đề Tình bạn (bài tập 3, SGK)
Có thể để HS tự xung phong theo sự chuẩn bị trước của các em. Tuy nhiên GV cần chuẩn bị trước một số câu chuyện, bài theo, bài hát ... về chủ đề Tình bạn để giới thiệu thêm cho HS.
Đạo đức: Bài 6
Tiết 1: Kính già, yêu trẻ
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
- Cần phải tôn trọng người già vì người già có nhiều kinh nghiệm sống, đã đóng góp nhiều cho xã hội; trẻ em có quyền được gia đình và cả xã hội quan tâm, chăm sóc.
- Thực hiện các hành vi biểu hiện sự tôn trọng, lễ phép, giúp đỡ, nhường nhịn người già, em nhỏ.
- Tôn trọng, yêu quý, thân thiện với người già, em nhỏ; không đồng tình với những hành vi, việc làm không đúng đối với người già và em nhỏ.
II. Tài liệu và phương tiện
Đồ dùng để chơi đóng vai cho hoạt động 1, tiết 1.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung truyện : Sau đêm mưa
1. GV đọc truyện Sau đêm mưa trong SGK.
2. HS đóng vai minh hoạ theo nội dung truyện.
3. HS cả lớp thảo luận theo các câu hỏi:
- Các bạn trong truyện đã làm gì khi gặp bà cụ và em nhỏ?
- Tại sao bà cụ lại cảm ơn các bạn?
- Em suy nghĩ gì về việc làm của các bạn trong truyện?
4. GV kết luận:
- Cần tôn trọng người già, em nhỏ và giúp đỡ họ bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
- Tôn trọng người già, giúp đỡ em nhỏ là biểu hiện của tình cảm tốt đẹp giữa con người với con người, là biểu hiện của người văn minh, lịch sự.
5. GV mời 1 - 2 HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động 2: Làm bài tập 1, SGK.
1. GV giao nhiệm vụ cho HS làm bài tập 1.
2.HS làm việc cá nhân.
3. GV mời một số HS trình bày ý kiến. Các HS khác nhận xét, bổ sung.
4. GV kết luận:
- Các hành vi (a), (b), (c) là những hành vi thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ.
- Hành vi (Đảng) chưa thể hiện sự quan tâm, yêu thương, chăm sóc em nhỏ.
Hoạt động tiếp nối: 
Tìm hiểu các phong tục, tập quán thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ của địa phương, của dân tộc ta.
Đạo đức: Bài 6
Tiết 2: Kính già, yêu trẻ
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
- Cần phải tôn trọng người già vì người già có nhiều kinh nghiệm sống, đã đóng góp nhiều cho xã hội; trẻ em có quyền được gia đình và cả xã hội quan tâm, chăm sóc.
- Thực hiện các hành vi biểu hiện sự tôn trọng, lễ phép, giúp đỡ, nhường nhịn người già, em nhỏ.
- Tôn trọng, yêu quý, thân thiện với người già, em nhỏ; không đồng tình với những hành vi, việc làm không đúng đối với người già và em nhỏ.
II. Tài liệu và phương tiện: Truyền thống kính già , yêu trẻ của dân tộc ta
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động 1 : Xử lý tình huống
1. GV chia HS thành các nhóm và phân công mỗi nhóm xử lý, đóng vai một tình huống trong bài tập 2.
2. Các nhóm thảo luận tìm cách giải quyết tình huống và chuẩn bị đóng vai.
3. Ba nhóm đại diện lên thể hiện.
4. Các nhóm khác thảo luận, nhận xét.
5. GV kết luận:
Tình huống (a): Em nên dừng lại, dỗ em bé, hỏi tên, địa chỉ. Sau đó, em có thể dẫn em bé đến đồn công an để nhờ tìm gia đình của bé. Nếu nhà em ở gần, em có thể dẫn em bé về nhà, nhờ bố mẹ giúp đỡ.
Tình huống (b): Hướng dẫn các em cùng chơi chung hoặc lần lượt thay phiên nhau chơi.
Tình huống (c): Nếu biết đường, em hướng dẫn đường đi cho cụ già. Nếu không biết, em trả lời cụ một cách lễ phép.
Hoạt động 2: Làm bài tập 3-4, SGK.
1. GV gia nhiệm vụ cho các nhóm HS làm bài tập 3 - 4.
2. HS làm việc theo nhóm.
3. Đại diện các nhóm lên trình bày.
4. GV kết luận:
- Ngày dành cho người cao tuổi là ngày 1 tháng 10 hằng năm.
- Ngày dành cho trẻ em là ngày Quốc tế Thiếu nhi 1 tháng 6.
- Tổ chức dành cho người cao tuổi là Hội người cao tuổi.
- Các tổ chức dành cho trẻ em là: Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Sao nhi đồng.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về truyền thống “Kính già, yêu trẻ” của địa phương, của dân tộc ta.
1. GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm HS: Tìm các phong tục, tập quán tốt đẹp thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ của dân tộc Việt Nam.
2. Từng nhóm thảo luận.
3. Đại diện các nhóm lên trình bày.
4. Các nhóm khác bổ sung ý kiến.
5. GV kết luận:
a. Về các phong tục, tập quán kính già, yêu trẻ của địa phương.
b. Về các phong tục tập quán kính gì, yêu trẻ của dân tộc.
- Người già luôn được chào hỏi, được mời ngồi ở chỗ trang trọng.
- Con cháu luôn quan tâm chăm sóc, thăm hỏi, tặng quà cho ông bà, bố mẹ.
Tổ chức lễ thượng thọ cho ông bà, bố mẹ.
- Trẻ em thường được mừng tuổi, được tặng quà mỗi dịp lễ, Tết.
Đạo đức: Bài 7
Tiết 1: Tôn trọng phụ nữ
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
- Cần phải tôn trọng phụ nữ và vì sao cần tôn trọng phụ nữ.
- Trẻ em có quyền được đối xử bình đẳng, không phân biệt trai hay gái.
- Thực hiện các hành vi quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ trong cuộc sống hằng ngày.
II. Tài liệu và phương tiện - Thẻ các màu để sử dụng cho hoạt động 3, tiết 1.
- Tranh, ảnh, bài thơ, bài hát, truyện nói về người phụ nữ Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin (trang 22, SGK)
1. GV chia thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm quan sát chuẩn bị giới thiệu nội dung một bức ảnh trong SGK.
2. Các nhóm chuẩn bị.
3. Đại diện từng nhóm lên trình bày.
4. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
5. GV kết luận: Bà Nguyễn Thị Định, bà Nguyễn Thị Trâm, chị Nguyễn Thuý Hiền và bà mẹ trong bức ảnh “Mẹ địu con làm nương” đều là những người phụ nữ không chỉ có vai trò quan trọng trong gia đình mà còn góp phần rất lớn vào công cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước ta, trên các lĩnh vực quân sự, khoa học, thể thao kinh tế.
6. HS thảo luận theo các gợi ý sau:
- Em hãy kể các công việc của người phụ nữ trong gia đình, trong xã hội mà em biết.
- Tại sao những người phụ nữ là những đáng được kính trọng?
7. GV mời một số HS lên trình bày ý kiến. Cả lớp có thể bổ sung.
8. GV mời 1 - 2 HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK. 
Hoạt động 2: Làm bài tập 1, SGK.
1. GV giao nhiệm vụ cho HS.
2. HS làm việc cá nhân.
3. GV mời một số HS lên trình bày ý kiến.
4. GV kết luận: - Các việc làm biểu hiện sự tôn trọng phụ nữ là (a), (b).
- Việc làm biểu hiện thái độ chưa tôn trọng phụ nữ là (c), (d)
 Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ (bài tập 2, SGK)
1. GV nêu yêu cầu của bài tập 2 và hướng dẫn HS cách thức bày tỏ thái độ thông qua việc giơ thẻ màu.
2. GV lần lượt nêu từng ý kiến, HS cả lớp bày tỏ thái độ theo quy ước.
3. GV mời một số HS giải thích lý do, cả lớp lắng nghe và bổ sung (nếu cần).
4. GV kết luận:
- Tán thành với các ý kiến (a), (d)
- Không tán thành với các ý kiến (b), (c), (đ) vì các ý kiến này thể hiện sự thiếu tôn trọng phụ nữ.
Hoạt động tiếp nối: 
1. Tìm hiểu và chuẩn bị giới thiệu về một người phụ nữ mà em kính trọng, yêu mến (có thể là bà, mẹ, chị gái, cô giáo hoặc một phụ nữ nổi tiếng trong xã hội).
2. Sưu tầm các bài thơ, bài hát ca ngợi người phụ nữ nói chung và người phụ nữ Việt Nam nói riêng.
Đạo đức: Bài 7
Tiết 2: Tôn trọng phụ nữ
I. Mục tiêu:
Học xong bài này, HS biết:
- Cần phải tôn trọng phụ nữ và vì sao cần tôn trọng phụ nữ.
- Trẻ em có quyền được đối xử bình đẳng, không phân biệt trai hay gái.
- Thực hiện các hành vi quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ phụ nững ngày.
II. Tài liệu và phương tiện
- Tranh, ảnh, bài thơ, bài hát, truyện nói về người phụ nữ Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động 1: Xử lý tình huống (bài tập 3, SGK)
1. GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận các tình huống của bài tập 3.
2. Các nhóm thảo luận.
3. Đại diện từng nhóm lên trình bày. Các nhóm khác bổ sung ý kiến.
4. GV kết luận:
- Chọn trưởng nhóm phụ trách sao cần phải xem khả năng tổ chức công việc và khả năng hợp tác với bạn khác trong công việc. Nếu Tiến có khả năng thì có thể chọn bạn. Không nên chọn Tiến chỉ vì lý do bạn là con trai.
- Mỗi người đều có quyền bày tỏ ý kiến của mình. Bạn Tuấn nên lắng nghe các bạn nữ phát biểu.
Hoạt động 2: Làm bài tập 4, SGK 
1. GV giao nhiệm vụ cho các nhóm HS.
2. HS làm việc theo nhóm.
3. Đại diện các nhóm lên trình bày, cả lớp nhận xét, bổ sung.
4. GV kết luận:
- Ngày 8 tháng 3 là ngày Quốc tế phụ nữ.
- Ngày 20 tháng 10 là ngày Phụ nữ Việt Nam.
- Hội Phụ nữ, Câu lạc bộ các nữ doanh nhân là tổ chức xã hội dành riêng cho phụ nữ.
Hoạt động 3: Ca ngợi người phụ nữ Việt Nam (bài tập 5, SGK)
GV tổ chức cho HS hát, múa, đọc thơ hoặc kể chuyện về một người phụ nữ mà em yêu mến, kính trọng dưới hình thức thi giữa các nhóm hoặc đóng vai phóng viên phỏng vấn các bạn
Đạo đức: Bài 8
Tiết 2: Hợp tác với những người xung quanh
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
- Cách thức hợp tác với những người xung quanh và ý nghĩa của việc hợp tác.
- Hợp tác với những người xung quanh trong học tập, lao động, sinh hoạt hằng ngày.
- Đồng tình với những người biết được hợp tác với những người xung quanh và không đồng tình với những người không biết hợp tác với những người xung quanh.
II. Tài liệu và phương tiện - Phiếu học tập cá nhân cho hoạt động 3, tiết 2.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động 1: Làm bài tập 3, SGK 
1. GV yêu cầu từng cặp HS ngồi cạnh nhau cùng thảo luận làm bài tập 3.
2. HS thảo luận.
3. Theo từng nội dung, một số em trình bày kết quả trước lớp; những em khác có thể nêu ý kiến bổ sung hay tranh luận.
4. GV kết luận:
- Việc làm của các bạn tâm, Nga, Hoan trong tình huống (a) là đúng.
- Việc làm của bạn Long trong tình huống (b) là chưa đúng.
Hoạt động 2: Xử lý tình huống (bài tập 4, SGK)
1. GV giao nhiệm vụ cho các nhóm HS thảo luận để làm bài tập 4.
2. Các nhóm HS làm việc.
3. Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc; cả lớp nhận xét, bổ sung.
4. GV kết luận: 
a. Trong khi thực hiện công việc chung, cần phân công nhiệm vụ cho từng người, phối hợp, giúp đỡ lẫn nhau.
b. Bạn Hà có thể bàn với bố mẹ về việc mang những đồ dùng cá nhân nào tham gia chuẩn bị hành trang cho chuyến đi.
Hoạt động 3: Làm bài tập 5, SGK 
1. GV yêu cầu HS tự làm bài tập 5; sau đó, trao đổi với bạn ngồi bên cạnh.
2. HS làm bài tập và trao đổi với bạn.
3. Một số em, trình bày dự kiến sẽ hợp tác với những người xung quanh trong một số việc; các bạn khác có thể góp ý cho bạn.
4. GV nhận xét về những dự kiến của HS.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an - Dao duc 5 ky 1.doc