Giáo án Đạo đức lớp 5 - Học kì II

Giáo án Đạo đức lớp 5 - Học kì II

I. MỤC TIÊU:

I. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: - SGK Đạo đức 5

- Tranh ảnh, băng bình về Tổ quốc Việt Nam.

- Băng cát - sét bài hát "Việt Nam quê hương tôi".

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động 1: Phân tích thông tin ở trang 28 SGK.

1. Học sinh đọc các thông tin trong SGK, trang 28.

2. Giáo viên treo một số tranh ảnh về cầu Mỹ Thuận, thành phố Huế, phố cổ Hội An, Mỹ Sơn, Vịnh Hạ Long, yêu cầu học sinh quan sát và hỏi:

- Các em có nhận ra các hình ảnh có trong thông tin vừa đọc không?

 

doc 22 trang Người đăng huong21 Lượt xem 2479Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đạo đức lớp 5 - Học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đạo Đức: Bài9
Tiết 1
I. Mục tiêu:
I. Tài liệu và phương tiện: - SGK Đạo đức 5
- Tranh ảnh, băng bình về Tổ quốc Việt Nam.
- Băng cát - sét bài hát "Việt Nam quê hương tôi".
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động 1: Phân tích thông tin ở trang 28 SGK.
1. Học sinh đọc các thông tin trong SGK, trang 28.
2. Giáo viên treo một số tranh ảnh về cầu Mỹ Thuận, thành phố Huế, phố cổ Hội An, Mỹ Sơn, Vịnh Hạ Long, yêu cầu học sinh quan sát và hỏi:
- Các em có nhận ra các hình ảnh có trong thông tin vừa đọc không?
- Ai có thể giới thiệu cho các bạn rõ hơn về các hình ảnh này?
3. Mời một số học sinh lên bảng giới thiệu từng bức tranh, ảnh.
4. Giáo viên giới thiệu bổ sung thêm, nếu cần thiết.
5. Học sinh đọc lại thông tin một lần nữa và thảo luận hai câu hỏi trang 29 SGK.
* Lưu ý: Giáo viên cần khuyến khích học sinh nêu những hiểu biết của các em về đất nước mình, kể cả về những khó khăn của đất nước hiện nay. Ví dụ:
- Nước ta còn có những khó khăn gì?
- Em có suy nghĩ gì về những khó khăn đó của đất nước? Chúng ta có thể làm gì để góp phần giải quyết những khó khăn đó?
6. Giáo viên kết luận:
- Tổ quốc chúng ta là Việt Nam, chúng ta rất yêu quý và tự hào về Tổ quốc mình, tự hào mình là người Việt Nam.
- Đất nước ta còn nghèo, vì vậy chúng ta phải cố gắng học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng Tổ quốc.
Hoạt động 2: Học sinh làm bài tập 1, SGK.
1. Giáo viên nêu yêu cầu bài tập.
2. Học sinh làm bài tập cá nhân.
3. Trao đổi bài làm với bạn ngồi bên cạnh.
4. Một số học sinh trình bày trước lớp: nói và giới thiệu về Quốc kì Việt Nam, về Bác Hồ, về Văn Miếu, về áo dài Việt Nam.
5. Giáo viên tóm tắt lại:
- Quốc kỳ Việt Nam là lá cờ đỏ ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.
- Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, là danh nhân văn hoá thế giới.
- Văn Miếu nằm ở Thủ đô Hà Nội, là trường đại học đầu tiên ở nước ta.
- áo dài Việt Nam là một nét văn hoá truyền thống đẹp của dân tộc ta.
* Lưu ý: Hoạt động này có thể tổ chức cách khác. Giáo viên có thể chia học sinh thành các nhóm, phát cho mỗi nhóm một tờ giấy khổ lớn trên có hình đất nước và một số tranh ảnh nhỏ.
Trong một khoảng thời gian nhất định, các nhóm phải thảo luận, lựa chọn các tranh ảnh về đất nước Việt Nam và dán xung quanh hình Tổ quốc. Sau đó các nhóm sẽ lên giới thiệu những biểu hiện của các em về các tranh ảnh đó. Cuối cùng giáo viên kết luận và khen các nhóm làm nhanh, làm đúng.
Hoạt động 3: Học sinh thảo luận nhóm bài tập 2, SGK.
1. Học sinh thảo luận nhóm.
2. Giáo viên mời đại diện mỗi nhóm trình bày về một mốc thời gian hoặc sự kiện.
Các nhóm khác hỏi, nhận xét, bổ sung.
3. Giáo viên kết luận:
* 2/9/1945: Là ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Từ đó, ngày 2 tháng 9 được lấy làm ngày Quốc khánh của nước ta.
* 7/5/1954: Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ.
* 30/4/1975: Ngày giải phóng miền Nam. Quân giải phóng chiếm Dinh độc lập, nguỵ quyền Sài Gòn tuyên bố đầu hàng.
* ải Chi Lăng: Thuộc Lạng Sơn, nơi Lê Lợi đánh tan quân Minh.
* Sông Bạch Đằng: Gắn với chiến thắng của Ngô Quyền chống quân Nam Hán và nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.
Là người Việt Nam, chúng ta cần biết các mốc thời gian và địa danh gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Hoạt động 4: Nghe băng bài hát "Việt Nam - quê hương tôi"
1. Giáo viên nêu yêu cầu: Bây giờ cô sẽ mời cả lớp cùng nghe băng và cho biết.
- Tên bài hát là gì?
- Nội dung bài hát nói lên điều gì?
2. Học sinh nghe băng và thảo luận.
3. Giáo viên tiếp tục: Vậy qua các hoạt động trên, các em có thể rút ra được điều gì?
4. Học sinh đọc phần Ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động nối tiếp:
1. Tìm hiểu một thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong những năm gần đây.
2. Sưu tầm các bài hát bài thơ ca ngợi đất nước Việt Nam.
Thứ  ngày .. tháng  năm 2006
Tuần :	
Môn: Đạo Đức
Bài 9: Việt Nam - Tổ quốc em
I. Mục tiêu (Như SHD):
II. Tài liệu tham khảo bà phương tiện (ở tiết 1)
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Tiết 2:
Hoạt động 1: Học sinh làm bài tập 3, SGK
1. Giáo viên nêu yêu cầu bài tập.
2. Học sinh làm bài tập cá nhân.
3. Trao đổi bài làm với bạn ngồi bên cạnh.
4. Một số học sinh lên trình bày, cả lớp chất vấn, trao đổi, nhận xét.
5. Giáo viên kết luận.
- Việt Nam là thành viên của ASEAN, Tổ chức các nước nói tiếng Pháp, Liên Hợp Quốc (trong đó có UNESCO, UNICEF).
- Việt Nam sống trong một mái nhà chung, trong cùng một thế giới chung, cùng tham gia thực hiện các công ước quốc tế, ví dụ Công ước về Quyền trẻ em của Liên Hợp Quốc.
- Việt Nam không thể phát triển đơn độc. Luôn có sự phụ thuộc, hỗ trợ, cùng phát triển giữa các dân tộc, giữa các nền văn hoá dù rằng có ngôn ngữ khác nhau, có đặc điểm địa lý khác nhau. Do đó, Việt Nam là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế.
Hoạt động 2: Học sinh làm bài tập 4, SGK.
1. Giáo viên nêu yêu cầu: Các em hãy đóng vai là hướng dẫn viên du lịch "Việt Nam - điểm hẹn của thiên niên kỷ" và giới thiệu với khách du lịch là các học sinh khác trong lớp về một trong các chủ đề: văn hoá, kinh tế, lịch sử, danh lam thắng cảnh, con người Việt Nam, trẻ em Việt Nam, việc thực hiện Quyền trẻ em ở Việt Nam
2. Học sinh chuẩn bị.
3. Một số học sinh lên đóng vai "Hướng dẫn viên du lịch" giới thiệu trước lớp. 
4. Giáo viên và cả lớn nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 3: Trò chơi "Phóng viên"
Một số học sinh trong lớp đóng vai phóng viên báo TNTP hoặc Đài truyền hình Việt Nam và phỏng vấn các học sinh trong lớp về các câu hỏi nêu ra trong bài tập 5.
* Lưu ý: Hoạt động 3 có thể tiến hành cách khác nhau như:
1. Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm học sinh (có thể bốc thăm nhiệm vụ): mỗi nhóm là một Công ty hoặc định sự phát triển của đất nước và chương trình hành động trong những năm tới theo từng đề về Việt Nam. Các chủ đề có thể là văn hoá, kinh tế, con người, môi trường, giáo dục, thực hiện Quyền trẻ em và Luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em ở Việt Nam.
2. Từng nhóm thảo luận.
3. Đại diện nhóm lên trình bày.
4. Các nhóm khác bổ sung ý kiến và thảo luận. Giáo viên cùng lớp chọn nhóm làm tốt nhất.
Hoạt động 4: Hát về Tổ quốc em.
Học sinh trình bày các bài hát, bài thơ về quê hương, đất nước Việt Nam.
Thứ  ngày .. tháng  năm 2006
Tuần 20: 
Môn: Đạo Đức
Bài 10: Tham gia xây dựng quê hương
I. Mục tiêu (Như SHD):
1. Học sinh hiểu:
- Trẻ em có quyền có một quê hương, có quyền giữ gìn các tục lệ của quê hương mình.
- Trẻ em có quyền tham gia ý kiến, có việc làm phù hợp với khả năng của mình, để góp phần tham gia xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.
2. Học sinh có những thái độ, tình cảm:
- Yêu mến, tự hào về quê hương mình.
- Đồng tình, ủng hộ những người tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ quê hương, không đồng tình, phê phán những hành vi, việc làm tổn hại đến quê hương.
3. Học sinh có những hành vi, việc làm thích hợp tham gia xây dựng quê hương.
II. Tài liệu tham khảo và phương tiện 
- SGK Đạo đức 5
- Điều 12, 13, 17 Công ước quốc tế về Quyền trẻ em.
- Một số tranh ảnh, bài thơ, bài hát quê hương.
- Một số tranh minh hoạ cho truyện kể Cây đa làng em.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Tiết 1:
Hoạt động 1: Thảo luận truyện "Cây đa làng em"
1. Giáo viên giới thiệu: Mỗi người, ai cũng có quê hương. Quê hương có thể là nơi gắn liền với tuổi thơ, nơi chúng ta hay ông bà, cha mẹ sinh ra. Câu chuyện mà cô giáo (thầy giáo) sắp kể nói về tình cảm của một bạn đối với quê hương của mình.
2. Giáo viên vừa kể chuyện vừa sử dụng tranh minh hoạ.
3. Một học sinh kể lại truyện.
4. Thảo luận nhóm:
- Cây đa mang lại lợi ích gì cho dân làng?
- Tại sao bạn Hà quyết định góp tiền để cứu cây đa?
- Trẻ em có quyền tham gia vào những công việc xây dựng quê hương không?
- Noi theo bạn Hà, chúng ta cần làm gì cho quê hương?
5. Theo từng nội dung, đại diện các nhóm học sinh trình bày kết quả trước lớp.
6. Giáo viên kết luận:
- Cây đa mạng lại bóng mát, vẻ đẹp cho làng, đã gắn bó với dân làng qua nhiều thế hệ. Cây đa là một trong những di sản của làng. Dân làng rất quý trọng cây đa cổ thụ nên gọi là "ông đa".
- Cây đa bị mối, mục nên cần được cứu chữa. Hà cũng yêu quý cây đa, nên góp tiền để cứu cây đa quê hương.
- Chúng ta cần yêu quê hương mình và cần có những việc làm thiết thực để góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
- Tham gia xây dựng quê hương là quyền và nghĩa vụ của mỗi người dân, mỗi trẻ em.
Hoạt động 2: Học sinh làm bài tập 3, SGK.
1. Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và giao cho mỗi nhóm thảo luận một việc làm trong bài tập 3.
2. Các nhóm thảo luận.
3. Đại diện các nhóm trình bày.
Cả lớp góp ý kiến bổ sung.
4. Giáo viên kết luận:
- Các việc b, d là những việc làm có ích cho quê hương.
- Các việc a, c là chưa có ý thức xây dựng quê hương.
Hoạt động 3: Làm bài tập 1, SGK.
1. Học sinh làm việc cá nhân.
2. Học sinh trao đổi bài làm với bạn ngồi bên cạnh.
3. Một số học sinh trình bày kết quả trước lớp.
Cả lớp thảo luận nhận xét, bổ sung.
4. Giáo viên kết luận:
Mỗi người chúng ta đều có một quê hương. Quê hương theo nghĩa rộng nhất là đất nước, Tổ quốc Việt Nam ta. Chúng ta tự hào là người Việt Nam, được mang quốc tịch Việt Nam. Vì vậy, chúng ta cần phải tham gia xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước của mình bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng của mình.
Hoạt động 4: Học sinh làm bài tập 2, SGK.
1. Học sinh làm bài tập cá nhân.
2. Giáo viên lần lượt đọc từng ý kiến và hỏi:
- Ai tán thành?
- Ai không tán thành?
- Ai lưỡng lự?
3. Học sinh giơ tay. Giáo viên yêu cầu học sinh giải thích rõ lý do: Vì sao tán thành? Vì sao không tán thành? Vì sao lưỡng lự?.
4. Trao đổi cả lớp.
5. Giáo viên kết luận.
- Các ý kiến a, b là đúng.
- Các ý kiến c, d là chưa đúng.
6. Học sinh đọc phần Ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động tiếp nối:
1. Sưu tầm các bài thơ, bài hát, các tư liệu về quê hương.
2. Vẽ tranh về quê hương em.
Thứ  ngày .. tháng  năm 2006
Tuần 21: 
Môn: Đạo Đức
Bài 10: Tham gia xây dựng quê hương
I. Mục tiêu (đã nêu ở tiết 1):
II. Tài liệu và phương tiện dạy học (đã chuẩn bị ở tiết 1)
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Tiết 2:
Hoạt động 1: Xử lý tình huống bài tập 4, SGK.
1. Giáo viên chia nhóm và giao cho mỗi nhóm thảo luận tình huống trong bài tập 4.
2. Các nhóm thảo luận.
3. Đại diện các nhóm trình bày.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
4. Giáo viên kết luận.
a. Tuấn có thể làm nhiều việc để góp phần xây dựng thư viện như:
- Góp  ... kiến này.
3. Đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
4. Giáo viên kết luận: Các ý kiến a, d là đúng; các ý kiến b, c là sai. Trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và cũng có trách nhiệm tham gia bảo vệ hoà bình.
Chuyển ý: Vậy chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ hoà bình?
Hoạt động 3: Làm bài tập 2, SGK.
* Mục tiêu: Học sinh hiểu được biểu hiện của tinh thần hoà bình trong cuộc sống hàng ngày.
* Cách tiến hành:
1. Học sinh làm việc cá nhân.
2. Trao đổi với bạn ngồi bên cạnh.
3. Một số học sinh trình bày ý kiến trước lớp. Cả lớp trao đổi, nhận xét.
4. Giáo viên kết luận.
Việc bảo vệ hoà bình cần được thể hiện ngay trong cuộc sống hàng ngày, trong các mối quan hệ giữa con người với con người; giữa dân tộc, quốc gia này với dân tộc, quốc gia khác như các thái độ, việc làm: a, b, c, đ, g, h trong bài tập 2.
Hoạt động 4: Củng cố.
* Mục tiêu: Củng cố lại cho học sinh những nội dung chính của bài học.
* Cách tiến hành:
1. Giáo viên hỏi: Vậy qua các hoạt động trên, các em có thể rút ra bài học gì?
2. Một số học sinh trình bày. Giáo viên ghi tóm tắt thành hai ý trên bảng.
- Trẻ em có quyền được sống trong hoà binh.
- Trẻ em cũng có trách nhiệm tham gia bảo vệ hoà bình bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
3. Học sinh đọc câu ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động nối tiếp:
1. Học sinh sưu tầm các tranh, ảnh, bài báo, băng hình về các hoạt động bảo vệ hoà bình của nhân dân Việt Nam và thế giới, sưu tầm các bài thơ, bài hát, truyện  về chủ đề "Yêu hoà bình".
2. Mỗi em vẽ một bức tranh về chủ đề "Yêu hoà bình".
Thứ  ngày .. tháng  năm 2006
Tuần : 
Môn: Đạo Đức
Bài 12: Em yêu hoà bình
Tiết 2:
Hoạt động 1: Xem các tranh, ảnh, báo, băng hình về hoạt động bảo vệ hoà bình.
* Mục tiêu: Học sinh biết được về các hoạt động bảo vệ hoà bình của trẻ em, của nhân dân Việt Nam và thế giới.
* Các tiến hành: 
1. Học sinh làm việc cá nhân.
2. Trao đổi trong nhóm nhỏ.
3. Học sinh trình bày trước lớp và giới thiệu các tranh, ảnh, băng hình, bài báo về các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh mà các em đã sưu tầm được.
4. Giáo viên nhận xét, giới thiệu thêm một số tranh, ảnh, băng hình nếu có và kết luận:
- Để bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh, thiếu nhi và nhân dân ta cũng như các nước đã tiến hành nhiều hoạt động.
- Chúng cần tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh do nhà trường, địa phương tổ chức.
Hoạt động 2: Vẽ cây hoà bình.
* Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố lại nhận thức về giá trị của hoà bình và những việc làm để bảo vệ hoà bình.
* Cách tiến hành: 
1. Giáo viên chia nhóm và hướng dẫn các nhóm vẽ cây hoà bình ra giấy to:
- Rễ cây là các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh; là các việc làm, cách ứng xử thể hiện tinh thần hoà bình trong sinh hoạt cũng như trong cách cư xử hàng ngày.
- Hoa, quả và lá cây là những điều tốt đẹp mà hoà bình đã mang lại cho trẻ em nói riêng và mọi người nói chung.
2. Nhóm tranh vẽ.
3. Từng nhóm giới thiệu tranh của mình.
Các nhóm khác hỏi và nhận xét.
4. Giáo viên khen các tranh vẽ của học sinh và kết luận.
Hoà bình mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho trẻ em và mọi người. Song để có được hoà bình, mỗi người, mỗi trẻ em chúng ta cần phải thể hiện tinh thần hoà bình trong cách sống và ứng xử hàng ngày; đồng thời cần tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.
Hoạt động 3: Múa, hát, đọc thơ và triển lãm tranh về chủ đề "Yêu hoà bình".
* Mục tiêu: Giúp học sinh bày tỏ lòng yêu hoà bình, ghét chiến tranh.
* Cách tiến hành: 
1. Học sinh treo tranh và giới thiệu tranh của mình trước lớp.
2. Học sinh trình bày các bài thơ, bài hát, điệu múa, tiểu phẩm về chủ đề yêu hoà bình.
3. Giáo viên nhận xét và nhắc nhở học sinh tích cực tham gia các hoạt động vì hoà bình.
Bài 13: Tôn trọng tổ chức liên hợp quốc
I. Mục tiêu:
- Học sinh có hiểu biết ban đầu về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này.
- Có thái độ tôn trọng các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc ở địa phương và ở nước ta.
II. Tài liệu và phương tiện:
- SGK Đạo đức 5.
- Tranh ảnh, băng hình, bài báo về hoạt động của Liên Hợp Quốc và các cơ quan Liên Hợp Quốc ở địa phương và ở Việt Nam.
- Mi-crô không dây để chơi trò chơi Phóng viên.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết 1:
Hoạt động 1: Phân tích thông tin.
* Mục tiêu: Giúp học sinh có những hiểu biết về cơ bản về Liên Hợp Quốc và quan hệ của Việt Nam với tổ chức này.
* Cách tiến hành:
1. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc các thông tin trang 41 - 42, SGK.
2. Giáo viên hỏi: Ngoài những thông tin trong SGK, em nào còn biết gì về tổ chức Liên Hợp Quốc?
3. Học sinh nêu những điều các em biết về Liên Hợp Quốc (ngoài những thông tin trong SGK).
4. Giáo viên giới thiệu thêm với học sinh mộ số tranh, ảnh, băng hình về các hoạt động của Liên Hợp Quốc ở các nước, ở Việt Nam và ở địa phương.
5. Thảo luận hai câu hỏi trang 42, SGK.
6. Giáo viên kết luận:
- Liên Hợp Quốc là tổ chức quốc tế lớn nhất hiện nay.
- Từ khi thành lập, Liên Hợp Quốc đã có nhiều hoạt động vì hoà bình, công lý và tiến bộ xã hội.
- Việt Nam là một thành viên của Liên Hợp Quốc.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm bài tập 2, SGK.
* Mục tiêu: Học sinh có thái độ và suy nghĩ đúng về tổ chức Liên Hợp Quốc.
* Cách tiến hành:
1. Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận các ý kiến trong bài tập 2, SGK.
2. Học sinh thảo luận nhóm.
3. Đại diện các nhóm trình bày (mỗi nhóm trình bày về một ý kiến).
4. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
5. Giáo viên kết luận: Các ý kiến c, d là đúng.
Các ý kiến a, b là sai.
Hoạt động nối tiếp:
1. Tìm hiểu về tên của một số cơ quan Liên Hợp Quốc ở Việt Nam; về hoạt động của các cơ quan Liên Hợp Quốc ở Việt Nam và ở địa phương em.
2. Tôn trọng và hợp tác với các nhân viên Liên Hợp Quốc đang làm việc tại địa phương em.
Tiết 2:
Hoạt động 1: Trò chơi phóng viên.
* Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu về tên của một số cơ quan Liên Hợp Quốc ở Việt Nam; về hoạt động của các cơ quan Liên Hợp Quốc ở Việt Nam và ở địa phương em.
* Cách tiến hành:
Một số học sinh thay nhau đóng vai trò phóng viên (có thể là phóng viên Báo TNTP, phóng viên Đài truyền hình, phóng viên Đài phát thanh TNVN ) và tiến hành phỏng vấn các bạn trong lớp về các vấn đề có liên quan đến Liên Hợp Quốc. Ví dụ:
- Liên Hợp Quốc được thành lập khi nào?
- Trụ sở Liên Hợp Quốc đóng ở đâu?
- Việt Nam đã trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc khi nào?
- Bạn hãy kể tên một cơ quan của Liên Hợp Quốc ở Việt Nam?
- Bạn hãy kể một việc mà Liên Hợp Quốc đã làm cho trẻ em?
- Bạn hãy kể một hoạt động của cơ quan Liên Hợp Quốc ở Việt Nam hoặc ở địa phương mà bạn biết?
Hoạt động 2: Học sinh làm bài tập 5, SGK.
* Mục tiêu: Học sinh có thái độ tôn trọng Liên Hợp Quốc.
* Cách tiến hành: 
1. Giáo viên nêu câu hỏi: Em cần làm gì để thể hiện sự tôn trọng tổ chức Liên Hợp Quốc?
2. Học sinh suy nghĩa nhanh và mối em nêu một việc cần làm. Giáo viên ghi tóm rắt lên bảng.
3. Học sinh đọc phần Chi nhớ SGK.
Hoạt động 3: Triển làm tranh, ảnh, băng hình  về các của Liên Hợp Quốc mà giáo viên và học sinh sưu tầm được.
Bài 14: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh hiểu tài nguyên thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống con người.
- Học sinh có thái độ bảo vệ và gìn giữ tài nguyên thiên nhiên.
- Học sinh biết sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm phát triển môi trường bền vững.
II. Tài liệu và phương tiện.
- SGK Đạo đức 5.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Tiết 1:
Hoạt động 1: Thảo luận tranh trang 44, SGK.
1. Giáo viên chia nhóm học sinh. Giáo viên giao nhiệm vụ cho nhóm học sinh quan sát và thảo luận theo các câu hỏi:
- Tại sao các bạn nhỏ say sưa ngắm nhìn cảnh vật?
- Tài nguyên thiên nhiên mang lại lợi ích gì cho con người?
- Em cân bảo vệ tài nguyên thiên nhiên như thế nào?
2. Từng nhóm thảo luận.
3. Từng nhóm lên trình bày.
4. Các nhóm khác bổ sung ý kiến và thảo luận.
5. Học sinh đọc phần Ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động 2: Học sinh làm bài tập 1, SGK.
1. Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh.
2. Học sinh làm việc cá nhân.
3. Giáo viên gọi một số học sinh lên trình bày.
4. Giáo viên viết kết luận:
Tất cả đều là tài nguyên thiên nhiên trừ nhà máy xi măng và vườn cà phê. Tài nguyên thiên nhiên được sử dụng hợp lý là điều kiện đảm bảo cuộc sống trẻ em được tốt đẹp, không chỉ cho thế hệ hôm nay mà cả thế hệ mai sau được sống trong môi trường trong lành, an toàn, như Quyền trẻ em đã quy định.
* Lưu ý: Hoạt động 2 có thể tiến hành dưới hình thức cho học sinh dán các ô giấy (có ghi các từ trong bài tập 1) theo 2 cột : tài nguyên thiên nhiên và không phải là tài nguyên thiên nhiên.
Hoạt động 3: Học sinh làm bài tập 4, SGK.
1. Học sinh làm việc cá nhân.
2. Trao đổi bài làm với bạn ngồi bên cạnh.
3. Học sinh trình bày trước lớp.
4. Học sinh cả lớp trao đổi, nhận xét.
5. Giáo viên kết luận: việc làm đ, e là đúng.
Hoạt động 4: Học sinh làm bài tập 3, SGK.
1. Học sinh thảo luận nhóm bài tập 3.
2. Đại diện mỗi nhóm trình bày đánh giá về một ý kiến.
3. Cả lớp trao đổi, bổ sung.
4. Giáo viên kết luận:
- Các ý kiến c, d là đúng.
- Các ý kiến a, b là sai.
5. Học sinh đọc câu Ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động tiếp nối.
Tìm hiểu về một tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam hoặc của địa phương.
Tiết 2:
Hoạt động 1: Học sinh giới thiệu về tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam và của địa phương
1. Học sinh giới thiệu, có kèm theo tranh minh hoạ.
2. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
3. Giáo viên nhận xét, bổ sung và có thể giới thiệu thêm một số tài nguyên thiên nhiên chính của Việt Nam như:
- Mỏ than Quảng Ninh;
- Dầu khí Vũng Tàu;
- Mỏ A-pa-tít Lào Cai.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm theo bài tập 5, SGK.
1. Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho nhóm học sinh thảo luận bài tập 5.
2. Các nhóm thảo luận .
3. Đại diện cho từng nhóm lên trình bàu.
4. Các nhóm khác bổ sung ý kiến và thảo luận.
5. Giáo viên kết luận: Có nhiều cách sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm theo bài tập 6, SKG.
1. Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm học sinh lập dự án bảo vệ tài nguyên thiên nhiên: Rừng đầu nguồn, nước, các giống thú quý hiếm 
2. Từng nhóm thảo luận.
3. Từng nhóm lên trình bày.
4. Các nhóm khác bổ sung ý kiến và thảo luận.
5. Giáo viên lết luận: Có nhiều cách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Các em cần thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng của mình.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an - Dao duc 5 ky 2.doc