- Tổ chức cho hs quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
+ Quan sát tranh và đọc lời chú thích trong tranh.
+ Trao đổi trong bàn về nội dung các câu hỏi sau :
(?) Em có suy nghĩ gì về các tranh trên ?
(?) HS lớp 5 có gì khác so với hs các lớp khối khác trong trường ?
(?) Vậy theo các em, chúng ta cần làm gì để xứng đáng là hs lớp 5 ?
Ngày soạn : 21/8/2010 Đạo đức Tuần : 01 Ngày dạy : 23/8/2010 Tiết : 01 EM LÀ HỌC SINH LỚP 5 – TIẾT 1 I. Mục tiêu : Biết hs lớp 5 là hs của lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập. Có ý thức rèn luyện, học tập. Vui và tự hào là hs lớp 5. II. ĐDDH : - GV : Mi-cro làm phóng viên - HS : bài hát có chủ đề Trường em. III. Hoạt động dạy học : 1. Kiểm tra bài : - Kiểm tra việc chuẩn bị của hs. + HS hát bài “Em yêu trừong em” 2. Bài mới : a. Hoạt động 1 : Quan sát tranh – trả lời câu hỏi. Mục tiêu : Biết mình là hs lớn nhất trường, thấy tự hào vì mình là hs lớp 5. - Tổ chức cho hs quan sát tranh và trả lời câu hỏi. + Quan sát tranh và đọc lời chú thích trong tranh. + Trao đổi trong bàn về nội dung các câu hỏi sau : (?) Em có suy nghĩ gì về các tranh trên ? (?) HS lớp 5 có gì khác so với hs các lớp khối khác trong trường ? (?) Vậy theo các em, chúng ta cần làm gì để xứng đáng là hs lớp 5 ? - Kết luận : Năm nay các em đã lên lớp 5-là lớp lớn nhất trường. Do đó các em cần phải gương mẫu về mọi mặt để các em nhỏ noi theo. b. Hoạt động 2 : Làm bài tập Mục tiêu : Xác định được những nhiệm vụ của hs lớp 5. + HS đọc nội dung, yêu cầu của bài tập 1. + HS trao đổi với bạn cùng bàn, phát biểu trước lớp. - Kết luận : HS lớp 5 cần phải có những hành động, việc làm như : (a) Thực hiện tốt 5 điều BH dạy thiếu niên, nhi đồng. (b) Thực hiện đúng nội quy của trừong lớp. (c) Tích cực tham gia các hoạt động tập thể-xã hội do lớp, trường, địa phương tổ chức. (d) Nhường nhịn, giúp đỡ các em hs nhỏ. (e) Gương mẫu về mọi mặt cho các em lớp dưới noi theo. c. Hoạt động 3 : Liên hệ bản thân Mục tiêu : Tự nhận thức về bản thân, có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là hs lớp 5. + HS đọc nội dung, yêu cầu của bài tập 2. + HS tự suy nghĩ về những việc làm của mình so với những nhiệm vụ của hs lớp 5. + HS tự liên hệ trước lớp. - Kết luận : Là hs lớp 5, chúng ta cần cố gắng phát huy những điều mình đã làm được, khắc phục những điều mình còn thiếu sót để xứng đáng là hs lớp 5. 3. Củng cố : - Tổ chức trò chơi : phóng viên + HS đóng vai phóng viên, phỏng vấn bạn về nội dung có liên quan đến bài học (?) Là hs lớp 5 bạn phải làm gì đối với các em nhỏ trong trường ? (?) Bạn có cảm nhận như thế nào khi năm nay đã là hs lớp 5 ? (?) Bạn có thực hiện được 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng không ? (?) Bạn có thực hiện tốt những quy định của đội viên chưa ? (?) Bạn có thấy mình xứng đáng là hs lớp 5 không ? + HS đọc lại nội dung ghi nhớ trong sgk. 4. Dặn dò : - Nhận xét tiết học, tuyên dương hs. - Chuẩn bị : * Sưu tầm thơ, bài hát, báo, truyện kể về hs lớp 5 gương mẫu. * Lập kế hoạch phấn đấu của bản thân trong năm học này : mục tiêu, thuận lợi, khó khăn, biện pháp khắc phục, người hỗ trợ. * Giấy, bút vẽ chủ đề Trường em. IV. Rút kinh nghiệm : Ngày soạn : 28/8/2010 Đạo đức Tuần : 02 Ngày dạy : 30/8/2010 Tiết : 02 EM LÀ HỌC SINH LỚP 5 – TIẾT 2 I. Mục tiêu : Biết hs lớp 5 là hs của lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập. Có ý thức rèn luyện, học tập. Vui và tự hào là hs lớp 5. Vui và tự hào là hs lớp 5. Biết nhắc nhở bạn cần có ý thức học tập, rèn luyện. II. ĐDDH : - GV : chuyện Bạn tuổi thơ, Ngô Đắc Kha-cháu ngoan Bác Hồ. - HS : kế hoạch phấn đấu của bản thân. III. Hoạt động dạy học : 1. Kiểm tra bài : (?) HS lớp 5 có gì khác so với hs các lớp khối khác trong trường ? (?) Vậy theo các em, chúng ta cần làm gì để xứng đáng là hs lớp 5 ? 2. Bài mới : a. Hoạt động 1 : Thảo luận về kế hoạch phấn đấu Mục tiêu : Rèn kỹ năng đặt mục tiêu, có ý thức vươn lên về mọi mặt + HS trao đổi nhóm 4 về từng kế hoạch của cá nhân. - Yêu cầu hs trình kế hoạch theo nhân trước lớp. * Kết luận : Chúng ta cần phấn đấu, rèn luyện một cách có kế hoạch mới xứng đáng là hs lớp 5. b. Hoạt động 2 : Kể chuyện Mục tiêu : Biết thừa nhận và học tập theo các tấm gương đó. + HS kể chuyện, đọc báo... về hs lớp 5 gương mẫu + Lớp trao đổi về những điều học tập từ các tấm gương trong chuyện. - Giới thiệu chuyện : “Bạn tuổi thơ”, “Ngô Đắc Kha-cháu ngoan Bác Hồ” * Kết luận : Chúng ta cần học tập theo các gương tốt của bạn bè để mau tiến bộ. c. Hoạt động 3 : Vẽ tranh chủ đề Trường em Mục tiêu : Giáo dục tình yêu thương và trách nhiệm đối với trường lớp. + HS thi vẽ tranh chủ đề Trường em theo nhóm. + Trình bày tranh vẽ trước lớp. - Nhận xét, kết luận : chúng ta rất tự hào khi mình là hs lớp 5, tự hào về trường lớp của mình. Chúng ta có trách nhiệm là phài học tập, rèn luyện tốt để xứng đáng là hs lớp 5. 4. Dặn dò : + HS nêu lại nội dung bài học. - Nhận xét tiết học, tuyên dương hs. - Chuẩn bị : Có trách nhiệm về việc làm của mình. IV. Rút kinh nghiệm : Ngày soạn : 06/9/2010 Đạo đức Tuần : 03 Ngày dạy : 08/9/2010 Tiết : 03 CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH (Tiết 1) I. Mục tiêu : Biết thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình. Khi làm việc gì sai biết nhận và sửa chữa. Biết ra quyết định và kiên định bảo vệ ý kiến của mình. Không tán thành những hành vi trốn trtánh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác... II. ĐDDH : - GV : Bảng phụ viết bài 1. - HS : thẻ màu. III. Hoạt động dạy học : 1. Kiểm tra bài : + HS nhắc lại ghi nhớ “Em là hs lớp 5”. 2. Bài mới : a. Hoạt động 1 : Tìm hiểu chuyện “Chuyện của bạn Đức” Mục tiêu : Thấy rõ diễn biến của sự việc và tâm trạng của Đức ; biết phân tích đưa ra quyết định đúng. + HS đọc thầm mẫu chuyện “Chuyện của bạn Đức” + HS làm việc nhóm 4 : Trao đổi trả lời câu hỏi ở sgk. - Hướng dẫn làm việc chung : Tìm hiểu nội dung “Câu chuyện của bạn Đức” Câu 1. Đức đã gây ra chuyện gì ? Đức vô tình đá bóng trúng vào bà Doan làm đổ gánh hàng của bà. Câu 2. Sau khi gây ra chuyện, Đức cảm thấy thế nào ? Đức hoảng sợ, cậu ta hiểu rằng không được trốn tránh trách nhiệm về việc đã gây ra, suy nghĩ tìm cách giải quyết. Câu 3. Theo em, Đức nên giải quyết việc này như thế nào cho tốt ? Vì sao ? + HS nêu cách giải quyết tình huống trên, giải thích. - Nhận xét, kết luận : Đức vô tình đá bóng trúng vào bà Doan làm đổ gánh hàng của bà. Đức hiểu rằng không được trốn tránh trách nhiệm về việc đã gây ra và suy nghĩ tìm cách giải quyết.....Các em đã giúp bạn Đức đưa ra một số cách giải quyết phù hợp. Qua đó, chúngrút ra điều gì cần ghi nhớ ? + HS nêu ghi nhớ trong sgk (4 hs) Ghi nhớ : “Mỗi người cần phải suy nghĩ trước khi hành động và chịu trách nhiệm về việc làm của mình”. b. Hoạt động 2 :Làm bài tập Mục tiêu : Xác định được những việc làm nào là biểu hiện của người sống có trách nhiệm hoặc không có trách nhiệm. + HS đọc nội dung, yêu cầu của bài 1 + HS thảo luận nhóm 4, phát biểu ý kiến. (nhóm đưa ra câu hỏi ; nhóm trả lời) Nhận xét kết luận bài tập 1 * Những biểu hiện của người sống có trách nhiệm là Trước khi làm việc gì cũng suy nghĩ cẩn thận. Đã nhận làm việc gì thì làm việc đó đến nơi đến chốn. Khi làm điều sai, sẵn sàng nhận lỗi và sửa lỗi. Không làm theo những việc xấu. + HS đọc lại kết luận đúng trên bảng phụ. c. Hoạt động 3 : Bày tỏ thái độ Mục tiêu : Biết tán thành ý kiến đúng hoặc không tán thành ý kiến không đúng. + HS đọc nội dung, yêu cầu của bài 2. + HS suy nghĩ độc lập, bày tỏ ý kiến của mình (có thể giải thích) -Nhận xét, kết luận bài tập 2. * Những ý kiến tán thành : Bạn gây ra lỗi, mình biết mà không nhắc nhở là sai. đ) Không giữ lời hứa với em nhỏ cũng là thiếu trách nhiệm và có lỗi. * Những ý kiến không tán thành : Mình gây ra lỗi, nhưng không ai biết nên không phải chịu trách nhiệm. Cả nhóm cùng làm sai nên mình không phải chịu trách nhiệm. Chuyện không hay xảy ra đã lâu rồi thì không cần phải xin lỗi. 3. Củng cố, dặn dò : + HS nêu lại ghi nhớ trong sgk (không nhìn sgk) Giáo dục : Đã là hs lớp 5, mình phải có trách nhiệm với bản thân, có trách nhiệm với các em nhỏ cùng trường. Phải suy nghĩ cẩn thận trước khi làm bất cứ việc gì và không trốn tránh trách nhiệm đối với việc làm đó. - Chuẩn bị : + Đọc kỹ bài tập 3, suy nghĩ và lựa chọn tình huống để đóng vai. + Liên hệ bản thân theo phần thực hành. - Nhận xét tiết học, tuyên dương hs. IV. Rút kinh nghiệm : Ngày soạn : 13/9/2010 Đạo đức Tuần : 04 Ngày dạy : 14/9/2010 Tiết : 04 CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH (Tiết 2) I. Mục tiêu : Biết thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình. Khi làm việc gì sai biết nhận và sửa chữa. Biết ra quyết định và kiên định bảo vệ ý kiến của mình. Không tán thành những hành vi trốn trtánh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác... II. ĐDDH : - GV : Phiếu học tập Làm BT3 - HS : sgk. III. Hoạt động dạy học : 1. Kiểm tra bài : + HS nêu nội dung tóm tắt bài, trả lời câu hỏi (?) Đức đã gây ra chuyện gì ? (?) Sau khi gây ra chuyện Đức cảm thấy thế nào ? + HS trả lời câu hỏi bài tập 1 và 2. 2. Bài mới : a. Hoạt động 1 : Xử lý tình huống (BT3) Mục tiêu : Biết lựa chọn cách giải quyết phù hợp trong mỗi tình huống. + HS làm việc theo nhóm, thảo luận các tình huống sau + Địa diện các nhóm trình bày cách xư ... Quốc đang làm việc tại nước ta. - Tích cực trong học tập II. ĐDDH : Tranh sgk III. Hoạt động dạy học : 1. Kiểm tra bài : + HS nêu nội dung ghi nhớ bài “Em yêu quê hương” 2. Bài mới : a. Hoạt động 1 : Tìm hiểu thông tin * Mục tiêu : Có những hiểu biết ban đầu về Liên Hợp Quốc và quan hệ của Việt Nam với tổ chức này. + HS đọc thông tin ở sgk / 40+41 - Em biết gì về tổ chức Liên HơÏp Quốc qua các thông tin trên ? + Liên Hợp Quốc là một tổ chức quốc tế lớn nhất..... - Nước ta có quan hệ như thế nào với Liên Hợp Quốc ? + Việt Nam là một thành viên của Liên HơÏp Quốc - Kết luận : Liên Hợp Quốc là một tổ chức quốc tế lớn nhất hiện nay. Từ khi thành lập Liên Hợp Quốc đã có nhiều hoạt động vì hòa bình, công bằng và tiến bộ xã hội. Việt Nam là một thành viên của Liên HơÏp Quốc. (Việt Nam là ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc) - Giới thiệu tranh về tòa nhà Liên Hợp Quốc và một phiên họp của Liên Hợp Quốc b. Hoạt động 2 : Nhận thức về Liên Hợp Quốc * Mục tiêu : Có nhận thức đúng đắn về tổ chức Liên Hợp Quốc + HS trao đổi nhóm 4 bài tập 1, phát biểu ý kiến Bài 1. Em tán thành với những ý kiến nào dưới đây ? Vì sao ? + a. LHQ là tổ chức của các nước giàu (Sai) + b. LHQ bao gồm tất cả các nước trên thế giới (Sai) + c. Công ước Quốc tế về quyền và trẻ em là do LHQ soạn thảo và thông qua (Đúng) + d. LHQ rất quan tâm đến trẻ em, luôn đấu tranh cho các quyền của trẻ em (Đúng) + đ. Tôn trọng và hợp tác với các cơ quan LHQ là việc làm của người lớn (Sai) - Kết luận : Các ý kiến đúng c,d; các ý kiến sai a,b,đ + HS đọc nội dung ghi nhớ của bài học 3. Củng cố, dặn dò : + HS nêu lại nội dung ghi nhớ của bài. - Nhận xét tiết học, tuyên dương hs. - Chuẩn bị : Tìm hiểu vài tên cơ quan của LHQ ở Việt Nam; vài hoạt động của các cơ quan của LHQ ở Việt Nam; nội dung thực hành Ngày soạn : 27/03/2011 Đạo đức Tuần : 29 Ngày dạy : 29/03/2011 Tiết : 29 EM TÌM HIỂU VỀ LIÊN HỢP QUỐC (tiết 2) I. Mục tiêu : - Có hiểu biết ban đầu, đơn giản về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nươc ta với tổ chức này. - Có thái độ tôn trọng các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc tại nước ta. - Tích cực trong học tập II. ĐDDH : Tranh sgk III. Hoạt động dạy học : 1. Kiểm tra bài : + HS nêu nội dung ghi nhớ bài “Em tìm hiểu về Liên Hợp Quốc” 2. Bài mới : a. Hoạt động 1 : Trò chơi “Phóng viên” (bài tập 2) * Mục tiêu : Biết tên một vài cơ quan của Liên Hợp Quốc ở Việt Nam; biết một vài hoạt động của các cơ quan Liên Hợp Quốc ở Việt Nam - Tổ chức cho hs đóng vai chơi trò chơi phóng viên đài truyền hình + 1 hs trong vai phóng viên Đài Truyền hình Tây Ninh phỏng vấn các bạn về các vấn đề liên quan đến tổ chức Liên Hợp Quốc với những câu hỏi gợi ý sau : - Tổ chức Liên Hợp Quốc được thành lập từ khi nào ? Được bao nhiêu năm ? + Ngày 24 tháng 10 năm 1945, đến nay đã được 66 năm - Trụ sở chính của Liên Hợp Quốc đóng tại đâu ? + Trụ sở chính của Liên Hợp Quốc đóng tại Mahattan thành phố New York nước Mỹ - Việt Nam trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc khi nào ? Là thành viên thứ mấy ? + Việt Nam trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc ngày 20 tháng 9 năm 1977 là thành viên thứ 149 của tổ chức này. - Hãy kể tên một cơ quan của Liên Hợp Quốc ở Việt Nam mà bạn biết. + Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam + Cơ quan Phụ nữ LHQ (UN Women) + Quỹ phát triển Phụ nữ LHQ (UNIFEM)....... - Hãy kể một vài việc làm của LHQ Mang lại lợi ích cho trẻ em. + Thành lập Quỹ Nhi đồng LHQ (quỹ cứu tế) ngày 11/6/1946 + Năm 1959 Tuyên bố về “Quyền trẻ em” : bảo vệ, giáo dục, chăm lo sức khỏe, chỗ ở và dinh dưỡng. + Soạn thảo Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em thông qua ngày 20/11/1989....... - Nhận xét, tuyên dương hs b. Hoạt động 2 : Triển lãm nhỏ * Mục tiêu : Củng cố bài - Tổ chức cho hs trình bày tranh ảnh, báo chí nói về tổ chức LHQ + HS trưng bày tranh ảnh, báo chí nói về tổ chức LHQ theo nhóm quanh lớ học + Tập thể lớp cùng nhau đi xem và nghe các nhóm giới thiệu - Nhận xét, tuyên dương hs 3. Củng cố, dặn dò : + HS nêu lại nội dung ghi nhớ của bài. - Nhận xét tiết học, tuyên dương hs. - Chuẩn bị : Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên Ngày soạn : 03/4/2011 Đạo đức Tuần : 30 Ngày dạy : 05/4/2011 Tiết : 30 BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (tiết 1) I. Mục tiêu : - Kể được một vài tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và địa phương - Biết vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. - Biết giữ gìn và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng - KNS : Tìm kiếm và xử lý thông tin về tình hình tài nguyên ở nước ta; Tư duy phê phán (biết phê phán, đánh già những hành vi phá hoại tài nguyên thiên nhiên); Ra quyết định (biết ra các quyết định đúng trong các tình huống để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên);Trình bày suy nghĩ, ý tưởng của mình về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên II. Các PP – KT dạy học tích cực : - Thảo luận nhóm ; Xử lý tình huống ; Dự án. - Động não ; trình bày 1 phút ; Chúng em biết 3 ; Hoàn tất một nhiệm vụ. III. ĐDDH : Tranh IV. Hoạt động dạy học : 1. Kiểm tra bài : + HS nêu nội dung ghi nhớ bài “Em tìm hiểu về Liên Hợp Quốc” 2. Bài mới : a.Khám phá - Giới thiệu một số tran hảnh về rừng, sông suối, đất đai, đập chắn nước...... + HS quan sát các tranh trên, trả lời câu hỏi - Trong các tran hảnh trên, theo các em, những gì là tài nguyên thiên nhiên ? Những gì không phải là tài nguyên thiên nhiên ? - Theo các em, thế nào là tài nguyên thiên nhiên ? - Kết luận : Tài nguyên thiên nhiên là tất cả những gì có sẵn trong tự nhiên và có ích cho cuộc sống con người. Ví dụ : nước ngầm, đất trồng, thác nước, gió, biển, than đá, quặng mỏ,... b. Kết nối Hoạt động 1 : Vai trò và sự cần thiết phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên * Mục tiêu : Hiểu vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên + HS đọc nội dung thông tin trong sgk / 44, trả lời câu hỏi - Tài nguyên thiên mang lại lợi ích gì cho em và mọi người ? + Tài nguyên thiên mang lại lợi ích cho mọi người trong sản xuất, phát triển kinh tế - Chúng ta cần làm gì để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ? + Không khai thác khoáng sản, rừng.......bừa bãi - Vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ? + Tài nguyên thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống của con người - Kết luận : Tài nguyên thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống của con người. Nguồn tài nguyên thiên nhiên không phải là vô hạn, nếu không biết bảo vệ sẽ bị cạn kiệt. b. Hoạt động 2 : Những việc cần làm để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên * Mục tiêu : Biết được những việc cần làm để bảo vệ tài nguyên thiên - Tổ chức cho hs trao đổi nhóm để tìm các việc cần làm để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (kỹ thuật : chúng em biết 3) + HS thảo luận nhóm 4 : Tìm 3 việc cần làm để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên + Đại diện các nhóm trình bày ý kiến. - Kết luận : Tuyên truyền, vận động cộng đồng bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ; khai thác tài nguyên một cách hợp lý, có kế hoạch ; Tái chế, sử dụng các phế thải, phế liệu ; không làm ô nhiễm nguồn nước, sông, suối, biển, không chặt phá rừng bừa bãi...... + HS thảo luận chung cả lớp về trách nhiệm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên - Ai là người có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ? + Tất cả mọi người đều có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. - Các em có thể làm gì để góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ? + Sử dụng tiết kiệm điện, nước, sách vở, đồ dùng ; không vứt rác, đổ nước thải xuống các nguồn nước; không chặt phá rứng bừa bãi; tuyên truyền, vận động mọi người tham gia bảo vệ tài nguyên thiên nhiên....... - Kết luận : Mọi người đều có trách nhiệm tham gia bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Là hs, cần phải tham gia bảo vệ tài nguyên thiên nhiên bằng những việc làm phù hợp với khả năng của mình do nhà trường, địa phương tổ chức..... c. Thực hành Hoạt động 3 : Xử lý tình huống * Mục tiêu : Biết cách xử lý phù hợp trong các tình huống để bảo vệ tài nguyên thiên. Rèn luyện kỹ năng ra quyết định cho hs. - Tổ chức cho hs làm việc nhóm 4 với các tình huống sau : + Nhóm 1 + 2 : Em thấy một nhóm người thường xuyên hút cát dưới lòng sông để phục vụ cho việc xây dựng. Trong trường hợp đó em làm thế nào ? + Nhóm 3 + 4 : Em thấy một người vứt xác súc vật chết xuống sông. Em sẽ làm gì trong tình huống đó ? + Nhóm 5 + 6 : Em thấy người nhà thường quên tắt đèn, tắt tivi khi ra khỏi nàh. Em sẽ làm gì trước tình huống đó ? + Nhóm 7 + 8 : Em thấy bạn mình rửa tay xong quên khóa vòi nước. Em sẽ làm gì trong tình huống đó ? + Nhóm 9 : Em thấy bạn của mình có thói quen thay vở mãi trong khi vở cũ còn rất nhiều trang giấy trắng. Em sẽ làm gì trước tình huống đó ? - Tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả làm việc. - Kết luận : Cần phải nhắc nhở mọi người sử dụng tiết kiệm điện, nước, đồdùng và khônglàm ô nhiễm nguồn nước để góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. 3. Củng cố, dặn dò : + HS nêu lại nội dung ghi nhớ của bài. - Nhận xét tiết học, tuyên dương hs. - Chuẩn bị : Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (tt) (Xem các bài tập ở sgk)
Tài liệu đính kèm: