Giáo án Đạo đức tuần 11: Thực hành giữa học kì I

Giáo án Đạo đức tuần 11: Thực hành giữa học kì I

Môn: Đạo đức

Bài: Thực hành giữa học kì I

I. Mục tiêu:

- Rèn kỹ năng có ý thức học tập để xứng đáng là học sinh lớp 5.

- Có ý thức cần phải chịu trách nhiệm trước việc làm của mình.

- HS có khả năng vượt qua những khó khăn bằng ý chí, quyết tâm của mình, biết tìm kiếm sự hỗ trợ của những người tin cậy.

II. Chuẩn bị:

- ĐDDH: Phiếu thảo luận, nội dung cần ôn tập.

- Dụng cụ học tập: SGK.

 

doc 2 trang Người đăng nkhien Lượt xem 6497Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức tuần 11: Thực hành giữa học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Đạo đức
Bài: Thực hành giữa học kì I
I. Mục tiêu:
- Rèn kỹ năng có ý thức học tập để xứng đáng là học sinh lớp 5.
- Có ý thức cần phải chịu trách nhiệm trước việc làm của mình.
- HS có khả năng vượt qua những khó khăn bằng ý chí, quyết tâm của mình, biết tìm kiếm sự hỗ trợ của những người tin cậy.
II. Chuẩn bị:
- ĐDDH: Phiếu thảo luận, nội dung cần ôn tập..
- Dụng cụ học tập: SGK.
III. Các hoạt động dạy – học:
Các bước
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Ổn định:
2. KT bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động 1:
Hoạt động 2:
Hoạt động 3:
4. Củng cố:
5. Dặn dò:
- Kiểm tra sĩ số HS.
- Gọi HS nhắc lại tên các bài đạo đức đã học.
- Nhận xét chung.
- Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu bài học.
Tự liên hệ bản thân:
- Thảo luận nhóm.
- Yêu cầu HS tự liên hệ theo nội dung sau:
 + Hãy nêu những điểm em thấy hài lòng vì mình?
 + Những điểm em thấy mình cần cố gắng để xứng đáng là HS lớp 5.
- Kết luận: Các em cần cố gắng thực hiện những điểm tốt và khắc phục mặt còn thiếu sót để xứng đáng là hs lớp 5.
Giúp HS biết liên hệ bản thân với trách nhiệm trước việc làm của mình:
- Gợi ý: Các em nhớ lại một việc làm (dù rất nhỏ) chứng tỏ mình đã có trách nhiệm hoặc thiếu trách nhiệm.
- Tổ chức thảo luận nhóm đôi.
 + Chuyện xảy ra thế nào và lúc ấy em làm gì?
 + Em rút ra được bài học gì từ những câu chuyện của các bạn?
- Kết luận: Người có trách nhiệm là người có suy nghĩ cẩn thận trước khi làm việc, khi làm hỏng việc hoặc có lỗi họ dám nhận và sẵn sàng làm lại cho tốt.
Giúp HS hiểu thế nào thế nào là cố gắng vượt qua khó khăn:
- Tổ chức thảo luận nhóm.
- Giao việc: Nhóm 1 và nhóm 2 thảo luận tình huống 1; nhóm 3 và nhóm 4 thảo luận tình huống 2.
 + Tình huống 1: Đang học lớp 5, một tai nạn bất ngờ đã cướp đi đôi chân của khôi khiến em không thể đi lại được. Trong hoàn cảnh đó Khôi sẽ như thế nào?
 + Tình huống 2: Nhà Tâm rất nghèo, vừa qua bị lũ cuốn trôi hết nhà cửa. Theo em, trong hoàn cảnh đó, Tâm có thể làm gì để tiếp tục đi học?
- Nhận xét cách ứng xử của các nhóm, tuyên dương.
 + Qua bài học này, các em học được điều gì?
- Giáo dục, liên hệ thực tiễn.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị tiết học sau.
- Báo cáo sĩ số - hát.
- HS tiếp nối nhau nêu tên các bài đạo đức đã học trtước lớp.
- Lắng nghe.
- Thảo luận nhóm đôi.
- Trao đổi cùng bạn về những việc làm của mình từ trước đến nay với nhiệm vụ HS.
- Tiếp nối nhau phát biểu trước lớp.
 + Học tốt, nghe lời cha mẹ, thầy cô,
 + Chăm học hơn, tự tin hơn, tự giác học tập hơn,
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Trao đổi cùng bạn về câu chuyện của mình theo gợi ý:
- Tiếp nối nhau trình bày ý kiến trước lớp.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- Thảo luận nhóm 6 HS.
- Các nhóm tiến hành thảo luận để giải quyết tình huống.
- Đại diện nhóm trình bày tình huống của nhóm mình.
 + Tình huống 1: Khôi có thể nghỉ học. Theo em, em sẽ an ủi, động viên và tình nguyện chở bạn tiếp tục đến trường.
 + Tình huống 2: Phải khắc phục khó khăn, em sẽ quyên góp sách vở giúp bạn để bạn tiếp tục đến trường.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Tiếp nối nhau phát biểu ý kiến trước lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docTHỰC HÀNH GIỮA HỌC KỲ 1.doc