Giáo án dạy bài tuần 13 Lớp 5

Giáo án dạy bài tuần 13 Lớp 5

Tập đọc

 Tiết 25: Người gác rừng tí hon

I- Mục tiêu :

- Đọc đúng, đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi; nhanh và hồi hộp hơn ở đoạn kể về mưu trí và hành động dũng cảm của cậu bé có ý thứcc bảo vệ rừng.

- Hiểu ý nghĩa truyện : Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.

- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ tài nguyên , thiên nhiên của đất nước.

II- Đồ dùng dạy - học

- Tranh, ảnh minh họa Sgk

III- Các hoạt động dạy - học

 

doc 26 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1060Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy bài tuần 13 Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc
	Tiết 25: 	Người gác rừng tí hon
I- Mục tiêu :
- Đọc đúng, đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi; nhanh và hồi hộp hơn ở đoạn kể về mưu trí và hành động dũng cảm của cậu bé có ý thứcc bảo vệ rừng.
- Hiểu ý nghĩa truyện : Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.
- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ tài nguyên , thiên nhiên của đất nước.
II- Đồ dùng dạy - học
- Tranh, ảnh minh họa Sgk
III- Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A- Kiểm tra
 - KT 2 HS
B- Bài mới
1. Giới thiệu bài : Nêu chủ điểm và giới thiệu tranh
2. Hướng dẫn luyện đọc, tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- Gọi 1 em đọc 
- Chia đoạn :3 đoạn
- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn
- Gv nghe và sửa lỗi phát âm
- Gọi HS đọc chú giải, kết hợp giải nghĩa từ
- Giáo viên đọc toàn bài
b) Tìm hiểu bài
? Thoạt tiên phát hiện thấy những dấu chân người lớn hằn trên mặt đất, bạn nhỏ thắc mắc thế nào?
? Lần theo dấu chân, bạn nhỏ nhìn thấy những gì, nghe thấy những gì?
? Kể những việc làm của bạn nhỏ cho thấy bạn là người thông minh, dũng cảm .
- Yêu cầu HS làm rõ các ý sau :
+ Vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia bắt bọn trộm gỗ ?
+ Em học tập được ở bạn nhỏ điều gì ?
- Em hãy nêu nêu nội dung bài?
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 3
- Nhận xét, tuyên dương
3. Củng cố, dặn dò
- Giáo dục, liên hệ
- Nhận xét tiết học. 
- Về nhà đọc bài, đọc trước bài tiếp theo.
- 2 HS đọc thuộc bài thơ Hành trình của bầy ong, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Quan sát và nói về nội dung tranh.
- 1 HS đọc bài,cả lớp đọc thầm
- HS đọc nối tiếp toàn truyện( 2- 3 lần)
- HS đọc các từ khó
- HS đọc chú giải
- HS đọc theo cặp.
- HS đọc đoạn 1 và trả lời
- HS đọc đoạn 2, thảo luận nhóm 2, đại diện nhóm trình bày.
- Thảo luận nhóm 2, trình bày
- Nối tiếp nhau phát biểu.
- Nội dung mục I( HS khá, giỏi)
- 2 HS ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc
- HS thi đọc theo các nhóm
Toán
	Tiết 61: 	Luyện tập chung
I- Mục tiêu : Giúp HS :
- Củng cố về phép cộng, trừ và phép nhân các số thập phân
- Bước đầu biết nhân một tổng các số thập phân với một số thập p hân.
- Giáo dục HS tính cẩn thận, yêu môn toán.
II- Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A- Kiểm tra
- Kiểm tra VBT
B- Bài mới
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Luyện tập
Bài 1: Đặt tính rồi tính
- Củng cố về phép cộng, phép trừ và phép nhân các số thập phân
-Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và tính đối với các phép tính cộng, trừ, nhân, chia STP
Bài 2: Tính nhẩm
- Củng cố quy tắc nhân nhẩm với 10, 100, 1000 và 0,1; 0,01; 0,001
-YC HS nhắc lại quy tắc nhân nhẩm đã học
Bài 3: Củng cố kĩ năng giải toán( HS giỏi)
- Nhắc HS xác định cách giải bài toán: Rút về đơn vị
- Nhận xét, ghi điểm
Bài 4 : Tính rồi so sánh kết quả
- Củng cố cho HS tính chất kết hợp của phép nhân
-HD trên bảng phụ kẻ sẵn, Yêu cầu nhận xét: (a+b) x c = a x c + b x c
-Y/cầu HS giỏi phát biểu về nhân một tổng các số thập phân với một số thập phân
- Nhận xét, ghi điểm
3. Củng cố - dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
- Về nhà làm VBT
- Sửa bài 2/ VBT; nêu tính chất kết hợp của phép nhân các STP
Bài 1: Làm bài trên bảng con
Kết quả: a/ 404,91; 
 b/ 53,648; 
 c/ 163,744
Bài 2: Nêu miệng kết quả tính nhẩm
Bài 3: Giải vào vở, 1 HS lên bảng giải
 Đáp số: 11 550 đồng
Bài 4: 2 HS lên trình bày trên bảng phụ
Kết quả hai cột đều bằng 7,44 và 7,38
Nhận xét: (a+b) x c = a x c + b x c
HS giỏi: Phát biểu: Nhân một tổng các số thập phân với một số thập phân, ta có thể nhân từng số hạng với STP đó rồi cộng các kết quả lại
Vận dụng làm bài 4b vào vở bằng cách thuận tiện nhất, chữa bài trên bảng
 Kết quả: 93 và 3,5
- Nhắc lại kiến thức vừa học
Khoa học
	Tiết 25: 	Nhôm
I- Mục tiêu : Sau bài học HS có khả năng :
- Kể tên một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm bằng nhôm.
- Quan sát và phát hiện một vài tính chất của nhôm.
- Nêu nguồn gốc và tính chất của nhôm.
- Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng nhôm hoặc hợp kim của nhôm có trong gia đình
II- Đồ dùng dạy - học
- Thông tin và hình trang 52,53/Sgk
- Sưu tầm một số đồ dùng được làm bằng nhôm
III- Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A- Kiểm tra
- Nêu nguồn gốc và tính chất của nhôm ?
- Nêu một số đồ dùng làm bằng nhôm ?
B- Bài mới
*. Giới thiệu bài:Nêu mục tiêu của bài.
HĐ1 : HS kể được tên một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm bằng nhôm.
- YC HS kể tên đồ dùng làm bằng nhôm
- Nhận xét, kết luận : Nhôm được sử dụng rộng rãi trong sản xuất.......
HĐ2 : HS quan sát và phát hiện một vài tính chất của nhôm.
- Yêu cầu HS quan sát các đồ dùng bằng nhôm mà nhóm siêu tầm được và miêu tả màu sắc, độ sáng, tính cứng, tính dẻo của các đồ dùng bằng nhôm
- Nhận xét, kết luận : Các đồ dùng bằng nhôm đều nhẹ, có màu trắng bạc, có ánh kim, không cứng bằng sắt và đồng.
HĐ3 : HS nêu được nguồn gốc một số tính chất của nhôm. Cách bảo quản một số đồ dùng bằng nhôm hoặc hợp kim của nhôm.
- GV phát phiếu
- Nhận xét, kết luận : Nhôm là kim loại. Khi sử dụng những đồ dùng bằng nhôm hoặc hợp kim của nhôm cần lưu ý không nên đựng những thức ăn có vị chua lâu, vì nhôm dễ bị a - xít ăn mòn
*. Củng cố - dặn dò
- Chốt lại nội dung bài
- Nhận xét tiết học
- Về nhà xem lại bài.
- 2 HS lên bảng trả lời.
- Quan sát hình 1-4/ Sgk-52, thảo luận nhóm 2, kể tên một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm bằng nhôm. Đại diện nhóm trình bày
- Nhóm 2: Quan sát các ĐD bằng nhôm đem đến, ghi kết quả quan sát và nhận xét vào phiếu:
Đồ dùng
Đặc điểm
..
..
.
..
Nhận xét: 
- Nhóm 4: 
Dựa vào thông tin trong Sgk kết hợp hiểu biết cá nhân, hoàn thành nội dung bảng sau:
Nhôm
Nguồn gốc
Tính chất
Cách bảo quản
- Đọc mục Bạn cần biết/ Sgk- 53
	Chính tả	Tiết 13: Hành trình của bầy ong
I- Mục tiêu : HS biết :
- Nhớ - viết đúng chính tả, trình bày đúng 2 khổ thơ cuối bài.
- Ôn lại cách viết những từ ngữ có âm đầu s/x hoặc âm cuối t/c.
- Giáo dục HS trình bày đẹp và cách viết thể thơ lục bát
II- Đồ dùng dạy - học
- Các thẻ chữ ghi : sâm- xâm, sương- xương, sưa- xưa, siêu- xiêu.
- Bảng phụ viết sẵn BT 3a.
III- Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A- Kiểm tra
-YC HS viết những từ ngữ chứa các tiếng có âm đầu s/x hoặc âm cuối t/c
B- Bài mới
1. Giới thiệu bài
 GV nêu mục đích - yêu cầu tiết học
2. Hướng dẫn HS nhớ - viết
- Yêu cầu 1 HS đọc 2 khổ thơ cuối của bài
- Nêu nội dung đoạn viết?
- YCHS viết những từ khó hay viết sai:
- Hướng dẫn HS cách ngồi viết
- GV chấm 1 số bài và nhận xét, chữa lỗi.
3. Hướng dẫn HS làm BT chính tả
 Bài tập 2: 
- Yêu cầu HS làm bài a và phân biệt khi nào thì viết s, khi nào viết x. 
- Tổ chức trò chơi ai nhanh
- Nhận xét, bình chọn tổ thắng cuộc.
Bài tập 3: Điền vào chỗ trống s hoặc x
- Yêu cầu HS làm bài 3a
- Rèn kĩ năng phân biệt khi nào viết s hoặc x - - Nhận xét, bổ sung
4. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Về nhà viết lại những tiếng viết sai.
- 2 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con.
- HS nối tiếp đọc thuộc 2 khổ thơ cuối của bài.
- Lớp đọc thầm 2 khổ thơ để ghi nhớ, xem cách trình bày
- HS nêu
+ Viết bảng con: rong ruổi, rù rì, nối liền, lặng thầm, .
- HS viết bài, soát lỗi, chữa lỗi.
- 1 HS đọc yêu cầu
- Các tổ thi bằng hình thức bốc thăm
- Nhận xét, bình chọn tổ thắng cuộc.
- 1 HS lên bảng điền, lớp làm VBT
- Nhận xét, bổ sung
- Đọc lại 2 bài tập đã làm hoàn chỉnh.
Luyện từ và câu
	Tiết 25: 	MRVT : Bảo vệ môi trường
I- Mục tiêu : Giúp HS :
- Mở rộng vốn từ ngữ về môi trường và bảo vệ môi trường.
- Hiểu được những hành động có ý nghĩa bảo vệ môi trường.
- Viết được đoạn văn có đề tài gắn với nội dung bảo vệ môi trường.
II- Đồ dùng dạy - học
- Bảng phụ trình bày nội dung BT2
III- Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A- Kiểm tra
- Gọi 3 HS đặt câu có quan hệ từ và cho biết quan hệ từ ấy có tác dụng gì ? 
B- Bài mới
1. Giới thiệu bài
- Nêu mục đích, yêu cầu tiết học
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1 : Qua đoạn văn, em hiểu "khu bảo tồn đa dạng sinh học" là gì ?
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn và trả lời.
- Nhận xét, ghi điểm
Bài tập 2 : Xếp các từ ngữ chỉ hành động nêu trong ngoặc đơn vào nhóm thích hợp :
- Hành động bảo vệ môi trường :
- Hành động phá hoại môi trường :
- Nhận xét, kết luận
Bài tập 3 : Viết 1 đoạn văn khoảng 3 câu nói về vấn đề Phủ xanh đồi trọc.
- Nhận xét , bình chọn người viết hay
3. Củng cố , dặn dò
- Nêu nội dung bài
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà xem lại bài
- 3 HS lên bảng đặt câu.
- 1HS đọc đoạn văn, lớp đọc thầm
- Thảo luận nhóm 2.
- Trình bày
- Nhận xét bổ sung
- Thảo luận nhóm 4
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhận xét, bổ sung
- Làm bài cá nhân
- Một số HS trình bày
- Nhận xét
Toán
	Tiết 62: 	Luyện tập chung
I- Mục tiêu : Giúp HS :
- Củng cố về phép cộng, phép trừ và phép nhân các số thập phân.
- Biết vận dụng tính chất nhân một tổng các số thập phân với một số thập phân trong thực hành tính.
- Củng cố về giải toán có lời văn liên quan đến đại lượng tỉ lệ
- Giáo dục HS tính cẩn thận và thích học toán
II- Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A- Kiểm tra
- Kiểm tra VBT làm ở nhà của HS
B- Bài mới
1. Giới thiệu bài:Nêu mục tiêu bài học
2. Thực hành 
Bài 1 : Tính 
- Củng cố về phép cộng, phép trừ và phép nhân các số thập phân.
+ Yêu cầu HS nhắc lại thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức. Lưu ý: nhân trước, cộng sau
- Nhận xét, bổ sung.
Bài 2 : Tính bằng hai cách :
- HS vận dụng tính chất nhân một tổng các số thập phân với một số thập phân trong thực hành tính.
- Nhận xét, bổ sung
Bài 3 : 
a) Tính bằng cách thuận tiện nhất
- HS biết vận dụng tính chất của phép nhân để tính
Ví dụ : 0,12 x 400 = 0,12 x 100 x 4
 = 12 x 4 = 48
- Nhận xét, bổ sung
b) Tính nhẩm kết quả tìm x
- Củng cố các số nhân với 1
5,4 x X = 5.4
- HS xác định được tính chất giao hoán của phép nhân để giải bài toán này
Ví dụ 9,8 x X = 6,2 x 9,8
Bài 4 : Củng cố về giải toán có lời văn liên quan đến đại lượng tỉ lệ
- Nhận xét, ghi điểm
3. Củng cố - dặn dò
- Hệ thống lại bài
- Nhận xét tiết học
- Về nhà làm VBT
- Sửa bài 3/VBT; Viết tiếp vào chỗ chấm (a+b) x c = ...
Bài 1: Làm trên bảng con, đính bài trên bảng 
Kết quả: a/ 316,93; b/ 61,72
Bài 2: Làm bài vào vở, 2HS trình bày trên bảng nhóm
Kết quả: a/ 42; b/ 19,44
Bài 3: Làm bài vào vở, chữa bài
a/Tách 400 thàn ...  HS tự nêu kểt quả nhẩm
Bài 2 : Tính nhẩm rồi so sánh kết quả
- Củng cố mối quan hệ giữa chia một số thập phân với 10, 100, 1000; với nhân một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001.
- Nhận xét, bổ sung
Bài 3 : Củng cố kĩ năng giải toán về tỉ số
- Yêu cầu HS đọc bài toán, nêu tóm tắt và giải( Dành cho HS khá, giỏi)
- Nhận xét, ghi điểm
4. Củng cố - dặn dò
- Hệ thống lại các bài tập
- Nhận xét tiết học
- Về nhà làm VBT
- Làm lại bài 4/VBT; nêu lại cách chia STP cho STN; cách nhân STP với 0,1; 0,01; 0,001;...cho VD
- Thực hiện nháp các VD:
 213,10 : 10 = 89,13 : 100 = ?
- Nêu kết quả, nhận xét
- Rút ra kết luận( Như Sgk)
Bài 1: Nêu miệng kết quả tính nhẩm, giải thích cách làm
Bài 2: Làm bài vào vở, chữa bài trên bảng. Nêu kết quả, rút ra nhận xét: Chia một số thập phân cho 10; 100; 1000,... chính là nhân số thập phân đó với 0,1; 0,01; 0,001;...
Bài 3: Giải bài vào vở, chữa bài trên bảng
 Đáp số: 483,525 tấn
- Nhắc lại quy tắc chia một số thập phân cho 10; 100; 1000,
Sinh hoạt lớptuần 13
I/Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Đánh giá được những ưu, khuyết điểm trong tuần 13
- Nắm bắt nội dung kế hoạch tuần 14. Có biện pháp khắc phục khuyết điểm, phát huy ưu điểm, hoàn thành tốt kế hoạch tuần 14	
- Có ý thức đoàn kết, xây dựng tập thể lớp
II/ Nội dung- Tiến trình sinh hoạt:
1/ Đánh giá hoạt động tuần :
- Các tổ trưởng báo cáo hoạt động của tổ trong tuần 13
- Lớp trưởng báo cáo chung
- GV tổng hợp ý kiến, đánh giá
* Ưư điểm: 
- Thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường và nhiệm vụ HS tiểu học
- Nhiều HS tích cực trong học tập ở lớp, chăm học ở nhà như: Phưng, Luỹ, Ngọc, Nét, Tanh, Phinh, ......
- Học tập có nhiều tiến bộ như: Thuyt, Yân. Moi, Thang, Hlao, Phap, Mưi, .....
- Tập thể lớp đoàn kết tốt
- Sinh hoạt chi đội nghiêm túc, có hiệu quả
- Thi vở sạch chữ đẹp đạt kết quả khá tốt
* Khuyết điểm: 
- Một số HS chưa tích cực chủ động trong giờ học 
- Một số HS chưa nghiêm túc trong khi học TD chính khoá, sinh hoạt Đội
- Một số HS chưa học thuộc bài trước khi đến lớp
 - Một số HS chưa chịu khó rèn chữ, giữ vở.
2/ Kế hoạch tuần 14 - Biện pháp và phân công thực hiện:
- GV phổ biến kế hoạch lớp ( Nội dung trong sổ chủ nhiệm)
- BCH chi đội phổ biến kế hoạch công tác Đội (Nội dung trong sổ hoạt động Đội)
4/ Lớp vui sinh hoạt cuối tuần: 
- Hát những bài hát chủ điểm Kính yêu Anh bộ đội Cụ Hồ 
Kĩ thuật
	Tiết 13: 	Cắt, khâu, thêu túi xách tay đơn giản
I- Mục tiêu : HS cần phải :
- Biết cách cắt, khâu, thêu trang trí túi xách tay đơn giản.
- Cắt, khâu, thêu trang trí được túi xách tay đơn giản
- Rèn luyện sự khéo léo của đôi tay và khả năng sáng tạo. 
II- Đồ dùng dạy - học
- Mẫu túi xách tay
- Một số mẫu thêu đơn giản
- Khung thêu
- Kim khâu, kim thêu, chỉ khâu, chỉ thêu
III- Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A- Bài cũ
- Kiểm tra việc chuẩn bị dụng cụ của HS
B- Bài mới
1. Giới thiệu bài
- Nêu mục đích, yêu cầu tiết học
2. Hướng dẫn thực hành
HĐ1 : Quan sát, nhận xét mẫu
- Gv giới thiệu mẫu túi xách tay
? Túi có hình gì ? Gồm có mấy phần ?
? Quai túi được đính ở đâu?
? Túi được khâu bằng mũi khâu hay khâu đột ?
? Một mặt của túi được trang trí như thế nào ?
HĐ2 : Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
- Yêu cầu HS đọc thông tin Sgk
- Nêu các bước cắt, khâu
- GV nêu một số điểm cần lưu ý khi cắt, khâu, thêu túi
- GV thao tác mẫu
3. Củng cố, dặn dò
- Nêu nội dung bài
- Nhận xét tiết học
- Về nhà chuẩn bị dụng cụ tuần sau thực hành
- HS quan sát
- Trả lời câu hỏi
- 2HS đọc, lớp đọc thầm.
- 1, 2 HS nêu
- Một số HS lên thao tác mẫu
Mĩ thuật
Bài 13: Tập nặn tạo dáng
Nặn dáng người
I/Mục tiêu: 
- HS biết được đặc điểm của 1 số dáng người đang hoạt động
- HS nặn được một số dáng người đơn giản
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của các bức tượng thể hiện về con người.
II/ Đồ dùng Dạy- Học:
 *GV : - Sưu tầm 1 số tranh ảnh về các dáng người đang hoạt động
 - Đất nặn
 * Học sinh : Đất nặn và đồ dùng cần thiết để nặn
III/ Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra :
Kiểm tra ĐDHT của HS
B.Bài mới: Nêu mục tiêu tiết học
HĐ1: Quan sát, nhận xét
- Gv bày mẫu, nêu câu hỏi để HS quan sát, nhận xét :
+ Nêu các bộ phận của cơ thể con người?
+ Mỗi bộ phận cơ thể người có dạng hình gì?
+ Nêu 1 số dáng hoạt động của con người?
+ Nhận xét về tư thế của các bộ phận cơ thể người ở 1 số dáng hoạt động?
HĐ2:Cách nặn
- GV nêu các bước nặn và nặn mẫu cho HS quan sát:
+ Nặn các bộ phận chính trước, nặn các chi tiết sau rồi ghép, dính và chinh sửa lại cho cân đối
+ Có thể nặn hình người từ 1 thỏi đất và nặn thêm các chi tiết như: tóc, mắt, áo,... rồi tạo dáng theo ý thích
- GV gợi ý HS sắp xếp các hình nặn theo đề tài: Kðo co, đấu vật, bơi thuyền,...
HĐ3: Thực hành
- YCHS thực hành theo nhóm 4.
- Giúp HS hoàn thành bài nặn
HĐ4: Nhận xét, đánh giá
- Cùng HS chọn 1 số bài và gợi ý HS nhận xét, xếp loại
- GV nhận xét chung và khen ngợi những HS làm bài tốt.
- Đánh giá bài nặn của HS
C/ Củng cố- Dặn dò:
- Chuẩn bị bài 14: Trang trí đường diềm.
- Quan sát mẫu
- Nối tiếp nhau phát biểu ý kiến
- Quan sát.
- HS thực hành theo nhóm 4.
- HS nhận xét, phân loại các bài(đẹp, chưa đẹp)
Âm nhạc :
 Tiết 13: ôn tập bài hát: ước mơ - tập đọc nhạc số 4.
I. Mục tiêu:
- Hát thuộc lời ca, đúng giai điệu và thể hiện tình cảm thiết tha, trìu mến của bài ước mơ. Tập trình bày bài hát kết hợp vận động theo nhạc.
- Cảm nhận những hình tượng đẹp trong bài hát.
- HS thể hiện đúng cao độ, trường độ của bài TĐN số 4. TĐN, ghép lời kết hợp gõ phách.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên:
- Nhạc cụ quen dùng, máy nghe, băng nhạc. 
- Một vài động tác vận động phụ hoạ cho bài: ước mơ.
- Bài TĐN số 4.
2. Học sinh:
- Nhạc cụ gõ, SGK âm nhạc.
III. các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Phần mở đầu 
- Giới thiệu nội dung tiết học( theo Sgk).
B. Phần hoạt động:
*Nội dung 1: Ôn tập bài hát ước mơ.
- GV cho HS hát theo tay chỉ huy với tình cảm thiết tha, trìu mến.
- GV cho HS tự tìm 1- 2 đông tác vận động phụ hoạ cho bài hát. GV chọn 1 HS có động tác phù hợp với ND của bài hát hướng dẫn mẫu cho cả lớp làm theo.
- Hướng dẫn HS hát kết hợp đứng vận động tại chỗ.
*Nội dung 2: Học bài TĐN số 4 
- Cho HS nhận xét bài TĐN số 4( về nhịp, cao độ, trường độ)
- GV hướng dẫn HS luyện tập cao độ, đọc thang âm Đô- Rê- Mi- Son- La- Đô
- Luyện tập tiết tấu( Theo SGK)
C. Phần kết thúc
- Cho HS nghe lại bài hát qua băng đĩa.
- Cho HS phát biểu cảm nhận của mình khi hát bài ước mơ.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn về hát thuộc lời ca, đúng giai điệu bài hát và tập động tác để phụ hoạ khi hát. 
- Hát tập thể.
- Tìm động tác vận động phụ hoạ.
- Tập trình bày bài hát kết hợp vận động theo nhạc.
- 1, 2 HS nêu nhận xét
- Đọc thang âm và luyện tập cao độ các thang âm đó.
- Luyện tập tiết tấu.
- HS nghe lại bài hát qua băng đĩa.
- HS phát biểu cảm nhận
Thể dục :
 Tiết 25: Động tác thăng bằng - Trò chơi: ai nhanh và khéo hơn
I.Mục tiêu :
- Học động thăng bằng và ôn 5 động tác TD đã học. YC thực hiện cơ bản đúng động tác.
- Trò chơi: Ai nhanh và khéo hơn. . Yêu cầu chơi đúng luật và tự giác, tích cực.
II.Địa điểm, phương tiện:
 -Địa điểm: Trên sân trường.Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
-Phương tiện: 1 còi, kẻ sân chơi trò chơi.
III.Nội dung và phương pháp lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Phần mở đầu: 
- Tập hợp lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học. 
.Phần cơ bản: 
1.Ôn 5 động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình và toàn thân của bài TD phát triển chung: 1- 2 lần, mỗi lần 2x 8 nhịp.
- GV chú ý sửa sai cho HS.
2.Học động tác thăng bằng: 4- 5 lần, mỗi lần 2x 8 nhịp
- GV nêu tên động tác, sau đó phân tích động tác, làm mẫu rồi cho HS thực hiện.
3. Ôn 6 động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình, toàn thân, thăng bằng: 2- 3 lần, mỗi lần 2x 8 nhịp.
- Quan sát, nhận xét, sửa chữa sai sót, biểu dương thi đua giữa các tổ.
4. Trò chơi vận động: Ai nhanh và khéo hơn
- GV nêu tên trò chơi, tập hợp HS theo đội hình chơi, nhắc lại cách chơi.
C. Phần kết thúc: 4-6 phút
- Cùng HS hệ thống bài.
- Nhận xét tiết học, giao bài về nhà.
- Chạy chậm theo đội hình tự nhiên
- Khởi động xoay các khớp( đội hình vòng tròn).
- Khởi động 1 trò chơi do GV tự chọn: Đứng ngồi theo hiệu lệnh.
- Lần 1: Tập theo nhịp hô của GV.
- Lần 2: Tập theo nhịp hô của cán sự.
-Tập theo điều khiển của GV: 1- 2 lần 
-Tập theo điều khiển của lớp trưởng: 1- 2 lần 
- Các tổ tự ôn luyện
- Các tổ thi đua trình diễn
- Tập cả lớp để củng cố do GV điều khiển
- Chơi chính thức1 - 3 lần
-Thực hiện 1 số động tác thả lỏng.Vỗ tay theo nhịp và hát 1 bài.
Thể dục :
 Tiết 26: Động tác nhảy - Trò chơi : chạy nhanh theo số.
I.Mục tiêu :
-Ôn 6 động tác TD đã học, học động tác nhảy. YC thực hiện cơ bản đúng động tác.
- Trò chơi: Chạy nhanh theo số . Yêu cầu tham gia chơi chủ động, nhiệt tình.
II.Địa điểm, phương tiện:
 -Địa điểm: Trên sân trường.Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
-Phương tiện: 1 còi, kẻ sân chơi trò chơi.
III.Nội dung và phương pháp lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Phần mở đầu: 
- Tập hợp lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học. 
B.Phần cơ bản: 18-22 phút
1.Ôn 6 động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình, toàn thân, thăng bằng: 2- 3 lần, mỗi lần 2x 8 nhịp.
- GV chú ý sửa sai cho HS ở các tổ.
2.Học động tác nhảy. : 4- 5 lần, mỗi lần 2x 8 nhịp
- GV nêu tên động tác, sau đó phân tích động tác, làm mẫu rồi cho HS thực hiện.
3. Ôn 7 động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình, toàn thân, thăng bằng, nhảy : 2- 3 lần, mỗi lần 2x 8 nhịp
- Quan sát, nhận xét, sửa chữa sai sót, biểu dương thi đua giữa các tổ.
4. Trò chơi vận động: Chạy nhanh theo số 
- GV nêu tên trò chơi, tập hợp HS theo đội hình chơi, nhắc HS chơi đúng luật và đảm bảo an toàn trong khi chơi.
C. Phần kết thúc: 4-6 phút
- Cùng HS hệ thống bài.
- Nhận xét tiết học, giao bài về nhà: Ôn động tác của bài TD phát triển chung.
- Đi đều vòng quanh sân tập.
- Khởi động xoay các khớp( đội hình vòng tròn).
- Khởi động 1 trò chơi do GV tự chọn: Tìm chỉ huy.
- Các tổ tự ôn luyện
- Các tổ thi đua trình diễn: 1-2 phút
- Tập cả lớp để củng cố do GV điều khiển
- Lần 1, 2: Tập theo GV làm mẫu
- Lần 3- 5 tự tập theo nhịp hô của lớp trưởng.
- Tập theo nhịp hô của các tổ trưởng.
- Chơi thử 1- 2 lần
- Chơi chính thức1 - 3 lần
-Thực hiện 1 số động tác hồi tĩnh.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 13.doc