Giáo án dạy bài tuần 33 Lớp 5

Giáo án dạy bài tuần 33 Lớp 5

Tập đọc

Tiết 65: Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em

I.Mục tiêu: Giúp học sinh:

1. Đọc: Đọc đúng: sức khoẻ, lành mạnh, lễ phép, rèn luyện, pháp luật, . Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, các cụm từ, giữa các điều luật.

2. Hiểu: Hiểu các từ ngữ: quyền, chăm soc sức khoẻ ban đầu, công lập, bản sắc.

 * Hiểu ý nghĩa của bài: hiểu nội dung từng điều luật. Hiểu luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em là văn bản của Nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em, qui định bổn phận của trẻ em đối với gia đình và xã hội. Biết liên hệ những điều luật với thực tế để có ý thức về quyền lợi và bổn phận của trẻ em, thực hịên Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em.

II. Đồ dùng Dạy- Học: - Tranh minh hoạ bài đọc/Sgk- 145

 

doc 17 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1068Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy bài tuần 33 Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc
Tiết 65:	 Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em
I.Mục tiêu: Giúp học sinh:
1. Đọc: Đọc đúng: sức khoẻ, lành mạnh, lễ phép, rèn luyện, pháp luật, ... Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, các cụm từ, giữa các điều luật.
2. Hiểu: Hiểu các từ ngữ: quyền, chăm soc sức khoẻ ban đầu, công lập, bản sắc...
 * Hiểu ý nghĩa của bài: hiểu nội dung từng điều luật. Hiểu luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em là văn bản của Nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em, qui định bổn phận của trẻ em đối với gia đình và xã hội. Biết liên hệ những điều luật với thực tế để có ý thức về quyền lợi và bổn phận của trẻ em, thực hịên Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em.
II. Đồ dùng Dạy- Học: - Tranh minh hoạ bài đọc/Sgk- 145
III. Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ: Những cánh buồm 
- Kiểm tra 3 HS
B. Bài mới: 
1/Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc
- GV đọc mẫu điều 15.
- Gọi 4 HS nối tiếp nhau đọc từng điều Luật ( 2 lượt). GV chú ý sữa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
- Gọi HS đọc phần Chú giải.
- GV đọc mẫu toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
? Những điều luật nào trong bài nêu lên quyền của trẻ em VN?
? Đặt tên cho mỗi điều luật nói trên?
? Điều luật nào trong bài nói về bổn phận của trẻ em?
? Nêu những bổn phận của trẻ em được qui định trong điều luật?
? Em đã thực hiện được những bổn phhận gì?
? Qua 4 điều của Luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em, em hiểu được điều gì?
2/ Đọc diễn cảm:
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm điều 21. 
3/Củng cố- Dặn dò:
- Dặn luyện đọc ở nhà.
- Đọc thuộc bài; TLCH/Sgk
- Đọc nối tiếp từng điều Luật ( 2,3 lượt)
+ Chú ý đọc đúng các từ khó ( như MT) 
+ Nêu nghĩa các từ khó ( chú giải- Sgk)
- Luyện đọc theo cặp; nối tiếp nhau đọc cả bài 
- Dựa vào bài đọc/Sgk, tìm hiểu bài theo từng câu hỏi và gợi ý của GV
 Câu hỏi /Sgk- 
- Cá nhân trả lời các câu hỏi, HS khác bổ sung
- Nêu và ghi vở nội dung của bài
 - Thi đua đọc diễn cảm 
- Bình chọn bạn đọc diễn cảm hay nhất
- Nhắc lại nội dung bài
Toán
Tiết 161:	 ôn tập về tính diện tích, thể tích một số hình
I.Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng tính diện tích, thể tích một số hình đã học. 
- Vận dụng để giải các bài toán có liên quan.
II. Đồ dùng Dạy- Học: 
- Bảng phụ nhóm, cá nhân.
III. Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ: - Kiểm tra 2 HS
B. Bài mới: Nêu mục tiêu tiết học
1/ Hướng dẫn ôn tập:
- GV cho HS ôn tập các công thức tính diện tích, thể tích một số hình: Hình hộp chữ nhật và hình lập phương. 
2/ Hướng dẫn thực hành:
BT1: Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn: tính diện tích xung quanh cộng diện tích trần nhà rồi trừ đi diện tích các cửa.
BT2: Yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV hướng dẫn HS yếu làm bài.
BT3: Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn làm bài:
+ Tính thể tích bể nước.
+ Biết 1 giờ vòi chảy được 0,5 m3. Vậy để nước chảy đầy 3 m3 thì cần bao lâu?
- Theo dõi, chấm chữa bài
2/Củng cố- Dặn dò:
- Làm các bài trong VBT
- Chuẩn bị bài tiếp theo
- Chữa bài: VBT
- Một số học sinh nêu 
- Bài 1: Làm bài vào vở, 1 HS làm trên bảng nhóm.
+ Nhận xét chữa bài.
+ ĐS: 102,5 m2
- Bài 2: Làm bài vào vở, 1 HS làm trên bảng nhóm.
+ Nhận xét chữa bài.
+ ĐS: a. 1000 cm3
 b. 600 m2
- Bài 3: Làm bài vào vở, 1 HS làm trên bảng nhóm.
+ Nhận xét chữa bài.
+ ĐS: 6 giờ.
Đạo đức
	Tiết 33:	tích cực tham gia vệ sinh trường lớp
( Dành cho địa phương)
I.Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết tham gia vệ sinh trường lớp giúp cho trường lớp sạch sẽ, gọn gàng
- Có ý thức thực hiện vệ sinh trường lớp, bảo vệ của công và tài sản chung
II. Đồ dùng Dạy- Học: 
 - Chổi, khăn lau bàn ghế, thau, cái xúc rác,...
III. Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ABài cũ: “ Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên”
- KT 3 HS
B. Bài mới: Nêu mục tiêu tiết học
*HĐ1: Thảo luận nhóm
H: Muốn cho trường lớp sạch, đẹp các em phải làm gì?
H: Nếu thấy các bạn khác ăn quà vặt vứt rác bừa bãi ra sân trường, em phải làm gì?
- Nhận xét và kết luận, liên hệ giáo dục HS
*HĐ2: Thực hành
- Yêu cầu HS thực hành dọn vệ sinh trường lớp.
- Nhận xét tuyên dương.
C. Củng cố- Dặn dò:
- Nhắc HS ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp
- HS nhắc lại ghi nhớ về bài học.
- Trao đổi với bạn cùng bàn, thảo luận về những biện pháp làm cho trường lớp sạch đẹp
- Đại diện các nhóm trình bày
- Liên hệ bản thân về ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp.
- HS thực hành dọn vệ sinh trường lớp
Toán
	Tiết 162:	luyện tập 
I.Mục tiêu: Giúp học sinh ôn tập, củng cố về:
- Tính diện tích và thể tích một số hình đã học.
- Giải bài toán liên quan đến cách tính diện tích và thể tích một số hình đã học.
II. Đồ dùng Dạy- Học: Bảng phụ cá nhân
III. Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ: Luyện tập 
- Kiểm tra 2 HS
B. Bài mới: Nêu mục tiêu tiết học
1/ Hướng dẫn ôn tập:
BT1: 
- Treo bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập, yêu cầu HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS nêu lại quy tắc tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của hình lập phương và hình hộp chữ nhật.
- Giúp HS yếu làm bài 
- Chữa bài và cho điểm HS
BT2: 
- Gọi HS đọc bài toán
- HD tóm tắt bài toán
- HD giải bài toán:
? Để tính được chiều cao của bể hình hộp chữ nhật ta có thể làm như thế nào?
? Như vậy, để giải BT ta có thể làm mấy bước, mỗi bước có nhiệm vụ là gì?
- YCHS làm bài
- Giúp HS yếu làm bài 
- Chữa bài và cho điểm HS
BT3: Hướng dẫn HS tóm tắt bài toán rồi giải bài toán.
- Theo dõi, chấm chữa bài
2/Củng cố- Dặn dò:
- Làm các bài trong VBT
- Chữa bài VBT
Bài 1: Đọc đề bài
- Nhắc lại quy tắc tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của hình lập phương và hình hộp chữ nhật.
- Làm bài vào vở, 2 HS làm trên bảng nhóm
- Đính bài làm lên bảng và nhận xét, thống nhất kết quả đúng.
Bài 2: 
- 1 HS đọc bài toán
- 1 HS tóm tắt bài toán
Đ:Ta có thể lấy diện tích đã biết chia cho diện tích đáy bể
Đ: Ta làm 2 bước
( B1: Tính DT đáy bể: 1,5 x 0,8 = 1,2 (m2)
 B2: Tìm chiều cao của bể: 1,8 : 1,2 = 1,5 (m)
- Làm bài vào vở, chữa bài trên bảng.
 Bài 3: Làm bài vào vở, 1 HS làm trên bảng nhóm, đính bài giải trên bảng 
DTtp của khối lập phương nhựa là:
( 10 x 10) x 6 = 600 ( cm2)
Cạnh của khối lập phuơng gỗ là:
10 : 2 = 5( cm)
DTtp của khối lập phương gỗ là:
( 5 x 5) x 6 = 150 ( cm2)
DTtp của khối lập phương nhựa gấp DTtp của khối lập phương gỗ số lần là:
600 : 150 = 4( lần)
Lịch sử 
Tiết 33:	ôn tập: Lịch sử nước ta từ giữa thế kỉ XIX đến nay
I.Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh biết:
- Nội dung chính của thời kỳ lịch sử nưởc ta từ năm 1958 đến nay
- ý nghĩa của lịch sử Cách mạng tháng Tám 1945 và Đại thắng mùa xuân năm 1975
II. Đồ dùng Dạy- Học: 
- Bản đồ hành chính VN. PHT. Bảng thống kê LS dân tộc ta từ năm 1958 đến nay
III. Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ: Kiểm tra 2 HS
B. Bài mới: Nêu mục tiêu tiết học
* HĐ1: Làm việc cả lớp
- Yêu cầu HS nhắc lại các thời kỳ LS đã học
- GV ghi nhanh lên bảng các thời kỳ LS đã học
* HĐ2: Thảo luận nhóm
- GV treo bảng thống kê đã hoàn chỉnh nhưng bịt kín các nội dung. YCHS thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1945 đến 1975.
- GV treo bảng thống kê đã hoàn chỉnh các nội dung và thống nhất kết quả đúng.
- GV nêu: Từ năm 1986 đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã tiến hành công cuộc đổi mới và thu được những thành tựu quan trọng.
C. Củng cố- Dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS về nhà ôn lại bài. Chuẩn bị bài Ôn tập HK II.
- Nêu một vài hiểu biết cá nhân về ý nghĩa của cuộc tấn công và nổi dậy giải phóng Thị xã Kon Tum 
- HS nêu 4 thời kỳ LS đã học:
1858- 1945
1945- 1954
1954- 1975
1975-> nay
- Thảo luận N4 ( mỗi nhóm ôn tập nghiên cứu 1 thời kỳ)
- Đại diện các nhóm báo cáo, nhóm khác bổ sung
Luyện từ và câu
	Tiết 65:	Mở rộng vốn từ: trẻ em
I.Mục tiêu: Giúp học sinh
- Hiểu ý nghĩa của từ trẻ em
- Hiểu một số thành ngữ, tục ngữ nói về trẻ em
- Sử dụng các từ thuộc chủ đề Trẻ em để đặt câu.
II. Đồ dùng Dạy- Học: 
- VBT; bảng nhóm
III. Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Bài cũ: 
- Kiểm tra 2 HS
B. Bài mới: Nêu mục tiêu tiết học
1/Hướng dẫn làm bài tập: 
BT1: 
- Gọi HS đọc YC bài tập
- YCHS làm việc theo cặp
- Gọi HS trình bày miệng trước lớp
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng
BT2:
- Gọi HS đọc YC bài tập
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm, tìm từ đồng nghĩa với từ trẻ em
- Gọi HS đọc các từ đúng trên bảng
- Gọi HS đặt câu trong số các từ trên
- Nhận xét câu HS đặt
BT3:
- Gọi HS đọc YC bài tập
- HD làm bài
- Nhận xét và ghi điểm
BT4: 
- Gọi HS đọc YC bài tập
- YCHS làm việc theo cặp
- Gọi HS trình bày miệng trước lớp
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng
2/ Củng cố- Dặn dò:
- Nhắc HS học thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ.
- Nhận xét tiết học
- Ghi nhớ các thành ngữ, tục ngữ vừa học.
- Đặt câu có sử dụng dấu hai chấm.
- Nêu lại tác dụng của dấu hai chấm.
Bài 1: 
- Đọc yêu cầu của bài. 
- Làm bài vào VBT
- Đáp án c: Trẻ em là người dưới 16 tuỏi
Bài 2:
- Đọc nội dung BT2. 
- Thảo luận nhóm 4
- Đại diện nhóm báo cáo, cả lớp nhận xét- bố sung từ mà nhóm bạn chưa có.
- HS đọc các từ đúng trên bảng
- HS đặt câu trong số các từ trên
Bài 3:
- Đọc nội dung BT3. 
- Suy nghĩ làm bài cá nhân
- Nối tiếp nhau đọc bài làm
Bài 4:
- Đọc nội dung BT4. 
- Thảo luận theo cặp
- Đại diện nhóm báo cáo, cả lớp nhận xét
- Chữa bài vào VBT
Khoa học
Tiết 65:	Tác động của con người đến môi trường rừng
I.Mục tiêu: Qua bài học, học sinh biết:	
- Nêu những nguyên nhân dẫn đến việc rừng bị tàn phá
- Nêu tác hại của viẹc phá rừng 
II. Đồ dùng Dạy- Học: 
- Hình/ Sgk; VBT
III. Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ: - Kiểm tra 3 HS
B. Bài mới: Nêu mục tiêu tiết học
*HĐ1: Quan sát và thảo luận ( Mtiêu 1)
- Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm theo định hướng:
+ Chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS
+ YCHS quan sát các hình minh hoạ tronh bài và TLCH Sgk/134
+ GV đi giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn
- Gọi HS trả lời câu hỏi:
? Con người khai thác gỗ và phá rừng để làm gì?
? Có những nguyên nhân nào dẫn đến rừng bị tàn phá?
KL: Có nhiều lí do khiến rừng bị tàn phá như đốt rừng làm nương rẫy, lấy củi, đốt than, lấy gỗ làm nhà, đóngđồ dùng,...
*HĐ2: T ... Bài 2: Làm vào vở, 1HS chữa bài trên bảng
 Nửa chu vi của hcn là:
120 : 2 = 60 (m)
Chiều rộng của mảnh đất là:
( 60 – 10) : 2 = 25 (m)
Chiều dài của mảnh đất là:
25 + 10 = 35 (m)
Diện tích của mảnh đất là:
25 x 35 = 875 (m2) 
 Đáp số: 875 m2
Bài 3: Theo dõi gợi ý. Giải vào vở, 1 HS làm bài trên bảng nhóm, đính bài nhận xét:
Khối kim loại 4,5 cm3 cân nặng là:
22,4 : 3,2 x 4,5 = 31,5 (g)
 Đáp số: 31,5 g
Luyện từ và câu
	Tiết 66:	 ôn tập về dấu câu (dấu ngoặc kép)
I.Mục tiêu: Giúp học sinh
- Củng cố kiến thức về dấu ngoặc kép; biết tác dụng của dấu ngoặc kép 
- Làm đúng các bài tập thực hành về kĩ năng sử dụng dấu ngoặc kép
II. Đồ dùng Dạy- Học: 
- VBT; Bảng phụ nhóm 
III. Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Bài cũ: Kiểm tra 2 HS
B. Bài mới: Nêu mục tiêu tiết học
1/Hướng dẫn làm bài tập:
BT1: 
- Hướng dẫn cách làm bài: Đọc từng câu văn, xác định đâu là lời nói trực tiếp của nhân vật, đâu là ý nghĩa của nhân vật, điền dấu ngoặc kép cho phù hợp, giải thích vì sao lại điền dấu ngoặc kép như thế
- Thống nhất kết quả, nhận xét bài của HS
? Tại sao em lại cho rằng điền dấu ngoặc kép như vậy là đúng?
BT2:
- GV tổ chức cho HS làm bài 2 tương tự như cách tổ chức bài 1.
- Thống nhất lời giải đúng 
BT3: 
- GV tổ chức cho HS làm bài3 tương tự như cách tổ chức bài 2.
- Nhận xét, cho điểm HS viết ĐYC
2/ Củng cố- Dặn dò:
- Nhắc HS ghi nhớ tác dụng của dấu ngoặc kép, hoàn thành đoạn văn và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học
- Làm miệng lại BT2/VBT
Bài 1: 
- Đọc kĩ yêu cầu của bài
- Lớp làm bài vào VBT, 1 HS làm bảng nhóm->trình bày kết quả trước lớp, nhận xét
- 1, 2 HSTL
Bài 2: 
- Đọc nội dung BT2. Suy nghĩ, làm bài vào VBT, chữa bài trên bảng nhóm
Bài 3: 
- Làm bài trong VBT, 1 HS làm trên bảng nhóm
- 1 HS báo cáo KQ làm việc, cả lớp theo dõi GV chữa bài
- 3-> 5 HS trình bày đoạn văn của mình
Địa lí
	Tiết 33:	 ôn tập cuối năm
I.Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức, kĩ năng địa lí sau:
- Một số đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên, dân cư và hoạt động kinh tế của châu á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương. 
- Nhớ được tên một số quốc gia( đã được học trong chương trình của các châu lục nói trên)
- Chỉ được trên bản đồ Thế giới các châu lục, các đại dương và nước Việt Nam 
II. Đồ dùng Dạy- Học: 
- Bản đồ Thế giới, Quả địa cầu
III.Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.GTB: 
- Nêu mục tiêu tiết học
B. Bài mới: 
* HĐ1 : Làm việc cả lớp
- GV gọi 1 số HS lên bảng chỉ các châu lục, các đại dương và nước VN trên bản đồ Thế giới
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi đối đáp nhanh: nhớ tên 1 số quốc gia đã học
- Nhận xét.
* HĐ2: Thảo luận nhóm
- Chia HS thành 6 nhóm, YCHS đọc bài tập 2, sau đó:
+ Nhóm 1,2 hoàn thành bảng thống kê a
+ Nhóm 3,4 hoàn thành bảng thống kê b 
( phần châu á, châu Âu, châu Phi)
+ Nhóm 5,6 hoàn thành bảng thống kê b 
( các châu lục còn lại)
- GV giúp đỡ HS làm bài
- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày
- Nhận xét và KL đáp án đúng
C. Củng cố- Dặn dò:
- Dặn ôn tập chuẩn bị cho KTHK II
- 3 HS lên chỉ trên bản đồ.
- Cả lớp cùng tham gia trò chơi
- Chia thành các nhóm, kẻ bảng vào phiếu của nhóm mình và làm việc theo yêu cầu.
- Đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
Khoa học
Tiết 66:	 Tác động của con người đến môi trường đất
I.Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết:
- Nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp và thoái hoá
- Phân tích những dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp và thoái hoá 
II. Đồ dùng Dạy- Học: 
- Kênh chữ và hình/ Sgk- 136; 137
III. Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ: 
? Những nguyên nhân nào dẫn đến việc rừng bị tàn phá?
? việc phá rừng dẫn đến những hậu quả gì?
B. Bài mới: Nêu mục tiêu tiết học
*HĐ1: Quan sát và thảo luận
- Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ 1,2 Sgk/136 và trả lời các câu hỏi
- Gọi HS trả lời câu hỏi:
? ở địa phương em nhu cầu về sử dụng đất thay đổi như thế nào?
? Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi đó?
- Kết luận: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đất trồng ngày càng bị thu hẹp. Nhưng nguyên nhân chính vẫn là dân số tăng nhanh, con người cần nhiều diện tích để ở hơn. Ngoài ra, ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, đới sống của con người được nâng cao cũng cần diện tích đất vào các việc khác như: thành lập các khu vui chơi giải trí, phát triển công nghiệp, giao thông,...
*HĐ2: Thảo luận
- Chia nhóm ( mỗi nhóm 4 HS)
- Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ 3,4 Sgk/137 và trả lời các câu hỏi
? Nêu tác hại của việc sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu....đ/với môi trường đất?
? Nêu tác hại của rác thải đ/với môi trường đất?
C. Củng cố- Dặn dò:
- Nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài: Tác động của con người đến môi trường không khí và nước.
- 2 HS lên bảng TLCH
- Quan sát các hình, trao đổi với bạn cùng bàn, TLCH/Sgk
- Trình bày trước lớp, các HS khác bổ sung
- 2,3 HSTL
- Quan sát các hình, trao đổi với bạn cùng nhóm, TLCH/Sgk
- Trình bày trước lớp, các HS khác bổ sung
- Đọc mục “ Bạn cần biết” Sgk/137
Toán
	Tiết 165:	 luyện tập
I.Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Ôn tập, củng cố kiến thức và rèn kĩ năng giải một số bài toán có dạng đặc biệt đã được học.
II. Đồ dùng Dạy- Học: 
- Bảng nhóm 
III. Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Bài cũ: 
- Kiểm tra 2 HS
B. Bài mới: Nêu mục tiêu tiết học
1/HD làm bài tập: 
Bài 1:
- Gọi HS đọc đề bài
- HD tóm tắt bài toán
? Theo em để tính được diện tich của tứ giác ABCD chúng ta cần biết được những gì?
? Có thể tính diện tich của tứ giác ABED và diện tích của tam giác BCE như thế nào?
- YC học sinh làm bài
- HD học sinh yếu làm bài
- Theo dõi chấm bài, nhận xét, đánh giá bài làm của HS
Bài 2:
- Các bước HD tương tự bài 1
Bài 3:
- Các bước HD tương tự bài 2
Bài 4:
- YCHS đọc đề bài, QS klĩ biểu đồ và tự làm bài.
2/ Củng cố- Dặn dò: 
- Làm bài trong VBT.
- Sửa bài VBT 
Bài 1: 
- 1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm
- 1 HS tóm tắt trước lớp
- 2 HSTL
- Làm vào vở, 1HS làm bài trên bảng nhóm, đính bài nhận xét:
Theo sơ đồ, DT của tam giác BCE là:
13,6 : ( 3 – 2) x 2 = 27,2 ( cm2)
DT của tứ giác ABED là:
27,2 + 13,6 = 40,8 (cm2 )
DT của tứ giác ABCD là:
40,8 + 27,2 = 68 (cm2 )
 Đáp số: 68 cm2
Bài 2: 
- 1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm
- 1 HS tóm tắt trước lớp
- Làm vào vở, 1HS làm bài trên bảng nhóm, đính bài nhận xét.
Đáp số: 5 học sinh
Bài 3: 
- 1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm
- 1 HS tóm tắt trước lớp
- Làm vào vở, 1HS làm bài trên bảng nhóm, đính bài nhận xét.
Đáp số: 9 lít
Bài 4: Đáp số: 50 HS giỏi; 30 HS trung bình.
Tập làm văn
	Tiết 66:	 tả người (kiểm tra viết)
I.Mục tiêu: Giúp học sinh: 
- Viết được một bài văn tả người hoàn chỉnh
- Trình bày bài viết có đủ 3 phần: MB, TB, KB; thể hiện đúng nội dung, yêu cầu của đề bài. 
- Lời văn tự nhiên, chan thật, biết cách dùng từ miêu tả hình ảnh so sánh khắc hoạ rõ nét người mình định tả, thể hiện tình cảm của mình đối với người đó. Diễn đạt tốt, mạch lạc.
II. Đồ dùng Dạy- Học: 
- Bảng lớp viết sẵn 3 đề bài
III. Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra việc chuẩn bị giấy bút của HS
B. Hướng dẫn HS làm bài: 
- Lưu ý HS : Các em đã viết bài văn tả người ở HKI, lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả người của 1 trong 3 đề bài trên. Từ các kết quả đó, em hãy viết thành bài văn hoàn chỉnh.
- Giải đáp những ý kiến của HS (nếu có)
- Theo dõi chung cả lớp.
C. Củng cố- Dặn dò:
- Thu bài.
- Nhận xét giờ làm bài
- Chuẩn bị cho tiết TLV tuần 34, xem lại kiến thức về tả người, tả cảnh.
- Đọc 3 đề bài/Sgk
- Kiểm tra lại dàn ý, chỉnh sửa, nêu những thắc mắc nhờ GV hướng dẫn, giải đáp
- Viết bài vào vở
- Nộp bài
Chính tả
	Tiết 33:	trong lời mẹ hát
I.Mục tiêu: Giúp học sinh
- Nghe, viết đúng chính tả bài Trong lời mẹ hát.
- Tiếp tục luyện tập viết hoa tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị
II.Đồ dùng Dạy- Học: 
- Bảng phụ viết ghi nhớ: Tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. - VBT
III. Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Bài cũ:
- Kiểm tra 2 HS
B. Bài mới: Nêu mục tiêu tiết học
1/ Hướng dẫn viết chính tả:
? Nội dung bài thơ nói lên điều gì?
? Lời ru của mẹ có ý nghĩa gì?
- Nhắc HS:
+ Cách trình bày bài thơ
+ Chú ý những chữ dễ viết sai 
- Đọc cho HS viết chính tả
- Chấm bài, nhận xét 
2/ Hướng dẫn làm BT chính tả:
BT2: 
- Gọi HS đọc YC bài tập
? Đoạn văn nói về điều gì?
? Khi viết tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị ta viết như thế nào?
- Treo bảng phụ viết sẵn quy tắc viết hoa tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- YCHS tự làm bài
- Nhận xét và kết luận
3/ Củng cố- Dặn dò:
- Nhận xét tiết học, biểu dương HS viết bài đúng, đẹp.
- Dặn ghi nhớ quy tắc viết hoa; Chuẩn bị
 bài tuần sau
- Viết lại tên các cơ quan, đơn vị đã học ở tiết trước.
- 2 HS đọc bài thơ.Cả lớp đọc thầm lại 
- 1,2 HSTL
- Tìm và nêu các từ khó.
- Đọc và viết các từ khó vừa tìm được 
- Viết bài; đổi vở soát lỗi
BT2: 
- 2 HS đọc
- 1,2 HSTL
- 2 HS đọc
- Lớp làm VBT, 1 HS làm bài trên bảng phụ
- 1 HS báo cáo, cả lớp cùng nhận xét
Sinh hoạt lớp tuần 33
I.Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Đánh giá được những ưu, khuyết điểm trong tuần 33
- Nắm bắt nội dung kế hoạch tuần 34. Có biện pháp khắc phục khuyết điểm, phát huy ưu điểm để hoàn thành tốt kế hoạch tuần 34
- Tăng cường ý thức đoàn kết, xây dựng tập thể lớp
II. Nội dung- Tiến trình sinh hoạt:
1/ Đánh giá hoạt động tuần :
- Các tổ trưởng báo cáo hoạt động của tổ trong tuần 33
- Lớp trưởng báo cáo chung
- GV tổng hợp ý kiến, đánh giá
* Ưu điểm:
- Nhiều HS nghiêm túc thực hiện nội quy nhà trường và nhiệm vụ HS tiểu học
- Học tập sôi nổi, tích cực rèn các kĩ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia
- Tập thể lớp đoàn kết tốt, giúp bạn yếu tiến bộ 
- Duy trì tốt Công tác Đội
* Khuyết điểm: 
- Một số HS chưa sôi nổi trong giờ học
- Một số HS còn nghỉ học thêm buổi chiều
2/ Kế hoạch tuần 34 - Biện pháp và phân công thực hiện:
- GV phổ biến kế hoạch lớp ( Nội dung trong sổ chủ nhiệm)
- BCH chi đội phổ biến kế hoạch công tác Đội (Nội dung trong sổ hoạt động Đội)
3/ Lớp vui sinh hoạt cuối tuần:
- Hát những bài htá Ca ngợi quê hương đất nước

Tài liệu đính kèm:

  • doc33.doc