Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 9 - Nguyễn Thị Thuý Nga

Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 9 - Nguyễn Thị Thuý Nga

II – Dạy bài mới :

1. Giới thiệu bài :

 GV giới thiệu bài học và ghi đầu bài.

2. Hơớng dẫn HS luyện đọc :

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- Cho HS luyện đọc nối tiếp nhau 3 lơợt 3 phần của bài

- GV kết hợp cho HS quan sát tranh; phát âm từ dễ đọc sai :lúa gạo, có lí, tranh luận, và giải nghĩa các từ ở mục Chú giải.

- GV đọc mẫu.

3. Hơớng dẫn tìm hiểu bài:

- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi:

 + Theo Hùng, Quý, Nam cái quý nhất trên đời là gì ?

 + Mỗi bạn đa ra lý lẽ nh thế nào để bảo vệ ý kiến của mình ?

 + Vì sao thầy giáo cho rằng ngời lao động mới là quý nhất ?

 + Chọn tên gọi khác cho bài văn và nêu lý do vì sao em chọn tên gọi đó.

- GV chốt sau mỗi ý trả lời của HS.

4. Hơớng dẫn HS luyện đọc diễn cảm :

- GV mời 5 HS đọc lại bài văn theo cách phân vai.

- GV hơớng dẫn HS nêu giọng đọc của từng nhân vật.

- Tổ chức cho HS luyện và thi đọc diễn cảm đoạn 2, 3, 4 .

III - Củng cố, dặn dò:

- Câu chuyện cho biết điều gì và gợi cho em suy nghĩ gì ?

- Nhận xét giờ học , dặn dò.

 

doc 19 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 17/03/2022 Lượt xem 186Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 9 - Nguyễn Thị Thuý Nga", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phòng giáo dục quận hoàng mai
Trường Tiểu học Tân Mai
kế hoạch giảng dạy
Môn: Tập đọc Tuần 9 Tiết số 1 Ngày dạy:.
Lớp : 5 Tên bài : CáI gì quý nhất
A – Mục đích, yêu cầu :
 - Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn : phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật.
- Hiểu các từ trong bài và nắm được vấn đề tranh luận (Cái gì là quý nhất ?) và ý được khẳng định trong bài (Người lao động là quý nhất)
- Giáo dục: HS biết kính trọng và biết ơn người lao động.
 B - Đồ dùng dạy học :
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK
 C – Các hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
2’
10’
10’
10’
3’
I- Kiểm tra bài cũ :
- GV gọi HS đọc thuộc lòng những câu thơ em thích trong bài thơ Trước cổng trời và trả lời các câu hỏi trong SGK.
- GV đánh giá. 
II – Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài :
 GV giới thiệu bài học và ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc :
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- Cho HS luyện đọc nối tiếp nhau 3 lượt 3 phần của bài
- GV kết hợp cho HS quan sát tranh; phát âm từ dễ đọc sai :lúa gạo, có lí, tranh luận, và giải nghĩa các từ ở mục Chú giải.
- GV đọc mẫu.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi: 
 + Theo Hùng, Quý, Nam cái quý nhất trên đời là gì ?
 + Mỗi bạn đưa ra lý lẽ như thế nào để bảo vệ ý kiến của mình ?
 + Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất ?
 + Chọn tên gọi khác cho bài văn và nêu lý do vì sao em chọn tên gọi đó.
- GV chốt sau mỗi ý trả lời của HS.
4. Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm :
- GV mời 5 HS đọc lại bài văn theo cách phân vai. 
- GV hướng dẫn HS nêu giọng đọc của từng nhân vật.
- Tổ chức cho HS luyện và thi đọc diễn cảm đoạn 2, 3, 4 .
III - Củng cố, dặn dò:
- Câu chuyện cho biết điều gì và gợi cho em suy nghĩ gì ?
- Nhận xét giờ học , dặn dò.
-2 HS đọc và trả lời. Lớp nhận xét. 
-HS nghe và ghi vở.
- HS theo dõi.
-Mỗi lượt 3 HS đọc.
HS lắng nghe.
-HS đọc thành tiếng, đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- 5 HS đọc.
- HS trả lời và thể hiện
- HS nghe GV đọc mẫu, nêu cách đọc và luyện đọc theo nhóm4
-HS trả lời và ghi vở.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
.
phòng giáo dục quận hoàng mai
Trường Tiểu học Tân Mai
kế hoạch giảng dạy
Môn: Tập đọc Tuần 9 Tiết số 2 Ngày dạy:.
Lớp : 5 Tên bài : Đất cà mau
A – Mục đích, yêu cầu :
 - Đọc lưu loát toàn bài, biết đọc diễn cảm nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm làm nổi bật sự khắc nghiệt của thiên nhiên ở Cà Mau và tính cách kiên cường của người Cà Mau.
- Hiểu các từ trong bài và ý nghĩa bài văn : Sự khắc nghiệt của thiên nhiên Cà Mau góp phần hun đúc nên tính cách kiên cường của người Cà Mau.
- Giáo dục: HS khâm phục tính cách kiên cường của người dân Cà Mau nói riêng và người dân Việt Nam nói chung.
B - Đồ dùng dạy học :
 - Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
 - Bản đồ Việt Nam ; tranh, ảnh về thiên nhiên, con người ở Cà Mau.
C – Các hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
2’
10’
10’
10’
3’
I- Kiểm tra bài cũ :
- GV gọi HS đọc truyện Cái gì quý nhất ? và trả lời các câu hỏi trong SGK.
- GV đánh giá. 
II – Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài : 
 GV giới thiệu bài và ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc :
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- Cho HS luyện đọc nối tiếp nhau 3 lượt 3 đoạn.
- GV kết hợp cho HS quan sát tranh; phát âm từ dễ đọc sai : thịnh nộ, hằng hà sa số, nung đúc, lưu truyền và giải nghĩa từ ở mục Chú giải.
- GV đọc mẫu
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài :
- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi: 
 + Mưa ở Cà Mau có gì khác thường ?
 + Cây cối trên đất Cà Mau mọc ra sao ?
 + Người Cà Mau dựng nhà cửa như thế nào ?
 + Người dân Cà Mau có tính cách như thế nào ?
 + Bài văn trên có mấy đoạn ? Hãy đặt tên cho từng đoạn văn ?
- GV chốt sau mỗi ý trả lời của HS.
4. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và HTL: 
- GV mời 3 HS nối tiếp nhau đọc lại bài .
- GV hướng dẫn HS nêu giọng đọc của bài.
- Tổ chức cho HS luyện và thi đọc diễn cảm đoạn 2 :
 + nhấn giọng : nẻ chân chim, rạn nứt, phập phều, lắm gió,dông, cơn thịnh nộ, chòm , rặng, san sát, thẳng duột, hằng hà sa số,.
 III - Củng cố, dặn dò:
- Bài thơ cho biết điều gì và gợi cho em cảm xúc gì ?
- Nhận xét giờ học , Dặn dò
-2 HS đọc và trả lời. Lớp nhận xét. 
-HS nghe và ghi vở.
- HS theo dõi.
- Mỗi lượt 3 HS đọc.
- HS theo dõi
-HS đọc thành tiếng, đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- 3 HS đọc.
- HS trả lời và thể hiện
- HS nghe GV đọc mẫu, nêu cách đọc và luyện đọc theo cặp.
- HS trả lời và ghi vở.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
phòng giáo dục quận hoàng mai
Trường Tiểu học Tân Mai
kế hoạch giảng dạy
Môn: Chính tả Tuần 9 Tiết số 2 Ngày dạy:.
Lớp : 5 Tên bài : Nhớ viết : Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông đà
A – Mục đích, yêu cầu :	
 1. Nhớ , viết chính xác, trình bày đúng bài thơ Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà
 2. Ôn lại cách viết những từ ngữ có tiếng chứa âm đầu n/l.
 3. Giáo dục: HS có ý thức viết cẩn thận, giữ vở sạch sẽ.
B - Đồ dùng dạy học : 
 Bảng nhóm
C – Các hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
 2’
20’
10’
3’
I – Mở đầu :
 - Yêu cầu HS viết các tiếng có chứa vần uyên, uyêt
 - Củng cố cách đánh dấu thanh trong các tiếng đó. 
 - GV nhận xét bài viết trước.
II – Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài :
 GV giới thiệu bài và ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn HS nghe – viết :
a / Tìm hiểu bài viết :
- Gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ
- Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời các câu hỏi :
 Bài thơ cho em biết điều gì ? 
b / Luyện viết :
 - GV đọc cho HS viết các từ dễ viết sai : ba-la-lai-ca, sông Đà, tháp khoan, lấp loáng, nối liền,
 - GV sửa lỗi sai (nếu có) và kết hợp phân tích, phân biệt một số tiếng : ba-la-lai-ca, lấp loáng, nối liền.
 - GV hướng dẫn HS cách trình bày bài.
c / Viết bài chính tả :
 - Yêu cầu HS gấp SGK , nhớ lại bài thơ, tự viết bài.
 - GV quan sát và uốn nắn tư thế ngồi viết cho HS.
 - Yêu cầu HS tự soát lỗi 2 lần.
 - GV chấm và nhận xét 5 bài.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả :
Bài 2a : - Gọi HS đọc yêu cầu của bài 
 - Chia lớp thành 4 nhóm yêu cầu mỗi nhóm tìm từ chứa một cặp tiếng.
 - Gọi đại diện 4 nhóm thi viết các từ lên bảng.
 - Gọi 2 HS đọc lại các cặp từ ngữ tìm được.
 - Yêu cầu HS viết vào vở ít nhất 6 từ ngữ.
Bài 3a : - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
 - Yêu cầu HS thi tìm các từ láy theo nhóm 4.
 - Gọi đại diện các nhóm đọc từ tìm được.
 - Yêu cầu HS viết vào vở ít nhất 6 từ. 
III- Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Dặn dò : HTL các thành ngữ, tục ngữ ở bài tập 3.
- 2 HS lên bảng, cả lớp viết vào nháp.
-HS nghe và ghi vở.
- 2 HS đọc
- HS đọc thầm và trả lời.
- HS viết ra nháp.1 HS lên bảng viết.
- HS nhận xét
- HS nêu.
- HS viết bài
- HS soát cá nhân và kiểm tra chéo vở theo nhóm 2.
- 1 HS đọc.
- HS làm bài theo nhóm
- 2HS đọc 
- 1 HS đọc 
- HS HS làm bài theo nhóm
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
phòng giáo dục quận hoàng mai
Trường Tiểu học Tân Mai
kế hoạch giảng dạy
Môn: Luyện từ và câu Tuần 9 Tiết số 1 Ngày dạy:.
Lớp : 5 Tên bài : Mở rộng vốn từ : thiên nhiên
A – Mục đích, yêu cầu :
 1. Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm Thiên nhiên ; biết một số từ ngữ thể hiện sự so sánh và nhân hóa bầu trời.
 2. Có ý thức chọn lọc từ ngữ gợi tả, gợi cảm khi viết đoạn văn tả một cảnh đẹp thiên nhiên.
 3. Giáo dục: HS yêu thiên nhiên có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường.
B - Dồ dùng dạy học :
 - Bảng nhóm
C – Các hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
2’
30’
3’
I – Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 HS lên bảng đặt câu để phân biệt các nghĩa của 1 từ nhiều nghĩa mà em biết.
- Yêu cầu HS dưới lớp nêu nghĩa của các từ : chín, đường, vạt, xuân.
- GV đánh giá.
II – Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài và ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập :
 Bài 1 :
* Mục tiêu:HS biết thêm một số từ ngữ thuộc chủ điểm thiên nhiên
- Yêu cầu HS đọc mẩu chuyện Bầu trời mùa thu.
Bài 2 : 
* Mục tiêu: HS biết thêm một số từ ngữ thuộc chủ điểm thiên nhiên biết một số từ ngữ thể hiện sự so sánh và nhân hóa bầu trời.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS trao đổi nhóm để tìm các từ ngữ miêu tả bầu trời trong đoạn văn ở BT1 : 
 + Những từ ngữ thể hiện sự so sánh.
+ Những từ ngữ thể hiện sự nhân hóa.
+ Những từ ngữ khác.
- GV chữa bài trên bảng nhóm, các nhóm khác bổ sung. 
- GV cùng cả lớp nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 3 : 
* Mục tiêu : HS biết cách chọn lọc từ ngữ gợi tả, gợi cảm khi viết đoạn văn tả một cảnh đẹp thiên nhiên
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS hiểu đúng yêu cầu của bài :
+ Viết 1 đoạn văn tả cảnh đẹp của quê em hoặc ở nơi em ở. Đó có thể là một ngọn núi hay cánh đồng, công viên, vườn cây, dòng sông,
+ Chỉ viết khoảng 5 câu, trong đoạn văn có sử dụng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
+ Có thể sử dụng lại một đoạn văn tả cảnh mà em đã viết trước đây nhưng cần thay những từ ngữ chưa hay bằng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm hơn.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV cùng cả lớp nhận xét và sửa bài trên 2 bảng nhóm.
- Gọi HS khác đọc đoạn văn của mình.GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS và chấm điểm những HS đạt yêu cầu.
III- Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học - Dặn dò : Về nhà hoàn thành đoạn văn và chuẩn bị bài sau
- 2 HS lên bảng.
- HS trả lời.
-HS nghe và ghi vở.
- 4 HS đọc nối tiếp. Lớp đọc thầm.
- 1 HS đọc
- HS trao đổi nhóm 4, 1 nhóm viết từ tìm được vào bản nhóm.
- 1 HS đọc
- HS lắng nghe
- HS viết bài vào vở.
- Một số HS đọc.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
phòng giáo dục quận hoàng mai
Trường Tiểu học Tân Mai
kế hoạch giảng dạy
Môn: Kể chuyện Tuần 9 Tiết số 9 Ngày dạy:.
Lớp : 5 Tên bài : Kể chuyện được chúng kiến , tham gia
A – Mục đích, yêu cầu :
 1. Rèn kĩ năng nói :
 - Nhớ lại một chuyến đi thăm cảnh đẹp ở địa phương mình hoặc ở nơi khác. Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện.
 - Lời kể rõ ràng, tự nhiên ; Biết kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ cho câu chuyện thêm sinh động.
 2. Rèn kĩ năng nghe :
 - Chăm chú nghe bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn.
 3. Giáo dục: HS yêu cảnh đẹp ơ xung quanh mình.
B - Đồ dùng dạy học :
 - Tranh, ảnh về một số cảnh đẹp ở địa phương.
 - Bảng lớp viết đề bài, bảng phụ viết vắn tắt gợi ý 2.
C – Các hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
 2’
 3’
 5’
22’
3’
I – Kiểm tra bài cũ :
- Mời 2 HS kể lại một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
- GV nhận xét, đánh giá.
II – Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài và ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài :
 - Gọi HS đọc đề bài, GV gạch dưới các từ quan trọng : đi thăm cảnh đẹp.
3. Gợi ý kể chuyện :
 - Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc các gợi ý 1, 2 trong SGK.
 - GV treo bảng phụ viết gọi ý 2 và hướng dẫn HS các kể chuyện. 
 - Gọi một số HS giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể.
4. HS thực hành KC, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện :
a) Kể trong nhóm :
 - Yêu cầu từng cặp HS dùng tranh, ảnh minh họa (nếu có) kể cho nhau nghe câu chuyện của mình.
 - Nhắc HS : kể chuyện phải có đầu có cuối, có cảnh vật nổi bật ở nơi đến và nêu cảm xúc, suy nghĩ của mình.
 - Gợi ý cho HS câu hỏi để trao đổi về nội dung truyện.
b) Kể trước lớp :
 - Tổ chức cho HS thi kể trước lớp. GV ghi nhanh lên bảng tên địa danh HS tham quan :
 + 1 HS khá giỏi kể mẫu câu chuyện của mình.
 + Các nhóm cử đại diện thi kể.
 + Sau mỗi HS kể, GV yêu cầu HS dưới lớp hỏi bạn về việc làm, cảnh vật, cảm xúc của bạn sau chuyến đi.
 - GV cùng cả lớp nhận xét về cách kể, dùng từ, đặt câu.
III - Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học 
- Dặn dò : về nhà chuẩn bị bài kể chuyện Người đi săn và con nai.
- 2 HS kể . Lớp nhận xét.
- HS nghe và ghi vở.
- 2 HS đọc
- 2 HS đọc
- 5 HS trả lời
- HS kể chuyện theo nhóm 2.
- 1 HS kể 
- Một số HS kể
- HS trả lời câu hỏi của các bạn
- HS nhận xét.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
phòng giáo dục quận hoàng mai
Trường Tiểu học Tân Mai
kế hoạch giảng dạy
Môn: Tập làm văn Tuần 9 Tiết số 1 Ngày dạy:.
Lớp : 5 Tên bài : Luyện tập thuyết trình , tranh luận
A – Mục đích, yêu cầu :
 1. Bước đầu có kĩ năng thuyết trình, tranh luận về một vấn đề đơn giản, gần gũi với lứa tuổi:
- Trong thuyết trình, tranh luận, nêu được những lí lẽ và dẫn chứng cụ thể, có sức thuyết phục.
- Biết cách diễn đạt gãy gọn và có thái độ bình tĩnh, tự tin, tôn trọng người cùng tranh luận.
 2. Giáo dục : HS có thái độ bình tĩnh, tự tin, và tôn trọng khi giao tiếp với bạn bè. 
B - Dồ dùng dạy học :
 - Bảng nhóm
C – Các hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
 2’
30’
3’
I – Kiểm tra bài cũ :
 - Gọi 2 HS đọc đoạn mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho bài văn tả cảnh (BT3, tiết TLV trước).
- GV đánh giá.
II – Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài và ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập :
Bài 1 : 
* Mục tiêu: Rèn luyện cho HS kĩ năng thuyết trình
- Gọi 1 HS đọc nội dung bài.
- Yêu cầu HS đọc phân vai bài Cái gì quý nhất ?
- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi của bài.
- GV nêu từng câu hỏi và yêu cầu HS trả lời. Gọi HS khác bổ sung, sửa chữa.
Bài 2 : 
* Mục tiêu: Rèn luyện cho HS kĩ năng thuyết trình , tranh luận và nêu được những lí lẽ và dẫn chứng cụ thể, có sức thuyết phục.
- Gọi 2 HS đọc yêu cầu và mẫu của bài.
- GV phân tích ví dụ, giúp HS hiểu thế nào là mở rộng thêm lí lẽ và dẫn chứng.
- GV phân công mỗi nhóm đóng vai một nhân vật.
- Gọi từng tốp 3 HS đại diện cho 3 nhóm (đóng các vai Hùng, Quý, Nam) thực hiện cuộc trao đổi, tranh luận.
- GV cùng cả lớp nhận xét. 
- GV nhấn mạnh : Khi thuyết trình, tranh luận về một vấn đề nào đó, ta phải có ý kiến riêng, biết nêu lí lẽ để bảo vệ ý kiến một cách có lí có tình, thể hiện sự tôn trọng người đối thoại.
Bài 3 :
* Mục tiêu: HS biết cách thuyết trình , diễn đạt gãy gọn và có thái độ bình tĩnh, tự tin, tôn trọng người cùng tranh luận.
- Gọi 1 HS đọc nội dung bài.
a) Yêu cầu HS trao đổi nhóm, thảo luận gạch dưới những câu trả lời đúng rồi đánh số thứ tự để sắp xếp chúng :
 1. Phải có hiểu biết về vấn đề được thuyết trình, tranh luận.
 2. Phải có ý kiến riêng về vấn đề được thuyết trình, tranh luận.
 3. Phải biết cách nêu lí lẽ và dẫn chứng – 
b) Gọi HS phát biểu ý kiến (cần có thái độ ôn tồn, hòa nhã, tôn trọng người đối thoại, tránh nóng nảy, vội vã hay bảo thủ)
III - Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học, khen những HS viết đơn đúng thể thức.
- Dặn dò : HS nhớ các điều kiện thuyết trình, tranh luận. 
- 2 HS đọc. Lớp nhận xét.
-HS nghe và ghi vở.
-1 HS đọc
- 4 HS đọc.
- HS thảo luận nhóm 4 và trả lời.
- 2 HS đọc.
- HS đóng vai theo nhóm 4 rồi biểu diễn.
- HS nhận xét.
- 1 HS đọc
- HS thảo luận nhóm 4 rồi trả lời.
- HS trả lời nối tiếp.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
.
phòng giáo dục quận hoàng mai
Trường Tiểu học Tân Mai
kế hoạch giảng dạy
Môn: Luyện từ và câu Tuần 9 Tiết số 2 Ngày dạy:.
Lớp : 5 Tên bài : đại từ
A – Mục đích, yêu cầu :
 1. Nắm được khái niệm đại từ ; nhận biết đại từ trong thực tế.
 2. Bước đầu biết sử dụng đại từ thay thế cho DT bị dùng lặp lại trong một văn bản ngắn.
 3. Giáo dục: HS có ý thức lựa chọn từ ngữ khi viết văn.
B - Dồ dùng dạy học :
- Bảng nhóm.
C – Các hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
2’
10’
5’
15’
3’
I – Kiểm tra bài cũ :
 - Gọi HS đọc đoạn văn tả một cảnh đẹp ở quê em hoặc nơi em sinh sống - BT3, tiết LTVC trước.
 - GV đánh giá. 
II – Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài và ghi đầu bài.
2. Phần Nhận xét :
Bài 1 :
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- Hỏi : + Các từ tớ, cậu dùng làm gì trong đoạn văn?
 + Từ nó dùng để làm gì?
- GV kết luận: các từ tớ, cậu, nó là đại từ.
Bài 2 : 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS trao đổi nhóm 2, làm bài theo gợi ý sau : 
+ Đọc kĩ từng câu.
+ Xác định từ in đậm thay thế cho từ nào.
+ Cách dùng ấy có gì giống cách dùng ở bài 1.
- Gọi HS phát biểu. GV kết luận.
3. Phần Ghi nhớ :
 - Thế nào là đại từ ? Đại từ dùng để làm gì?
 - Yêu cầu HS đọc ghi nhớ và lấy ví dụ.
 4. Phần Luyện tập 
Bài 1:
* Mục tiêu: Giúp HS nắm được kháI niệm đại từ và nhận biết Đại từ trong thực tế
 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
 - Gọi HS đọc các từ in đậm.
 - Yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời.
 - GV nhận xét và củng cố về đại từ.
Bài 2: 
* Mục tiêu: Giúp HS nắm được kháI niệm đại từ và nhận biết Đại từ trong thực tế
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
 - Yêu cầu HS tự làm bài(dùng bút chì gạch vào SGK)
 - GV chữa bài trên bảng lớp và củng cố về đặc điểm của đại từ.
Bài 3:
* Mục tiêu: Giúp HS bước đầu biết sử dụng đại từ thay thế cho DT bị dùng lặp lại trong một văn bản ngắn.
 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu và nội dung bài.
 - Yêu cầu HS làm bài theo cặp : đọc kĩ truyện, gạch chân những DT được lặp lại, tìm đại từ thích hợp để thay thế, viết lại đoạn văn sau khi đã thay thế.
 - Gọi HS đọc bài. GV cùng cả lớp nhận xét.
III - Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS đọc lại phần Ghi nhớ.
- Nhận xét giờ học - Dặn dò 
- 2 HS đọc. Lớp nhận xét.
-HS nghe và ghi vở.
-1 HS đọc
- HS trả lời
- 1 HS đọc
- HS trao đổi nhóm 2 và trả lời.
- HS trả lời
- Một số HS đọc.
- 1 HS đọc
- 1 HS đọc 
- HS trả lời
- 1 HS đọc
- HS đọc thầm và gạch vào SGK.
- 1 HS đọc
- HS trao đổi theo nhóm 2 rồi viết bài vào vở.
- 1 HS đọc
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
.
phòng giáo dục quận hoàng mai
Trường Tiểu học Tân Mai
kế hoạch giảng dạy
Môn: Tập làm văn Tuần 9 Tiết số 2 Ngày dạy:.
Lớp : 5 Tên bài : Luyện tập thuyết trình , tranh luận
A – Mục đích, yêu cầu :
 1. Bước đầu biết cách mở rộng lí lẽ và dẫn chứng trong thuyết trình, tranh luận.
 2. Giáo dục : HS có thái độ bình tĩnh, tự tin, và tôn trọng khi giao tiếp với bạn bè. 
B - Dồ dùng dạy học :
 - Bảng nhóm
C – Các hoạt động dạy học :	
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
2’
30’
3’
I – Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS trả lời câu hỏi :
 + Nêu những điều kiện cần có khi muốn tham gia thuyết trình, tranh luận một vấn đề nào đó ?
 + Khi thuyết trình, tranh luận, người nói cần có thái độ ntn ?
- GV đánh giá.
II – Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài và ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập :
Bài 1 : 
* Mục tiêu: Giúp HS bước đầu biết cách mở rộng lí lẽ và dẫn chứng trong thuyết trình, tranh luận.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài. GV giúp HS hiểu rõ yêu cầu.
- Yêu cầu HS đọc phân vai truyện.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu truyện :
+ Các nhân vật trong truyện tranh luận về vấn đề gì ?
+ ý kiến của từng nhân vật như thế nào ?
+ ý kiến của em như thế nào ?
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm : Mỗi HS đóng vai 1 nhân vật, dựa vào ý kiến của nhân vật, mở rộng, phát triển lí lẽ và dẫn chứng để bênh vực cho ý kiến ấy.
- Mời các nhóm cử đại diện tranh luận trước lớp. GV ghi tóm tắt những ý kiến hay vào bảng tổng hợp ý kiến đã có.
- GV cùng cả lớp nhận xét, bình chọn người tranh luận giỏi.
Bài 2 : 
* Mục tiêu: Rèn luyện khả năng thuyết trình trước đám đông với những lí lẽ , dẫn chứng cụ thể , thuyết phục
- Gọi 1 HS đọc nội dung bài.
- GV phân tích đề bài, giúp HS hiểu rõ yêu cầu của đề bài.
- GV nhắc HS :
+ Không cần nhập vai trăng - đèn để tranh luận mà cần trình bày ý kiến của mình.
+ Để thuyết phục mọi người, cần trả lời một số câu hỏi như :
Nếu chỉ có trăng thì chuyện gì sẽ xảy ra ? Đèn đem lại lợi ích gì cho cuộc sống ? Nếu chỉ có đèn thì chuyện gì sẽ xảy ra ? Trăng làm cho cuộc sống đẹp như thế nào ?
+ Đèn trong bài ca dao là đèn dầu, không phải đèn điện.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- GV chữa bài trên bảng nhóm.
- Gọi HS dưới lớp đọc bài của mình.
- GV cùng cả lớp nhận xét. 
III - Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học, khen những HS viết đơn đúng thể thức.
- 2 HS trả lời. Lớp nhận xét.
- HS nghe và ghi vở.
-1 HS đọc
- 5 HS đọc.
- HS thảo luận nhóm 4 rồi trình bày.
- 1 HS đọc.
- HS nghe.
- HS làm bài ra nháp, 1 HS làm bảng nhóm.
- Một số HS đọc. 
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_5_tuan_9_nguyen_thi_thuy_nga.doc