Giáo án dạy học học sinh giỏi Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 1, 2

Giáo án dạy học học sinh giỏi Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 1, 2

A.Mục tiêu :

- Củng cố KT về từ trái nghĩa, h/s nắm chắc khái niệm về từ trái nghĩa, biết tìm từ trái ngiã với từ cho trước, đắt câu có sử dụng cặp từ trái nghĩa, tìm và giải nghĩa các thành ngữ có cặp từ trái nghĩa.

- Nắm được 1 số từ, ngữ, thành ngữ nói về Tổ quốc – Nhân dân; Bước đầu nắm nghĩa sơ giản của các từ ngữ, thành ngữ; Biết đặt câu có dùng từ ngữ, thành ngữ nói về Tổ quốc – Nhân dân.

- Ôn tập về 1 số từ ngữ thuộc chủ đề Nhân hậu - Đoàn kết ( Đã học ở lớp 4 )

B. Các HĐ Dạy – Học :

TIẾT 1: ÔN TỪ TRÁI NGHĨA

1, Nhắc lại: Thế nào là từ trái nghĩa? Lấy VD

2,Bài tập:

Bài 1: Tìm từ trái nghĩa trong những câu thơ sau:

a.BD5 Trong như tiếng hạc bay xa

Đục như nước suối mới sa nửa vời.

 Tiếng khoan như gió thoảng ngoài

 Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa.

 

doc 10 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 10/03/2022 Lượt xem 311Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy học học sinh giỏi Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 1, 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Từ và câu : ôn tập về từ trái nghĩa ( 1 tiết )
MRVT : Tổ quốc – Nhân dân ( 1 Tiết )
Nhân hậu - Đoàn kết ( 1 Tiết )
A.Mục tiêu :
- Củng cố KT về từ trái nghĩa, h/s nắm chắc khái niệm về từ trái nghĩa, biết tìm từ trái ngiã với từ cho trước, đắt câu có sử dụng cặp từ trái nghĩa, tìm và giải nghĩa các thành ngữ có cặp từ trái nghĩa.
- Nắm được 1 số từ, ngữ, thành ngữ nói về Tổ quốc – Nhân dân; Bước đầu nắm nghĩa sơ giản của các từ ngữ, thành ngữ; Biết đặt câu có dùng từ ngữ, thành ngữ nói về Tổ quốc – Nhân dân.
- Ôn tập về 1 số từ ngữ thuộc chủ đề Nhân hậu - Đoàn kết ( Đã học ở lớp 4 )
B. Các HĐ Dạy – Học :
Tiết 1: ÔN Từ trái nghĩa
1, Nhắc lại: Thế nào là từ trái nghĩa? Lấy VD
2,Bài tập:
Bài 1: Tìm từ trái nghĩa trong những câu thơ sau:
a.BD5 Trong như tiếng hạc bay xa
Đục như nước suối mới sa nửa vời.
 Tiếng khoan như gió thoảng ngoài
 Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa.
b.NC5	 Sao đang vui vẻ ra buồn bã
 Vừa mới quen nhau đã lạ lùng.
c.NC5	 Sáng ra bờ suối tối vào hang
 Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.
- HS làm bài 
- Chữa bài(Đáp án Như trên)
Bài 2(BD5) Với mỗi từ in đậm dưới đây, hãy tìm 1 từ trái nghĩa:
 - thép cứng c. – muối nhạt
- học lực loại cứng - canh nhạt
- động tác cứng - màu áo nhạt
 - tình cảm nhạt
 - đường nhạt
 b. – hoa tươi d. - cân non
 - rau tươi rau tươi - tay nghề non
 - cá tươi - chim non
 - trứng tươi 
 - cau tươi
 - củi tươi
 - nét mặt tươi
 - màu sắc tươi
Bài 3: Tìm từ trái nghĩa thích hợp điền vaovào chỗ chấm và giải nghĩa các thành ngữ đó:
*1
Chết đứng còn hơn ... qùy. c. Chết vinh còn hơn...nhục
Chết...còn hơn sống đục. d. Chết một đống còn hơn sống...
*2( TVNC – T56)
 ------------------------------------------------------------
 Tiết 2 : Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh( 1 Tiết)
Đề 1: Tả cảnh buổi sáng trong vườn cây hoặc trên cánh đồng
A. Mục tiêu: 
- HS nắm chắc cấu tạo của bài văn tả cảnh.
- Vận dụng vào lập dàn bài và viết hoàn chỉnh bài văn.
B. Các hoạt động dạy học:
I, HS nhắc lại cấu tạo của 1 bài văn tả cảnh : Gồm 3 phần
1, MB : Giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả
2, TB: Có thể tả theo 1 trong 2 trình tự sau:
a. Trình tự thời gian ( Còn gọi là tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian . VD: Bài Hoàng hôn trên sông Hương – TV5,Tập 1,Trang11)
b. Tả theo trình tự không gian( Còn gọi là tả từng bộ phận của cảnh .VD: Bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa – TV5 Tập 1, Trang10 ).
Chú ý: Trong khi tả cần xen kẽ bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về cảnh. Nên dùng các từ láy gợi tả âm thanh hoặc hình ảnh thì câu văn sẽ có tác dụng gợi tả, gợi cảm và hành văn sẽ sinh động, hấp dẫn người nghe. Như trường hợp văn mẫu dưới đây đã sử dụng những từ in đậm và in nghiêng.
3, Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của em về cảnh vừa tả.
II, Vận dụng vào lập dàn bài:
1, HS đọc đề và phân tích đề.
 Thể loại: Tả cảnh
Đối tượng: Cảnh buổi sáng trong vườn cây.
2, Lập dàn bài( Đã làm ở buổi 1)
3, HS làm miệng
4, Nhận xét giờ học
 -------------------------------------------------------
Tiết 3+4: Ôn MRVT: Tổ quốc – Nhân dân
Nhân hậu - Đoàn kết
I, Tổ quốc – Nhân 1, HS hiểu:- Tổ quốc: Là đất nước gắn với những người dân của nước đó -Dân tộc : Là cộng đồng người hình thành trong lịch sử có chung lãnh thổ, ngôn ngữ.
2, Bài tập :
Bài 1: HS tìm các từ có chứa tiếng “quốc” có nghĩ là nước và nêu ý hiểu của mình về từ đó
VD: 
ái quốc: yêu nước
quốc gia : nước nhà
quốc ngữ: tiếng nói chung của cả nước
quốc lập : do nhà nước lập ra
quốc huy: huy hiệu tượng trưng cho một nước
quốc sách : chính sách quan trọng của nhà nước
quốc hội: cơ quan dân cử có quyền lực cao nhất trong một nước...
Bài 2: Chỉ ra từ không cùng nhóm(TVNC T53)
Bài 3: Tìm từ lạc trong nhóm và đặt tên cho mỗi nhóm( TVNC5 – T54)
Bài 4: Tìm các thành ngữ nói về phẩm chất tốt đẹp của nhân dân ta trong đó có sử dụng từ trái nghĩa.
Hs trao đổi làm bài
Chữa bài
Đáp án:
- Trọng nghĩa khinh tài
- Chết đứng còn hơn sống quỳ...
II, Nhân hậu - Đoàn kết:
GV yêu cầu h/s mở BDTV 4 làm miệng Bài 1 – Đề2
II, Nhận xét giờ học
 ----------------------------------------------------------------------- 
Tập làm văn: Luyện tập dựng đoạn ( Tiếp theo )
A. Mục tiêu :HS tiếp tục thực hành về dựng đoạn trong văn tả cảnh. Qua đó củng cố thêm kỹ năng về viết văn tả cảnh.
B. Các bước lên lớp:
1, HS nhắc lại thế nào là đoạn văn?
2, Nêu các trình tự miêu tả trong văn tả cảnh.
3, Khi q/sát để tìm ý trong văn tả cảnh , em có thể sử dụng những giác quan nào?
4, Thực hành viết một số đoạn văn theo yêu cầu sau:
Đoạn 1: Tả cảnh nơi em ở vào một sáng đẹp trời( sáng mùa xuân)
Tham khảo: 
 (1) Một buổi sáng mùa xuân thật đẹp.(2) Mới sáng ra mà làng quê em đã thức giấc.(3) Mọi người hối hả đổ ra đường để bắt đầu cho một ngày mới.(4) Sắp tết rồi có khác, đâu đâu cũng rạng rỡ, tươi sáng hẳn lên.(5) Ngôi nhà nào cũng được gia chủ sắm cho một chiếc áo choàng thật mới.(6) Trong các khu vườn, muôn hoa đang đua nhau nở, chim chóc ríu rít hót ca.(7) Ôi, thật là vui!
Đoạn 2: Tả cảnh nơi em ở vào một buổi trưa hè.
Tham khảo:
 (1) Trưa hè, làng quê như đắm mình trong cái nắng chói chang.(2) Đường làng ngõ xóm thật vắng vẻ.(3) Có lẽ, mọi người đang ngon giấc ngủ trưa.(4) Không một ngọn gió, không một tiếng chim kêu, tiết trời oi ả đến nỗi luỹ tre kia cũng phải bần thần vì nhớ gió.(5) ấy vậy mà, mấy bác trâu già vẫn thản nhiên nằm nhai lại mớ cỏ kiếm được ban sáng.(6) Bỗng đâu đó, một vài tiếng chim lảnh lót cất lên như muốn gọi gió về.
Đoạn 3: Tả một cảnh sông nước mà em từng được quan sát ( HS tự lập dàn ý, giờ sau viết bài ).
Tuần 2
TLV : Luyện tập tả cảnh( 2Tiết )
Đề 5: Tả cảnh nơi em ở vào một sớm đẹp trời( Hoặc cảnh bình minh trên quê hương em)
 Tiết 1: Tìm ý – Lập dàn bài
A. HD h/s phân tích yêu cầu của đề
B. HS tìm ý lập dàn bài
1, MB: Giới thiệu cảnh buổi sáng( cảnh bình minh ) trên quê hương em
VD: - Buổi sáng trên quê em thật đẹp và đáng nhớ.
Bình minh trên quê em đẹp lắm.
2, TB: Tả sự thay đổi của cảnh theo trình tự thời gian
a. Cảnh làng quê khi trời vừa sáng:
- Gà gáy râm ran, mọi người trở dậy. Tiếng mở cửa kèn kẹt, tiếng nước chảy ồ ồ, tiếng lợn ụt ịt đòi ăn và ánh lửa đã bập bùng trên các bếp.
- Làng quê ngập chìm trong sương sớm ; trời sáng có thể nhận rõ từng phút một.
- Khắp xóm làng rộn rã đủ thứ âm thanh; những mảng sắc mơ hồng của ngày mới đang dần lấn chiếm mọi không gian.
- Trên các nóc nhà, khói bếp đã lan toả, uốn lượn vòng vèo lơ lửng giữa không trung như những dải voan trắng mềm mại.
b. Cảnh làng quê khi mặt trời lên:
- mặt trời xuất hiện, nắng sớm đã tràn lan khắp không gian xua đi màn sương mù lúc trước.
- Trên bầu trời cao xanh mênh mông, những đám mây trắng xốp đang lững lờ trôi
- Vạn vật trên quê em như bừng tỉnh, gió lao xao ca hát, chim chóc líu lo trên cành, cây lá reo vui chào đón bình minh.
-Đường làng bắt đầu hoạt động và huyên náo; các bác nông dân vác cày, vác cuốc ra đồng, các cô các chị tíu tít rủ nhau ra chợ, còn chúng em hớn hở cắp sách đến trường...
KB: Ngắm nhìn quê hương khi một ngày mới bắt đầu, em thấy tâm hồn thảnh thơi trong sáng vô cùng. Yêu quê hương em biết bao nhiêu!
Tiết 2: HS viết bài
 ---------------------------------------------------------
Từ và câu: Ôn tập Từ đồng âm – từ trái nghĩa( 3 Tiết )
A. Mục tiêu: Củng cố KT về từ đồng âm; Từ trái nghĩa; HS được luyện tập làm một số BT về từ ĐÂ và TTN dạng tìm từ vầ phân biệt nghĩa; Chỉ ra các cách hiểu của câu có dùng từ ĐÂ để chơi chữ,; Đặt cau có sử dụng Từ ĐÂ và từ TN.
B. Các HĐ dạy học:
1, Nhắc lại KT vè TĐÂ và TTN
- Thế nào là TTN? Lấy VD. Việc đặt các từ TN bên cạnh nhau có tác dụng gì?
- Thế nào là TĐÂ? Thế nào là dùng từ đồng âm để chơi chữ? Việc dùng TĐÂ để chơi chữ có tác dụng gì? Lấy VD
2, Luyện tập:
Bài 1: Tìm các từ trái nghĩa với mỗi từ sau:
Hoà bình ( chiến tranh, loạn lạc, xung đột)
Thương yêu( ghét, ghét bỏ, căm ghét...)
Đoàn kết ( chia rẽ, chia lìa, chia tách, chia cắt)
Giữ gìn ( phá, phá hại ,pháhoại, phá phách)
Bài 2: Đặt 2 câu với mỗi cặp từ trái nghĩa vừa tìm được ở bài 1;
Bài 3: Tìm các câu thành ngữ, tục ngữ có chứa cặp từ trái nghĩa và giải nghĩa 2 trong số các thành ngữ vừa tìm được.
Đáp án:
a. Các thành ngữ tục ngữ tìm được là:
Hẹp nhà rộng bụng
Gạn đục khơi trong
Xấu người đẹp nết
 - Trên kính dưới nhường
 - Gần mực thì đen, gần đèn thì dạng(sáng)
- Lá lành đùm lá rách - Thức khuya dậy sớm.
 - Chết vinh còn hơn sống nhục/ Chết đứng còn hơn sống quỳ/ ...
 - ăn ít ngon nhiều. – Lên thác xuống ghềnh
 - Ba chìm bảy nổi - Chân cứng đá mềm
 - Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa ( Nắng chóng trưa, mưa chóng tối)
 - Kính già , yêu trẻ. – Trọng nghĩa khinh tài
b. Giải nghĩa 2 thành ngữ( Tục ngữ):
 - Lên thác xuống ghềnh: Sự gian nan vất vả trong cuộc sống.
 - Lá lành đùm lá rách: Người có điều kiện hơn cần biết giúp đỡ người khó khăn hơn.
 - Trọng nghĩa khinh tài: Coi trọng tình nghĩa, coi nhẹ tiền của
 - Chân cứng đá mềm: Sức lao động của con người sẽ chiến thắng thiên nhiên.
 - Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa: Trời nắng sẽ tốt cho cây dưa, trời mưa sẽ tốt cho cây lúa.
Bài 4: Tìm các từ trái nghĩa với mỗi từ sau:
 thật thà, giỏi giang,cứng cỏi, hiền lành,nhỏ bé, nông cạn, sáng sủa, thuận lợi, vui vẻ, cao thượng, cẩn thận, siêng năng, nhanh nhảu, đoàn kết, hồi hộp, vắng lặng.
Bài 5: Tìm các cặp từ trái nghĩa có trong 2 câu sau:
 Trời trong xanh, biển nhẹ nhàng, trời âm u, biển nặng nề. Như một con người biết buồn, vui ; biển lúc lạnh lùng, đăm chiêu, lúc sôi nổi, ồn ã 
Bài 6: Tìm TĐÂ trong các câu sau và phân biệt nghĩa của cá từ đó:
Chúng ta ngồi vào bàn để bàn công việc.
Lê Công Vinh vừa ghi một bàn thắng cho đội nhà.
Em đánh răng bằng bàn trải PS.
Bàn tay của bé rất xinh xắn.
Cụ ấy đang lập đàn để tế lễ.( Nền đất đắp cao hoặc đài dựng cao để tế lễ)
Anh ấy đàn rất hay.( Hành động đánh hoặc gảy đàn)
Đàn sẻ đang nhặt thóc rơi.(Tập hợp số đông các con vật cùng loài)
Lan bước lên diễn đàn.( Nơi diễn thuyết)
Anh Nam chơi đàn ghi ta rất hay.( Chỉ một loại nhạc cụ)
Mẹ em đang đàn thóc ra phơi.( San ra cho đều trên bề mặt)
Đáp án: Phần trong ngoặc đơn
Bài 7 : đặt câu để từ bàn mang những nghĩa sau đây:( Đáp án là bài tập 6)
Đồ dùng có mặt phẳng, có chân, dùng để làm việc.
Lần tính được thua ( trong thi đấu bóng đá ).
- Trao đổi ý kiến
Vật dụng dùng để chà(cọ) cho răng trắng.
Bộ phận của cơ thể con người, có năm ngón, để cầm.
Bài 8: Mỗi câu sau có mấy cách hiểu, diễn đạt lại cho rõ từng cách hiểu đó:
Mời các anh chị ngồi vào bàn.
Đem cá về kho!
Đầu gối đầu gối.
Vôi tôi tôi tôi.
Tôi bán nước nhưng không bán nước.
Công việc nhà chồng chị lo hết.
Xe không được rẽ phải.
Đoàn tàu chở ô tô sơn xanh.
Trứng bác bác bác .
Hổ mang bò lên núi.
Bài 9: Với mỗi từ sau đây hãy đặt 2 câu để các từ đó là từ đồng âm:
Chiếu, kén, mọc, sáng, bản, đậu, bò, chỉ, vải, đàn, dịch, hay
VD: 
Kén: * Hay:
Em rất kén món ăn.(ĐT) – Lan rát hay đi muộn.(TT)
Cái kén này rất xinh. (DT) – Lan hát rất hay.(TT)
 * Vải(DT)
- Mẹ em vừa mua 3 mét vải.(DT) – Chùm vải này rất ngọt.(DT)
 * Đàn(ĐT)
- Mẹ em đàn thóc ra phơi. – Anh ấy đàn rất hay.
3, Nhận xét giờ học

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan1,2-B2.doc