Giáo án dạy học học sinh giỏi Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 11

Giáo án dạy học học sinh giỏi Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 11

LUYỆN TẬP NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ

I/ Mục đích yêu cầu

- HS vận dụng KT đã học để xác định một số cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ

- HS biết sử dụng các từ nối phù hợp khi nói và viết câu ghép

II/ Đồ dùng dạy học: Sách TVNC5

III/ Hoạt động dạy học:

1/ Kiểm tra: HS nhắc lại cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ

2/ Hướng dẫn luyện tập :

Bài1: Xác định các vế câu QHT và cặp QHT nối các vế câu trong mỗi câu ghép sau :

a/ Nếu chỉ cần miếng cơm manh áo thì tôi ở Phan Thiết cũng đủ sống .

 vế 1 vế 2

b/ Đêm đã rất khuya nhưng anh Thành vẫn ngồi bên máy vi tính .

 vế 1 vế 2

c/ Gió mùa đông bắc tràn về và trời trở rét .

 vế 1 vế 2

d/ Tuy gia đình gặp nhiều khó khăn nhưng bạn Hạnh vẫn phấn đấu học giỏi.

 vế 1 vế 2

- HS đọc và nêu y/c của BT

- Cả lớp làm bài vào vở – 1 HS lên bảng làm – GV gọi nhận xét, chữa bài

 

doc 4 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 10/03/2022 Lượt xem 350Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy học học sinh giỏi Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện tập nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
I/ Mục đích yêu cầu 
- HS vận dụng KT đã học để xác định một số cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ 
- HS biết sử dụng các từ nối phù hợp khi nói và viết câu ghép 
II/ Đồ dùng dạy học: Sách TVNC5
III/ Hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra: HS nhắc lại cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ 
2/ Hướng dẫn luyện tập :
Bài1: Xác định các vế câu QHT và cặp QHT nối các vế câu trong mỗi câu ghép sau :
a/ Nếu chỉ cần miếng cơm manh áo thì tôi ở Phan Thiết cũng đủ sống .
	vế 1 vế 2
b/ Đêm đã rất khuya nhưng anh Thành vẫn ngồi bên máy vi tính .
 vế 1 vế 2
c/ Gió mùa đông bắc tràn về và trời trở rét . 
 vế 1 vế 2
d/ Tuy gia đình gặp nhiều khó khăn nhưng bạn Hạnh vẫn phấn đấu học giỏi. 
 vế 1 vế 2
- HS đọc và nêu y/c của BT
- Cả lớp làm bài vào vở – 1 HS lên bảng làm – GV gọi nhận xét, chữa bài
Bài 2: Tìm QHT thích hợp để diền vào chỗ trống trong từng câu dưới đây: 
a/tôi đạt danh hiệu “HS xuất sắc”bố mẹ tôi thưởng cho tôi được đi tắm biển Sầm Sơn.(nếu – thì)
b/ trời mưa lớp ta hoãn đi cắm trại.(Vì - nên)
c/ trẻ con thích bộ phim Tây Du Kí ...người lớn cũng rất thích.(Không những-mà)
d/ Lan bị đau chân bạn ấy vẫn cố gắng đến trường. (Mặc dù- nhưng)
- Cách tiến hành tương tự như BT1 
- Gọi HS thi đua nêu miệng các cặp QHT
- GV nhận xét nhanh và kết luận cặp QHT phù hợp nhất.
Bài 3: Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 3-5 câu nói về ý thức của một công dân.
Trong doạn văn đó có dùng QHT và cặp QHT để nối các vế câu ghép . 
- Cho HS tự viết đoạn văn ra nháp 
- Gọi HS nối tiếp nhau trình bày miệng đoạn văn 
– Gọi HS nhận xét sửa chữa 
– GV khen HS viết đoạn văn hay.
 3/ Củng cố, dặn dò: 
- HS nhắc lại nội dung bài.
 - Dặn HS về nhà xem lại bài.
-----------------------------------------------------------------
cảm thụ thơ văn
I/ Mục đích yêu cầu;
 - Tiếp tục rèn cho HS nhận biết BPNT trong những đoạn thơ viết về Bác Hồ 
 - Nêu đựơc tác dụng của BPNT( cái hay ,cái đẹp về nd ), trình bày được cảm nhận của bản thân qua đoạn thơ 
 - Rèn HS thành thạo kĩ năng viết đoạn văn cảm thụ văn học 
II/ Đồ dùng dạy học : Tài liệu cảm thụ văn học ở TH + BDTV4+5
III/ Các hoạt động dạy học : 
1/ Kiểm tra: HS đọc lại 2 đoạn văn đã hoàn chỉnh ở nhà giờ trước 
2/ Dạy bài mới :
a/ Giới thiệu bài: GV nêu MĐYC của giờ học 
b/ HD luyện tập:
* Bài tập 1: Trong bài “ Về thăm nhà Bác” nhà thơ Nguyễn Đức Mậu có viết :
Ngôi nhà Bác thuở thiếu thời
Nghiêng nghiêng mái lợp bao đời nắng mưa
Chiếc giường tre quá đơ xơ
Võng gai ru mát những trưa nắng hè.
Em hãy trình bày cảm nhận của em khi đọc đoạn thơ trên.
- GV cho HS đọc - nêu y/c của bài tập
- Gợi ý HS viết đoạn văn:
- Bằng những chi tiết hình ảnh : mái nhà lợp nghiêng nghiêng, trong nhà có chiếc giường tre đơn sơ, chiếc võng gai ru mát những buổi trưa hè, tác giả đã tả ngôi nhà của Bác, thuở thiếu thời giản dị mộc mạc 
- T/g chọn tả những vật đơn sơ nhưng đã gắn bó những kỉ niệm về tuổi thơ của Bác
- Tác giả sử dụng thể thơ lục bát và bằng biện pháp đảo ngữ nhấn mạnh mái nhà đã từng trải nắng mưa, ta thấy cuuộc sống của Bác đầy vất vả nhưng rất bình dị , thanh thản, nghĩa tình 
- Qua thơ em càng kính trọng và yêu quý Bác Hồ 
- Cho HS viết đoạn văn cảm thụ ra nháp – nối tiếp nhau đọc trước lớp – GV khen HS làm bài tốt .
Bài tập 2: Mở đầu bài thơ “Thăm cõi Bác xưa” nhà thơ Tố Hữu viết :
Anh dắt em vào cõi Bác xưa
Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa
Có hồ nước lặng sôi tăm cá
Có bưởi cam thơm mát bóng dừa
Em thấy những cảnh sắc gì đẹp trong khu vườn nhà Bác? Nêu những cảm nhận của em khi đọc đoạn thơ trên ?
- Cách tiến hành tương tự như BT1 
- Gợi ý trả lời :
	+ Những cảnh sắc đẹp trong khu vườn nhà Bác có gì đẹp ? 
- Có đường xoài hoa trắng nắng đu đưa, có hồ nước lặng sôi tăm cá, có bưởi cam thơm , có bóng dừa che mát
	+ Em có cảm nhận gì khi đọc khổ thơ ?
- Khu vườn nhà Bác giàu cảnh sắc thiên nhiên, có vườn cây ao cá giữa lòng Thủ đô cho ta thấy Bác rất yêu thiên nhiên, thích sống giản dị, thanh cao, yêu lao động sản xuất. Vì vậy mà t/g đưa chúng ta vào cõi Bác xưa nhằm liên tưởng một cõi nhẹ nhàng. 
- HS dựa vào gợi ý để viết đoạn văn cảm thụ .
- GV chấm và chữa bài hoàn chỉnh cho HS 
3/ Củng cố - dặn dò :
- HS đọc lại 2 đoạn văn cảm thụ 
- Dặn HS về nhà viết bài hoàn chỉnh vào vở .
------------------------------------------------------------------
Kiểm tra( 90 phút)
I/ Mục đích , yêu cầu:
- Kiểm tra đánh giá HS các KT và kĩ năng đã học về từ và câu, đoạn văn, cảm thụ văn học 
- Rèn kỹ năng xác định kiến thức và trình bày bài 
II/ Đồ dùng dạy học: Sách TVNC và các tài liệu BDHSG
III/ Hoạt động dạy học :
1/ GV nêu MĐYC của giờ học
2/ Nội dung và hình thức kiểm tra :
GV phát cho HS mỗi em 1 đề 
HS làm bài – GV bao quát nhắc nhở ý thức làm bài của HS 
Câu1: (2điểm)Tìm các danh từ , động từ, tính từ, quan hệ từ trong đoạn văn sau:
	Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ. Ngày qua trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái .
Câu 2: ( 2 điểm) : Tìm từ đồng âm trong những câu văn sau rồi phân biệt nghĩa của mỗi từ đó .
a/ - Con nghé nhà chị Hoa lớn rất nhanh.
 - Bạn Hoa nghé mắt qua cửa sổ .
b/ - Anh Tuấn thổi sáo rất hay.
 - Con sáo nhà bạn Hoà nuôi trong lồng tre.
Câu 3: (2 điểm) : Tìm từ trái nghĩa trong câu thơ sau , phân tích cặp từ trái nghĩa tìm được?
Chị buồn nhớ những ngày qua
Em vui nghĩ những ngày xa đang gần.
Câu 4: (2 điểm) : Tìm thêm 3 từ đồng nghĩa với mỗi từ dưới đây :
a/ thành công,
b/ hệ quả,
Câu 5 : (2 điểm) :Viết 1 đoạn văn ngắn gồm 5 câu nói về việc học tập của em, trong đoạn văn đó có sử dụng .
Trạng ngữ chỉ thời gian và trạng ngữ chỉ nơi chốn .
Dấu ngoặc kép để đánh dấu lời nói trực tiếp .
Hai câu ghép 
Câu 6: (2 điểm) :Trong bài “ Đất nước”, nhà thơ Nguyễn Đình Thi có viết :
 Nước chúng ta
 Nước của những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
 Những buổi ngày xưa vọng nói về .
Em hiểu câu thơ trên như thế nào ? Hai dòng thơ cuối muốn nhắc nhở chúng ta điều gì ?
Câu 7: (7 điểm): Em hãy tả một cảnh đẹp quê hương do con người tạo nên mà em yêu thích. 
Lưu ý : Chữ viết và trình bày : 1 điểm
3/ Tổng kết – dặn dò :
GV thu bài , nhận xét giờ kiểm tra 
Dặn HS về nhà làm lại bài vào vở 

Tài liệu đính kèm:

  • docT11.doc