Giáo án dạy học học sinh giỏi Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 12

Giáo án dạy học học sinh giỏi Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 12

A. Mục tiêu:

- Tiếp tục củng cố KN làm các bài tập về phát hiện nghệ thuật và nêu cảm nhận khi đọc đoạn thơ, đoạn văn.

- Rèn kĩ năng dựng đoạn cho HS.

B. HD luyện tập:

Bài 1: Đọc khổ thơ sau, em hiểu người nông dân muốn nói với chúng ta điều gì? Cách diễn tả hình ảnh có sự đối lập ở câu thơ cuối bài đã nhấn mạnh được ý gì?

Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

Ai ơi! Bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần

HD h/s tìm hiểu bài ca dao:

+ 2 dòng đầu: Người nông dân cày đồng vào lúc nào?

+ Hình ảnh so sánh “ Mồ hôi.ruộng cày” có ý nói gì?

+ 2 dòng thơ cuối: Người nông dân muốn nhắn gửi điều gì?

+ Cách diễn tả hình ảnh có sự đối lập ở câu thơ cuối bài nhấn mạnh ý gì?

Đáp án:

 Đọc bài ca dao em hiểu người nông dân muốn nhắn gửi tới chúng ta một điều là: Hỡi những người bưng bát cơm đầy, trước khi ăn hãy nhớ: mỗi hạt gạo dẻo thơm đã chứa đựng biết bao mồ hôi công sức, bao vất vả khó nhọc( muôn phần đắng cay) của người lao động làm ra nó.

 

doc 5 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 10/03/2022 Lượt xem 300Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy học học sinh giỏi Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1+2: Bài tập về Cảm thụ văn học
A. Mục tiêu: 
- Tiếp tục củng cố KN làm các bài tập về phát hiện nghệ thuật và nêu cảm nhận khi đọc đoạn thơ, đoạn văn.
- Rèn kĩ năng dựng đoạn cho HS.
B. HD luyện tập:
Bài 1: Đọc khổ thơ sau, em hiểu người nông dân muốn nói với chúng ta điều gì? Cách diễn tả hình ảnh có sự đối lập ở câu thơ cuối bài đã nhấn mạnh được ý gì?
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi! Bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần
HD h/s tìm hiểu bài ca dao:
+ 2 dòng đầu: Người nông dân cày đồng vào lúc nào?
+ Hình ảnh so sánh “ Mồ hôi....ruộng cày” có ý nói gì?
+ 2 dòng thơ cuối: Người nông dân muốn nhắn gửi điều gì?
+ Cách diễn tả hình ảnh có sự đối lập ở câu thơ cuối bài nhấn mạnh ý gì?
Đáp án:
 Đọc bài ca dao em hiểu người nông dân muốn nhắn gửi tới chúng ta một điều là: Hỡi những người bưng bát cơm đầy, trước khi ăn hãy nhớ: mỗi hạt gạo dẻo thơm đã chứa đựng biết bao mồ hôi công sức, bao vất vả khó nhọc( muôn phần đắng cay) của người lao động làm ra nó.
---------------------------------------------------------------
Tập làm văn: luyện tập tả người( 2tiết )
 Đề1: Dựa vào những câu thơ sau, em hãy tưởng tượng và tả lại hình ảnh chú bé liên lạc hồn nhiên, dũng cảm:
 Chú bé loắt choắt Ca nô đội lệch
 Cái xắc xinh xinh Mồm huýt sáo vang
 Cái chân thoăn thoắt Như con chim chích
 Cái đầu nghênh nghênh Nhảy trên đường vàng.
 ( Lượm – Tố Hữu )
Mục đích:-
Củng cố kĩ năng làm một bài văn tả người.
Làm quen với việc tả nhân vật trong tác phẩm thơ văn, biết dựa vào ý thơ văn miêu tả và trí tưởng tượng của mình, hs biết tả được nhân vật theo cấu tạo của bài văn tả người.
HD luyện tập:
1, HD đọc đề, phân tích đề:
 Thể loại : Tả người
 Đối tượng: Nhân vật chú bé liên lạc
 Trọng tâm: dáng vẻ hồn nhiên, tinh thần dũng cảm.
 Mối quan hệ: nhân vật trong thơ
2, HD hs tìm ý – Lập dàn bài:
MB: Gt chú bé liên lạc Lượm
TB:
*Lưu ý: GV HD h/s đây là một kiểu bài tả người nên cần bám sát cấu tạo của bài văn tả người để miêu tả. Cụ thể là phần thân bài phải tả được đủ 2 nội dung là tả ngoại hình và tả tính tình hoạt động của người đó. 
 Các ý tả có được là do dựa vào ý thơ, tuy nhiên cũng cần phải có thêm sự tưởng tượng của em nữa thì mới có được một bài văn hoàn chỉnh được. Nhưng chú ý là phải tưởng tượng trên cơ sở dựa vào lời thơ và phần gợi ý của đề.
 Với đề bài này thì nên tả đan xen hai nội dung: ngoại hình và tính tình là phù hợp nhất.
Tuổi: lên chín, lên mười ( thế mà đã làm được rất nhiều việc cho cách mạng)
Dáng: nhỏ nhắn nhanh nhẹn
Da: sạm nắng, đầu đội mũ ca nô lệch, trông rất tinh nghịch
Cậu ăn mặc: giản dị, mộc mạc, thường là bộ quần áo màu chàm cổ bà ba đã sờn bạc
Tóc cắt cao,Vầng trán rộng, Đôi mắt sáng, thông minh. Nụ cười rất tươi và hồn nhiên, Má luôn ửng hồng như trái bồ quân
Vật cậu luôn mang theo bên mình là chiếc xắc cốt xinh xinh để cất giữ thư từ tài liệu cho cách mạng
Sinh ra và lớn lên khi quê hương, đất nước đang có giặc ngoại xâm, Lượm sớm mang trong mình tình yêu tổ quốc thiết tha và lòng căm thù giặc sâu sắc. Cậu tình nguyện tham gia cách mạng không một chút đắn đo, do dự.
Mỗi lần nhận nhiệm vụ xong, cậu lại giơ tay lên đầu, chào cấp trên một câu rõ to: “Thôi, chào đồng chí! Cháu xin được lên đường” . Và nhoẻn miệng cười đầy tinh nghịch, dí dỏm. Dường như với Lượm được tham gia cách mạng là một vinh dự lớn lao. Trong lửa đạn mịt mù, cậu lao đi như một mũi tên, không sợ hiểm nguy, quyết trao lệnh của cấp trên tới tận tay những người chỉ huy trận đánh. Bước chân cậu thoăn thoắt nhảy trên đường. Miệng không ngừng huýt sáo. Trông cậu lúc này hồn nhiên, nhí nhảnh như một con chim chích nhỏ đang nhảy nhót, dạo chơi trên cánh đồng quê hương.
KB: Hình ảnh chú bé liên lạc Lượm hồn nhiên, dũng cảm yêu đời luôn đọng mãi trong tâm trí em.
3, HS làm miệng – Nhận xét bổ sung
4, Nhận xét giờ học:
--------------------------------------------------------------
Ôn luyện tổng hợp( 2tiết )
I/ Mục đích , yêu cầu
- Ôn luyện các kiến thức tổng hợp dạng đề 
- Rèn cho HS cách xác định kiến thức và kĩ năng trình bày bài .
II/ Đồ dùng dạy học: Tài liệu BDHSGTV4+5
III/ Hoạt động dạy học :
1/ GV nêu MĐYC của giờ học
2/ Hướng dẫn luyện tập :
GV lần lượt chép từng bài tập lên bảng – HS đọc và nêu y/c của bài tập và cách trình bày bài 
- Gọi HS lên bảng làm bài- Cả lớp nhận xét – GV chữa bài 
Bài 1: Với mỗi từ in nghiêng dưới đây, hãy tìm một từ trái nghĩa:
a/ cam ngọt/chua
b/ đồng hồ chết/ chạy
c/ đường xa/gần
Bài 2: Đặt câu để phân biệt từ đồng âm sau : sẻ, ấp
a/ sẻ: - Con sẻ nhỏ rơi từ trên ổ xuống trông thật đáng thương.
	- Chúng ta hãy nhường cơm sẻ áo cho những người nghèo .
b/ ấp : - Những chú chim non đang được mẹ ấp ủ.
	-Trong ấp , có người vẫn chưa nắm chắc về luật mới. 
Bài 3 : Em hãy viết một đoạn văn ngắn ( từ 5 đến 7 câu ) nói về tình cảm của những người trong gia đình em . Trong đoạn văn đó có sử dụng biện pháp nghệ thuật ( nhân hoá hoặc so sánh) và dấu ngoặc kép, dấu chấm than.
	Gạch dưới câu văn có sử dụng BPNT( nhân hoá hoặc so sánh)
- Gợi ý về các y/c của đề bài :
	+ H/ả so sánh : Vui như tết
	+ H/ả nhân hoá : Tiếng nói tiếng cười không bao giờ rời xa ngôi nhà
	+ Dấu ngoặc kép : Mẹ vẫn thường nói : “Anh thuận em hoà là nhà có phúc”
	+ Dấu chấm than :Em thật là sung sướng khi mình có một gia đình hạnh phúc!
Bài 4 :Tìm các danh từ, động từ, tính từ là từ ghép trong đoạn văn sau:
	Mặt trăng tròn vành vạnh từ từ nhô lên sau luỹ tre đầu làng, toả ánh vàng dịu mát xuống mặt đất. Cành cây, kẽ lá đẫm ánh trăng. Không gian thật yên tĩnh, tưởng như nghe rõ cả tiếng côn trùng rả rích.
Danh từ : mặt trăng, luỹ tre, mặt đất, cành cây, kẽ lá, không gian, côn trùng,
Tính từ: vành vạnh, từ từ, vàng dịu, yên tĩnh, rả rích 
 Động từ :nhô lên,
Bài 5 : Trong bài thơ Mẹ và quảcủa nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, có đoạn :
 Những mùa quả mẹ tôi hái được
 Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
 Những mùa quả lặn rồi lại mọc
 Như mặt trời, khi như mặt trăng
Em hãy nêu cảm nghĩ của em qua đoạn thơ trên?
* Gợi ý : Ca ngợi công ơn sinh thành nuôi dưỡng dạy bảo đàn con khôn lớn của bao người mẹ trên đời. Những đứa con .đều đem lại ánh sáng rực rỡ là nguồn hạnh phúc, hi vọng của mẹ . Người mẹ sinh con đẻ cái chính là đem lại ánh sáng và nguồn sống cuộc đời.
Câu 6: Tập làm văn :
	Em hãy kể lại một kỷ niệm khó quên về tình bạn trong những năm tháng học trò.
 * Gợi ý : +Tình bạn trở nên thân thiết hơn qua việc giúp đỡ nhau 
	 + Tình bạn trở nên gắn bó hơn sau một lần giận dỗi
	 + Tình bạn trở nên thắm thiết hơn sau một lần cách xa
3/ Củng cố, dặn dò: 
HS hệ thống lại các dạng bài tập
GV dặn về nhà xem lại bài

Tài liệu đính kèm:

  • docT12.doc