Giáo án chuẩn tuần 1

Giáo án chuẩn tuần 1

TẬP ĐỌC

THƯ GỬI CÁC HỌC SINH

I.Mục đích yêu cầu :

- Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.

- Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn.

- Học thuộc đoạn: Sau 80 năm công học tập của các em(Trả lời được các câu hỏi 1,2,3.)

II. Đồ dùng dạy - học : - GV : Nội dung bài ; Tranh SGK phóng to, viết đoạn học thuộc lòng.

 - HS : Đọc, tìm hiểu bài.

III.Các hoạt động dạy - học:

 1.Ổn định :

 2. Bài cũ : Kiểm tra sách vở HS.

 

doc 38 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1144Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án chuẩn tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 1
THỨ /NGÀY
Mơn dạy
Tiết PPCT
Tên bài dạy
Hai
17/8
Chào cờ
Tập đọc
Tốn
Kỹ thuật
Đạo đức
 Ba
18/8
Khoa học
Chính tả 
Tốn
LT& câu
T Dục
Tư
19/8
Tập đọc 
Lich sử- Địa lý
Tốn
TLV
Nhạc
Năm
20/8
Mỹ thuật
LT& câu
Tốn
Lịch sử- Địa lý
T dục
HĐNGLL
Sáu
21/8
Kể chuyện 
TLV
Tốn 
Khoa học
SHL
Thứ hai ngày 17 tháng 8 năm 2009
TẬP ĐỌC
THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
I.Mục đích yêu cầu :
- Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
- Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn.
- Học thuộc đoạn: Sau 80 năm công học tập của các em(Trả lời được các câu hỏi 1,2,3.) 
II. Đồ dùng dạy - học : - GV : Nội dung bài ; Tranh SGK phóng to, viết đoạn học thuộc lòng.
 - HS : Đọc, tìm hiểu bài.
III.Các hoạt động dạy - học:
 1.Ổn định : 
 2. Bài cũ : Kiểm tra sách vở HS.
 3. Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đề.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Luyện đọc
- Gọi 1 HS khá, giỏi đọc cả bài.
- GV chia đoạn trong SGK.
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn đến hết bài (3 lượt).
+ Lần1:Theo dõi, sửa phát âm sai cho HS
+ Lần 2: Giúp HS hiểu các từ ngữ mới và khó trong phần giải nghĩa từ
- GV kết hợp giải nghĩa thêm:
“ xâydựng lại cơ đồ” làm những việc có ý nghĩa lớn về kinh tế, văn hóa để đất nước giàu mạnh.
+ Lần 3 : Hướng dẫn HS đọc ngắt nghỉ đúng ở câu văn dài.
- Gọi 1 -2 HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm cả bài ( Đoạn 1: đọc thong thả, xuống giọng ở câu mở đoạn, cao giọng ở câu hỏi cuối đoạn.
Đoạn 2: đọc thong thả, ngắt giọng ở câu dài thể hiện lòng mong mỏi thiết tha của Bác.)
HĐ2 : Tìm hiểu bài.
- Yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi.
+ Đoạn 1: “ Từ đầu đến  nghĩ sao”.
H: Ngày khai trường đầu tiên tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với ngày khai trường của chúng ta vừa qua?
+ Từ ngày 5/9/1945 ấy, học sinh được nhận 1 nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam vì đó là ngày bắt đầu năm học đầu tiên của nước Việt Nam độc lập.
Giải thích : Nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam là nền giáo dục học tiếng Việt, chữ Việt để phục vụ người Việt.
H: Nêu ý 1?
- Lắng nghe và chốt ý.
Ý 1 : Niềm vinh dự và phấn khởi của học sinh trong ngày khai trường đầu tiên
+ Đoạn 2: “ Phần còn lại”.
H: Sau cách mạng tháng 8, nhiệm vụ của toàn dân ta là gì ?
+ Xây dựng, kiến thiết đất nước, làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu.
H: Là HS, chúng ta cần có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước?
+ HS phải có trách nhiệm rất lớn vì công lao học tập của các em sẽ làm cho đất nước trở nên tươi đẹp, sánh vai được với các cường quốc trên thế giới.
H: Đoạn 2 cho biết gì?
- Lắng nghe và chốt ý.
Ý 2: Ý thức, trách nhiệm của học sinh trong việc học.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn rút ra nội dung chính của bức thư
- GV chốt ý- ghi bảng:
Đại ý : Bác Hồ khuyên học sinh chăm học, nghe thầy, yêu bạn , kế tục sự nghiệp của cha ông, xây dựng thành công nước Việt Nam mới.
HĐ4: Hướng dẫn học sinh học thuộc lòng:
- GV cho HS nhẩm học thuộc từ : “ Sau 80 nămcác em”
- GV cho HS xung phong thi đọc thuộc lòng, nhận xét, ghi điểm.
-1 HS đọc, cả lớp lắng nghe, đọc thầm theo SGK.
- HS theo dõi.
- Nối tiếp nhau đọc bài, lớp theo dõi đọc thầm theo.
- 1 HS đọc phần chú giải trong SGK.
- Lắng nghe.
-1-2 em đọc, cả lớp theo dõi.
- Lắng nghe.
-Thực hiện đọc thầm theo nhóm 2 và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, bổ sung.
-Tự do phát biểu ý kiến, mời bạn nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe và nhắc lại.
- Đọc thầm và trả lời, nhận xét, bổ sung ý kiến.
- HS trình bày ý kiến, mời bạn nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe và nhắc lại.
- 2-3 em phát biểu ý kiến, nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe và nhắc lại.
- Đại diện vài nhóm trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Vài em nhắc lại.
- HS nêu.
- 4HS thực hiện đọc. Cả lớp lắng nghe, nhận xét .
-Đọc đồng thanh nhỏ, đọc cá nhân.
-Đại diện nhóm đọc trước lớp.
- Lần lượt HS đọc theo đoạn.
- HS xung phong thi đọc, nhận xét, bổ sung.
- 1HS nêu.
4.Củng cố: 
- GV gọi HS nêu lại đại ý bài.
 H: Để thực hiện lòng mong mỏi của Bác các em cần phải làm gì ? 
5.Dặn dò : 
-Về nhà luyện đọc bài văn, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học. 
TOÁN
ÔN TẬP :KHÁI NIỆM VỀ PHÂN SỐ
I. Mục tiêu :
 Giúp HS: Biết đọc, viết phân số; biết biểu diễn một phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 và viết một số tự nhiên dưới dạng phân số.
II. Chuẩn bị : - GV : Các tấm bìa giấy cắt vẽ hình như phần bài học thể hiện các phân số.
 - HS : Xem trước bài, Các tấm bìa giấy cắt vẽ hình như phần bài học .
III. Các hoạt động dạy - học :
 1. Ổn định : Nề nếp lớp.
 2. Bài cũ : Kiểm tra sách vở của HS.
 3. Bài mới : Giới thiệu bài, ghi đề.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động1 : Ôn khái niệm ban đầu về phân số. 
- GV gắn lần lượt từng miếng lên bảng, hướng dẫn học sinh tô màu đậm các phần theo yêu cầu , nhận xét các phần tô, đọc, viết các phần tô màu thành phân số.
 + Miếng bìa thứ nhất: 
 + Viết:
 + Đọc : Hai phần ba
-Gọi vài HS đọc lại.
- Làm tương tự với các miếng bìa còn lại 
- Cho học sinh chỉ vào các phân số : 
 ; ; ; và đọc tên từng phân số.
Hoạt động 2 : Ôn tập cách viết thương hai số tự nhiên, cách viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số.
-Hướng dẫn học sinh lần lượt viết 1: 3 = nêu 1 chia cho 3 có thương là một phần ba.
 - Tương tự với các phép chia còn lại cho học sinh nêu như chú ý 1 trong SGK( Có thể dùng phân số để ghi kết quả của phép chiamột số tự nhiên khác 0. phân số đó cũng được gọi là thương của phép chia đã cho)
- Tương tự như trên đối với các chú ý 2, 3,4 trong SGK. 
Hoạt động 3 : Thực hành làm bài tập.
Bài 1: - Gọi HS nêu yêu cầu, sau đó lần lượt cho từng học sinh đọc, nêu tử số và mẫu số của từng phân số .
 ; ; ; ; 
- Gọi 2 HS đọc lại. 
Bài 2: - Gọi HS nêu yêu cầu, sau đó lần lượt cho từng học sinh lên viết các thương sau ra phân số. 
3: 5 = ; 75: 100 = ; 9: 17 =
- Chữa bài cho cả lớp.
Bài 3: Viết các số tự nhiên dưới dạng phân số có mẫu số là 1:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu đề, sau đó lần lượt cho từng học sinh lên viết.
32 = ; 105= ; 1000 = 
- Theo dõi giúp đỡ HS yếu.
- Chữa bài, yêu cầu HS sửa bài nếu sai.
Bài 4: Viết số thích hợp vào ô trống.
- Gọi HS nêu yêu cầu đề, sau đó lần lượt cho từng học sinh lên tìm và điền vào mẫu số hoặc tử số của phân số. 
- Đáp án:
 1= ; 0= 
H: Tại sao em lại điền mẫu số là 6? 
H: Tại sao em lại điền tử số là 0? 
- Chữa bài cho cả lớp, yêu cầu sửa bài.
- 1HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm ở dưới theo yêu cầu của giáo viên. Sau đó nhận xét, cách đọc, cách viết.
- Vài HS đọc lại
- 1 HS nêu, thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
- Lần lượt từng học sinh lên viết các thương sau ra phân số. 
- HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
- Theo dõi và sửa bài nếu sai.
- HS lần lượt lên bảng làm.
- Theo dõi và sửa bài nếu sai.
 - HS trả lời.
 - HS trả lời.
 4.Củng cố : H: Nêu cách viết thương hai số tự nhiên ra phân số? 
 5. Dặn dò : - Về nhà làm bài. 
 - Chuẩn bị : “Ôn tập : Tính chất cơ bản của phân số”.
KỸ THUẬT
ĐÍNH KHUY HAI LỖ (tiết 1)
I. Mục tiêu :
	- Biết cách đính khuy hai lỗ.
- Đính được ít nhất một khuy hai lỗ. Khuy đính tương đối chắc chắn.
II. Chuẩn bị : - GV : Mẫu đính khuy hai lỗ.
 + Một số sản phẩm may mặc được đính khuy hai lỗ.
 + Một mảnh vải có kích thước 20cm x 30cm, chỉ khâu, kim, phấn vạch, thước có chia xăng -ti- mét, kéo khuy.
 - HS : Một số khuy 2, 3 lỗ ; vải ; chỉ khâu.
III. Các hoạt động dạy - học :
1. Ổn định : 
2. Bài cũ 	: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3.Bài mới	: Giới thiệu bài, ghi đề.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động1 : Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét 
- Yêu cầu HS quan sát một số mẫu khuy hai lỗ và hình 1a SGK.
H: Nêu hình dạng, màu sắc, kích thuớc của khuy hai lỗ?
- Nhận xét, bổ sung các câu trả lời của HS và kết luận:
 - Khuy còn gọi là nút hoặc cúc được làm bằng các vật liệu khác nhau như trai, gỗvới nhiều màu sắc, kích thước, hình dạng khác nhau, khuy có hai lỗ hoặc bốn lỗ.
- Hướng dẫn HS chọn loại vải để khâu, thêu. Nên chọn vải trắng hoặc vải màu có sợi thô, dày như vải sợi bông, vải sợi pha. Không nên chọn vải lụa, xa tanh, ni lông vì những vải này mềm nhũn, khó cắt, khó khâu, thêu.
- Giới thiệu mẫu đính khuy hai lỗ, hướng dẫn HS quan sát mẫu khuy đính trên áo, trên vỏ gối, kết hợp với quan sát hình 1b SGK và nhận xét về đường chỉ, đính khuy, khoảng cách giữa các khuy đính trên sản phẩm.
* Kết luận:
 - Khuy được đính vào vải bằng các đường khâu qua hai lỗ khuy để nối khuy với vải (dưới khuy) . Trên hai nẹp áo, vị trí của khuy ngang bằng với vị trí của lỗ khuyết. Khuy được cài qua hai khuyết để gài hai nẹp của sản phẩm vào nhau.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS các thao tác kĩ thuật
H: Hãy đọc lượt các nội dung mục II SGK và nêu tên các bước trong qui trình đính khuy:
 - Vạch dấu các điểm đính khuy và đính khuy vào các điểm vạch dấu.
H: Hãy nêu và thực hiện cách vạch dấu các điểm đính khuy hai lỗ? 
H: Hãy nêu cách chuẩn bị đính khuy hai lỗ và thực hiện đính khuy hai lỗ vào vải ? 
- GV gọi 2 học sinh lên bảng thực hiện các thao tác vạch dấu các điểm đính khuy, đính khuy vào các điểm đã vạch dấu.
* Lưu  ... u cầu HS làm việc theo nhóm 
- GV theo dõi. Sau đó GV sửa bài cho cả lớp và chốt lại.
H: Tác giả tả những sự vật gì trong buổi sớm mùa thu?
+ Buổi sớm: vòm trời; những giọt mưa; những sợi cỏ; những gánh rau, những bó huệ của người bán hàng; bầy sáo liệng trên cánh đồng lúa đang kết đòng; mặt trời mọc.
 H: Tác giả tả sự vật bằng những giác quan nào?
+ Bằng cảm giác của các làn da( xúc giác) : thấy sớm đầu thu mát lạnh; một vài giọt mưa loáng thoáng rơi trên khăn và tóc; những sợi cỏ đẫm nước làm ướt lạnh bàn chân.
+ Bằng mắt (thị giác) : Thấy mây xám đục, vòm trời xanh vòi vọi; vài giọt mưa loáng thoáng rơi ; người gánh rau và những bó huệ trắng muốt; bầy sáo liệng chấp chới trên cánh đồng lúa đang kết đòng; mặt trời mọc trên những ngọn cây xanh tươi.
H: Tìm một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả? 
Tổ chức cho học sinh trình bày kết quả
Chốt ý: Để có bài văn tả cảnh hay, tác giả đã chọn lọc những chi tiết, những phần tiêu biểu của cảnh đã quan sát bằng nhiều giác quan và có những cảm nhận tinh tế, các em cần học tập cách quan sát cảnh để có bài văn tả cảnh hay.
Hoạt động 2 : 
Bài 2/ 14: Lập dàn bài 
- GV gọi 1HS đọc yêu cầu của bài
- GV treo tranh, ảnh giới thiệu đến HS. 
- Tổ chức cho HS quan sát.
- Kiểm tra kết quả quan sát ở nhà của HS.
- HS tự làm dàn ý vào vở( 5’)
( Ví dụ:- Mở bài: Buổi sáng, quang cảnh xóm em rất đẹp.
 - Thân bài: Cây cối hai bên đường  Ông mặt trời đỏ ối , mấy chú chim sâu, con đường trước cửa nhà, người đi bộ, người đi chợ, trẻ em đi học 
 - Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về buổi sáng mà em tả. 
-Tổ chức cho HS báo cáo trước lớp.
- GV lắng nghe HS trình bày, nhận xét, bổ sung theo các ý sau : 
+ Bố cục ?
+ Thứ tự tả: Tả từng phần hay tả theo thứ tự thời gian ?
+ Cách chọn chi tiết, đặc điểm tiêu biểu của cảnh ?
+ Cách sắp xếp có hợp lý không ?
+ Dàn ý có trình bày ngắn gọn rõ ý lớn, ý nhỏ không ?
- 1 em đọc BT1, lớp theo dõi.
Lớp lắng nghe.
- HS làm bài theo cặp, 1 học sinh hỏi, 1hs trả lời, 
 - Học sinh báo cáo miệng, cả lớp nhận xét, bổ sung.
- HS tự nêu. (Ví dụ: Giữa những đám mây xám đục, vòm trời hiện ra như những khoảng vực xanh vòi vọi; một vài giọt mưa loáng thoáng rơi)
- 1HS đọc, nêu yêu cầu đề, cả lớp chuẩn bị tranh , ảnh
- Cả lớp quan sát.
- Vài HS nêu.
- Vài HS nêu.
- Cá nhân tự làm dàn ý
- HS báo cáo trước lớp.
- Các bạn khác lắng nghe và nhận xét, góp ý.
4. Củng cố: H: Nêu dàn bài chung của bài văn tả cảnh ?
5. Dặn dò: - Về nhà học bài.
 - Chuẩn bị viết một đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày.
TOÁN
PHÂN SỐ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu:
 - Biết đọc viết phân số thập phân . Biết rằng có một số phân số có thể viết thành phân số thập phân và biết cách chuyển các phân số đó thành phân số thập phân.
II. Chuẩn bị: - GV: Nội dung bài.
 - HS : Tìm hiểu bài.
III. Hoạt động dạy và học:
1.Ổn định: Nề nếp 
2.Bài cũ: So sánh hai phân số : tiếp theo.
 Bài 2 : So sánh các phân â số: và 
 Bài 3 c: Phân số nào lớn hơn? và 
3. Bài mới: - Giới thiệu bài - Ghi đề .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Giới thiệu phân số thập phân.
a. Tổ chức cho học sinh nhận xét mẫu số của các phân số sau xem các mẫu số ấy có đặc điểm gì?
- Giáo viên chốt ý.
- Các phân số ; ; có mẫu số là 10, 100, 1000; nên ta gọi các phân số này là phân số thập phân.
b. Cho phân số hãy tìm phân số thập phân bằng 
- = = ; = =
-Từ một phân số ta có thể viết thành phân số thập phân.
Họat động 2: Luyện tập thực hành 
Bài 1/ 8 : Đọc các phân số thập phân
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu đề. Yêu cầu HS làm miệng.
 đọc là chín phần mười. Tương tự cho học sinh đọc các phân số còn lại.
Bài 2 :Viết các phân số thập phân.
- Gọi 1 em nêu yêu cầu của đề. Yêu cầu HS làm bài vào vở.
-Bảy phần mười:; Hai mươi phần trăm: 
- Bốn trăm bảy mươi lăm phần một triệu: 
- Nhận xét và sửa bài
Bài 3:Phân số nào dưới đây là phân số thập phân
- Gọi 1 em đọc yêu cầu.Yêu cầu HS làm miệng, GV và cả lớp nhận xét .
Đáp án: ; ; 
H: Những phân số có đặc điểm gì thì được gọi là phân số thập phân?
Bài 4 :Viết số thích hợp vào ô trống:
- Gọi 1 em đọc đề. Yêu cầu HS làm bài vào vở bài a,b.
- Nhận xét và sửa theo đáp án sau:
 a, = = ; b, = = 
- Học sinh thảo luận nhóm 2 và phát biểu,
- Học sinh làm nháp, lên sửa bài.
- HS đọc yêu cầu đề. Lần lượt từng HS làm miệng.
- 1 học sinh nêu yêu cầu của đề, cảlớp làm bài vào vở, HS làm trên bảng, nhận xét, sửa bài.
-1 học sinh nêu yêu cầu của đề, cả lớp làm miệng, học sinh nhận xét, sửa bài.
-1 học sinh nêu yêu cầu của đề, cả lớp làm vào vở bài a,b, HS nhận xét, sửa bài.
4. Củng cố : H: Những phân số như thế nào được gọi là phân số thập phân?
 5. Dặn dò : - Về làm bài 4c,d/ 8. 
 - Chuẩn bị bài “Luyện tập”.
KHOA HỌC
 NAM HAY NỮ ? ( tiết 1)
Mục tiêu : 
Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm của xã hội về vai trò của nam , nữ.
Tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới, không phân biệt nam, nữ.
II. Chuẩn bị :
 - GV : Nội dung bài ; Tranh hình trang 6, 7 SGK phóng to.
 - HS : Tìm hiểu bài ; 15 thẻ từ như nội dung SGK.
III. Các hoạt động dạy - học :
 1. Ổn định : 
 2. Bài cũ : Sự sinh sản
H: Hãy nói về ý nghĩa của sự sinh sản đối với mỗi gia đình, dòng họ? 
H: Điều gì có thể xảy ra nếu con người không có khả năng sinh sản? 
 3. Bài mới: Giới thiệu bài- Ghi đề.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động1 : Thảo luận
* Mục tiêu: 
- HS xác định được sự khác nhau giữa nam và nữ về mặt sinh học.
 Cách tiến hành:
* GV giao nhiệm vụ cho HS quan sát hình 1/6, hình 2, 3/7 và thảo luận theo nhóm đôi với nội dung sau:
 H: Lớp bạn có bao nhiêu bạn trai, bao nhiêu bạn gái?
 H: Nêu một vài điểm giống nhau và khác nhau giữa bạn trai và bạn gái?
 H: Chọn câu trả lời đúng:
Khi một em bé mới sinh, dựa vào cơ quan nào của cơ thể để biết đó là bé trai hay bé gái?
a, Cơ quan tuần hoàn.
b, Cơ quan tiêu hóa.
c, Cơ quan sinh dục.
d, Cơ quan hô hấp.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả của mình, lớp nhận xét, bổ sung.
- GV tóm tắt lại các ý kiến của HS và rút ra kết luận
Kết luận : 
 Ngoài những đặc điểm chung, giữa nam và nữ có sự khác biệt, trong đó có sự khác nhau cơ bản về cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục. Khi còn nhỏ, bé trai và bé gái chưa có sự khác biệt rõ rệt về ngoại hình ngoài cấu tạo của cơ quan sinh dục.
- Đến một độ tuổi nhất định, cơ quan sinh dục mới phát triển và làm cho cơ thể nữ và nam có nhiều điểm khác biệt về mặt sinh học.
- Nam thường có râu, cơ quan sinh dục nam tạo ra tinh trùng. 
- Nữ có kinh nguyệt, cơ quan sinh dục nữ tạo ra trứng
 - Con người, thực vật và động vật có trao đổi chất với môi trường thì mới sống được. 
Hoạt động 2 : Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” ?
* Mục tiêu: HS phân biệt được các đặc điểm về mặt sinh học và xã hội giữa nam và nữ. 
 Cách tiến hành:
* Làm việc theo nhóm bàn.
- GV phát cho mỗi nhóm các tấm phiếu như trang 8 SGK và hướng dẫn học sinh cách chơi như sau :
Thi xếp các tấm phiếu vào bảng dưới theo đáp án sau :
Nam
Cả nam và nữ
Nữ
- Có râu
- Cơ quan sinh dục tạo ra tinh trùng.
- Dịu dàng
- Mạnh mẽ
- Kiên nhẫn
- Tự tin
- Chăm sóc con
- Trụ cột trong gia đình
- Đá bóng
- Giám đốc
- Làm bếp giỏi
- Thư kí
- Cơ quan sinh dục tạo ra trứng
- Mang thai
- Cho con bú
- Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp.
- Nhận xét và khen những nhóm làm tốt.
- Theo dõi, lắng nghe.
- Nhóm 2 em thảo luận theo yêu cầu của GV. 
-Lần lượt HS trình bày ý kiến.
-Nhóm 1, câu 1
-Nhóm 2, câu 2
-Nhóm 3, câu 3
- Lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
- Theo dõi, lắng nghe.
- Vài em nhắc lại.
- HS làm việc theo nhóm bàn. Cả nhóm cùng bàn cách để xếp.
- Đại diện nhóm trình bày, giải thích cách xếp của nhóm mình. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
4.Củng cố : - Gọi 1 HS đọc phần bạn cần biết trang 7.
5. Dặn dò : - Về xem lại bài, học bài.
 - Chuẩn bị : “ Nam hay nữ” (tiếp theo).
SINH HOẠT TẬP THỂ
I. Mục tiêu:
 - Đánh giá các hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch tuần tới.
 - Rèn kỹ năng sinh hoạt tập thể, ý thức phê và tự phê.
 - Giáo dục HS ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể.
II. Chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt.
III. Nội dung sinh hoạt :
1. Đánh giá các hoạt động tuần1:
 - Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt .
 - Các tổ trưởng lần lượt nhận xét, đánh giá và tổng kết hoạt động của tổ mình .
 - Ý kiến của các thành viên – GV lắng nghe, giải quyết.
 - GV đánh giá chung :
a) Nề nếp : 
 - Đi học chuyên cần, nhanh chóng ổn định và đi vào nề nếp ngay từ ngày đầu, bao bọc sách vở và mua sắm dụng cụ học tập tương đối đầy đủ, duy trì sinh hoạt 15 phút đầu giờ.
 b) Đạo đức: 
 - Đa số các em ngoan, lễ phép, biết giúp đỡ bạn yếu : 
 c) Học tập: 
 - Các em có ý thức học tập, chuẩn bị bài trước khi đến lớp, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài 
 - Một số em chữ viết còn xấu, vở chưa sạch 
 d) Các hoạt động khác : 
 - Tham gia các hoạt vệ sinh trường lớp đầy đủ, sạch sẽ.
2. Kế hoạch tuần 2: 
 - Học chương trình tuần 2. 
 - Duy trì sĩ số, đi học chuyên cần, đúng giờ. 
 - Thực hiện nề nếp qui định của trường, lớp. 

Tài liệu đính kèm:

  • doclop_5_tuan_1_CKTKN(R).doc