Giáo án dạy học học sinh giỏi Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 8

Giáo án dạy học học sinh giỏi Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 8

2. Luyện tập:

Bài 1: Gạch chân dưới các QHT có trong các câu văn sau và nêu tác dụng của nó:

a. Nắng rạng trên nông trường. Màu xanh mơn mởn của lúa óng lên cạnh màu xanh đậm như mực của những đám cói cao. Đó đây, những mái ngói của nhà hội trường, nhà ăn, nhà máy ngiền cói, .nở nụ cười tươi đỏ.

b. Ta về mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người

c. Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm. Hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ. Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái.

d. Bên trên đường là sườn núi thoai thoải. Núi cứ vươn mình lên cao mãi. con đường men theo một bãi cây vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa. Đi trên đường, thỉnh thoảng, khách còn gặp những cây cổ thụ.

e. Nửa đêm bé thức giấc vì tiếng động ồn ào. Mưa xối xả. cây cối trong vườn ngả nghiêng, nghiêng ngả trong ánh chớp sáng loà và tiếng ì ầm lúc gần lúc xa. Giá như mọi khi thì bé đã chạy lại bên cửa sổ nhìn mưa rồi đấy.

 

doc 7 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 10/03/2022 Lượt xem 337Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy học học sinh giỏi Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1+2: Luyện tập về quan hệ từ
A. Mục đích: Củng cố KT về quan hệ từ và kĩ năng sử dụng quan hệ từ, cặp QHT khi viết câu. HS nắm chắc ý nghĩa, tác dụng của các QHT, cặp QHT trong các câu văn khác nhau.
B. HD luyện tập:
1. Nhắc lại KT về QHT, cặp QHT:
- QHT là từ nối cá từ ngửtong câu hoặc các câu trong đoạn với nhau làm cho chúng có mối QH chặt chẽ với nhau hơn.
- Các QHT thường dùng và tác dụng ý nghĩa của nó;
+ “và, với” biểu thị QH song song, ngang hàng( ngang hàng, bình đẳng)
+ “rồi” ..................tiếp nối
+ “còn, nhưng, mà”..................tương phản, trái ngược.
+ “hay, hoặc”.................. lựa chọn
+ “của”.....................................sở hữu
+ “ở” .......................................nơi chốn
+ “thì”.....................................kết quả
+ “bằng”...........................phương tiện
+ “như” ............................so sánh
+ “ nếu- thì” ...........................ĐK- KQ, GT- KQ( hoặc có thể là QH so sánh, đối chiếu)- Bài3, T70 –TVNC,B4- T53, Từ và câu
+ “Vì- nên; Do- nên; Tại - nên; Bởi- nên; Nhờ – nên” ..........nguyên nhân - kết quả( trong đó có nguyên ngân dẫn đến kết quả tốt đẹp(Nhờ - nên), có nguyên nhân dẫn đến kết quả xấu, không mong muốn( Tại - nên)
+ “Tuy- nhưng”, “ Mặc dù- nhưng” biểu thị Qh tương phản
+ “ không những- mà còn” biểu thị QH tăng tiến
2. Luyện tập:
Bài 1: Gạch chân dưới các QHT có trong các câu văn sau và nêu tác dụng của nó:
Nắng rạng trên nông trường. Màu xanh mơn mởn của lúa óng lên cạnh màu xanh đậm như mực của những đám cói cao. Đó đây, những mái ngói của nhà hội trường, nhà ăn, nhà máy ngiền cói, ...nở nụ cười tươi đỏ.
b. Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm. Hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ. Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái.
Bên trên đường là sườn núi thoai thoải. Núi cứ vươn mình lên cao mãi. con đường men theo một bãi cây vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa. Đi trên đường, thỉnh thoảng, khách còn gặp những cây cổ thụ.
Nửa đêm bé thức giấc vì tiếng động ồn ào. Mưa xối xả. cây cối trong vườn ngả nghiêng, nghiêng ngả trong ánh chớp sáng loà và tiếng ì ầm lúc gần lúc xa. Giá như mọi khi thì bé đã chạy lại bên cửa sổ nhìn mưa rồi đấy.
Bài 2: Điền thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống:
Nam về nhà mà...(mọi người không hay biết)
Nam về nhà và...(mọi người không hay biết)
Nam về nhà còn...( tôi ở lại)
Nam về nhà hoặc...( tôi lên thăm)
Nam về nhà rồi...( Nam học bài)
Nam về nhà nhưng...( trời đã tối)
Bài 3: Gạch chân dưới các cặp QHT trong các câu sau và nêu ý ngiã của các cặp QHT đó:
Nếu Linh học giỏi toán thì Minh lại học giỏi văn.( so sánh- đối chiếu)
Nếu Hoa chăm học thì nó thi đỗ.( điều kiện- kết quả)
Nếu Hoa chăm học thì nó đã thi đỗ.(ĐK- KQ không xảy ra, ý nói Nam không chăm học nên thi không đỗ)
Do Nam chăm học nên bạn đã đạt giải cao trong kì thi vừa qua.( nguyên nhân dẫn đến kết quả đã xảy ra)
Nhờ cô giáo và bạn bè giúp đỡ nên Nam đã tiến bộ rõ rệt.( nguyên nhân dẫn đến kết quả tốt đẹp được nói đến)
Tại Nam đi muộn nên tổ em bị trừ điểm.( nguyên nhân dẫn đến kết quả không hay được nói đến)
Bài 4: Điền các QHT thích hợp vào chỗ trống:
...Nam kiên trì học hỏi....cậu ấy sẽ thi đỗ.( Nếu - thì)
...trời nắng quá...em sẽ ở lại.( nếu – thì)
...hôm ấy anh cũng đến dự...chắc chắn cuộc họp mặt sẽ càng vui hơn.( giá mà- thì)
...Hươu đến uống nước...Rùa lại nổi lên.( hễ - là)
Bài 5: Chỉ ra chỗ sai và chữa lại cho đúng:
a. Vì mẹ yếu nên lúc nào mẹ cũng thức khuya dậy sớm.
b. Tuy trời mưa to nên đồng ngập nước.
c. Tuy cô giáo nhắc nhở rất nhiều nhưng bạn Nam đã tiến bộ rõ rệt.
d. Tuy lượng tôm giống trong đầm tăng nhiều mà chúng còn sinh sôi nảy nở rất nhanh.
3. Chữa bài: Đáp án đã có ở trên
4. Nhận xét giờ học:
 --------------------------------------------------------------------
Tiết 3: Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh
Đề : Tả một đêm trăng đẹp cùng những kỉ niệm của tuổi thơ em.
A. Mục đích: Tiếp tục củng cố cho h/s về kĩ năng làm văn tả cảnh. HS viết được một bài văn hoàn chỉnh tả cảnh một đêm trăng đẹp trên quê hương.
B. HD tìm hiểu đề và lập dàn bài:
MB: Giới thiệu một đêm trăng đẹp trên quê hương
TB: Tả vẻ đẹp của làng quê em từ lúc trăng mọc đến lúc trăng lên cao
a. Cảnh làng quê khi trăng mới mọc:
b. Cảnh làng quê khi trăng lên cao
Chú ý : Lồng cảm xúc, tình cảm của em khi tả cảnh
KB: Nêu tình cảm, cảm xúc của em khi được ngắm quê hương trong đêm trăng đẹp.
C. Bài tham khảo:
 Trên quê hương mình, em đã bao lần được cùng bạn bè ngắm trăng và chạy nhảy nô đùa dưới trăng. Nhưng có lẽ, hình ảnh tươi đẹp, thơ mộng của đêm trăng trung thu vừa qua đã làm em nhớ nhất.
 Trời vừa nhá nhem tối , trăng đã lên rồi. Trăng đêm nay tròn vành vạnh như một chiếc đĩa vàng, từ từ nhô lên sau luỹ tre đen của ngôi làng xa. ánh trăng bàng bạc đang vuốt ve, đùa giỡn với những lùm cây xanh thẫm quanh làng rồi sà xuống nhảy nhót trên mặt hồ . Lúc này đây, khắp các đường làng ngõ xóm quê em đều nhộn nhịp tưng bừng. Tiếng trống ếch rộn ràng như mời gọi khiến cho lũ trẻ chúng em đứng ngồi không yên. Đứa nào đứa ấy hớn ha hớn hở đeo mặt lạ chạy tung tăng khắp xóm, quên cả cơm tối.
 ít phút sau, trăng đã bịn rịn chia tay với ngọn tre cao nhất và lơ lửng giữa bầu trời bao la. Càng lên cao, trăng càng sáng. ánh trăng ngời ngời toả sáng khắp nơi nơi, soi rõ từng cảnh vật trên mặt đất. ánh trăng lung linh dát bạc trên dòng sông uốn khúc quanh làng.Trăng đêm rằm sáng quá. Dưới ánh trăng , cảnh vật nơi làng quê em hiện lên thật yên bình và thơ mộng. Từng mảnh vườn, từng góc sân, từng con đường đều 
tắm đẫm ánh trăng trong. Trên sân đình, chúng em vẫn nối đuôi nhau say sưa chơi trò rước đèn và ca hát mừng trăng. Chưa bao giờ em thấy làng quê mình đẹp và vui đến thế. Tiếng hát xen lẫn tiếng trống ếch, trống cơm náo nức, rộn ràng: “ Thùng thình, thùng thình trong rộn ràng ngoài đình...” Ngoài kia, đồng lúa cũng nhấp nhô gợn sóng và rì rào ca hát như muốn cùng chúng em ngợi ca vẻ đẹp của trăng rằm. Một vài ánh đom đóm chấp chới bay lượn trong không gian như những vì sao sa nhấp nháy vui mắt.
 Thế rồi, trời cũng về khuya, làng quê em lại chìm vào vẻ yên ắng, tĩnh lặng vốn có. Trên cao, trăng vẫn vằng vặc sáng. ánh trăng trong mát dịu đã ru ngủ muôn loài. 
KB: Ôi! Đêm trăng trên quê hương em thật đẹp biết bao! Ngắm trăng, lòng em bỗng trào dâng một tình yêu quê hương tha thiết khôn nguôi. Và với tuổi thơ làng em, đêm trăng rằm tháng tám ấy còn là cuốn nhật ký ghi lại những kỉ niệm đẹp khó quên.
- Ôi chao! Trăng đêm nay sáng quá! Dưới ánh trăng, cảnh vật làng quê em thật yên bình và thơ mộng. Thời gian rồi sẽ qua đi và em sẽ ngày một khôn lớn nhưng chắc hẳn em sẽ chẳng bao giờ quên được vẻ đẹp của đêm trăng này cùng những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ.
 Tiết 4+5: Ôn các bộ phận của câu
A. Mục đích: Ôn tập , củng cố KT về các bộ phận của câu; HS biết cách xác định thành phần của câu bằng cách dùng các câu hỏi đã học của từng bộ phận câu; Nhận ra dấu hiệu của trạng ngữ, chủ ngữ , vị ngữ.
B. HD luyện tập: 
1. Câu có những bộ phận chính , bộ phận phụ nào?
a. Hai bộ phận chính của câu: CN – VN
- CN trả lời cho các câu hỏi: Ai? Cái gì ? Con gì? Vật gì?( Chủ ngữ thường là DT, cụm DT; Đại từ, cụm Đại từ nhưng cũng có khi nó là ĐT, TT)
- VN trả lời cho các câu hỏi: làm gì? thế nào? là ai?( VN thườg bắt đầu bằng các phụ từ: rất, vẫn, sẽ, cũng, cứ, lại, đang, đã, ...VN thường là ĐT, cụm ĐT; TT, cụm TT nhưng cũng có khi là DT, cụm DT, Đại từ, cụm Đại từ)
b. Bộ phận phụ của câu: Trạng ngữ
Trạng ngữ là bộ phận phụ của câu, TN được ngăn cách với cụm C- V bằng dấu phẩy; TN thường đứng ở đầu câu, đứng trước dấu phẩy, hoặc đứng ở cuối câu, đứng sau dấu phẩy nhưng cũng có khi nó đứng ở giữa câu.
 TN bổ sung ý nghĩa cho câu về thời gian(Khi nào?), nơi chốn( ở đâu?), nguyên nhân ( Vì sao?), mục đích( Để làm gì), cách thức( Như thế nào?), phương tiện( Nhờ đâu?Bằng cách nào?)
2. Luyện tập :
Bài 1: Đặt gạch dọc để ngăn cách CN và VN trong các câu văn sau:
a. Nắng rạng trên nông trường. Màu xanh mơn mởn của lúa óng lên cạnh màu xanh đậm như mực của những đám cói cao. Đó đây, những mái ngói của nhà hội trường, nhà ăn, nhà máy ngiền cói, ...nở nụ cười tươi đỏ.
b. Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm. Hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ. Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái.
c. Bên trên đường là sườn núi thoai thoải. Núi //cứ vươn mình lên cao mãi. Con đường// men theo một bãi cây vầu, cây// mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa. Đi trên đường, thỉnh thoảng, khách //còn gặp những cây cổ thụ.
d. Nửa đêm, bé// thức giấc vì tiếng động ồn ào. Mưa// xối xả. cây cối trong vườn// ngả nghiêng, nghiêng ngả trong ánh chớp sáng loà và tiếng ì ầm lúc gần lúc xa. Giá như mọi khi thì bé //đã chạy lại bên cửa sổ nhìn mưa rồi đấy.
Bài 2: Xác định bộ phận chính, bộ phận phụ của câu và chỉ ra các kiểu câu kể đã học:
a. Trăng// toả lan từng ánh vàng dịu. Những cụm mây trắng// lững lờ trôi. Đầu phố, những cây dâu da// đang lặng thầm ban phát từng làn hương ngọt ngào vào đêm yên tĩnh. Càng về khuya, hoa //càng nồng nàn náo nức.
b. Chích bông// là một con chim bé xinh đẹp trong thế giới loài chim. Cặp mỏ chích bông// bé tí tẹo bằng hai mảnh trấu chắp lại. Nó// gắp sâu trên lá nhanh thoăn thoắt.
c. Từ tít trên cao kia, mùi hoa lí //toả xuống thơm ngát và tiếng những bạn ve// ánh ỏi.
d. Quen sống trong bóng tối, bọ ve// định hướng rất giỏi.
e. Đột ngột và mau lẹ, chú ve// ráng hết sức cong người chồm lên cái xác của chính mình, bám chặt lấy vỏ cây, rút nốt đôi cánh mềm ra khỏi xác ve.
g. Giữa khoảng triền miên rộng rãi, một điệu hò// lơ lửng ngân đưa.
h. Rồi lặng lẽ, từ từ, khó nhọc mà thanh thản, hệt như mảnh trăng nhỏ xanh non mọc trong đêm, cái đầu chú ve// ló ra, chui dần khỏi xác ve.
* Chỉ ra ý nghĩa của từng trạng ngữ vừa tìm được ở trên.
3. Chữa bài- Nhận xét giờ học

Tài liệu đính kèm:

  • docT8.doc