Giáo án dạy học học sinh giỏi Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 9

Giáo án dạy học học sinh giỏi Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 9

II/ Hoạt động dạy học:

1/ GV nêu MĐYC của tiết học

2/HD luyện đề :

GV lần lượt chép các BT lên bảng cho HS làm vào vở rồi chữa bài

Bài 1: Tìm DT,ĐT,TT trong đoạn văn sau:

 Trước mặt Minh, đầm sen rộng mênh mông.Những bông sen trắng sen hồng khẽ đu đưa nổi bật trên nền lá xanh mượt . Giữa đầm , mẹ con bác Tâm đang bơi thuyền đi hái hoa sen . Bác cẩn thận ngắt từng bông , bó thành từng bó , ngoài bọc một chiếc lá rồi để nhẹ vào lòng thuyền .

Đáp án :

- DT: mặt , Minh, đầm, sen, bông, sen, sen, nền, lá, đầm, bác, thuyền, hoa sen, bông, bó, chiếc lá, lòng thuyền

- ĐT: đu đưa, bơi, hái, ngắt ,bó, bọc, để

- TT: rộng, mênh mông, trắng, hồng, nổi bật, xanh mượt, cẩn thận, nhẹ

 

doc 4 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 10/03/2022 Lượt xem 352Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy học học sinh giỏi Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện đề(2 tiết)
i/ Mục đích - yêu cầu :
HS vận dụng các kiến thức đã học để làm các bài tập dạng đề ( luyện từ và câu , cảm thụ ,tập làm văn )
 - Rèn kỹ năng trình bày cho HS
 II/ Hoạt động dạy học:
1/ GV nêu MĐYC của tiết học 
2/HD luyện đề : 
GV lần lượt chép các BT lên bảng cho HS làm vào vở rồi chữa bài
Bài 1: Tìm DT,ĐT,TT trong đoạn văn sau:
	Trước mặt Minh, đầm sen rộng mênh mông.Những bông sen trắng sen hồng khẽ đu đưa nổi bật trên nền lá xanh mượt . Giữa đầm , mẹ con bác Tâm đang bơi thuyền đi hái hoa sen . Bác cẩn thận ngắt từng bông , bó thành từng bó , ngoài bọc một chiếc lá rồi để nhẹ vào lòng thuyền . 
Đáp án :
DT: mặt , Minh, đầm, sen, bông, sen, sen, nền, lá, đầm, bác, thuyền, hoa sen, bông, bó, chiếc lá, lòng thuyền
ĐT: đu đưa, bơi, hái, ngắt ,bó, bọc, để
TT: rộng, mênh mông, trắng, hồng, nổi bật, xanh mượt, cẩn thận, nhẹ
Bài 2: Tìm từ láy có tiếng nhân(đứng trước hoặc đứng sau) rồi chia thành 3 nhóm: Từ ghép có nghĩa phân loại, từ ghép có nghĩa tổng hợp và từ láy 
Đáp án:
Từ láy: nhân nhượng
Từ ghép có nghĩa phân loại: quân nhân , cá nhân, nhân bánh , nhân tâm, nhân tình
Từ ghép có nghĩa tổng hợp: nhân nghĩa , nhân dân, nhân hậu, nhân đạo, nhân loại
Bài 3: Phân biệt nghĩa của 2 từ : mơ ướcvà mơ mộng. Đặt câu với mỗi từ trên( câu hỏi để tự hỏi mình)
mơ ước : mong muốn thiết tha điều tốt đẹp sẽ đến trong tương lai
mơ mộng: say mê theo những hình ảnh tốt đẹp nhưng xa vời thoát li thực tế
* Đặt câu: 
- Hôm qua, trong giấc mơ, mình đã mơ ước điều gì nhỉ?
- Sao hôm nay mình lại mơ mộng thế này?
Bài 4:Viết 1 đoạn văn ngắn từ 3-5 câu nói về việc rèn luyện phấn đấu trong học tập của em , trong đoạn văn đó có sử dụng câu ghép chỉ nguyên nhân , kết quả và dấu chấm , dấu chấm hỏi .
Bài 5: Trong bài “ Hạt gạo làng ta”, ở khổ thơ cuối nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết 
Hạt gạo làng ta
 Gửi ra tiền tuyến
 Gửi về phương xa
Em vui em hát
 Hạt vàng làng ta.
Em hãy cho biết câu thơ cuối có ý nghĩa gì ?
- GV cho HS đọc thầm lại khổ thơ , suy nghĩ – trả lời câu hỏi- GV gợi ý HS : Khổ thơ gợi ra ý nghĩa cao cả của hạt gạo làng ta : gửi ra tiền tuyến , gửi về phương xa . Chỉ trên đôi cánh cao cả ấy , hình ảnh thơ “hạt gạo – hạt vàng ”mới xuất hiện và những em nhỏ lam lũ vất vả kia mới có thể cất cao tiếng hát yêu đời đến như vậy .
Bài 6: Dựa vào những câu thơ sau , em hãy tưởng tượng và tả lại hình ảnh chú bé liên lạc hồn nhiên, dũng cảm.
	Chú bé loắt choắt 	Ca nô đội lệch
	Cái xắc xinh xinh 	Mồm huýt sáo vang 
	Cái chân thoăn thoắt	Như con chim chích 
	Cái đầu nghênh nghênh	Nhảy trên đường vàng.
	Lượm- Tố Hữu
3/ Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại các KT vừa luyện đề 
- Dặn HS về nhà xem lại bài . 
------------------------------------------------------------
Luyện tập câu ghép (2 Tiết)
I/ Mục đích, yêu cầu :
- HS vận dụng các KT đã học về câu ghép để nhận biết câu ghép , phân biệt câu đơn – câu ghép, điền vế câu còn thiếu để hoàn chỉnh câu ghép 
- Nhận biết cách nối các vế câu ghép .
- Sử dụng câu ghép vào thực tế nói viết 
II/ Đồ dùng dạy học: Sách TVNC5
III/ Hoạt động dạy học:
1/Kiểm tra bài cũ :
- HS nhắc lại KT đã học về câu ghép
2/ Hướng dẫn luyện tập :
Bài 1:Phân các câu dưới đây thành 2 loại : câu đơn và câu ghép:
a/ Mùa thu năm 1929, Lý Tự Trọng về nước, được giao nhiệm vụ làm liên lạc , chuyển và nhận thư từ tài liệu trao đổi với các Đảng qua đường tàu biển .(câu đơn)
b/ Lương Ngọc Quyến hi sinh nhưng tấm lòng trung với nước của ông còn sáng mãi.(câu đơn)
 c/ Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran. câu đơn)
d/ Mưa rào rào trên sân gạch, mưa đồm độp trên phên nứa.(câu ghép)
- Gọi HS đọc bài và nêu Y/C của bài tập 
- Cho HS trao đổi trong bàn để làm bài 
- Gọi HS nêu miệng đáp án , giải thích (xác định BPC của từng câu)– GV chốt lời giải đúng 
Bài 2: Điền vế câu còn thiếu vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu hỏi sau:
a/ Bích Vân học bài, còn ( anh Minh xem đá bóng)
b/ Nếu trời mưa to thì.(Lan ở lại nhà tôi )
c/ , còn bố em là bộ đội.(Mẹ em là giáo viên )
d/ nhưng Nam vẫn đến lớp.(Tuy trời mưa to )
- Tiến hành tương tự như BT 1
- GV hướng dẫn HS làm bài và chữa bài trên bảng
Bài 3: Các vế trong từng câu ghép dưới đây được nối với nhau bằng cách nào (dùng từ có tác dụng nối hay dùng dấu câu để nối trực tiếp) ?
a/ Bà em kể chuyện Thạch Sanh, em chăm chú lắng nghe.
b/ Đêm đã rất khuya nhưng anh Thành vẫn ngồi bên máy vi tính.
c/ Gió mùa đông bắc tràn về và trời trở rét.
d/ Tiếng còi của trọng tài I-va-nốp vang lên: bóng đá bắt đầu.
- Tiến hành tương tự như BT1
Bài 4: Tìm từ có tác dụng nối hoặc dấu câu thích hợp để điền và chỗ trống:
a/ Gió thổi ào ào cây cối nghiêng ngảbụi cuốn mù mịt.một trận mưa ập tới.
b/ Quê nội Nam ở Bắc Ninhquê ngoại bạn ấy ở Bắc Giang.
c/ Thỏ thua Rùa trong cuộc đua tốc độThỏ chủ quan và kiêu ngạo.
d/ Trong vườn, các loài hoa đua nhau nởnhững cánh bướm nhiều màu sắc bay rập rờn.
- Gọi HS thi đua nêu miệng nhanh các từ cần điền- GVnhận xét nhanh.
3/ Củng cố ,dặn dò:
- HS nhắc lại ND bài 
- Dặn HS về nhà xem lại bài 
-------------------------------------------------------
Ôn luyện tổng hợp (2 tiết)
I/ Mục đích, yêu cầu
- Tiếp tục rèn cho HS kỹ năng nhận dạng KT đã học về từ và câu, đoạn văn, cảm thụ văn học 
- Rèn kỹ năng trình bày các dạng bài 
II/ Đồ dùng dạy học:Sách TVNC và các tài liệu BDHSG
III/ Hoạt động dạy học :
1/ GV nêu MĐYC của giờ học
2/ HD ôn luyện 
Bài 1: Tạo từ ghép có nghĩa phân loại , từ ghép có nghĩa tổng hợp, từ láy dựa vào các từ sau: cao, nhẹ, xa,đường 
- Cho HS làm bài vào vở, lần lượt mỗi em lên bảng làm 1 từ- GV nhận xét chữa bài
Từ láy 	TGPL	TGTH
cao cả	 cao ngất	 cao xa
nhẹ nhàng 	nhẹ tênh	nhỏ nhẹ
xa xôi	xa tít 	xa gần
đường đột	đường bộ 	đường lối
Bài 2:Chỉ ra từ đồng âm trong các câu sau và phân biệt nghĩa của mỗi từ đó
a/ Bác Năm sống cô đơn không nơi nương tựa. 
b/ Tôi quyết định gửi đơn để kiện nó ra toà vì tội có ý gây thương tích .
c/ Hoa đơn có màu đỏ tươi và rất lâu tàn.
Cho HS thảo luận trao đổi để tìm đúng nghĩa của từ đồng âm : đơn
a/ đơn (TT) :có nghĩa là đơn lẻ , một mình 
b/ đơn (DT) : ý kiến đề nghị bằng giấy tờ gửi đến cấp có thẩm quyền giải quyết
c/ đơn (DT): tên một loại cây có hoa màu đỏ 
Bài 3: Đặt câu theo yêu cầu sau :
a/ Câu kể Ai làm gì ? có chủ ngữ là danh từ ,vị ngữ là động từ .
b/ Câu kể Ai là gì ? có chủ ngữ là đại từ , vị ngữ là danh từ .
c/ Câu kể Ai thế nào? có chủ ngữ và vị ngữ đều là đại từ xưng hô.
- Cho HS thi đua nhau nêu miệng từng câu- GV nhận xét nhanh, khen HS đặt câu hay.
- Cho HS tham khảo 1 số câu:
a/ Bộ đội về làng.
b/ Tôi là cô giáo.
c/ Nó không giống tôi.
Bài 4: Chỉ ra chỗ sai trong những câu sau và sửa lại cho đúng:
a/ Hình ảnh bà chăm sóc tôi từng li từng tí.(Bỏ từ : Hình ảnh )
b/ Tâm hồn tôi vô cùng xúc động khi nhìn thấy ánh mắt thương yêu trìu mến của Bác.( Bỏ từ : Tâm hồn)
Bài 5: Trong bài “ Mùa thảo quả”, nhà văn Ma Văn Kháng tả mùi thơm trong rừng thảo quả như sau:
Gió Tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi , rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng thơm nồng vào những thôn xóm Chin San. Gió thơm. Cây cỏ thơm . Đất trời thơm . Người đi từ rừng thảo quả về , hương thơm đậm ấp ủ trong từng nếp áo nếp khăn.
	Ma Văn Kháng 
 + Hãy nêu nhận xét về cách dùng từ, đặt câu trong đoạn văn trên? 
3/ Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại KT vừa ôn luyện
- Dặn về nhà xem lại bài

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 9.doc