Giáo án dạy học Khối 5 - Tuần 23 (Bản chuẩn kiến thức)

Giáo án dạy học Khối 5 - Tuần 23 (Bản chuẩn kiến thức)

2-Hướng dẫn hs luyện đọc và tìm hiểu bài

a)Luyện đọc

+Đoạn 1 :Từ đầu . . . Bà này lấy trộm

+Đoạn 2: Tiếp . . .kẻ kia phải cúi đầu nhận tội .

+Đoạn 3 : phần còn lại .

-GV giảng thêm : công đường ( nơi làm việc của quan lại ) , khung cửi ( công cụ dệt vải thô sơ , đóng bằng gỗ ) , niệm Phật ( đọc kinh lầm rầm để khấn Phật )

-Gv đọc diễn cảm toàn bài , đọc phân biệt lời các nhân vật .

b)Tìm hiểu bài

-Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì ?

-Quan án đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp tấm vải ?

-Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp ?

GV : Quan án thông minh , hiểu tâm lí con người nên nghĩ ra một phép thử đặc biệt – xé đôi tấm vải là vật hai người cùng tranh chấp , buộc họ bộc lộ thái độ thật , làm cho vụ án tưởng như đi vào ngõ cụt , bất ngờ được phá nhanh chóng.

-Kể lại cách quan án tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa ?

-Vì sao quan án lại dùngcáchtrên ?

Chọn ý trả lời đúng .

-Quan án phá được vụán là nhờ đâu ?

 

doc 27 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 18/03/2022 Lượt xem 268Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học Khối 5 - Tuần 23 (Bản chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23
 Từ 6/ 02/ 2012 đến 10/02/2012
NGÀY
MÔN
BÀI
GDBVMT- KNS
Thứ 2
6/2/12
Tập đọc
Toán
K.chuyện
Khoa học
Đạo đức
Phân xử tài tình
Xăng-Ti-Mét khối. Đề-Xi-Mét khối
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Sử dụng năng lượng điện
Em yêu Tổ Quốc Việt Nam
GDBVMT
KNS
Thứ 3
7/2/12
LT&ø câu
Chính tả
Toán*
Tập đọc
TV*
Toán
Ôn luyện kĩ năng nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
Nhớ viết: Cao Bằng 
Chú đi tuần
Mét khối
GDBVMT
Thứ 4
8/2/12
T.L. văn
Toán
HDTH
Lập chương trình hoạt động
Luyện tập
KNS
Thứ 5
9/2/12
L.T&câu 
Toán
Khoa học
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
Thể tích hình hộp chữ nhật
Lắp mạch điện đơn giản
Thứ 6
10/2/12
T. L.văn
Toán
SHL
Trả bài văn kể chuyện
Thể tích hình lập phương
Thứ hai 6/02/2012
TUẦN 23-TIẾT45 TẬP ĐỌC
PHÂN XỬ TÀI TÌNH
I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU :
- Biết đọc diễn cảm bài văn; giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật. 
-Hiểu được quan án là người thông minh, có tài sử kiện. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK ).
II-CHUẨN BỊ: Tranh minh họa bài đọc trong SGK .
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1-Giới thiệu bài 
-Trong tiết kể chuyện tuần trước , các em đã được nghe kể về tài xét xử , tài bắt cướp của ông Nguyễn Khoa Đăng . Bài học hôm nay sẽ cho các em biết thêm về tài xét xửa của một vị quan tòa thông minh , chính trực khác .
-HS lắng nghe .
2-Hướng dẫn hs luyện đọc và tìm hiểu bài 
a)Luyện đọc 
+Đoạn 1 :Từ đầu . . . Bà này lấy trộm 
+Đoạn 2: Tiếp . . .kẻ kia phải cúi đầu nhận tội .
+Đoạn 3 : phần còn lại .
-GV giảng thêm : công đường ( nơi làm việc của quan lại ) , khung cửi ( công cụ dệt vải thô sơ , đóng bằng gỗ ) , niệm Phật ( đọc kinh lầm rầm để khấn Phật ) 
-Gv đọc diễn cảm toàn bài , đọc phân biệt lời các nhân vật .
-1,2 HS giỏi đọc toàn bài .
-HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài.
(2 lượt).
- HS luyện phát âm các từ đọc sai.
-HS tìm hiểu các từ ngữ được chú giải sau bài .
b)Tìm hiểu bài 
-Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì ?
-Quan án đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp tấm vải ?
-Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp ?
GV : Quan án thông minh , hiểu tâm lí con người nên nghĩ ra một phép thử đặc biệt – xé đôi tấm vải là vật hai người cùng tranh chấp , buộc họ bộc lộ thái độ thật , làm cho vụ án tưởng như đi vào ngõ cụt , bất ngờ được phá nhanh chóng.
-Kể lại cách quan án tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa ?
-Vì sao quan án lại dùngcáchtrên ?
Chọn ý trả lời đúng .
-Quan án phá được vụán là nhờ đâu ?
-Về việc mình bị mất cắp vải . Người nọ tố cáo người kia lấp cắp vải của mình nhờ quan xét xử .
-Quan đã dùng nhiều cách khác nhau 
+Cho đòi người làm chứng nhưng không có người làm chứng .
+Cho lính về nhà 2 người đàn bà để xem xét , cũng không tìm được chứng cứ .
+Sai xé tấm vải làm đôi cho mỗi người một mảnh . Thấy một trong hai người bật khóc , quan sai lính trả tấm vải cho người này rồi thép trói người kia .
-Vì quan hiểu tự tay làm ra t61m vải , đặt hi vọng bán tấm vải sẽ kiếm được ít tiền mới đau xót , bật khóc khi tấm vải bị xé . / Vì quan hiểu người dửng dưng kia tấm vải bị xé đôi không phải là người đã đổ mồ hôi , công sức dệt nên tấm vải .
-Quan án đã thực hiện các việc sau : (1) Cho gọi hết sư sãi , kẻ ăn người ở trong chùa ra , giao cho mỗi người một nắm thóc đã ngâm nước , bảo họ cầm nắm thóc đó ,vừa chạy đàn vừa niệm Phật. (2)Tiến hành “đánh đòn” tâm lí : Đức Phật rất thiêng , ai ăn gian Đức Phật sẽ làm cho thóc trong tay người đó nảy mầm . (3) Đứng quan sát những người chạy đàn , thấy một chú tiểu thỉnh thoảng hế trong tay cầm thóc ra xem , lập tức cho bắt vì chỉ kẻ có tật mới giật mình .
 – Vì biết kẻ gian thường lo lắng nên sẽ lộ mặt .
-Nhờ thông minh , quyết đoán . Nắm được đặc điểm tâm lí của những kẻ phạm tội .
3-Củng cố , dặn dò
-Ý nghĩa câu chuyện ?
-Nhận xét tiết học .
-Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe .
-Chuẩn bị: Chú đi tuần.
- Ca ngợi trí thông minh , tài xử kiện của vị quan án .
Điều chỉnh bổ sung : 
TUẦN 23-TIẾT111
Toán:
XĂNG-TI-MÉT KHỐI
ĐỀ-XI-MÉT KHỐI
I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU :
-Có biểu tượng về xăng- ti- mét khối, đề –xi-mét khối.
-Biết tên gọi , độ lớn của đơn vị đo thể tích: xăng- ti- mét khối, đề –xi-mét khối
-Biết quan hệ giữa xăng- ti- mét khối, đề –xi-mét khối.
-Biết giải một số bài toán liên quan đến xăng- ti- mét khối, đề –xi-mét khối, Bài 1, Bài 2a
II-CHUẨN BỊ: : 
Mô hình lập phương 1cm3 và 1dm3 .
Hình vẽ về quan hệ giữa hình lập phương cạnh 1dm và hình lập phương cạnh 1cm .
Bài giải BT1 :
Viết số
Đọc số
76 cm3
Bảy mươi sáu xăng-ti-met khối
519 dm3
Năm trăm mười chín xăng-ti-met khối
85,08 dm3
Tám mươi lăm phẩy không tám đề-xi-met khối
Bốn phần năm xăng-ti-met khối
192 cm3
Một trăm chín mươi hai xăng-ti-met khối
2001 dm3
Hai nghìn không trăm linh một đề-xi-met khối 
Ba phần tám xăng-ti-met khối
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A-KIỂM TRA BÀI CŨ 
-GV kiểm tra sự chuẩn bị học tập của HS .
B-BÀI MỚI
1-GIỚI THIỆU BÀI 
-Giờ học trứơc , chúng ta đã được làm quen với với đại lượng thể tích và biết cách so sánh thể tích của 2 hình đơn giản . Tương tự các đại lượng đã biết , để đo thể tích người ta dùng những đơnvị đo Hôm nay , chúng ta làm quen với 2 đơn vị đo thể tích là cm3 , dm3 . 
2-DẠY BÀI MỚI
2-1-Hình thành biểu tượng xăng-ti-mét khối , đề-xi-mét khối 
a)Xăng-ti-mét khối 
-GV trình bày vật mẫu .
-Đây là hình khối gì ? Có kích thước là bao nhiêu ?
-Giới thiệu : Thể tích của hình lập phương này là 1 cm3.
-Em hiểu xăng-ti-mét khối là gì ?
b)Đề-xi-mét khối 
-GV trình bày vật mẫu .
-Đây là hình khối gì ? Có kích thước là bao nhiêu ?
-Giới thiệu : Thể tích của hình lập phương này là 1 dm3.
-Em hiểu đề-xi-mét khối là gì ?
c)Quan hệ giữa xăng-ti-met khối và đề-xi-mét khối 
-Gv trưng bày tranh .
-Co 1 hình lập phương có cạnh dài 1dm . Vậy thể tích của hình lập phương là bao nhiêu ?
-Giả sử chia các cạnh của hình lập phương thành 10 phần bằng nhau , mỗi phần có kích thước là bao nhiêu ?
-Nếu sắp xếp các hình lập phương nhỏ có cạnh dài 1cm vào hình lập phương cạnh 1dm thì cần bao nhiêu hình sẽ xếp đầy ?
-Thể tích hình lập phương cạnh 1cm là bao nhiêu ?
-Kết luận :
 1dm3 = 1000cm3
 Hay 1000dm3 = 1dm3 
-HS quan sát .
-Đây là hình lập phương có cạnh 1cm .
-Xăng-ti-mét khi là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1cm .
-HS quan sát .
-Đây là hình lập phương có cạnh dài 1dm .
-Đề-xi-mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1dm .
-HS quan sát .
-1đề-xi-mét khối .
-1 xăng-ti-met .
-1000 hình 
-1cm3 .
-HS nhắc lại .
2-2-Luyện tập – Thực hành 
Bài 1 :
-GV treo bảng phụ , gọi HS thi đua làm bài (ĐDDH)
Bài 2 :
-Bài giải :
a)1dm3 = 1000cm3
375dm3 = 375 000cm3
 5,8dm3 = 5800cm3
-HS đọc đề , thi đua làm bài .
- HS đọc đề , làm bài .
3-CỦNG CỐ , DẶN DÒ 
-GV tổng kết tiết học .
-Dặn HS về nhà làm BT2a/117 
-Chuẩn bị: Mét khối.
TUẦN 23-TIẾT45
Khoa học:
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG ĐIỆN
I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU :
Kể tên một số đồ dùng, máy móc sử dụng năng lượng điện.
GDBVMT: Tiết kiệm điện.
II-CHUẨN BỊ: Tranh ảnh , đồ dùng máy móc sử dụng điện .
-Hình trang 92,93 .Bảng phụ nhằm phục vụ trò chơi “ Ai nhanh , ai đúng” 
Hoạt động
Các dụng cụ , hoạt động không sử dụng điện
Các dụng cụ , phương tiện sử dụng điện
Thắp sáng 
Đèn dầu , nến 
Bóng đèn điện , đèn pin 
Truyền tin
Ngựa , bồ câu truyền tin 
Điện thoại , vệ tinh 
. . .
. . .
. . .
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1.Hoạt động khởi động 
2.Kiểm tra bài cũ : 
-Con người sử dụng năng lượng gió vào những việc gì ?
-Con người sử dụng năng lượng nước chảy vào những việc gì ?
3.Giới thiệu bài : Giới thiệu trực tiếp 
-HS lắng nghe .
*Hoạt động 1 : Thảo luận 
*Mục tiêu : HS kể được :
-Một số ví dụ chứng tỏ dòng điện mang năng lượng .
-Một số loại nguồn điện chủ yếu .
*Cách tiến hành :
-Kể tên một số đồ dùng sử dụng điện mà em biết ?
-Năng lượng điện mà các đồ dùng trên sử dụng được lấy từ đâu ?
-GV : Tất cả các vật có khả năng cung cấp năng lượng điện đều được gọi chung là nguồn điện .
-Cả lớp thảo luận .
-Nồi cơm điện , quạt máy , bàn ủi , tủ lạnh bóng đèn . . . do nhà máy điện cung cấp. Đèn pin , cat-sét ; rađiô . . . do pin .
*Hoạt động 2 : Quan sát và thảo luận 
*Mục tiêu : HS nêu được một số ứng dụng của dòng điện và tìm được ví dụ về các máy móc, đồ dùng ứng với mỗi ứng dụng .
*Cách tiến hành :
Bước 1 : 
-Kể tên của chúng?
-Nêu nguồn điện chúng cần sử dụng ?
-Nêu tác dụng của dòng điện trong các đồ dùng máy móc đó ?
Bước 2 :
*Hoạt động 3 : Trò chơi “ Ai nhanh , ai đúng” 
*Mục tiêu : HS nêu được những dẫn chứng về vai trò của điện trong mọi mặt của cuộc sống .
*Cách tiến hành : Chia lớp thành 3 đội 
-Tìm hoạt động và các dụng cụ , phương tiện sử dụng điện và các dụng cụ, phương tiện không sử dụng điện tương ứng cùng thực hiện hoạt động đó (ĐDDH)
-Đội nào tìm được nhiều ví dụ hơn trong cùng thời gian là thắng .
-Làm việc theo nhóm .
-HS quan sát các vật hay mô hình hoặc tranh ảnh những đồ dùng , máy móc dùng động cơ điện đã sưu tầm được . và trả lời câu hỏi .
-VD : Nồi cơm điện , nguồn điện do nhà máy điện cung cấp, nguồn điện sẽ làm dây lò xo nóng lên . Đèn pin, nguồn điện do pin cung cấp làm bóng đèn cháy sáng . . . 
-Làm việc cả lớp .
-Đại diện từng nhóm giới thiệu với cả lớp . 
4.Hoạt động kết thúc 
-Nhận xét tiết học .
-Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết .
GDBVMT: Tiết kiệm điện.
-Chuẩn bị: Lắp mach điện đơn giản.
- HS hỏi , đáp nội dung bài học .
Điều chỉnh bổ sung : 
TUẦN 23-TIẾT114
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC 
I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU 
- Kể lại được những câu chuyện đã nghe, đã đọc về những người bảo vệ trật tự, an ninh; sắp xếp chi tiết tương đối hợp lí, kể rõ ý; biết và trao đổi về ND câu chuyện.
II-CHUẨN BỊ: Một số sách , truyện , bài báo viết về các chiến sĩ an ninh ninh , công an ninh , bảo vệ . . . 
Bảng phụ viết đáng giá tiêu chuẩn kể chuyện : Nội dung câu chuyện – Cách kể – Khả năng hiểu câu chuyện của người kể .
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
A-KIỂM TRA BÀI CŨ 
B-DẠY BÀI MỚI 
1-Giới thiệu bài :
-Trong tiết KC hôm nay , các em sẽ tự kể mình đã nghe , đã đọc về những người đã góp sức mình bảo vệ trật tự, an ninh .
 -HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Ông Nguyễn Khoa Đăng .
-Nêu ý nghĩa câu chuyện .
2-Hương dẫn HS kể chuyện 
a)Giúp HS hiểu yêu cầu ... tự-an ninh.
Điều chỉnh bổ sung : 
TUẦN 23-TIẾT114
Toán:
THỂ TÍCH HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU :
-Có biểu tượng về thể tích hình hộp chữ nhật.
-Biết tính thể tích hình hộp chữ nhật. 
-Bết vận dụng công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật để giải một số bài tập liên quan. Bài 1
II- CHUẨN BỊ: Hình hộp chữ nhật .Hình minh hoạ cắt từ BT2 ,3 .
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A-KIỂM TRA BÀI CŨ 
B-BÀI MỚI
1-GIỚI THIỆU BÀI 
-Chúng ta đã làm quen với hình hộp chữ nhật , được biết các đơn vị đo thể tích . Giờ học hôm nay , chúng ta sẽ tìm hiểu công thức và quy tắc tính thể tích hình hộp chữ nhật . 
- HS sửa BT3/119 .
-Cả lớp và GV nhận xét .
2-DẠY BÀI MỚI
2-1-Hình thành công thức , quy tắc tính thể tích hình hộp chữ nhật 
a)Ví dụ 
-GV yêu cầu HS đọc VD SGK .
-GV lấy hình hộp chữ nhật có kích thước như SGK 
-Nêu vấn đề : Để tính thể tích hình hộp chữ nhật này bằng cm3 ta cần tìm số hình lập phương 1cm3 xếp đầy trong hộp.
-HS quan sát hình hộp chữ nhật đã xếp các hình lập phương 1cm3 xếp đầy trong hộp .
-1 HS lên đếm xem xếp 1 lớp có bao nhiêu hình lập phương 1cm3 ?
-Muốn xếp đầy hộp phải có mấy lớp ?
-Cần bao nhiêu hình để xếp đầy hộp ?
-Kết luận : Vậy thể tích hình hộp chữ nhật đã cho là 3200cm3 .
b)Quy tắc 
 20 x 16 x 10 = 3200
 CD x CR x Cao = THỂ TÍCH
-Yêu cầu HS nêu quy tắc SGK/121
-GV : Gọi V là thể tích của hình hộp chữ nhật , ta có :
V = a x b x c
(a,b,c là 3 kích thứơc cùng đơn vị đo của hình hộp chữ nhật )
-HS nêu theo SGK .
-HS quan sát .
-Mỗi lớp có 20 x 16 = 320(hình lập phương 1cm3 )
-10 lớp .
-320 x 10 = 3200(hình lập phương)
-HS nêu quy tắc .
2-2-Luyện tập – Thực hành 
Bài 1 : Bài giải:
a)Thể tích hình hộp chữ nhật :
 5 x 4 x 9 = 180(cm3)
 Đáp số : 180cm3
b)Thể tích hình hộp chữ nhật :
 1,5 x 1,1 x 0,5 = 0,825(m3)
 Đáp số : 0,825m3
c)Thể tích hình hộp chữ nhật :
 2/5 x1/3 x3/4 =1/10 (dm3)
 Đáp số : 
HS đọc đề , làm bài .
3-CỦNG CỐ , DẶN DÒ 
-GV tổng kết tiết học .
-Chuẩnbị:Thể tích hình lập phương
Điều chỉnh bổ sung : 
TUẦN 23-TIẾT46
Khoa học:
LẮP MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN
I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU :
Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản bằng pin, bóng đèn, dây dẫn.
II-CHUẨN BỊ: - Chuẩn bị theo nhóm : 1 cục pin , dây đồng có vỏ bọc bằng nhựa , bóng đèn pin , một số vật bằng kim loại ( đồng , nhôm , sắt . . . ) và một số vật khác bằng nhựa , cao su , sứ 
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1.Hoạt động khởi động 
2.Kiểm tra bài cũ : 
-Kể tên một số đồ dùng , máy móc sử dụng điện . Trong đó loại nào dùng năng lượng điện để thắp sáng , đốt nóng , chạy máy ?
-Điện mà các đồ dùng , máy móc đó sử dụng được lấy từ đâu?
3.Giới thiệu bài :Giới thiệu trực tiếp . 
-HS hỏi đáp .
-HS lắng nghe .
*Hoạt động 1 : Thực hành lắp mạch điện 
*Mục tiêu : HS lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản : sử dụng pin , bóng đèn , dây điện .
*Cách tiến hành :
Bước 1 : 
-Mục đích : Tạo ra một dòng điện có nguồn điện là pin trong mạch kín làm sáng bóng đèn pin .
-Vật liệu : Một cục pin , một số đoạn dây , một bóng đèn pin .
Bước 2 : 
-Phải lắp mạch như thế nào thì đèn mới sáng ?
Bước 3 :
Bước 4 : 
-Quan sát hình 5/95 SGK và dự đoán mạch điện ở hình nào thì đèn sáng ?
-Lưu ý : Khi dùng dây dẫn nối hai cực của pin với nhau ( đoản mạch ) như hình 5c , thì sẽ làm hỏng pin . GV lưu ý HS khi kiểm tra trường hợp này cần làm nhanh để tránh làm hỏng pin .
Bước 5 : 
-Làm việc theo nhóm . Các nhóm làm thí nghiệm như hướng dẫn ở mục thực hành SGK/94 .
-HS lắp mạch để đèn sáng và vẽ lại cách mắc vào giấy .
-Làm việc cả lớp .
-Từng nhóm giới thiệu về hình vẽ và mạch điện .
-Mạch kín .
-Làm việc theo cặp .
-HS đọc mục Bạn cần biết SGK/94 và chỉ cho bạn xem cực dương (+) , cực âm (-) của pin ; chỉ 2 đầu của dây tóc bóng đèn và nới hai đầu này được đưa ra ngoài .
-HS chỉ mạch kín cho dòng điện chạy qua ( hình 4/95) và nêu được 
+Pin đã tạo ra trong mạch kín một dòng điện .
+Dòng điện này chạy qua dây tóc bóng đèn làm cho dây tóc bóng đèn nóng tới mức phát ra ánh sáng 
-HS làm thí nghiệm theo nhóm 
-HS lắp mạch điện để kiểm tra .
-Thảo luận chung cả lớp về điều kiện để mạch thắp sáng đèn .
*Hoạt động 2 : Làm thí nghiệm phát hiện vật dẫn điện , vật cách điện 
*Mục tiêu : HS làm được thí nghiệm đơn giản phát hiện vật dẫn điện hoặc vật cách điện .
*Cách tiến hành :
Bước 1 : 
Kết luận : 
-Các vật bằng kim loại cho dòng điện chạy qua nên mạch đang hở thành mạch kín , vì vậy đèn sáng .
-Các vật bằng cao su , sứ , nhựa . . . không cho dòng điện chạy qua nên mạch vẫn bị hở , vì vậy đèn không sáng .
Bước 2 :
GV đặt câu hỏi chung cho cả lớp :
-Vật cho dòng điện chạy qua gọi là gì ?
-Kể tên một số vật liệu cho dòng điện chạy qua ?
-Vật không cho dòng điện chạy qua gọi là gì ?
-Kể tên một số vật liệu không cho dòng điện chạy qua ?
*Hoạt động 3 : Quan sát và thảo luận 
*Mục tiêu : 
-Củng cố cho HS kiến thức về mạch kín , mạch hở ; về dẫn điện , cách điện .
-Hiểu được vai trò của cái ngắt điện .
*Cách tiến hành :
-GV cho HS chỉ ra và quan sát một số cái ngắt điện .
-Làm việc theo nhóm .
-Các nhóm làm thí nghiệm như hướng dẫn ở mục thực hành như SGK/96 .
-Làm việc cả lớp .
-Từng nhóm trình bày kết quả thí nghiệm.
-Vật dẫn điện .
-Đồng , nhôm , sắt . . . 
-Vật cách điện .
-Cao su , sứ , thuỷ tinh , gỗ khô , bìa . . . 
-HS làm cái ngắt điện cho mạch điện mới lắp . Có thể sử dụng cái ghim giấy .
4.Hoạt động kết thúc 
-Nhận xét tiết học .
-Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết .
-Chuẩn bị: Lắp mạch điện đơn giản (tiếp theo)
- HS hỏi , đáp nội dung bài học .
Điều chỉnh bổ sung : 
Thứ sáu 10/02/2012
TUẦN 23-TIẾT46 TẬP LÀM VĂN
TRẢ BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU 
-Nhận biết và tự sửa được lỗi trong bài của mình và sửa lỗi chung; viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
II-CHUẨN BỊ: Bảng phụ ghi 3 đề bài của tiết Kiểm tra viết .
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
A-KIỂM TRA BÀI CŨ 
B-BÀI MỚI 
1-Giới thiệu bài
-Giới thiệu trực tiếp . 
 -Mời 2,3 HS đọc trước lớp CTHĐ các em đã lập trong tiết TLV trước .
-HS lắng nghe .
2-Hướng dẫn HS luyện tập 
-Gv mở bảng phụ đã viết sẵn 3 đề bài của tiết kiểm tra ; một số lỗi điển hình về chính tả , dùng từ , đặt câu . 
a)Nhận xét kết quả làm bài 
-Những ưu điểm chính . Nêu VD cụ thể , kèm tên HS .
-Những thiếu sót , hạn chế . Nêu VD cụ thể , kèm tên HS . 
b)Thông báo điểm số cụ thể 
-Một HS nhắc lại .
-Cả lớp cùng sửa chữa với nhau .
3-Hướng dẫn HS chữa bài 
-GV trả bài cho từng HS .
a)Hướng dẫn HS chữa lỗi chung
-GV viết những lỗi cần chữa lên bảng phụ .
b)Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài 
-GV kiểm tra .
c)Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn hay , bài văn hay 
-GV đọc những đoạn văn hay , bài văn hay cho cả lớp nghe .
đ)HS chọn viết lại một đoạn văn hay hơn 
-GV chấm điểm đoạn viết của một số HS .
-Một số HS lần lượt lên bảng sửa chữa .
-Cả lớp nhận xét , bổ sung ý kiến .
-HS đọc lời nhận xét của thầy cô , phát hiện thêm lỗi trong bài làm của mình và tự sửa chữa .
-HS trao đổi , rút kinh nghiệm cho bản thân .
-Mỗi HS chọn một đoạn văn viết chưa đạt , viết lại cho hay hơn .
-Nhiều HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn đã viết .
Điều chỉnh bổ sung : 
TUẦN 23-TIẾT115 Toán:
THỂ TÍCH HÌNH LẬP PHƯƠNG
I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU :
-Biết công thức tính thể tích hình lập phương
-Biết vận dụng công tính thức thể tích hình lập phương để giải một số bài tập liên quan. Bài 1, Bài 3
II-CHUẨN BỊ: 
Mô hình trực quan vẽ hình lập phương có cạnh 3cm . Một số hình lập phương có cạnh 1cm .
Bài giải BT1 :
Hình lập phương
(1)
(2)
(3)
(4)
Độ dài cạnh 
1,5m
6cm
10dm
Diện tích 1 mặt
2,25m2
36cm2
100dm2
Diện tích toàn phần
13,5m2
216cm2
600dm2
Thể tích 
3,375m3
216cm3
1000dm3
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A-KIỂM TRA BÀI CŨ 
B-BÀI MỚI
1-GIỚI THIỆU BÀI 
-Giờ học trước , chúng ta đã biết cách tính thể tích hình hộp chữ nhật . Giờ học hôm nay chúng ta sẽ tìm công thức tính thể tích hình lập phương . 
- HS sửa BT1C/121 .
-Cả lớp và GV nhận xét .
2-DẠY BÀI MỚI
2-1-Hình thành công thức tính thể tích hình lập phương 
a)Ví dụ 
-GV yêu cầu HS tính thể tích hình hộp chữ nhật có CD = 3cm , CR = 3cm , cao = 3cm 
-Nhận xét hình hộp chữ nhật ?
-Đó là hình gì ?
-GV treo mô hình trực quan : Ai có thể nêu cách tính thể tích hình lập phương ?
-Yêu cầu HS đọc quy tắc .
b)Công thức 
 -GV treo tranh hình lập phương . Hình lập phương có cạnh a , hãy viết công thức tính thể tích hình lập phương .V = a x a x a
V : thể tích hình lập phương 
a : độ dài cạnh hình lập phương 
-Vhhcn = 3 x 3 x 3 = 27(cm3)
-Có 3 kích thứơc bằng nhau .
-Hình lập phương .
-Thể tích hình lập phương bằng cạnh, nhân cạnh, nhân cạnh .
-HS đọc theo SGK/122 .
-HS viết .
2-2-Luyện tập – Thực hành 
Bài 1 :
-Bài giải : ĐDDH 
Bài 3 :
-Bài giải :
Thể tích hình hộp chữ nhật :
 8 x 7 x 9 = 504(cm3)
Cạnh của hình lập phương :
 ( 8 + 7 + 9) : 3 = 8(cm)
Thể tích của hình lập phương :
 8 x 8 x 8 = 512(cm3)
 Đáp số : 512cm3
-HS đọc đề , làm bài .
-HS đọc đề , làm bài .
3-CỦNG CỐ , DẶN DÒ 
-GV tổng kết tiết học .
-Dặn HS về nhà làm BT2/123 và chuẩn bị bài : Luyện tập chung.
Điều chỉnh bổ sung : 
TUÂN: 23-TIẾT:23
Sinh hoạt lớp
NHẬN XÉT CUỐI TUẦN
 Nội dung : 
1 . Lớp trưởng :Nhận xét các HĐ của lớp trong tuần qua về các mặt :
a.Học tập : 2.Lao động : 3.Vệ sinh : 4.Nề nếp : 5.Các hoạt động khác :
b.Tuyên dương các tổ, nhóm, cá nhân tham gia tốt .
c. Nhắc nhở các tổ, nhóm, cá nhân thực hiện chưa tốt.
2 . Giáo viên : Nhận xét thêm tuyên dương khuyến khích và nhắc nhở 
3 .Kế hoạch tuần tới 
-Thi đua học tôt, thực hiện tốt nội qui của lớp của trường
- Thi đua nói lời hay làm việc tốt. Phân công trực nhật. Chú ý : Viết chữ đúng mẫu, trình bày bài viết sạch đẹp.
- Nhắc nhở giữ gìn vệ sinh cá nhân, áo quần sạch sẽ. Giữ gìn sách vở,đồ dùng học tập tốt.
-VS trường lớp xanh, sạch, đẹp,chăm sóc cây bóng mát trong sân trường
- HS không được đeo nữ trang, không tiếp xúc với người lạ.
- HS không được đánh nhau, chưỡi tục, không chơi những trò chơi nguy hiểm, không mang đồ vật có đầu nhọn đến trường,phòng tránh cháy nổ. 
* Lưu ý : Trước khi đi học xem lại TKB để mang đúng,đủ sách vở, đồ dùng học tập các môn học.
- Những em chưa học tốt trong tuần,  Về nhà cần có thời gian biểu để việc học được tốt hơn .
Điều chỉnh bổ sung : 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_hoc_khoi_5_tuan_23_ban_chuan_kien_thuc.doc