Giáo án dạy học Khối 5 - Tuần 23 - Nguyễn Thị Ngọc Diệu

Giáo án dạy học Khối 5 - Tuần 23 - Nguyễn Thị Ngọc Diệu

sáng Tập đọc

Phân xử tài tình

I) Mục tiêu:

1. Kiến thức: Hiểu nội dung của bài:Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của vị quan án.

2. Kỹ năng:Biết đọc diễn cảm bài văn , giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật.

 Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng hồi hộp, hào hứng, thể hiện được niềm khâm phục của người kể chuyện về tài xử kiện của ông quan án.

3. Thái độ: Khâm phục tài xử kiện của ông quan án

II) Chuẩn bị:

 - Tranh minh hoạ SGK.

 - Bảng phụ ghi nội dung.

III) Hoạt động dạy học:

 

doc 35 trang Người đăng phuonght2k2 Lượt xem 264Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học Khối 5 - Tuần 23 - Nguyễn Thị Ngọc Diệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23
 Thứ hai ngày 21 tháng 2 năm 2011
Buổi sáng Tập đọc 
Phân xử tài tình
I) Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu nội dung của bài:Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của vị quan án.
2. Kỹ năng:Biết đọc diễn cảm bài văn , giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật.
 Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng hồi hộp, hào hứng, thể hiện được niềm khâm phục của người kể chuyện về tài xử kiện của ông quan án.
3. Thái độ: Khâm phục tài xử kiện của ông quan án
II) Chuẩn bị:
	- Tranh minh hoạ SGK.
	- Bảng phụ ghi nội dung.
III) Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Cao Bằng và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
* Luyện đọc
- Gọi HS đọc bài.
- Yêu cầu HS chia đoạn.
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài (đọc 2 lượt), chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
- Gọi HS đọc phần Chú giải
- Tổ chức cho HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu, cách đọc như sau:
Hoạt động học
- 3 HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Nhận xét.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi.
- Bài chia 3 đoạn.
- 3 HS đọc bài theo thứ tự:
+ HS 1: Xưa, có một lấy trộm
+ HS 2: Đòi người làm chứngcúi đầu nhận tội.
+ HS 3: Lần khácđành nhận tội.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc nối tiếp theo cặp (đọc 2 vòng).
- 2 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Theo dõi.
 - Đọc toàn bài với giọng hồi hộp, hào hứng thể hiện được lòng khâm phục của người kể chuyện về tài xử kiện của ông quan án. Chú ý giọng của từng nhân vật.
+ Người dẫn chuyện: giọng rõ ràng, rành mạch, biểu thị cảm xúc khâm phục.
+ Hai người đàn bà: giọng mếu máo, ấm ức.
+ Quan án: giọng ôn tồn, đĩnh đạc, trang nghiêm.
* Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS giải thích các từ: công đường, khung cửi, niệm phật. 
+ Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì?
+ Quan án đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp tấm vải?
+ Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp?
+ Kể lại cách quan án tìm kẻ trộm tiền nhà chùa?
+ Vì sao quan án lại dùng cách trên?
+ Quan án phá được các vụ án nhờ đâu?
+ Nội dung của câu chuyện là gì?
c. Đọc diễn cảm
- Gọi 4 HS đọc truyện theo vai. Yêu cầu HS dựa vào nội dung bài để tìm giọng đọc phù hợp.
- Treo bảng phụ có đoạn văn chọn hướng dẫn luyện đọc.
+ GV đọc mẫu.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
+ Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
+ Nhận xét,cho điểm từng HS.
- Giải thích theo ý hiểu:
+ Công đường: nơi làm việc của quan lại.
+ Khung cửi: công cụ dệt vải thô sơ, đóng bằng gỗ.
+ Niệm phật: đọc kinh lầm rầm để khấn phật.
+ Người nọ tố cáo người kia lấy cắp vải của mình và nhờ quan xét xử.
+ Quan đã dùng nhiều cách khác nhau:
. Cho đòi người làm chứng nhưng không có
. Cho lính về nhà hai người đàn bà để xem xét, thấy cũng có khung cửi, cũng đi chợ bán vải.
. Sai xé tấm vải làm đôi cho mỗi người một nửa, thấy một trong hai người bật khóc, quan sai lính trả tấm vải cho người này rồi thét trói người kia lại.
+ Vì quan hiểu phải tự tay mình làm ra tấm vải, mang bán tấm vải để lấy tiền mới thấy đau xót, tiếc khi công sức lao động của mình bị phá bỏ nên bật khóc khi tấm vải bị xé. 
+ Quan án nói sư cụ biện lễ cúng Phật, cho gọi hết sư vãi, kẻ ăn người ở trong chùa ra, giao cho mỗi người một nắm thóc ngâm nước, bảo họ cầm nắm thóc đó, vừa chạy đàn vừa niệm Phật. Đánh đòn tâm lí "Đức Phật rất thiêng, ai gian Phật sẽ làm cho nắm thóc trong tay người đó nảy mầm" rồi quan sát những người chạy đàn, thấy một chú tiểu hé bàn tay cầm thóc ra xem, lập tức cho bắt vì theo quan chỉ kẻ có tật mới hay giật mình.
+ Vì biết kẻ gian thường lo lắng nên sẽ lộ mặt.
+ Quan án phá được các vụ án nhờ sự thông minh, quyết đoán. Ông nắm được đặc điểm tâm lí của kẻ phạm tội.
* Nội dung: Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của vị quan án.
- 4 HS đọc theo vai: người dẫn chuyện, hai người đàn bà bán vải, quan án.
- Luyện đọc theo cặp.
- 3 đến 5 HS thi đọc.
Quan nói sư cụ biện lễ cúng Phật, rồi gọi hết sư vãi, kẻ ăn người ở trong chùa ra, giao cho mỗi người một nắm thóc và bảo:
- Chùa ta mất tiền, chưa rõ thủ phạm. Mỗi người hãy cầm một nắm thóc đã ngâm nước rồi vừa chạy đàn, vừa niệm Phật. Đức Phật rất thiêng. Ai gian, Phật sẽ làm cho nắm thóc trong tay người đó nảy mầm. Như vậy, ngay gian sẽ rõ.
Mới vài vòng chạy, đã thấy một chú tiểu thỉnh thoảng hé bàn tay cầm thóc ra xem. Quan lập tức cho bắt chú tiểu vì chỉ có kẻ có tật mới hay giật mình. Chú tiểu kia đành nhận tội.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học. Nhắc học sinh về đọc bài và chuẩn bị bài sau.
Toán
 Xăng - ti - mét khối. Đề - xi - mét khối
I) Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Học sinh có biểu tượng về xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối
-Biết tên gọi , kí hiệu , “độ lớn” của đơn vị đo thể tích :xăng - ti- mét khối, đề- xi- mét khối .
- Nhận biết được mối quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối
2. Kỹ năng: Đọc và viết đúng các số đo; Giải các bài tập có liên quan đến xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.
-Biết giải một số bài toán có liên quan đến xăng- ti- mét khối , đề- xi- mét khối .
3. Thái độ: Tích cực học tập
II) Chuẩn bị:
	- Bộ đồ dùng dạy học Toán 5.
	- Bảng phụ, bút dạ.
III) Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Thế nào là thể tích của một hình?
- GV đưa ra một số hình hộp chữ nhật được ghép bởi các hình lập phương cạnh 1cm, yêu cầu HS so sánh thể tích của các hình đó.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b.Hình thành biểu tượng về xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối:
- Đưa ra 1 hình lập phương có cạnh 1dm và 1 hình lập phương có cạnh 1cm cho HS quan sát.
- Giới thiệu về xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.
- Đưa ra mô hình quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối, yêu cầu HS quan sát.
- Hướng dẫn HS nhận xét để tìm mối quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.
+ Xếp các hình lập phương có thể tích 1cm3 vào "đầy kín" trong hình lập phương có thể tích 1dm3. Trên mô hình là lớp xếp đầu tiên. Hãy quan sát và cho biết lớp này xếp được bao nhiêu hình lập phương có thể tích 1cm3?
+ Xếp được bao nhiêu lớp như thế thì sẽ "đầy kín" hình lập phương có thể tích 1dm3?
+ Vậy hình lập phương có thể tích 1dm3 gồm bao nhiêu hình lập phương thể tích 1cm3?
- Kết luận:
 Hình lập phương cạnh 1dm gồm 
10 10 10 = 1000 hình lập phương cạnh 1cm.
 Ta có: 1dm3 = 1000 cm3
c. Luyện tập, thực hành:
- Mời 1 HS nêu yêu cầu của bài.
- Gắn bảng phụ ghi nội dung BT1.
- Yêu cầu HS đọc mẫu và tự làm bài vào SGK.
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc và viết các số đo thể tích có đơn vị là xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối theo yêu cầu của bài.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, ghi điểm.
- Yêu cầu HS đổi chéo SGK kiểm tra lẫn nhau.
- Mời 1 HS nêu yêu cầu của bài.
- Viết lên bảng các trường hợp sau:
 5,8dm3 =  cm3
154 000cm3 =  dm3
- Tổ chức cho HS thảo luận theo cặp nêu cách làm của 2 trường hợp trên.
- Gọi 2 HS đại diện cho 2 nhóm lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài ra nháp.
- Yêu cầu 2 HS lần lượt nêu cách làm của mình.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, chốt lại cách làm đúng.
- Yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài vào vở.
- Thu vở của một số bàn để chấm.
- GV nhận xét, ghi điểm.
- Yêu cầu HS đổi chéo vở kiểm tra lẫn nhau.
Hoạt động học
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi của GV.
- HS quan sát hình.
- HS nghe và nhắc lại:
+ Xăng-ti-mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1cm.
 Xăng-ti-mét khối viết tắt là cm3
+ Đề-xi-mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1dm.
 Đề-xi-mét khối viết tắt là dm3
- Quan sát mô hình.
- Theo dõi thao tác của GV.
+ Lớp xếp đầu tiên có 10 hàng, mỗi hàng có 10 hình, vậy có 10 10 = 100 (hình)
+ Xếp được 10 lớp như thế (vì 1dm = 10cm)
+ Hình lập phương thể tích 1dm3 gồm 1000 hình lập phương thể tích 1cm3.
- HS nối tiếp nhau nhắc lại kết luận của GV.
Bài 1(116): Viết vào ô trống (theo mẫu)
- 1 HS nêu.
- 1HS làm bảng phụ, lớp làm vào SGK.
Viết số
Đọc số
76cm3
bảy mươi sáu xăng-ti-mét khối
519dm3
năm trăm mười chín đề-xi-mét khối
85,08dm3
tám mươi lăm phẩy không tám đề-xi-mét khối
cm3
bốn phần năm xăng-ti-mét khối
192cm3
một trăm chín mươi hai xăng-ti-mét khối
2001dm3
hai nghìn không trăm linh một đề-xi-mét khối
cm3
ba phần tám xăng-ti-mét khối
Bài 2(117): Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
- 1HS nêu.
- HS theo dõi.
- HS thảo luận nhóm theo yêu cầu của GV. 5,8dm3 =  cm3
Ta có: 1dm3 = 1000 cm3
Mà 5,8 1000 = 5800
Nên 5,8dm3 = 5800 cm3
154 000cm3 =  dm3
Ta có: 1000cm3 = 1dm3
Mà 154 000 : 1000 = 154
Nên 154 000cm3 = 154 dm3
- HS làm theo yêu cầu của GV.
a, 1dm3 = 1000 cm3 375dm3 = 375000 cm3 
5,8dm3 = 5800 cm3 dm3 = 800 cm3 
b, 2000cm3 = 2 dm3 154 000cm3 = 154 dm3
490 000cm3 = 490 dm3 5100cm3 = 5,1 dm3
3. Củng cố, dặn dò: 
- Tổ chức cho HS thi đọc và viết các số đo thể tích có đơn vị là xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa học.
Buổi chiều Kể chuyện
 Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I) Mục tiêu:
1. Kiến thức:
	- Kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc về những người bảo vệ trật tự, an ninh.
Biết sắp xếp chi tiết tương đối hợp lí , kể rõ ý biết và biết trao đổi về nội dung câu chuyện .(Trả lời được các câu hỏi 1,2,3 học thuộc lòng những câu thơ yêu thích .
	2. Kỹ năng: 
	- Rèn kỹ năng nói: Kể bằng lời của mình câu chuyện có nội dung trên, trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
	- Rèn kỹ năng nghe: Chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ trật tự, an ninh.
II) Chuẩn bị:
	- Học sinh: Truyện đọc 5; sách, báo có nội dung câu chuyện theo yêu cầu.
	- Giáo viên: Viết đề bài lên bảng
III) Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Ông Nguyễn Khoa Đăng.
- Gọi HS nêu ý nghĩa của chuyện
- Gọi HS nhận xét bạn kể chuyện và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn tìm hiểu đề bài
- Gọi HS đọc đề bài, GV dùng phấn màu gạch chân dưới các từ trọng tâm.
- Giải nghĩa cụm từ: bảo vệ trật tự, an ninh (hoạt động chống lại mọi sự xâm phạm, quấy rối để giữ yên ổn về chính trị, xã hội, giữ gìn trạng thái ổn định, có tổ chức, kỉ luật)
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp 3 gợi ý ở SGK
- Hướng dẫn thêm cho học sinh về cách tìm, chọn truyện.
- Gọi 1 số học  ... rình baøy ( Daùn treân baûng lôùp)
Giaùo vieân vaø caû lôùp nhaän xeùt, söûa chöõa, giuùp HS hoaøn chænh töøng baûn chöông trình hoaït ñoäng.
+ Gôïi yù HS nhaän xeùt :
 H.Chöông trình hoaït ñoäng cuûa baïn laäp ra coù roõ muïc ñích khoâng? Nhöõng coâng vieäc baïn neâu ñaõ ñaày ñuû chöa? phaân coâng vieäc roõ raøng chöa?
 H. Baïn ñaõ trình baøy ñuû caùc ñeà muïc cuûa moät chöông trình hoaït ñoäng chöa?
-GV giöõ laïi treân baûng lôùp CTHÑ vieùt toát hôn cho caû lôùp boå sung hoaøn chænh, ñeå HS töï ñieàu chænh baøi cuûa mình.
- 1 em nhaéc ñaàu baøi.
- 1 HS ñoïc ñeà, lôùp ñoïc thaàm theo. 
- HS löïa choïn 1 trong 5 hoaït ñoäng ñaõ neâu.
- HS laàn löôït noùi teânhoaït ñoäng caùc em choïn ñeå laäp chöông trình.
- HS ñoïc laïi.
- HS laäp CTHÑ vaøo vôû hoaëc VBT.
- Caùc nhoùm laäp CTHÑ khaùc nhau.
- 1 soá HS ñoïc KQ baøi laøm, nhöõng HS laøm baøi treân giaáy trình baøy. 
- Nhaän xeùt boå sung.
- Caû lôùp bình choïn ngöôøi laäp ñöôïc baûng CTHÑ toát nhaát, khen ngôïi.
 4. Cuûng coá - daën doø : - Yeâu caàu HS nhaéc laïi caáu taïo 3 phaàn vaø ích lôïi cuûa CTHÑ.
- Veà nhaø hoaøn chænh baûn chöông trình hoaït ñoäng, vieát laïi vaøo vôû. Chuaån bò: baøi tieáp.
Thứ sáu ngày 18 tháng 02 năm 2011
Tập làm văn
Trả bài văn kể chuyện
I) Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nhận biết và tự sửa được lỗi trong bài của mình và sửa lỗi chung ; viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc viết lại đoạn văn cho hay hơn .
2. Kỹ năng: Biết tham gia sửa lỗi chung; tự sửa lỗi theo yêu cầu, tự viết lại một đoạn (hoặc cả bài) cho hay hơn.
3. Thái độ: Nhận thức được ưu khuyết điểm của mình và của bạn
II) Chuẩn bị:
	- Học sinh: Vở bài tập.
	- Giáo viên: Bảng phụ viết một số lỗi điển hình cần chữa chung.
III)Hoạt động dạy học :
	Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc bản CTHĐ đã lập ở tiết TLV trước.
2. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Nhận xét chung về kết quả bài làm của học sinh
- Nêu một số ưu khuyết điểm trong bài làm của học sinh.
- Thông báo điểm số cụ thể.
c) Hướng dẫn học sinh chữa bài
- Trả bài cho học sinh 
- Hướng dẫn học sinh chữa lỗi chung:
Giáo viên chỉ những lỗi học sinh đã mắc ở bảng phụ sau đó gọi học sinh lần lượt lên bảng chữa lỗi.
- Chữa lại cho đúng
- Hướng dẫn học sinh chữa lỗi trong bài: Yêu cầu học sinh đọc lời nhận xét của giáo viên sau đó tự sửa lỗi trong bài làm.
d) Học tập những đoạn, bài văn hay
- Đọc cho học sinh những đoạn, bài văn hay để học sinh tham khảo: Yêu cầu học sinh trao đổi, thảo luận để tìm ra cái hay trong các đoạn, các bài văn đó.
e) Chọn viết lại đoạn văn cho hay hơn
- Yêu cầu học sinh chọn một đoạn văn viết chưa hay trong bài viết của mình để viết lại.
- Gọi 1 số học sinh tiếp nối đọc đoạn văn đã viết lại.
- Cùng học sinh nhận xét, đánh giá.
- 2 học sinh. 
- Lắng nghe
- Chữa lỗi chung
- Chữa lỗi trong bài của mình
- Lắng nghe, trao đổi để tìm ra cái hay trong đoạn văn.
- Viết lại một đoạn văn trong bài.
- Đọc đoạn văn đã viết lại.
- Lắng nghe.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương những HS viết bài được điểm cao. 
- Dặn HS viết chưa đạt về viết lại bài và chuẩn bị bài sau.
Toán
Thể tích hình lập phương
I) Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết công thức tính thể tích hình lập phương.
2. Kỹ năng: Vận dụng công thức để giải một số bài tập có liên quan.
3. Thái độ: Tích cực học tập
II) Chuẩn bị:
	- 1 số hình lập phương có cạnh 1 cm, bảng phụ.
III) Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
1. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau nêu quy tắc và công thức tính thể tích của hình hộp chữ nhật.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hình thành công thức tính thể tích của hình lập phương
- Nêu bài toán: Hãy tính thể tích của hình lập phương có cạnh là 3 cm.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để làm bài (dựa vào cách tính thể tích của hình hộp chữ nhật).
- Gọi đại diện các nhóm phát biểu.
- Nhận xét cách làm của HS, sau đó hướng dẫn HS phân tích bài toán để đi đến công thức tính thể tích của hình lập phương.
+ 3 cm là gì của hình lập phương?
+ Trong bài toán, để tính thể tích của hình lập phương chúng ta đã làm như thế nào?
- Nêu quy tắc tính thể tích của hình lập phương, sau đó treo bảng phụ ghi quy tắc lên bảng, yêu cầu HS đọc nối tiếp.
- Yêu cầu HS dựa vào quy tắc nêu công thức tính thể tích của hình lập phương có cạnh là a.
c. Luyện tập – thực hành
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu 3 HS lần lượt nhắc lại cách tính diện tích một mặt, diện tích toàn phần và thể tích của hình lập phương.
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào SGK, 1 HS làm bài vào phiếu.
- Gọi HS nhận xét,
- GV nhận xét, chữa bài và cho điểm.
- Gọi HS đọc đề bài.
- HDHS làm bài.
+ Tính thể tích của khối kim loại.
+ Tính cân nặng của khối kim loại.
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở, 1 HS làm bài vào phiếu.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, cho điểm.
- Gọi HS đọc đề bài.
+ Muốn tính trung bình cộng của các số ta làm như thế nào?
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở, 1 HS làm bài vào phiếu.
- Thu vở của 1 bàn để chấm
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
- Nhận xét, cho điểm.
Hoạt động học
- 3 HS nêu.
- Nghe và nhắc lại.
- HS thảo luận cặp đôi.
- Coi hình lập phương đó là hình hộp chữ nhật thì ta có thể tích của hình lập phương là: 3 3 3 = 27 (cm3)
+ Là độ dài cạnh của hình lập phương.
+ Ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh.
* Qui tắc: Muốn tính thể tích của hình lập phương. Ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh.
* Công thức: V = a a a
Bài 1(122):
- Viết số đo thích hợp vào ô trống:
Hình lập phương
( 1 )
( 2 )
( 3 )
( 4 )
Độ dài cạnh
1,5m
dm
6cm
10dm
Diện tích 1 mặt
2,25m2
dm2
36cm2
100dm2
Diện tích toàn phần
13,5m2
dm2
216cm2
600dm2
Thể tích
3,375m3
dm3
216cm3
1000dm3
Bài 2(122):
- 2 HS đọc.
Bài giải:
0,75 m = 7,5 dm
Thể tích của khối kim loại đó là:
7,5 7,5 7,5 = 421,875 (dm3)
Khối kim loại đó cân nặng là:
421,875 15 = 6328,152 (kg)
Đáp số: 6328,152 kg
Bài 3(123):
- 2 HS đọc.
+ Muốn tính trung bình cộng của các số ta lấy tổng chia cho số các số hạng của tổng.
Bài giải:
 a) Thể tích hình hộp chữ nhật là:
8 7 9 = 504 (cm3)
b) Số đo của cạnh hình lập phương là:
(8 + 7 + 9) : 3 = 8 (cm)
Thể tích hình lập phương là:
8 8 8 = 512 (cm3)
Đáp số: a) 504 cm3
 b) 512 cm3
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa học.
Luyện từ và câu
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
I) Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu được câu ghép thể hiện quan hệ tăng tiến.(Nd ghi nhớ )
2. Kỹ năng: Tìm câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến trong truyện Người lái xe đãng trí ( BT1 mục III ) Tìm được quan hệ từ thích hợpđể tạo ra các câu ghép (BT2 )
Biết tạo ra câu ghép mới (thể hiện quan hệ tăng tiến) bằng cách nối các vế câu ghép bằng QHT, thay đổi vị trí các vế câu.
3. Thái độ: Tích cực học tập
II) Chuẩn bị:
	- Học sinh: Vở bài tập.
	- Giáo viên: Bảng phụ viết yêu cầu 1 của phần: Nhận xét
III. Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
1. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu 2 HS lên bảng đặt câu có từ thuộc chủ điểm Trật tự – An ninh.
- Gọi HS dưới lớp làm miệng bài tập 1, 2 trang 48, 49 SGK.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Tìm hiểu ví dụ
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS tự làm bài (gợi ý HS: xác định các vế câu, từng bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, cặp quan hệ từ).
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Kết luận: Câu văn sử dụng cặp quan hệ từ chẳng những...mà thể hiện quan hệ tăng tiến.
- Yêu cầu HS tìm thêm những câu ghép có quan hệ tăng tiến.
- Gọi HS nhận xét câu bạn đặt.
- Nhận xét bài làm của HS.
- Gọi HS dưới lớp đọc câu mình đặt.
- Nhận xét, khen ngợi HS hiểu bài tại lớp.
+ Để thể hiện quan hệ tăng tiến giữa các vế câu trong câu ghép ta có thể làm như thế nào?
- Nhận xét câu trả lời của HS.
c. Rút ra ghi nhớ:
- Yêu cầu HS đọc phần Ghi nhớ
- Gọi HS đặt câu ghép thể hiện quan hệ tăng tiến để minh hoạ cho ghi nhớ
- Nhận xét, khen ngợi HS hiểu bài tại lớp.
d. HDHS làm bài tập:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập và mẩu chuyện vui Người lái xe đãng trí.
+ Yêu cầu HS tìm câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến.
+ Phân tích cấu tạo của câu.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
+ Truyện đáng cười ở chỗ nào?
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm.
- Gọi HS dưới lớp đọc câu mình đặt.
- Nhận xét, kết luận các câu đúng.
Hoạt động học
- 2 HS lên bảng làm bài.
- 2 HS nối tiếp nhau làm bài.
I. Nhận xét:
Bài 1(54):
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 1 HS làm trên bảng lớp. HS dưới lớp làm vào vở bài tập.
- Nhận xét.
* Đáp án:
+ Chẳng những Hồng chăm học / mà bạn ấy còn rất chăm làm.
+ Câu ghép gồm 2 vế câu được ghép với nhau bằng cặp quan hệ từ chẳng những...mà
- Lắng nghe.
Bài 2(54):
- 2 HS đặt câu trên bảng lớp. HS dưới lớp làm vào vở bài tập.
- Nhận xét câu bạn đặt: đúng / sai.
- 3 đến 5 HS đọc câu mình đặt.
Ví dụ:
+ Không những Hoàng học giỏi Toán mà bạn ấy còn học giỏi Văn.
+ Lan không chỉ học giỏi mà bạn ấy còn rất chăm làm.
+ Chẳng những hoa hồng đẹp mà nó còn rất có ích...
+ Ta có thể nối giữa 2 vế câu ghép bằng một trong các cặp quan hệ từ: không những...mà; chẳng những...mà; không chỉ...mà.
II. Ghi nhớ
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng. HS dưới lớp đọc thầm để thuộc bài ngay tại lớp.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc câu mình đặt.
Ví dụ:
+ An không những học giỏi mà bạn ấy còn rất khiêm tốn.
+ Hùng không những đá bóng giỏi mà cậu ấy còn chơi cờ rất hay.
III. Luyện tập:
Bài 1(54):
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Làm bài cá nhân. 1 HS làm bảng lớp.
- Nhận xét bài làm của bạn.
- Chữa bài (nếu sai)
+ Bọn bất lương ấy (không chỉ) ăn cắp tay lái / (mà) chúng còn lấy luôn cả bàn đạp phanh.
Bài 2(55):
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 1 HS làm trên bảng lớp. HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Nhận xét bài làm của bạn.
- Nối tiếp nhau đọc câu mình đặt.
Ví dụ:
a) Tiếng cười không chỉ mang lại niềm vui cho mọi người mà nó còn là liều thuốc trường sinh.
b) Không những (Chẳng những) hoa sen đẹp mà nó còn tượng trưng cho sự thanh khiết của tâm hồn Việt Nam.
c) Ngày nay, trên đất nước ta, không chỉ công an làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự, an ninh mà mỗi người dân đều có trách nhiệm bảo vệ công cuộc xây dựng hoà bình.
3. Củng cố dặn dò: 
- Cho HS nhắc lại nội dung ghi nhớ. 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về học bài và xem lại toàn bộ cách nối các vế câu ghép bằng QHT.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_hoc_khoi_5_tuan_23_nguyen_thi_ngoc_dieu.doc