Giáo án dạy học Lớp 4 - Tuần 25

Giáo án dạy học Lớp 4 - Tuần 25

A, Kiểm tra bài cũ:

? Đọc thuộc lòng bài: Bài thơ về tiểu đội xe không kính? Nêu nội dung?

- Gv nx chung, ghi điểm.

B, Bài mới.

* Giới thiệu bài

 1. Hoạt động 1: Luyện đọc:

- Đọc toàn bài

- Chia đoạn

- Đọc nối tiếp: 2 lần.

+ Lần 1: Đọc kết hợp sửa phát âm.

+ Lần 2: Đọc kết hợp giải nghĩa từ.

- Luyện đọc theo cặp:

- Đọc cả bài:

 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.

- Đọc lướt toàn bài trả lời câu hỏi 1:

? Cuộc chiến đấu giữa con người với bão biển được miêu tả theo trình tự như thế nào?

- Đọc thầm đoạn 1 trả lời:

? Tìm những từ ngữ, hình ảnh nói lên sự đe doạ của cơn bão biển?

 

doc 37 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 07/03/2022 Lượt xem 294Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học Lớp 4 - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25
Thứ hai, ngày 7 tháng 3 năm 2011
 Chào cờ
TOÀN TRƯỜNG CHÀO CỜ
Tập đọc.
Tiết 51: Thắng biển.
I. Mục TIấU:
	- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sụi nổi, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ gợi tả.
 - Hiểu ND: Ca ngợi lũng dũng cảm, ý chớ quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiờn tai, bảo vệ con đờ, giữ cuộc sống bỡnh yờn.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Tranh minh hoạ bài đọc sgk.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trũ
A, Kiểm tra bài cũ:
? Đọc thuộc lòng bài: Bài thơ về tiểu đội xe không kính? Nêu nội dung?
- Hs đọc, lớp nx.
- Gv nx chung, ghi điểm.
B, Bài mới.
* Giới thiệu bài 
 1. Hoạt động 1: Luyện đọc:
- Đọc toàn bài
- 1 Hs khá đọc.
- Chia đoạn
- 3 đoạn: (Mỗi lần xuống dòng là một đoạn).
- Đọc nối tiếp: 2 lần.
- 3 Hs đọc /1 lần.
+ Lần 1: Đọc kết hợp sửa phát âm.
- 3 Hs đọc
+ Lần 2: Đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- 3 Hs khác đọc.
- Luyện đọc theo cặp:
- Từng cặp đọc bài.
- Đọc cả bài:
- 1 Hs đọc.
 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
- Đọc lướt toàn bài trả lời câu hỏi 1:
? Cuộc chiến đấu giữa con người với bão biển được miêu tả theo trình tự như thế nào?
- ...miêu tả theo trình tự: Biển đe doạ- biển tấn công - người thắng biển.
- Đọc thầm đoạn 1 trả lời:
? Tìm những từ ngữ, hình ảnh nói lên sự đe doạ của cơn bão biển?
- Các từ ngữ, hình ảnh: gió bắt đầu mạnh - nước biển càng dữ - biển cả muốn nuốt tươi con đê mỏng manh như con mập đớp con cá chim nhỏ bé.
? Nêu ý đoạn 1: 
- ý 1: Cơn bão biển đe doạ.
- Đọc thầm đoạn 2, trả lời:
? Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển được miêu tả như thế nào?
- ...miêu tả rõ nét sinh động. Cơn bão có sức phá huỷ tưởng như không gì cản nổi : Như một đàn cá voi lớn, sóng trào qua những cây vẹt cao nhất, vụt vào thân đê rào rào, một bên là biển, là gió trong cơn giận dữ điên cuồng, một bên là hàng ngàn người với tinh thần quyết tâm chống dữ. 
? Nêu ý đoạn 2?
- ý 2: Cơn bão biển tấn công.
? Đoạn 1,2 tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả hình ảnh của biển cả?
- Biện pháp so sánh: như con cá mập đớp con cá chim, như một đàn voi lớn. Biện pháp nhân hoá: Biển cả muốn nuốt tươi con đê mỏng manh, gió giận dữ điên cuồng.
? Tác giả sử dụng biện pháp ấy có tác dụng gì?
- Thấy được cơn bão biển thật hung dữ,...
- Đọc thầm đoạn 3 trao đổi theo cặp:
? Những từ ngữ hình ảnh nào thể hiện lòng dũng cảm, sức mạnh và chiến thắng của con người trước cơn bão biển?
...Hơn hai chục thanh niên mỗi người vác một vác củi vẹt, nhảy xuống dòng nước đang cuốn dữ, khoác vai nhau thành sợi dây dài, lấy thân mình ngăn dòng nước mặn- Họ ngụp xuống, trồi lên, ngụp xuống, những bàn tay khoác vai nhau vẫn cứng như sắt, thân hình họ cột chặt vào những cọc tre đóng chắc, dẻo như chão - đám người không sợ chết đã cứu được quãng đê sống lại.
? Nêu ý đoạn 3?
 ? Nêu ND bài:
-ý 3: Con người quyết chiến, quyết thắng cơn bão biển.
- ND: MT
 3. Hoạt động 3: Đọc diễn cảm.
- Đọc nối tiếp toàn bài:
- 3 Hs đọc.
- Đọc bài với giọng như thế nào?
- Luyện đọc diễn cảm đoạn 3:
- Đoạn 1: Câu đầu đọc chậm rãi, câu sau nhanh dần, nhấn giọng : nuốt tươi.
Đoạn 2: Giọng gấp gáp, căng thẳng, nhấn giọng: ào, như một đàn cá voi lớn, sóng trào qua, vụt vào, vật lộn dữ dội, giận dữ điên cuồng, hàng ngàn người, quyết tâm chống giữ.
Đoạn3: Giọng hối hả, gấp gáp hơn, nhấn giọng: một tiếng reo to, ầm ầm, nhảy xuống, quật, hàng rào sống, ngụp xuống, trồi lên, cứng như sắt, cột chặt lấy, dẻo như chão, ...
+ Gv đọc mẫu:
- Luyện đọc theo cặp:
- Thi đọc:
- Gv nx chung, ghi điểm, khen học sinh đọc tốt.
C. Củng cố, dặn dò:
- Nx tiết học. Vn đọc bài và chuẩn bị bài 52.
- Hs nghe và nêu cách đọc.
- Từng cặp luyện đọc.
- Cá nhân, nhóm thi đọc.
- Lớp nx.
 Toán
TIẾT 124: Luyện tập.
I. Mục tiêu:
	- Biết giải bài toỏn liờn quan đến phộp cộng và phộp nhõn phõn số.
II. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trũ
A, Kiểm tra bài cũ.
Chữa bài 4b,c (133).
- Gv cùng hs nx chữa bài và ghi
- 2 Hs lên bảng làm bài, lớp đổi chéo vở kiểm tra bài bạn.
điểm.
B, Bài mới.
* Giới thiệu bài.
1. Hoạt động 1: Giới thiệu một số tính chất của phép nhân.
a. Giới thiệu tính chất giao hoán.
Tính và so sánh kết quả:
- Hs tự tính và so sánh hai kết quả rút ra kết luận:
? Nhận xét về các thức số của hai tích? Từ đó rút ra kết luận về tính chất giao hoán của phép nhân phân số.
Khi đổi chỗ các phân số trong một tích thì tích của chúng không thay đổi.
b. Giới thiệu tính chất kết hợp.
( Làm tương tự như phần a)
VD: 
? Nêu tính chất kết hợp của phép nhân phân số?
- Khi nhân một tích hai phân số với phân số thứ ba, ta có thể nhân phân số thứ nhất với tích của phân số thứ hai và phân số thứ ba.
c. Giới thiệu tính chất nhân một tổng hai phân số với một phân số.
( Làm tương tự như phần trên)
VD: 
? Nêu tính chất nhân một tổng hai phân số với một phân số.
- Hs nêu.
2. Hoạt động2: Thực hành:
Bài 1b.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- 3 Tổ làm 3 phần:
- Lớp làm bài vào nháp, 3 Hs lên bảng chữa bài.
Cách1: Cách2:
- Gv cùng hs nx trao đổi cách làm
- (Phần còn lại làm tương tự)
từng phần.
Bài 2.
- Hs đọc yêu cầu bài, phân tích, tóm tắt bài.
- Tổ chức hs trao đổi cách làm bài:
- Lớp làm bài vào vở, 1 Hs lên bảng chữa bài.
- Gv thu chấm một số bài:
- Gv cùng hs nx chữa bài, ghi điểm.
Bài giải
Chu vi hình chữ nhật là:
 (m).
 Đáp số: m.
Bài 3. Làm tương tự bài 2.
- Gv cùng hs nx chữa bài.
Bài giải
May 3 chiếc túi hết số mét vải là:
 (m).
 Đáp số: 2m vải.
3. Hoạt động nối tiếp:
- Nx tiết học. Vn làm bài tập Tiết 124.
 Đạo đức
TIẾT 26: Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo (Tiết 1).
I. Mục tiêu:
	- Nờu được vớ dụ về hoạt động nhõn đạo.
 - Thụng cẩm với bạn bố và những người gặp khú khăn, hoạn nạn ở lớp, ở trường và cộng đồng.
 - Tớch cực tham gia một số hoạt động nhõn đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phự hợp với khả năng và vận động bạn bố, gia đỡnh cựng tham gia.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Chuẩn bị 3 tấm bìa: xanh, đỏ, trắng.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trũ
A. Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là lịch sự với mọi người? VD?
- Hs nêu, lớp nx.
? Vì sao phải giữ gìn các công trình công cộng? Em làm gì để giữ gìn các công trình công cộng?
- 1-2 Hs nêu, lớp nx.
- Gv nx chung và đánh giá.
B. Bài mới.
* Giới thiệu bài.
1. Hoạt động 1: Thảo luận thông tin sgk/37. 
* Mục tiêu: Hs biết cảm thông, chia sẻ với trẻ em và nhân dân các vùng bị thiên tai hoặc có chiến tranh.
* Cách tiến hành:
- Đọc thông tin và thảo luận câu hỏi 1,2 sgk/37, 38.
- Thảo luận nhóm 2.
- Trình bày: 
* Kết luận: Trẻ em và nhân dân ở các vùng bị thiên tai hoặc có chiến tranh đã phải chịu nhiều khó khăn, thiệt thòi. Chúng ta cần cảm thông chia sẻ với họ, quyên góp tiền của để giúp đỡ họ. Đó là một hoạt động nhân đạo.
2. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm đôi bài tập 1.
* Mục tiêu: Hs nhận biết và giải thích được những việc làm thể hiện lòng nhân đạo.
* Cách tiến hành:
- Nhiều nhóm trình bày, lớp trao đổi, bổ sung.
- Tổ chức Hs trao đổi thảo luận N2 các tình huống.
- N2 thảp luận.
- Trình bày:
- Lần lượt các nhóm trình bày, trao đổi trước lớp.
- Lớp nx, trao đổi, bổ sung.
- Gv nx chung: 
* Kết luận: Việc làm trong tình huống a,c là đúng.
 - Việc làm trong tình huống b là sai: Vì không phải xuất phát từ tấm lòng cảm thông, mong muốn chia sẻ với người tàn tật, mà chỉ để lấy thành tích cho bản thân.
3. Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến bài tập 3.
* Mục tiêu: Hs biết bày tỏ ý kiến của mình về việc làm thể hiện và không thể hiện lòng nhân đạo.
* Cách tiến hành:
 -Tổ chức Hs trả lời ý kiến bằng cách giơ tấm bìa: 
 Đỏ - đúng; xanh - sai; trắng - phân vân.
- Gv đọc từng ý:
- Gv cùng Hs nx, chốt ý đúng.
* Kết luận: ý kiến a, d Đúng; ý kiến b,c Sai.
- Phần ghi nhớ:
4. Hoạt động tiếp nối: Hs tham gia hoạt động nhân đạo: Giúp đỡ Hs trong lớp có hoàn cảnh khó khăn; 
	- Hs sưu tầm các thông tin, truyện, tấm gương, ca dao, tục ngữ,... về các hoạt động nhân đạo.
- Hs thể hiện và trao đổi ở mỗi tình huống. 
- 3,4 Hs đọc.
Tập đọc
TIẾT 52: Ga- vrốt ngoài chiến luỹ.( Dạy chiều))
I. Mục TIấU : 
	- Đọc đỳng tờn riờng nước ngoài ; biết đọc đỳng lời đối đỏp giữa cỏc nhõn vật và phõn biệt được với lời người dẫn chuyện.
	- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga-vrốt.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Tranh minh hoạ bài đọc trong sgk.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trũ
A, Kiểm tra bài cũ.
? Đọc bài Thắng biển? Trả lời câu hỏi nội dung bài?
- 2, 3 Hs đọc và trả lời câu hỏi.
- Lớp nx, bổ sung.
- Gv nx chung, ghi điểm.
B, Bài mới.
* Giới thiệu bài.
 1. Hoạt động 1: Luyện đọc.
- Đọc toàn bài:
- 1 Hs khá đọc.
- Chia đoạn:
- 3 đoạn: Đ1: 6 dòng đầu
 Đ2: Tiếp ...Ga-vrốt nói.
 Đ3: Còn lại.
- Đọc nối tiếp : 2 lần
- 3 Hs đọc / 1 lần
+ Đọc nối tiếp lần 1: Đọc kết hợp sửa lỗi phát âm.
- 3 Hs đọc.
- Đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Luyện đọc theo cặp:
- 3 Hs khác đọc.
- Cặp luyện đọc.
- Đọc cả bài:
- 1 Hs đọc.
 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài:
- Đọc thầm đoạn 1, trao đổi trả lời.
- Trao đổi theo cặp.
? Ga-vrốt ra ngoài chiến luỹ để làm gì?
- ...để nhặt đạn giúp nghĩa quân.
Vì sao Ga-vrốt ra ngoài chiến luỹ trong lúc mưa đạn như vậy?
- Vì em nghe thấy Ăng-giôn-ra nói chỉ còn 10 phút nữa thì chiến luỹ không còn quá 10 viên đạn.
? Đoạn 1 cho biết điều gì?
- ý 1: Lí do cho biết Ga-vrốt ra ngoài chiến luỹ.
- Đọc lướt đoạn 2 trả lời:
? Tìm những chi tiết thể hiện lòng dũng cảm của Ga- vrốt?
- ...bóng cậu thấp thoáng dưới làn mưa đạn, chú bé dốc vào miệng giỏ những chiếc bao đầy đạn của bọn lính chết ngoài chiễn luỹ, Cuốc - phây - rắc thét lên, giục cậu quay vào chiến luỹ nhưng cậu vẫn lán lại để nhặt đạn, cậu phốc ra, lui, tới, cậu chơi trò ú tim với cái chết.
? ý chính đoạn 2?
- ý 2: Lòng dũng cảm của Ga-vrốt.
? Vì sao tác giả nói Ga-vrốt là một thiên thần?
- Vì Ga-vrốt giống như một thiên thần, có phép thuật, không bao giờ chết.
- Vì bóng cậu nhỏ bé, lúc ẩn lúc hiện trong khói đạn như thiên thần lúc ẩn lúc hiện....
? Em có cảm nghĩ gì về nhân vật Ga-vrốt?
- Hs tiếp nối nhau phát biểu ý kiến của mình.
VD: Em khâm phục lòng dũng cảm của Ga-vrốt...
? ý chính đoạn 3?
- ý 3: Ga-vrốt là một thiên thần.
? ý nghĩa của bài?
- ý nghĩa: MT
 3. Hoạt động 3: Đọc diễn cảm.
- Đọc toàn bài theo cách phân vai:
- 4 Hs đọc 4 vai: Dẫn truyện; Ga-vrốt; Ăng-giôn- ra; Cuốc- phây - rắc.
- Nx và nêu cách đọc diễn cảm bài?
- Toàn bài đọc giọng kể. Phân biệt ... à:
60 x= 36(m)
Chu vi của mảnh vườn là:
(60 +36) x2 = 192 (m).
Diện tích của mảnh vườn là:
60 x36 = 2 160 (m2)
Đáp số: Chu vi: 192 m;
 Diện tích: 2 160m2.
 Địa lí
	TIẾT 25: Thành phố Cần Thơ.
I. Mục tiêu:
	- Nờu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Cần Thơ:
 + Thành phố ở trung tam đồng ằng sụng Cửu Long, bờn sụng Hậu.
 + Trung tõm kinh tế, văn húa, khoa học của đồng bằng sụng Cửu Long.
 + Chỉ được thành phố Cần Thư trờn bản đồ.
 - HS khỏ, giỏi: giải thớch vỡ sao thành phố Cần Thơ là thành phố trẻ nhưng lại nhanh chúng trở thành trung tõm kinh tế, văn húa, khoa học của đồng bằng sụng Cửu Long: nhờ cú vị trớ địa lớ thuận lợi; Cần Thơ là nơi tiếp nhận nhiều mặt hàng nụng thủy sản của đồng bằng sụng Cửu Long để chế biến và xuất khẩu.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Bản đồ hành chính, giao thông VN; Bản đồ Cần Thơ, tranh ảnh về Cần Thơ, 
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trũ
A, Kiểm tra bài cũ:
? HTL phần ghi nhớ bài TP HCM?
- 1 Hs nêu, lớp nx.
? Kể tên một số ngành công nghiệp chính, một số nơi vui chơi giải trí của TPHCM?
- 1-2 Hs trả lời, 
- Lớp nx trao đổi, bổ sung.
- Gv nx chung, ghi điểm.
B, Bài mới.
* Giới thiệu bài.
1. Hoạt động 1: Thành phố ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long.
* Mục tiêu: - Chỉ vị trí thành phố Cần Thơ trên bản đồ Việt Nam và biết TP Cần Thơ giáp dòng sông nào, giáp với tỉnh nào?
* Cách tiến hành:
- Tổ chức Hs trao đổi theo N2:
- Chỉ TP Cần Thơ trên bản đồ.
- Lên chỉ bản đồ hành chính?
- 2,3 Hs lên chỉ.
? TP Cần Thơ nằm bên dòng sông nào?
? TP Cần Thơ giáp với những tỉnh nào?
- ...nằm bên dòng sông Hậu.
-...Tỉnh: Vĩnh Long Đồng Tháp; An Giang; Kiên Giang; Hậu Giang.
- Chỉ trên bản đồ Cần Thơ?
- 3,4 Hs lên chỉ và nêu.
? Từ TP Cần Thơ đi đến các tỉnh khác bằng con đường giao thông nào?
* Kết luận: Gv tóm tắt ý trên.
2. Hoạt động 2: Trung tâm văn hoá, kinh tế, khoa học của ĐBSCL.
* Mục tiêu: Hs nêu được những điều kiện thuận lợi để kinh tế phát triển. TP Cần Thơ còn là trung tâm văn hoá, khoa học của cả nước.
* Cách tiến hành:
- ...ôtô, đường sông, đường hàng không.
- Quan sát hệ thống kênh rạch của TP Cần Thơ và nêu nhận xét về hệ thống kênh rạch của TP này?
- Hệ thống kênh rạch của Cần Thơ chằng chịt, chia cắt thành phố ra nhiều phần.
? Hệ thống kênh rạch này tạo điều kiện gì cho kinh tế của Cần Thơ?
- Cần Thơ tiếp nhận và xuất đi các hàng nông sản, thuỷ sản.
? Nêu dẫn chứng chứng tỏ TP Cần Thơ là trung tâm văn hoá khoa học của ĐB sông Cửu Long?
- ở đây có viện nghiên cứu lúa, tạo ra nhiều giống lúa mới cho ĐB sông Cửu Long.
- Là nơi sản xuất máy nông nghiệp, phân bón thuốc trừ sâu.
- Có trường ĐH Cần Thơ và nhiều trường CĐ và dạy nghề đào tạo nhiều cán bộ khoa học kĩ thuật có chuyên môn giỏi.
? Các viện nghiên cứu, các trường đào tạo và các cơ sở sản xuất phục vụ cho ngành nào?
- Phục vụ ngành nông nghiệp.
ở Cần Thơ có thể đến những nơi nào để tham quan du lịch?
 * Kết luận: Hs đọc ghi nhớ bài.
C. Củng cố, dặn dò:
- Nx tiết học. Vn học thuộc bài, chuẩn bị bài sau ôn tập.
-...Chợ nổi, bến Ninh Kiều, vườn cò, vườn chim, các khu miệt vườn ven sông và kênh rạch.
Lịch sử (Dạy chiều)
TIẾT 25: Trịnh - Nguyễn phân tranh.
I. Mục tiêu:
	- iết được một vài sự kiện về sự chia cắt đất nước, tỡnh hỡnh kinh tế sa sỳt:
 + Từ thế kỉ XVI, triều đỡnh nhà Lờ suy thoỏi, đất nước bị chia cắt thành Nam triều và Bắc triều, biết đú là Đàng Trong và Đàng Ngoài.
 + Nguyờn nhõn của việc chia cắt đất nước là do cuộc tranh giành quyền lực của cỏc phe phỏi phong kiến.
 + Cuộc tranh giành quyền lực giữa cỏc tập đoàn phong kiến khiến cuộc sống của nhõn dõn ta ngày càng khổ cực: đời sống đúi khỏt, phải đi lớnh và chết trận, sản xuất khụng phỏt triển.
 - Dựng lược đồ Việt Nam chỉ ra ranh giới chia cắt Đàng Ngoài- Đàng Trong.
II. Đồ dùng daỵ học.
	- Lược đồ phóng to sgk/ 54.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trũ
A, Kiểm tra bài cũ:
? Kể lại sự kiện lại sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước?
- 2 Hs kể, lớp nx, bổ sung.
- Gv nx chung, ghi điểm.
B, Bài mới.
*Giới thiệu bài.
1. Hoạt động1: Sự suy sụp của triều Hậu Lê.
* Mục tiêu: Hs nêu được những biểu hiện suy sụp của thời Hậu Lê.
* Cách tiến hành:
- Đọc sgk từ đầu ...loạn lạc:
- Lớp đọc thầm:
? Tìm những biểu hiện cho thấy sự suy sụp của triều đình Hậu Lê từ đầu thế kỉ XVI?
- Vua chỉ bày trò ăn chơi xa xỉ suất ngày đêm.
- bắt nhân dân xây thêm nhiều cung điện.
- Nhân dân gọi vua Lê Uy Mục là vua quỷ, gọi vua Lê Tương Dực là vua lợn.
- Quan lại trong triều đánh giết lẫn nhau để tranh giành quyền lực.
* Kết luận: Gv tóm tắt những ý trên.
2. Hoạt động2: Nhà Mạc ra dời và sự phân chia Nam - Bắc Triều.
* Mục tiêu: Hs nêu được hoàn cảnh ra đời cuả nhà Mạc và giải thích được vì sao có chiến tranh Nam - Bắc triều.
* Cách tiến hành:
- Tổ chức cho hs đọc thầm sgk và trả lời các câu hỏi theo N4:
- N4 thảo luận và cử thư kí ghi vào phiếu:
? Mạc Đăng Dung là ai?
- Mạc Đăng Dung là một quan võ dưới triều nhà Hậu Lê.
? Nhà Mạc ra đời ntn? Triều đình nhà Mạc được sử cũ gọi là gì?
- Năm 1527, lợi dụng tình hình suy thoái của nhà Hậu Lê, Mạc Đăng Dung đã cầm đầu một số quan lại cướp ngôi nhà Lê, lập ra triều Mạc, sử cũ gọi là Bắc triều.
? Nam triều là triều đình của bọn phong kiến nào? Ra đời ntn?
- ....là triều đình họ Lê. Năm 1553, một quan võ của họ Lê là Nguyễn Kim đã đưa một người thuộc dòng dõi nhà Lê lên ngôi, lập ra triều đình riêng ở Thanh Hoá.
? Và sao có chiến tranh Nam- Bắc triều?
- Hai thế lực phong kiến tranh giành nhau quyền lực gây nên cuộc chiến tranh Nam-Bắc triều.
? Chiến tranh N_B triều kéo dài bao nhiêu năm và có kết quả ntn?
- ...hơn 50 năm, đến năm 1592 khi Nam triều chiếm được Thăng Long thì chiến tranh mới kết thúc.
- Trình bày:
* Kết luận: Tóm tắt nội dung trên.
- Đại diện các nhòm trình bày lần lượt từng câu, lớp nx, trao đôỉ, bổ sung.
3. Hoạt động 3: Chiến tranh Trịnh - Nguyễn.
* Mục tiêu: Hs nêu nguyên nhân, diễn biến và kết quả của chiến tranh.
* Cách tiến hành:? Nêu nguyên nhân dẫn đến chiến tranh Trịnh - Nguyễn?
- Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm lên thay năm toàn bộ triều đình đẩy con trai Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng vào trấn thủ vùng Thuận Hoá Quảng Nam. Hai thế lực phong kiến Trịnh - Nguyễn tranh giành quyền lực đã gây nên cuộc chiến tranh Trịnh- Nguyễn.
? Nêu diễn biến của chiến tranh 
Trịnh - Nguyễn.
- Trong khoảng 50 năm, hai họ Trịnh- Nguyễn đánh nhau 7 lần, vùng đất miền Trung trở thành chiến trường ác liệt.
? Nêu kết quả của chiến tranh 
Trịnh - Nguyễn.
- Hai họ lấy sông Gianh (QB) làm ranh giới chia cắt đất nước, Đàng Ngoài từ sông Gianh trở ra, Đàng Trong từ sông Gianh trở vào. Làm cho đất nước bị chia cắt hơn 200 năm.
? Chỉ trên lược đồ ranh giới Đàng Trong và Đàng Ngoài?
- Hs lên chỉ.
* Kết luận: Gv tóm tắt ý trên.
5. Hoạt động 4: Đời sống nhân dân ở thế kỉ XVI.
* Mục tiêu: Hs hiểu được đời sống nhân ở Thế kỉ XVI.
* Cách tiến hành:? Đời sống nhân dân ở thế kỉ XVI như thế nào?
* Kết luận: Đời sống nhân dân ở thế kỉ XVI vô cùng cực khổ.
C. Củng cố, dặn dò: 
? Vì sao nói chiến tranh Nam triều và chiến tranh Bắc triều là chiến tranh phi nghĩa?
- Đọc ghi nhớ.
- Nx tiết học. Vn học thuộc bài, chuẩn bị bài 22.
- Đời sống của nhân dân vô cùng cực khổ, đàn ông thì phải ra trận chém giết lẫn nhau, đàn bà, con trẻ thì ở nhà sống cuộc sống đói rách. Kinh tế đất nước suy yếu.
 Kĩ thuật (Dạy chiều)
Tiết 44: Chăm sóc rau, hoa ( tiết 2).
I. Mục tiêu:
 - Thực hành chăm súc rau hoa ở bồn cõy,rau vườn trường.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Cây trồng trong chậu, vườn rau của trường
	- Dầm xới, bình tưới nước, dầm, rổ đựng cỏ.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trũ
* Giới thiệu bài.
1. Hoạt động 1.Thực hành chăm sóc rau hoa.
? Nhắc lại tên các công việc chăm sóc rau, hoa?
- 2,3 Hs nhắc lại.
- Tổ chức cho các nhóm trưởng kiểm tra sự chuẩn bị của nhóm mình trước khi thức hành:
- Kiểm tra và báo cáo kết quả chuẩn bị thực hành.
- Phân công thực hành:
- Các nhóm thực hành chăm sóc chậu hoa, rau ngay tại lớp học.
- Gv quan sát, hướng dẫn nhóm hs còn lúng túng.
- Hs thực hành.
2. Hoạt động 2: Đánh giá kết quả.
- Các nhóm trưng bày sản phẩm.
- Gv cùng hs đánh giá sp theo tiêu chí:
3. Hoạt động nối tiếp:
- Nx tiết học. Chuẩn bị bài 23.
+ Chuẩn bị dụng cụ; thực hiện đúng thao tác; an toàn lao động.
Tiết 5: Kĩ thuật
Bài 25: Thu hoạch rau, hoa.
I. Mục tiêu: 
	- Hs biết mục đích các cách thu hoạch rau, hoa.
	- Có ý thức làm việc cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Dao sắc, kéo.
III. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ:
? Tại sao phải trừ sâu bệnh hại cho rau, hoa?
? ở gia đình em thường diệt trừ sâu bệnh hại bằng cách nào?
- 2,3 Hs trả lời, lớp nx bổ sung.
- Gv nx chung, đánh giá.
B, Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học.
2. Hoạt động 1: Các yêu cầu của việc thu hoạch rau hoa.
? Khi thu hoạch rau, hoa cần đảm bảo yêu cầu gì?
 - Thu hoạch đúng độ chín; thu hoạch nhẹ nhàng cẩn thận, đúng cách để hoa, rau tơi không giập nát.
3. Hoạt động 2: Kĩ thuật thu hoạch rau, hoa.
? Người ta thu hoạch bộ phận nào của cây rau, hoa?
- Tuỳ loại cây người ta thu hoạch các bộ phận khác nhau.
 VD: Rau lấy lá như; Rau cải, xà lách,...
? Thu hoạch bằng cách nào?
- Đối với cây lấy quả cần thu hoạch nhiều đợt, chọn quả chín thu hoạch trước...
- Đối với các loại cây rau khác cần cắt bỏ lá vàng, úa, gốc, rễ, rửa sạch, phân loại.
- Đ với cây hoa cần lựa chọn những cành cây hoa bắt dầu nở hoạc sắp nở để thu hoạch. Không nên thu hoạch sớm khi cây hoa còn nhiều nụ nhỏ...
- Đọc ghi nhớ bài:
- 3,4 hs đọc.
4. Dặn dò: 
	- Nx tiết học. Vn học bài chuẩn bị bài ôn tập.
 Sinh hoạt lớp
 Nhận xét tuần 25 
 I. Yêu cầu.
 - Hs nhận ra những ưu điểm và tồn tại trong tuần 
Phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại.
 II. Lên lớp
 Nhận xét chung;
 - Duy trì tỉ lệ chuyên cao đạt 100%.
 - Đi học đúng giờ, thực hiện tốt nền nếp của trường, lớp.
 - Có ý thức cao trong các giờ truy bài.
 - Chữ viết của một số em có tiến bộ. Kĩ năng tính toán có nhiều tiến bộ; Thắm, Đức, ...
 - Trong các giờ thể dục giữa giờ xếp hàng nhanh nhẹn, tập tương đối tốt.
 - Có ý thức giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
Tồn tại:
Một số em chữ viết còn hay sai lỗi chính tả; Thạch, Tiến,Thắm...
III. Phương hướng tuần 26
 - Phát huy những ưu điểm, khắc phục những tồn tại của tuần 25
 - Tiếp tục rèn chữ viết và bồi dưỡng học sinh .

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 25.doc