Giáo án dạy học Lớp 5 - Tuần 04 (Bản 2 cột)

Giáo án dạy học Lớp 5 - Tuần 04 (Bản 2 cột)

Tiết 7 : NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY

I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU

1. Đọc trôi chảy , lưu loát toàn bài

- Đọc đúng các tên người , tên địa lí nước ngoài ( Xa-da-cô Xa-xa-ki , Hi-rô-si-ma, Na-ga-da ki )

- Bước đầu đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm buồn ; nhấn giọng những từ ngữ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh hạt nhân , khát vọng sống của cô bé Xa-da-cô , mơ ước hòa bình của thiếu nhi .

2. Hiểu ý chính của bài : tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân , nói lên khát vọng sống, khát vọng hòa bình của trẻ em trên toàn thế giới (trả lời được các câu hỏi 1,2,3).

 

doc 18 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 12/03/2022 Lượt xem 270Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy học Lớp 5 - Tuần 04 (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4
Thứ hai ngày 19 tháng 9 năm 2011.
TẬP ĐỌC
Tiết 7 : NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY
I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU 
Đọc trôi chảy , lưu loát toàn bài 
Đọc đúng các tên người , tên địa lí nước ngoài ( Xa-da-cô Xa-xa-ki , Hi-rô-si-ma, Na-ga-da ki )
Bước đầu đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm buồn ; nhấn giọng những từ ngữ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh hạt nhân , khát vọng sống của cô bé Xa-da-cô , mơ ước hòa bình của thiếu nhi .
Hiểu ý chính của bài : tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân , nói lên khát vọng sống, khát vọng hòa bình của trẻ em trên toàn thế giới (trả lời được các câu hỏi 1,2,3).
II-ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
Tranh minh họa bài đọc trong SGK . Tranh ảnh về thảm họa của chiến tranh hạt nhân , về vụ nổ bom nguyên tử ( nếu có ) .
Bảng phụ viết sẵn một đoạn văn cần hướng dẫn hs luyện đọc .
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A-KIỂM TRA BÀI CŨ 
-Đọc vở kịch Lòng dân .
-Trả lời các câu hỏi SGK .
B-DẠY BÀI MỚI 
1-Giới thiệu chủ điểm và bài đọc 
Giới thiệu tranh minh họa chủ điểm Cánh chim hòa bình và nội dung các bài học trong chủ điểm : bảo vệ hoà bình , vun đắp tình hữu nghị giữa các dân tộc .
Giới thiệu bài đọc Những con sếu bằng giấy : kể về một bạn nhỏ người Nhật là nạn nhân đáng thương của chiến tranh và bom nguyên tử .
2-Hướng dẫn hs luyện đọc và tìm hiểu bài 
a)Luyện đọc 
GV ghi : Viết lên bảng số liệu 100.000 người ; các tên người , tên địa lí nước ngoài (Xa-da-cô Xa-xa-ki , Hi-rô-si-ma, Na-ga-da ki) ; hướng dẫn hs đọc đúng .
Có thể chia thành 4 đoạn sau :
-Đoạn 1 : Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản .
-Đoạn 2 : Hậu quả mà 2 quả bom đã gây ra .
-Đoạn 3 : Khát vọng sống của Xa-da-cô Xa-xa-ki .
-Đoạn 4 : Ước vọng hòa bình của hs thành phố Hi-rô-si-ma .
-Hs luyện đọc theo quy trình đã hướng dẫn.
-Quan sát tranh Xa-da-cô gấp sếu và tượng đài tưởng niệm .
b)Tìm hiểu bài 
- Xa-da-cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử từ khi nào ?
Gv : Vào lúc chiến tranh thế giới sắp kết thúc , Mĩ quyết định ném cả 2 quả bom nguyên tử mới chế tạo được xuống nước Nhật để chứng tỏ sức mạnh của nước Mĩ , hòng làm cả thế giới phải khiếp sợ trước loại vũ khí giết người hàng loại này . Các em đã thấy những số liệu thống kê những nạn nhân đã chết ngay sau khi 2 quả bom nổ (gần nửa triệu người), số nạn nhân chết dần chết mòn trong khoảng 6 năm (chỉ mới tính đến năm 1951) vì bị nhiễm phóng xạ nguyên tử – gần 100.000 người . Đấy là chưa kể những người phát bệnh sau đó còn tiếp tục . Thảm họa mà bom nguyên tử gây ra thật khủng khiếp .
-Cô bé hi vọng kéo dài cuộc sống mình bằng cách nào ?
-Các bạn nhỏ đã làm gì để tỏ tình đoàn kết với Xa-da-cô ?
-Các bạn nhỏ đã làm gì để bày tỏ nguyện vọng hoà bình ?
-Nếu được đứng trước tượng đài , em sẽ nói gì với Xa-da-cô ?
- Câu chuyện muốn nói với các em điều gì?
-Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản .
- Xa-da-cô hi vọng kéo dài cuộc sống bằng cách hàng ngày em gấp sếu , vì em tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con sếu giấy treo quanh phòng em sẽ khỏi bệnh .
-Gấp những con sếu bằng giấy gởi tới cho Xa-da-cô .
-Khi Xa-da-cô chết , các bạn đã quyên góp tiền xây dựng tượng đài nhớ những nạn nhân đã bị bom nguyên tử sát hại . Chân tượng đài khắc những dòng chữ thể hiện nguyện vọng của các bạn : mong muốn cho thế giới này mãi mãi hoà bình .
+Chúng tôi căm ghét chiến tranh .
+Cái chết của bạn làm chúng tôi hiểu sự tàn bạo của chiến tranh .
+Tôi căm ghét những kẻ đã làm bạn phải chết. Tôi sẽ cùng mọi người đấu tranh xóa bỏ vũ khí hạt nhân 
+Bạn hãy yên nghĩ . Những người tốt trên thế giới đang đấu tranh xoá bỏ vũ khí hạt nhân để trẻ em không phải chết .
+Tượng đài này nhắc nhở chúng tôi phải hợp sức chống lại những kẻ thích chiến tranh.
+Cái chết của bạn nhắc nhở chúng tôi phải biết yêu hoà bình trên trái đất .
-Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân , nói lên khát vọng sống , khát vọng hòa bình của trẻ em toàn thế giới 
c)Hướng dẫn hs đọc diễn cảm 
-Gv theo dõi , uốn nắn .
-Hs đọc diễn cảm đoạn kịch . 
3-Củng cố , dặn dò :
-Nhận xét tiết học .
-Về nhà tiếp tục luyện đọc và đọc trước bài học sau .
-Nhắc lại những điều câu chuyện muốn nói .
CHÍNH TẢ (Nghe – viết)
Tiết 4 : ANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ GỐC BỈ
I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU 
Nghe – viết đúng chính tả bài Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ .trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
Nắm chắc mô hình cấu tạo vần và qui tắc đánh dấu thanh trong tiếng có ia, iê, (BT2,3). 
II-ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
Bút dạ , màu, một vài tờ phiếu khổ to, viết, mô hình cấu tạo vần để gv kiểm tra bài cũ và hướng dẫn hs làm BT2 .
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A-KIỂM TRA BÀI CŨ 
-Hs chép vần các tiếng chúng –tôi –mong –thế –giớ i- này-mãi –mãi - hoà –bình
Sau đó nói rõ vị trí đặt dấu thanh trong từng tiếng .
B-DẠY BÀI MỚI 
1-Giới thiệu bài : 
Trong tiết học hôm nay , các em sẽ nghe thầy ( cô ) đọc viết đúng chính tả bài “Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ ” 
2-Hướng dẫn hs nghe - viết 
-Đọc đoạn cần viết .
-Nhắc các em chú ý viết tên riêng người nước ngòai : Phrăng Đơ Bô-en .
-Chấm 7,10 bài .
-Nêu nhận xét chung .
-Cả lớp theo dõi , ghi nhớ và bổ sung , sửa chữa nếu cần .
-Hs viết bài 
-Hết thời gian qui định , yêu cầu hs tự soát lại bài .
3-Hướng dẫn hs làm BT chính tả 
Bài tập 2 :
-So sánh hai tiếng nghĩa và chiến về cấu tạo ?
+Giống nhau : hai tiếng đều có âm chính gồm hai chữ cái . Đó là nguyên âm đôi .
+Khác nhau : tiếng chiến có âm cuối , tiếng nghĩa không có .
Bài tập 3 :
-Gv hướng dẫn hs theo qui trình đã hướng dẫn 
Quy tắc :
+Dấu thanh đặt ở âm chính .
+Trong tiếng nghĩa ( không có âm cuối ): đặt dấu thanh ở chữ cái đầu ghi nguyên âm đôi .
+Trong tiếng chiến ( có âm cuối ) : đặt dấu thanh ở chữ cái thứ hai ghi nguyên âm đôi .
4-Củng cố , dặn dò 
-Nhận xét tiết học , biểu dương những hs tốt .
-Nhớ qui tắc đánh dấu thanh trong tiếng . 
-Chuẩn bị bài sau .
Thứ ba ngày 20 tháng 9 năm 2011.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TiÕt 7 : TỪ TRÁI NGHĨA
I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU 
Bước đầu hiểu thế nào là từ trái nghĩa , tác dụng của từ trái nghĩa khi đặt cạnh nhau (ND ghi nhớ).
Nhận biết được cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ (BT1); biết tìm từ trái nghĩa trong các từ cho trước.(BT2,3).
HSKG đặt được 2 câu để phân biệt cặp từ trái nghĩa tìm được ở BT3.
II-ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
Từ điển tiếng Việt hoặc một vài trang phô tô từ điển ( nếu có ) .
Bảng lớp viết nội dung BT1, 2, 3 – phần Luyện tập 
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
A-KIỂM TRA BÀI CŨ 
B-DẠY BÀI MỚI 
1-Giới thiệu bài :
Trong các tiết LTVC trước , các em đã biết thế nào là từ đồng nghĩa và tác dụng của từ đồng nghĩa . Tiết học sẽ giúp các em biết về từ trái nghĩa , tác dụng của từ trái nghĩa .
-Hs đọc lại đoạn văn miêu tả màu sắc đẹp của những sự vật dựa theo một ý , một khổ thơ trong bài Sắc màu em yêu .
2-Phần nhận xét 
Bài tập 1 :
-Gv dạy theo qui trình đã hướng dẫn .
Phi nghĩa và chính nghĩa là hai từ có nghĩa trái ngược nhau . Đó là những từ trái nghĩa .
Bài tập 2 :
-Gv dạy theo qui trình đã hướng dẫn .
-Đọc yêu cầu BT .
-Hs có thể dùng từ điển để hiểu nghĩa hai từ này 
Lời giải :
Phi nghĩa :
+Trái với đạo lí . Cuộc chiến tranh phi nghĩa là cuộc chiến tranh có mục đích xấu xa , không được những người có lương tri ủng hộ .
Chính nghĩa :
+Đúng với đạo lí . Chiến đấu vì chính nghĩa là chiến đấu vì lẽ phải , chống lại cái xấu , chống lại áp bức , bất công .
Lời giải : sống /chết /vinh /nhục 
- Vinh: được kính trọng , đánh giá cao
- Nhục : xấu hổ vì bị khinh bỉ .
Bài tập 3 :
-Gv dạy theo qui trình đã hướng dẫn .
Lời giải : Cách dùng từ trái nghĩa trong câu tục ngữ trên tạo ra hai vế tương phản làm nổi bật quan niện sống rất cao đẹp của người Việt Nam : thà chết mà được tiếng thơm còn hơn sống mà bị người đời khinh bỉ .
3-Phần ghi nhớ 
-Đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK .
4-Phần luyện tập 
Bài tập 1 :
-Gv dạy theo qui trình đã hướng dẫn .
Bài tập 2 :
-Gv dạy theo qui trình đã hướng dẫn .
Bài tập 3 :
-Gv dạy theo qui trình đã hướng dẫn .
Bài tập 4 :
-Gv dạy theo qui trình đã hướng dẫn .
-Lời giải : Đục /trong
Đen / sáng
Rách / lành
Dở / hay 
-Lời giải : Hẹp / rộng
Xấu / đẹp
Trên / dưới
-Lời giải :
+Hoà bình / chiến tranh , xung đột .
+Thương yêu / căm ghét , căm giận , căm thù, căm hờn. ghét bỏ, thù ghét, thù hằn, thù hận, hận thù, thù địch, thù nghịch.
-Lời giải :
+Hai câu , mỗi câu chứa một từ trái nghĩa :
*Những người tốt trên thế giơi yêu hoà bình . Những kẻ ác thích chiến tranh .
*Ông em thương yêu tất cả các cháu . Ông chẳng ghét bỏ đứa nào .
+Một câu chứa cả cặp từ trái nghĩa :
*Chúng em ai cũng yêu hòa bình , ghét chiến tranh .
*Đoàn kết là sống , chia rẽ là chết .
*Phải biết giữ gìn , không được phá hoại môi trường .
5Củng cố , dặn dò 
-Nhận xét tiết học , biểu dương những hs tốt .
-Học thuộc lòng các thành ngữ , tục ngữ vừa học . Tập vận dụng từ trái nghĩa trong nói viết .
 KỂ CHUYỆN
 Tiết 7 : TIẾNG VĨ CẦM Ở MĨ LAI 
I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU 
Dựa vào lời kể của GV, hình ảnh minh họa và lời thuyết minh , kể lại được câu chuyện đúng ý, ngắn gọn, rõ các chi tiết trong truyện.
Hiểu được ý nghĩa câu chuyện : ca ngợi hành động dũng cảm của những người Mĩ có lương tâm đã ngăn chặn và tố cáo tội ác man rợ của quân đội Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
II-ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
Các hình ảnh minh họa phim trong SGK .
Bảng lớp viết sẵn ngày , tháng , năm xảy ra vụ thảm sát Sơn Mỹ ( 16-03-1968 ) ; tên những người Mĩ trong câu chuyện .
Băng phim 30 phút Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai , nếu có . Nên tổ chức cho hs toàn khối 5 xem phim trong một phòng lớn của trường trước tiết kể chuyện này , nếu có điều kiện .
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
A-KIỂM TRA BÀI CŨ 
-Gv nhận xét ghi điểm
B-DẠY BÀI MỚI 
1-Giới thiệu truyện phim 
Gv : Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai là bộ phim của đạo diễn Trần Văn Thủy đạt giải Con hạc vàng cho phim ngắn hay nhất tại Liên hoan phim Châu Á , Thái Bình Dương năm 1999 ở Băng Cốc .
Bộ phim kể về cuộc thảm sát vô cùng tàn khốc của quân đội Mĩ ở thôn Mĩ Lai , nay thuôc xã Sơn Mĩ , huyện Sơn Tịnh , Tỉnh Quãng Ngãi vào sáng ngày 16-03-1968 và hành động dũng cảm của những người Mĩ có lương tâm đã ngăn chặn cuộc thảm sát , tố cáo vụ giết chóc man rợ của quân đội Mĩ trước công luận .
2-Gv kể chuyện 
-Gv kể lần 1 .
-Gv kể lần 2 .
-Hs kể việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương , đất nước của một người mà em biết .
-Quan sát các tấm ảnh, đọc phần lời ghi dưới mỗi ảnh  ... iều đoạn .
-Gv chấm điểm , đánh giá cao những đoạn viết tự nhiên , chân thực .
-Hs viết đọan văn phần thân bài .
3-Củng cố , dặn dò: -Nhận xét tiết học .
-Chuẩn bị cho tiết kiểm tra bài văn tả cảnh sắp tới .
 KHOA HỌC
TIẾT 7: TỪ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN ĐẾN TUỔI GIÀ
I.MỤC TIÊU:
+ Sau bài học HS biết:
Nêu được các giai đoạn pt của con người từ tuổi vị thành niên đén tuổi già.
Xác định bản thân HS đang ở vào giai đoạn nào cùa cuộc đời:
II-ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
GV+ HS:Thông tin và hình trang 16, 17 SGK:
Sưu tầm tranh ảnh của người lớn ở các lứa tuổi khác nhau và làm các nghề khác nhau.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
HOẠT ĐỘNG THẤY
1.Kiểm tra bài cũ.
Tại sao nói tuổi dạy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời mỗi con người?
2.Bài mới: 
 Hoạt đông 1: làm viêc với SGK.
* Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS đọc các thông tin trang 16, 17 
SGK và thảo luận theo nhóm 4. nội thảo luận: 
- Nêu đặc điểm nổi bật của giai đoạn từng lứa tuổi.
-Cả lớp nhận sét bổ xung.
Hoạt động 2: Trò chơi: “Ai? Họ đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời” ?
* Cách tiến hành: 
GV và HS cùng sưu tầm: cắt trên báo khoảng 12 –16 tranh, ảnh nam, nữ ở các lứa tuổi ,làm các việc khác nhau trong xã hội.
GV chia lớp thành 4 nhóm từ 3- 4 hình. Yêu cầu các em xác định xem những người trong ảnh đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời và nêu đặc điểm của giai đoạn đó.
Các nhóm khác có thể hỏi hoặc nêu ý kiến khác( nếu có) về hình ảnh mà nhóm bạn giới thiệu.
*GV kết luận
GV yêu cầu cả lớp thảo luận các câu hỏi:
 Bạn đang ở vào giai đoạn nào trong	HS trả lời
 cuộc đời?.
+ Biết được chúng ta đang ở vào giai đoạn
 nào của cuộc đời có lợi gì?
* GV kết luận: SGV( trang 39). 3. Củng cố dặn dò:
GV tổng kết bài, nhận xét giờ học
Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
HOẠT ĐỘNG TRÒ
- HS thảo luận theo . Ghi kết quả thảo luận vào giấy.
- Các nhóm dán nội dung thảo luận lên bảng cử đại diện trình bày.
HS nêu các giai đoạn PT của con người từ tuổi vị thành niên đến tuổi già
Các nhóm thảo luận lần lượt cử người lên trình bày
-HS trả lời 
-HS nêu lại.
Thứ năm ngày 22 tháng 9 năm 2011.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 8 : LUYỆN TẬP VỀ TỪ TRÁI NGHĨA
I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU 
-HS tìm được các từ trái nghĩa theo yêu cầucuar BT1,2 (3 trong số 4 câu) ,BT3.
-Biết tìm những từ trái nghĩa để miêu tả theo yêu cầu của BT4( chọn 2,hoặc 3 trong số 4 ý : a, b, c, d ) ; đặt được câu để phân biệt 1 cặp từ trái nghĩa tìm được ở Bt4, BT5. 
-HSKG : thuộc được 4 thành ngữ, tục ngữ ở BT1, làm được toàn bộ BT4.
II-ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
Từ điển hs , nếu có .
Bút dạ và 2,3 tờ phiếu khổ to viết nội dung BT1,2,3 .
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
A-KIỂM TRA BÀI CŨ :
-Học thuộc lòng các thành ngữ , tục ngữ ở BT1,2 
B-DẠY BÀI MỚI 
1-Giới thiệu bài : 
Nêu mục đích , yêu cầu của tiết học . 
2-Hướng dẫn hs làm BT 
Bài tập 1 :
-Gv dạy theo qui trình đã hướng dẫn .
Lời giải : Các từ trái nghĩa được in đậm .
+Ăn ít ngon nhiêù : ăn ngon , có chất lượng tốt hơn ăn nhiều mà không ngon .
+Ba chìm bảy nổi : cuộc đời vất vả .
+Nắng chóng trưa , mưa chóng tối : trời nắng có cảm giác chóng đến trưa , trời mưa có cảm giác tối đến nhanh 
+Yêu trẻ , trẻ hay đến nhà ; kính già , già để tuổi cho : yêu quí trẻ em thì trẻ em hay đến nhà chơi , nhà lúc nào cũng vui vẻ ; kính trọng tuổi già thì mình cũng được thọ như người già .
-Hs học thuộc 4 thành ngữ , tục ngữ trên .
Bài tập 2 : 
-Các từ trái nghĩa với từ in đậm : lớn , già , dưới , sống .
-Các từ trái nghĩa thích hợp với mỗi ô trống : nhỏ , vụng , khuya , trong , sống .
-Học thuộc 4 thành ngữ , tục ngữ .
Bài tập 4 :
Vd về lời giải :
a)Tả hình dáng :
-cao / thấp ; cao / lùn ; cao vống / lùn tịt 
-to / bé ; to / nhỏ ; to xù / bé tí ; to kềnh / bé tẹo 
-béo / gầy ; mập / ốm ; béo múp / gầy tong 
-b)Tả hành động :
-khóc / cười ; đứng / ngồi ; lên / xuống ; vào / ra .
c)Tả trạng thái :
-buồn / vui; bi quan / lạc quan; phấn chấn / ỉu xìu 
-sướng / khổ ; vui sướng / đau khổ ; hạnh phúc / bất hạnh .
-khỏe / yếu ; khỏe mạnh / ốm đau ; sung sức / mệt mỏi .
-d)Tả phẩm chất :
-tốt / xấu ; dữ / hiền ; lành / ác ; hư / ngoan; khiêm tốn / kiêu căng ; hèn nhát / dũng cảm ; thật thà / dối trá ; trung thành / phản bội ; cao thượng / hèn hạ ; tế nhị / thô lỗ .
Bài tập 5 :
-Trường hợp mỗi câu chứa một từ trái nghĩa :
-Trong trường hợp một câu chứa một hoặc nhiều từ trái nghĩa :
+Chú chó cún nhà em béo múp . Chú vàng nhà Hương thì gầy nhom .
+Hoa hớn hở vì được điểm 10 . Mai ỉu xìu vì không được điểm tốt . 
+Na cao lêu đêu , còn Hà thì lùn tịt .
+Bác Hai vừa thấp vừa béo đi cạnh bác Ba vừa cao vừa gầy trông thật buồn cười .
+Bọn tí nhau đang trêu chọc nhau , đứa khóc đứa cười inh ỏi cả nhà trẻ .
+Đáng quý nhất là trung thực , còn dối trá thì chẳng ai ưa .
3.Củng cố , dặn dò 
-Nhận xét tiết học .
-Thuộc các thành ngữ , tục ngữ đã học .
LỊCH SỬ
Tiết 4 : XÃ HỘI VIỆT NAM
CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX
I.MỤC TIÊU:
Học xong bài này , học sinh biết :
- Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nền kinh tế, xã hội nước ta có nhiều biến đổi do chính sách khai thác thuộc địa của Pháp.
- Bước đầu nhận biết về mối quan hệ giữa kinh tế và xã hội (kinh tế thay đổi đồng thời xã hội cũng thay đổi theo).
II-ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
- Hình trong SGK phóng to .
- Bản đồ Hành chính Việt Nam ( để giới thiệu các vùng kinh tế )
- Tranh ảnh, tư liệu phản ánh về sự phát triển kinh tế, xã hội ở Việt Nam thời bấy giờ.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
A-Kiểm tra bài cũ :
B-Bài mới :
*Hoạt động 1 (làm việc cả lớp)
+ Giới thiệu : Sau khi dập tắt phong trào đấu tranh vũ tranh của nhân dân ta, thực dân Pháp đã làm gì? Việc làm đó có tác động như thế nào đến tình hình kinh tế, xã hội nước ta?
-Trả lời các câu hỏi SGK bài học trước .
+ Nhiệm vụ học tập của học sinh :
+Những biểu hiện về sự thay đổi trong nền kinh tế ở nước ta cuối thế kỉ XIX đầu thế kỷ XX.
+ Đời sống của công nhân, nông dân thời kì này.
*Hoạt động 2 (làm việc theo nhóm)
Gợi ý :
+Trước khi bị thực dân Pháp xâm lược, nền kinh tế Việt Nam có những ngành nào là chủ yếu ? Những ngành kinh tế nào mới ra đời ? Ai sẽ được hưởng các nguồn lợi do sự phát triển kinh tế?
+Trước đây xã hội Việt Nam có những giai cấp nào? Đến đầu thế kỉ XX, xuất hiện thêm những giai cấp nào, tầng lớp mới nào? Đời sống của công nhân và nông dân Việt Nam ra sao?
-Thảo luận các nhiệm vụ học tập .
-SGK/10,11
*Hoạt động 3 (làm việc cả lớp)
-Giáo viên sửa chữa và giúp học sinh hoàn thiện phần trình bày .
-Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận .
*Hoạt động 4 ( làm việc cả lớp )
Giáo viên tổng hợp các ý kiến của học sinh, nhấn mạnh những biến đổi về kinh tế, xã hội ở nước ta đầu thế kỉ XX.
C-Củng cố 
D-Nhận xét – Dặn dò :
-Hỏi đáp lại các câu hỏi ở SGK .
-Chuẩn bị bài sau .
Thứ sáu ngày 23 tháng 9 năm 2011.
TẬP LÀM VĂN
Tiết 8 : KIỂM TRA VIẾT ( Tả cảnh )
I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU 
Hs biết viết một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh . có đủ 3 phần ( mở bài, thân bài, kết bài). Thể hiện rõ sự quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả. 
-Diễn đạt thành câu ; bước đầu biết dùng từ ngữ , hình ảnh gợi tả trong bài văn.
II-ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
Giấy kiểm tra 
Bảng lớp viết đề bài , cấu tạo của bài văn tả cảnh .
Mở bài : Giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả .
Thân bài : Tả từng bộ phận của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian .
Kết bài : Nêu lên nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết .
II-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Giới thiệu bài : Gv nêu mục đích , yêu cầu của tiết kiểm tra .
Ra đề :
Dựa theo những đề gợi ý ở trang 44 SGK , gv ra đề cho hs viết bài 
Khi ra đề cần chú ý những điểm sau :
Có thể dùng 1,2 thậm chí cả 3 đề gợi ý trong SGK hoặc ra những đề khác .
Trong trường hợp ra đề khác , cần chú ý :
Nêu ra ít nhất 3 đề để hs lựa chọn đề phù hợp .
Đề chỉ nên yêu cầu tả những cảnh gần gũi với hs .
Tránh ra đề trùng với đề luyện tập giữa Học kì I .
Củng cố , dặn dò 
Dặn hs trước nội dung tiết TLV tuần 5 : Luyện tập làm báo cáo thống kê . 
Nhớ lại những điểm số em có trong tháng để làm tốt BT thống kê.
KHOA HỌC
Tiết 8 : VỆ SINH Ở TUỔI DẬY THÌ
I.MỤC TIÊU:
-Nêu được những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ ở tuổi dậy thì.
-Thực hiện vệ sinh cá nhân ở tuổi dậy thì
II-ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
GV : Phiếu ghi những việc nên làm để bảo vệ sức khoẻ ở tuổi dậy thì
HS : mỗi HS chuẩn bị 1 thẻ(1 mặt ghi đúng, 1 mặt ghi sai)
II-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1.Kiểm tra bài cũ:
 -Nêu độ tuổi của vị thành niên, tuỏi trưởng thành, tuổi già
2.Bài mới:
Hoạt động 1: Động não
*Mục tiêu: (Mục I.1)
*Cách tiến hành:
-Tuổi dậy thì, chúnh ta cần làm gì để giữ cho cơ thể luôn sạch sẽ, thơm tho và tránh bị mụn trứng cá?
-GV ghi lại những ý kiến của HS.
-GV yêu cầu HS nêu tác dụng của từng việc làm trên.
-GV kết luận: (SGV-41)
HĐ2: Làm việc với phiếu học tập.
-GV chia lớp thành các nhóm nam và nữ:
+Nam nhận phiếu “VS cơ quan sinh dục nam”
+Nữ nhận phiếu “VS cơ quan sinh dục nữ”
( Nội dung phiếu như SGV-41,42)
-Chữa bài tập theo nhóm nam,nữ riêng.
HĐ 3: Quan sát tranh và thảo luận.
 *Mục tiêu: ( mục I.2)
 *Cách tiến hành:
Cho HS thảo luận nhóm:
+Chỉ và nói ND từng hình.
+Chung ta nên làm gì và không nên làm gì để BV sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì?
-GVkết luận: (SGV-44)
HĐ 4: Trò chơi Tập làm diễn giả.
-GV giao nhiệm vụ và hướng dẫn.
HS trình bày .
GV khen ngợi các HS đã trình bày rồi hỏi HS khác: Các em đã rút ra được điều gì qua phần trình bày của các bạn? 
3.Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
-Thực hiện giữ vệ sinh tuổi dậy thì
-HS trả lời
-HS nêu những tác dung của từng việc làm vệ sinh.
-HS thảo luận nhóm
-Đại diện các nhóm trình bày
GDTT 
CHỦ ĐIỂM: TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
 VỆ SINH TRƯỜNG LỚP- SƠ KẾT TUẦN 4
I.MỤC TIÊU:
-.Thực hành vệ sinh trường lớp
- Sơ kết tuần 4
-Nắm được các việc cần làm trong tuần 5
II.NỘI DUNG:
1. Vệ sinh trường lớp
 GV phân công cho các tổ vệ sinh:
 Tổ1: Vệ sinh lớp học
 Tổ 2, 3: vệ sinh sân trường
 Cho HS lao động
 GV nhận xétquá trình làm việc của học sinh
2. Sơ kết tuần 4
 .Lớp trưởng báo cáo tình hình học tập của lớp tuần : ưu điểm, tồn tại
 *.GV đánh giá chung:
 + Về nề nếp ra vào lớp:.. 
 + Về thể dục, vệ sinh.
 + Về nề nếp học tập:.
 + Tồn tại: 
 3.Phương hướng tuần 5:
- Duy trì những nề nếp đã có.
- Kiểm tra nghiêm túc việc chuẩn bị bàI ở nhà.
- Khắc phục khó khăn để học tập tốt.
- Nêu yêu cầu của tuần học tới. Phân công nhiệm vụ giúp đỡ bạn cùng tổ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_hoc_lop_5_tuan_04_ban_2_cot.doc