Giáo án dạy học Lớp 5 - Tuần 10 (Bản 2 cột)

Giáo án dạy học Lớp 5 - Tuần 10 (Bản 2 cột)

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 1)

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

-Đọc trôi chảy, lưu loát các bài tập đọc đã học trong 9 tuần đầu của sách Tiếng Việt 5, tập 1; tốc độ khoảng 100 chữ/ phút; biết đọc diễn cảm đoạ thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

- HS khá, giỏi đọc diễn cảm bài thơ, bài văn; nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài.

- Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 theo mẫu SGK.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong 9 tuần học, để HS bốc thăm.

- Phiếu giao việc cho bài tập 2.

 

doc 13 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 12/03/2022 Lượt xem 273Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy học Lớp 5 - Tuần 10 (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10
Thứ hai ngày 31 tháng 10 năm 2011
TIẾNG VIỆT 
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 1)
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
-Đọc trôi chảy, lưu loát các bài tập đọc đã học trong 9 tuần đầu của sách Tiếng Việt 5, tập 1; tốc độ khoảng 100 chữ/ phút; biết đọc diễn cảm đoạ thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- HS khá, giỏi đọc diễn cảm bài thơ, bài văn; nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài.
- Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 theo mẫu SGK.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong 9 tuần học, để HS bốc thăm.
Phiếu giao việc cho bài tập 2.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A- Kiểm tra bài cũ: 1 HS đọc bài : Đất Cà Mau. Trả lời câu hỏi cuối bài.
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu nội dung học tập của tuần 10: Ôn tập củng cố kiến thức và kiểm tra kết quả học môn Tiếng Việt của HS trong 9 tuần đầu học kì I.
- Giới thiệu mục đích, yêu cầu của tiết 1.
2- Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (8 HS):
-Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng 1-2 phút).
-HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- GV yêu cầu HS nêu nội dung chính của đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời.
- GV cho điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học. HS nào đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau.
3. Lập bảng thống kê các b.thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 
1- tuần 9:
- GV phát phiếu thảo luận.
- Cho HS thảo luận nhóm 4.
- Mời đại diện nhóm trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm theo ND phiếu học tập.
- Đại diện nhóm trình bày.
-2 HS đọc lại .
* Bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9:	
Chủ điểm
 Tên bài
 Tác giả
 Nội dung
Việt Nam Tổ quốc em
Sắc màu em yêu
Phạm Đình Ân
Tình yêu quê hương, đất nước với những sắc màu, những con người và sự vật đáng yêu của bạn nhỏ.
Cánh chim hoà bình
Bài ca về trái đất
Định Hải
Mọi người hãy sống vì hoà bình, chống chiến tranh, bảo vệ quyền bình đẳng của các dân tộc.
Ê-mi-li con, 
Tố Hữu
Ca ngợi hành động dũng cảm của một công dân Mĩ tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Con người với thiên nhiên
Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà
Quang Huy
Cảnh đẹp kì vĩ của công trường thuỷ điện sông Đà cùng với tiếng đàn ba-la-lai-ca trong ánh trăng và ước mơ về tương lai tươi đẹp khi công trình hoàn thành.
Trước cổng trời
Nguyễn Đình ¶nh
Ca ngợi vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên vùng núi cao và cuộc sống thanh bình trong lao động của đồng bào các dân tộc.
4-Củng cố, dặn dò: GV tổng kết ND bài học.
-GV nhận xét giờ học.
-Dặn HS chưa kiểm tra tập đọc, HTL hoặc kiểm tra chưa đạt VN tiếp tục luyện đọc.
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I ( TIẾT 2 )
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học ; tốc độ khoảng 100 tiếng/ phút ; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn ; thuộc 2- 3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của của bài thơ, bài văn.
- Nghe- viết đúng bài chính tả, tốc độ khoảng 95 chữ trong 15 phút, không mắc quá 5 lỗi.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 GV : Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL ( như tiết 1).
 HS : SGK, vở
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
1-Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2-Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng( khoảng 6 HS): 
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng 1-2 phút).
- HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời.
- GV cho điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học. 
- HS nào đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau.
3-Bài tập 2:
- GV đọc bài Nỗi niềm giữ nước giữ rừng
- Đoạn văn cho em biết điều gì ?
- Luyện viết từ khó :Hồng, nỗi niềm, ngược, cầm trịch,đỏ lừ
- GV đọc chính tả
- GV đọc lại bài
- Chấm bài, nhận xét bài viết
3-Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- VN ôn lại các bài tập đọc và HTL đã học.
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
-HS đọc.
- Nỗi niềm trăn trở, băn khoăn về trách nhiệm của con người đối với việc bảo vệ rừng và giữ gìn nguồn nước.
- HS viết bảng tay
- HS viết bài vào vở
- Soát lỗi
Thứ ba ngày 1 tháng 11 năm 2011
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I ( TIẾT 3 )
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học ; tốc độ khoảng 100 tiếng/ phút ; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn ; thuộc 2- 3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Tìm và ghi lại được những chi tiết mà HS thích nhất trong các bài văn miêu tả đã học (BT2).
- HS khá, giỏi nêu được cảm nhận về chi tiết thích thú nhất trong bài văn (BT2)
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 GV :Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL ( như tiết 1).
 HS :SGK,VBT
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
A. Kiểm tra
- Nêu các bài thơ đã học từ tuần 1 đến tuần 9
B. Bài mới
1- GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng( khoảng 6 HS): 
2- Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng 1-2 phút).
- HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời.
- GV cho điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học. 
- HS nào đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau.
Bài tập 2
- GV ghi bảng tên 4 bài văn
a, Quang cảnh làng mạc ngày mùa
b, Một chuyên gia máy xúc
c, Kì diệu rừng xanh
d, Đất Cà Mau
3.Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét giờ học tiết học.
- Dặn những HS chưa kiểm tra tập đọc .
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
-HS suy nghĩ, chọn chọn 1 bài văn, ghi lại chi tiết mình thích nhất.
- HS nối tiếp nhau nêu những chi tiết mình thích trong mỗi bài văn.
- Lớp và GV nhận xét, khen ngợi những HS tìm được những chi tiết hay, nêu được cảm nhận về chi tiết mình thích nhất.
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I ( TIẾT 4)
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Lập được bảng từ ngữ ( danh từ, động từ, tính từ, thành ngữ, tục ngữ) về chủ điểm đã học (BT1).
- Tìm được từ đông nghĩa, trái nghĩa theo yêu cầu của BT2.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 GV :Bảng nhóm.
 HS : VBT
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
A. Kiểm tra :
- Thế nào là từ đồng nghĩa, thế nào là từ trái nghĩa ?
B. Bài mới
1,Giới thiệu bài
2,HD làm bài tập
Bài tập 1 (96)
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của bài tập
-HS suy nghĩ, làm việc theo nhóm 4
-Mời đại diện một số nhóm trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- Cho 1-2 HS đọc toàn bộ các từ ngữ vừa tìm được 
Bài tập 2 (97)
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của bài tập
- GV cho HS thi làm việc theo nhóm 4 vào bảng nhóm
-Đại diện nhóm mang bảng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- GV KL nhóm thắng cuộc.
 3- Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học và dặn HS:
-Mỗi em về tự ôn lại từ ngữ đã học trong các chủ điểm
*Ví dụ về lời giải:
VN-Tổ quốc em
Cánh chim hoà bình
Con người với thiên nhiên
Danh từ
Tổ quốc, đất nước, giang sơn,
Hoà bình, trái đất, mặt đất,
Bầu trời, biển cả, sông ngòi,
Động từ, tính từ
Bảo vệ, giữ gìn, xây dựng, vẻ vang,
Hợp tác, bình yên, thanh bình, tự do, 
Bao la, vời vợi, mênh mông, bát ngát,
Thành ngữ, Tục ngữ.
Quê cha đất tổ, non xanh nước biếc,...
Bốn biển một nhà, chia ngọt sẻ bùi,
Lên thác xuống ghềnh, cày sâu cuốc bẫm,
*Lời giải:
Bảo vệ
Bình yên
Đoàn kết
Bạn bè
Mênh mông
Từ đồng nghĩa
Giữ gìn, gìn giữ
Bình yên, bình an, thanh bình,
Kết đoàn, liên kết,
Bạn hữu, bầu bạn, bè bạn,
Bao la, bát ngát, mênh mang,
Từ trái nghĩa
Phá hoại tàn phá, phá phách,
Bất ổn, náo động, náo loạn,
Chia rẽ phân tán, mâu thuẫn
Kẻ thù, kẻ địch
Chật chội, chật hẹp,hạn hẹp,
ĐẠO ĐỨC
TÌNH BẠN (TIẾT 2)
I/ MỤC TIÊU: 
- Biết được bạn bè cần phải đoàn kết, thân ái, giúp đỡ nhau, nhất là những khi khó khăn, hoạn nạn.
- Cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hàng ngày.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV : SGK
HS : SGK
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
A. Kiểm tra bài cũ: Cho HS nêu phần ghi nhớ bài 5.
B. Bài mới: 
1, Giới thiệu bài. GV bắt nhịp cho HS hát bài Lớp chúng ta kết đoàn.
2.Bài mới
 Hoạt động 1: Đóng vai (bài tập1, SGK).
*Mục tiêu: HS biết ứng xử phù hợp trong tình huống bạn mình làm điều sai. 
* Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ:
+Nhóm 1: tình huống bạn vứt rác không đúng nơi quy định.
+Nhóm 2: tình huống bạn quay cóp trong giờ kiểm tra.
+Nhóm 3: tình huống bạn làm việc riêng trong giờ học.
+Nhóm 4: tình huống bạn ăn quà vặt.
- Cho các nhóm thảo luận để đóng vai theo các tình huống trên.
-Mời các nhóm lên đóng vai.
-Vì sao em lại ứng xử như vậy khi thấy bạn làm điều sai? Em có sợ bạn giận khi khuyên ngăn bạn không?
-Em nghĩ gì khi bạn khuyên ngăn không cho em làm điều sai trái? Em có giận, có trách bạn không?
-Em có nhận xét gì về cách ứng xử trong khi đóng vai của các nhóm? Cách ứng xử nào là phù hợp (hoặc chưa phù hợp)? Vì sao?
- GV kết luận:
Hoạt động 2: Tự liên hệ
*Mục tiêu: HS biết tự liên hệ về cách đối xử với bạn bè.
*Cách tiến hành: 
- Cho HS tự liên hệ, sau đó trao đổi với bạn ngồi cạnh.
- Mời một số HS trình bày trước lớp
 - GV khen HS và kết luận: Tình bạn đẹp không phải tự nhiên đã có mà mỗi người chúng ta cần phải cố gắng vun đắp, giữ gìn.
Hoạt động 3: HS hát, kể chuyện, đọc thơ, đọc ca dao, tục ngữ về chủ đề Tình bạn đẹp.
*Mục tiêu: Củng cố bài
*Cách tiến hành:
	- Cho HS đọc, kể, háttrong nhóm.
	- Mời Đại diện các nhóm trình bày.
	- GV giới thiệu thêm cho HS một số câu chuyện, bài hát, bài thơ	
3. Củng cố- dặn dò:
- NHận xét giờ
- Thực hiện thân ái đoàn kết với bạn bè.
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
-HS chú ý lắng nghe.
-HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV.
- Các nhóm lần lượt lên đóng vai.
-Thảo luận cả lớp theo các câu hỏi.
- HS nêu suy nghĩ
Các nhóm lên đóng vai.
-HS nêu nhận xét
HS tự liên hệ
HS thực hiện
Thứ tư ngày 2 tháng 11 năm 2011
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 5)
I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọcđã học; tốc độ khoảng 100 tiếng/ phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bàI thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Nêu được một số điểm nổi bật về tính cách nhân vật trong vở kịch Lòng dân và bước đầu có giọng đọc phù hợp.
- HS khá, giỏi đọc thể hiện được tính cách của các nhân vật trong vở kịch.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng(như tiết 1).
- Một số dụng cụ đơn giản để HS diễn vở kịch Lòng dân.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. Kiểm tra bài cũ
- Nêu từ đồng nghĩa với từ bảo vệ, đoàn kết ?
- Nêu từ trái nghĩa với từ bình yên, mênh mông ?
B. Bài mới
1, Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2,Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng( khoảng 6 HS): 
-Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng 1-2 phút).
- HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời.
- GV cho điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học. 
- HS nào đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau.
3,Bài tập 2:
- HS nêu yêu cầu của BT
*Yêu cầu 1: Nêu tính cách của một số nhân vật trong vở kịch Lòng dân
- GV hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của bài tập
- HS suy nghĩ, làm việc theo nhóm 4
- Mời đại diện một số nhóm trình bày.
-HSKT : Phối hợp cùng bạn
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Yêu cầu 2: đóng vai diễn 1 trong 2 đoạn kịch.
- GV hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của bài tập.
- GV cho HS thảo luận nhóm 6 :
+Phân vai.
+Chuẩn bị lời thoại.
+Chuẩn bị trang phục, diễn xuất.
-Mời các nhóm lên diễn
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm diễn kịch giỏi nhất, diễn viên giỏi nhất.
 4.-Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương những nhóm diễn kịch giỏi.
- Dặn HS về tích cực ôn tập.
*Nhân vật và tính cách một số nhân vật:
Nhân vật
 Tính cách
Dì Năm
Bình tĩnh, nhanh trí, khôn khéo, dũng cảm, bảo vệ cán bộ.
An
Thông minh, nhanh trí, biết làm cho kẻ địch không nghi ngờ.
Chú cán bộ
Bình tĩnh, tin tưởng vào lòng dân.
Lính
Hống hách.
Cai
Xảo quyệt, vòi vĩnh.
-HS đọc yêu cầu.
-HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV.
- Các nhóm lên diễn kịch.
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (tiết 6)
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Tìm được từ đồng nghĩa, trái nghĩa để thay thế theo yêu cầu của BT1, BT2 ( chọn 3 trong 5 mục a, b, c, d, e).
- Đặt được câu để phân biệt được từ đồng âm , từ trái nghĩa ( BT3, BT4)
- HS khá, giỏi thực hiện được toàn bộ bài tập 2.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Phiếu khổ to để Hs làm BT1 HS: VBT
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A. Kiểm tra bài cũ - Thế nào là từ đồng nghĩa?
- Thế nào là từ trái nghĩa?
B. Bài mới 
 1. Giới thiệu bài
 2. HDHS làm BT
Bài 1(97)
- Chấm bài
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2 (97):HS chọn 3 trong 5 mục a, b, c, d, e. HS giỏi làm cả BT2
-HS suy nghĩ, làm việc cá nhân.
- Mời HS chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- Cho HS thi đọc thuộc lòng các câu thành ngữ, tục ngữ.
*Bài tập 4 (98):
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS đặt câu vào vở.
3.Củng cố- Dặn dò:
Nhận xét bài học
Ôn chuẩn bị kiểm tra.
- HS nêu yêu cầu của BT- làm VBT
Lời giải:
 Câu
Từ dùng không CX
Thay bằng từ
Hoàng bê chén nước bảo ông uống
 Bê, 
 bảo
 Bưng
 Mời
Ông vò đầu Hoàng
 vò
 Xoa
Cháu vừa thực hành xong bài tập rồi ông ạ!
 Thực hành
 Làm
- HS nêu yêu cầu 
- Làm bài vào nháp
*Lời giải:
a, no	d, đậu
b, chết e, đẹp
c, bại
- HS nêu yêu cầu của BT
- Làm bài vào vở
VD: a)Làm đau bằng cách dùng tay hoặc roi gậyđập vào cơ thể:
Bố Em không bao giờ đánh con.
Đánh bạn là không tốt.
b) Dùng tay làm cho phát ra tiếng nhạc...
Thứ năm ngày 3 tháng 11 năm 2011
TIẾNG VIỆT
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I ( ĐỌC ) 
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Kiểm tra (đọc) theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa học kì 1
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 GV : Nhận đề từ nhà trường
 HS : Giấy kiểm tra
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. Kiểm tra
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
B. Bài mới
1, Giới thiệu bài
- Phổ biến yêu cầu của giờ kiểm tra
2, GV phát đề bài cho HS
3, HS làm bài
- GV nhắc nhở, bao quát HS làm bài
- Hết giờ, thu bài
c, Đọc to
-HS nhúp phiếu đọc bài và trả lời câu hỏi của cô giáo về nội dung bài
-GV đánh giá cho điểm
4. Củng cố- dặn dò
- Nhận xét giờ
- VN ôn lại bài.
- HS nhận đề bài
HS làm bài vào giấy kiểm tra
HS đọc bài và trả lời câu hỏi
Thứ sáu ngày 4 tháng 11 năm 2011
TIẾNG VIỆT 
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
 (Viết)
I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
-Kiểm tra viết chính tả và tập làm văn theo mức độ cần đạt về KT-KN giữa HKI:
- Nghe- viết đúng CT( tốc độ viết khoảng 95 chữ /15 phút) ,không mắc quá 5 lỗi trong bài, trình bày đúng hìh thức bài thơ(văn xuôi).
- Viết được bài văn tả cảnh theo nội dung , yêu cầu của đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài nghiêm túc.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
GV: Nhận đề kiểm tra do BGH nhà trường phát.
HS: Giấy kiểm tra, bút viết.	
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	A-Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS.
B- Bài mới: 
1) Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu giờ học.
-Thời gian kiểm tra: 40 phút
2) GV phát đề cho HS (hoặc chép đề lên bảng).
- Nhắc nhở HS làm bài nghiêm túc, không nhìn bài của bạn.
- Trình bày bài cẩn thận, sạch sẽ.
3) Học sinh làm baì vào giấy kiểm tra.
- GV bao quát lớp, theo dõi học sinh làm bài.	
4-Củng cố, dặn dò: - GV thu bài.
- GV nhận xét giờ kiểm tra. Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
LỊCH SỬ
TIẾT 10 BÁC HỒ ĐỌC TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
I/ MỤC TIÊU:
- HS kể lại cuộc mít tinh ngày 2- 9 năm 1945, tại quảng trường Ba đình (Hà Nội), Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã đọc Tuyên ngôn Độc lập:
- Ghi nhớ: Đây là sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
-Ngày 2-9 trở thành ngày Quốc khánh nước ta.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Hình trong SGK.
ảnh tư liệu khác( nếu có).
Phiếu học tập của học sinh
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A-Kiểm tra bài cũ:HS nêu diễn biến, ý nghĩa lịch sử của cách mạng mùa thu.
B-Bài mới:
1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài học.
2-Nội dung
a) Hoạt động 1: (Làm việc theo nhóm)
*Diễn biến:
-Cho HS đọc từ đầu đến Tuyên ngôn độc lập và QS hình ảnh trong SGK, ảnh tư liệu.
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 theo câu hỏi:
- Tường thuật lại cuộc mít tinh ngày 2- 9 năm 1945, tại quảng trường Ba đình (Hà Nội), Chủ Tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập
 -Mời đại diện các nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV chốt lại ý đúng, ghi bảng.
b) Hoạt động 2: Làm việc cả lớp.
*Nội dung của bản Tuyên ngôn Độc lập:
-Mời 1 HS đọc từ Hỡi đồng bào cho đến độc lập ấy.
-Nêu nội dung của bản tuyên ngôn độc lập?
-Cuối bản tuyên ngôn độc lập, Bác Hồ thay mặt nhân dân Việt Nam khẳng định điều gì?
-HS trình bày.
-Các HS khác nhận xét, bổ sung.
-GV chốt lại ý đúng, ghi bảng.
c) Hoạt động 3: (Làm việc theo nhóm)
*ý nghĩa của sự kiện ngày 2-9-1945:
-Cho HS đọc đoạn còn lại:
+Nêu ý nghĩa của sự kiện ngày 2-9-1945?
-Cho HS thảo luận nhóm 7, ghi KQ vào bảng nhóm, sau đó đại diện nhóm trình bày.
- GV nhận xét tuyên dương nhóm thảo luận tốt
3-Củng cố, dăn dò: Cho HS đọc phần ghi nhớ. 
GV khắc sâu: Đây là sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà
*Diễn biến:
-Ngày 2-9-1945, Hà Nội tưng bừng cờ hoa. Nhân dân Hà Nội tập trung tại Quảng trường Ba Đình Taị buổi lễ Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước VN Dân chủ Cộng hoà.Tiếp đó là lễ ra mắt và tuyên thệ của các thành viên Chính phủ lâm thời, đến chiều buổi lễ kết thúc.
*Nội dung của bản Tuyên ngôn Độc lập:
Bản Tuyên ngôn Độc lập đã:
-Khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.
-Dân tộc Việt Nam quyết tâm giữ vững quyền tự do độc lập ấy.
*ý nghĩa:
Khẳng định quyền độc lập dân tộc, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GIÁO DỤC TẬP THỂ 
HỌC AN TOÀN GIAO THÔNG (BÀI 4)
đSINH HOẠT ĐỘI: TRIỂN KHAI LÀM BÁO TƯỜNG CHÀO MỪNG 20/11
SƠ KẾT TUẦN
I. MỤC TIÊU:
-Nắm được kiến thức về ATGT qua bài 4
- Học sinh dấy lên phong trào thi đua	học tốt ,làm nhiều việc tốt, chăm ngoan
- Học sinh nắm đợc những ưu điểm cần phát huy và những nhược điểm cần khắc phục trong tuần. Có ý thức vươn lên trong học tập, ý thức giúp đỡ bạn cùng tiến bộ
II. CHUẨN BỊ:
Lớp trưởng tổng kết thi đua của các tổ. Các tổ chuẩn bị tiết mục văn nghệ
III- CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ DẠY:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1.Học An toàn giao thông bài 1
(Có giáo án soạn riêng).
2.Sinh hoạt đội
* lớp chọn tên đầu báo tường
-Những nội dung của bài báo
-phân công bạn viết bài, bạn trang trí
* Yêu cầu lớp trưởng đọc nội dung theo dõi thi đua
* Giáo viên chốt lại phần kiểm điểm nổi bật, những vấn đề quan tâm
* Đề ra phương hướng biện pháp cho các hoạt động trong tuần tới.
-lớp bàn bạc , thống nhất
- Cả lớp lắng nghe
- Nhận xét, bổ xung ý kiến
- Cả lớp lắng nghe, rút kinh nghiệm cho bản thân
- Trình bày, thảo luận
- Vui văn nghệ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_hoc_lop_5_tuan_10_ban_2_cot.doc