Tự học
Giúp học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi
I. Mục tiêu :
- Giúp học sinh yếu nắm được một số các kiến thức cơ bản, nâng cao 1 số dạng toán cho HS khá, giỏi.
- HS biết vận dụng kiến thức đã học để làm một số bài tập. Hoàn thành tốt kiến thức được giao.
- GD HS có ý thức tự giác ôn luyện.
II. Nội dung học tập :
1. Giao thêm bài cho đối tượng HS tiếp thu chậm, HS năng khiếu ( môn Toán)
- Gợi ý HS nhắc lại một số kiến thức cơ bản đã học.
- Hướng dẫn HS luyện làm 1 số bài tập. (Nội dung bài tập tham khảo vở bài tập Toán 5 và bài tập toán nâng cao )
+ HS tiến hành làm vào vở, GV quan sát giúp đỡ các em làm bài
+ Gọi 1 số em lên chữa bài
+ GV nhận xét, tuyên dương những em làm bài tốt, có sự tiến bộ trong quá trình làm bài.
+ Yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức cần ghi nhớ.
III. Củng cố, nhận xét giờ học :
Tuần 10 Thứ hai ngày 10 tháng 11 năm 2008 Buổi sáng Tiết 1: Chào cờ Tiết 2 : Tập đọc: Ôn tập giữa học kì 1 (tiết 1) Tiết 3: LTVC: Ôn tập giữa học kì 1 (tiết 3) Tiết 4: Nhạc: Ôn tập bài hát: Những bông hoa, những bài ca Buổi chiều Tiết 1: Toán:Luyện tập chung Tiết 2 : Kể chuyện: Ôn tập giữa học kì 1 (tiết 4) Tiết 3: Tự học: Giúp đỡ học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi Thứ ba ngày 11 tháng 11 năm 2008 Buổi sáng Tiết 1: : Thể dục: Động tác vặn mình, trò chơi: Ai nhanh và ai khéo hơn Tiết 2 : Toán: Kiểm tra định kì giữa kì 1 Tiết 3: Chính tả : Ôn tập giữa học kì 1 (tiết 2) Tiết 4: Tiếng Việt ôn: Ôn Đại từ- vốn từ Nhân dân Buổi chiều Đ/C Lý dạy Thứ tư ngày 12 tháng 11 năm 2008 Buổi sáng Tiết 1: Mĩ thuật: Đ/c Minh dạy Tiết 2 : Kĩ thuật ( Đ/C Lý dạy) Tiết 3: Anh ( Đ/c Hằng dạy) Tiết 4: Anh ( Đ/c Hằng dạy) Buổi chiều Tiết 1: Toán: Cộng hai số thập phân Tiết 2 : Khoa học: Phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ Tiết 3: Tự học: Hoàn thành kiến thức trong ngày Thứ năm ngày 13 tháng 11 năm 2008 Buổi sáng Tiết 1: Tập đọc: Ôn tập giữa kì 1 (tiết 5) Tiết 2 : Luyện từ và câu: Kiểm tra đọc: tiết 7 Tiết 3: Toán: Luyện tập Tiết 4: : Hoạt động ngoài giờ lên lớp: Buổi chiều Tiết 1: TLV: Ôn tập giữa học kì 1 (tiết 6) Tiết 2 : Toán ôn: Ôn viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân Tiết 3: Mĩ ôn: Thứ sáu ngày 14 tháng 11 năm 2008 Buổi sáng Tiết 1: Thể dục: Trò chơi “ Chạy nhanh theo số” Tiết 2 : Toán: Tổng nhiều số thập phân Tiết 3: Tập làm văn: Kiểm tra viết (tiết 8) Tiết 4: Tiếng Việt ôn: Luyện viết văn tả cảnh Buổi chiều Tiết 1: Toán ôn: Chữa bài kiểm tra giữa kì 1 Tiết 2 : Khoa học: Ôn tập: Con người và sức khoẻ Tiết 3: Sinh hoạt tập thể: Sinh hoạt Đội văn nghệ Tự học Giúp học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi I. Mục tiêu : - Giúp học sinh yếu nắm được một số các kiến thức cơ bản, nâng cao 1 số dạng toán cho HS khá, giỏi. - HS biết vận dụng kiến thức đã học để làm một số bài tập. Hoàn thành tốt kiến thức được giao. - GD HS có ý thức tự giác ôn luyện. II. Nội dung học tập : Giao thêm bài cho đối tượng HS tiếp thu chậm, HS năng khiếu ( môn Toán) Gợi ý HS nhắc lại một số kiến thức cơ bản đã học. Hướng dẫn HS luyện làm 1 số bài tập. (Nội dung bài tập tham khảo vở bài tập Toán 5 và bài tập toán nâng cao ) + HS tiến hành làm vào vở, GV quan sát giúp đỡ các em làm bài + Gọi 1 số em lên chữa bài + GV nhận xét, tuyên dương những em làm bài tốt, có sự tiến bộ trong quá trình làm bài. + Yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức cần ghi nhớ. III. Củng cố, nhận xét giờ học : Tập đọc Bài 20: Ôn tập giữa học kì I ( tiết 5) I. Mục tiêu : - HS tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng ( yêu cầu như tiết 1). - Nắm được các tính cách của nhân vật trong vở kịch Lòng dân, diễn phân vai thể hiện đúng tính cách nhân vật. - GDHS có ý thức tốt trong khi kiểm tra. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu viết tên bài Tập đọc và học thuộc lòng (như tiết 1). III. Hoạt động dạy học : 1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Nội dung bài dạy : * GV giới thiệu nội dung của tiết học. - Thực hiện như tiết 1. * Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng . + Bài tập 1- SGK- trang 97: Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng. Hướng dẫn HS ôn luyện đọc bài Lòng dân. HS đọc thầm lại bài và xác định tính cách của nhân vật để đóng vai. + Bài tập 2: Nêu tính cách của một số nhân vật trong vở kịch Lòng dân của tác giả Nguyễn Văn Xe. Phân vai trong nhóm để tập diễn 1 trong 2 đoạn kịch. Tính cách của dì Năm thế nào? Tính cách của An? Tính cách chú cán bộ? Tính cách của tên lính ? Tên cai? + HS phân vai theo nhóm, mỗi nhóm chọn 1 đoạn kịch. + Các nhóm lên diễn trước lớp. + Cả lớp cùng cô giáo nhận xét, bình chọn nhóm diễn hay nhất. * GV tổng kết toàn bài. III. Củng cố- dặn dò. - Nhận xét giờ học. Toán Bài 49 : Luyện tập (trang 50) I. Mục tiêu: - Củng cố các kĩ năng cộng các số thập phân và giải bài toán có nội dung hình học. - Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân. - GD HS tính cẩn thận khi tính toán. II. Đồ dùng dạy học: - Dụng cụ học Toán. III. Hoạt động dạy học : 1.Kiểm tra bài cũ : Chữa bài thắc mắc của HS. 2.Bài mới: a. Giới thiệu bài: b.Nội dung bài dạy : Hoạt động của GV * HĐ1: HD HS ôn lại kiến thức cũ. + Nêu qui tắc cộng hai số thập phân? - GV nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ. * HĐ2 :Hướng dẫn HS luyện tập . + GV giới thiệu BT1-SGK: Tính rồi so sánh giá trị của a+b và b+a: - GV kể bảng lên bảng lớp. - HD HS rút ra tính chất giao hoán của phép cộng số thập phân ( tương tự như STN) - GV chốt lại kết quả đúng. +GV giới thiệu BT2- SGK: Thực hiện phép cộng rồi sử dụng tính chất giao hoán để thử lại: - GV chốt lại kết quả đúng. +GV giới thiệu BT3- SGK: - HD HS cách tính chu vi hình chữ nhật - GV chốt lại kết quả đúng. ( kết quả: 82mét) + GV giới thiệu BT4- SGK: - GV hướng dẫn HS làm vở chấm(7-10 em) - GV nhận xét chung. - Tổng kết toàn bài . IV. Củng cố -dặn dò: - GV nhận xét giờ học. Hoạt động của HS - Cá nhân trình bày miệng. - Cả lớp nhận xét, bổ sung. - HS đọc yêu cầu BT1. - Cả lớp làm nháp, nhóm 6 lên bảng điền kết quả. - Nhận xét, chữa bài. - HS đọc yêu cầu BT2. - HS làm vở, nhóm 5 lên bảng làm. - Nhận xét, chữa bài. - HS đọc yêu cầu BT3: - HS làm vở, nhóm 3 lên bảng làm. - Nhận xét, chữa bài. - HS đọc đề toán. - HS làm vở chấm. - HS nhắc lại nội dung bài học. - Về nhà chuẩn bị bài sau . Tiếng Việt (Ôn) Ôn Đại từ- Vốn từ Nhân dân I. Mục tiêu: - Củng cố cho HS về đại từ. Củng cố vốn từ Nhân dân - Biết vận dụng để sử dụng khi cần thiết. Làm được một số bài tập. - GD HS có ý thức học tốt bộ môn. II. Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV * HĐ1: Hướng dẫn HS ôn lại kiến thức cũ. + Đại từ là gì? Lấy ví dụ? - GV nhắc lại kiến thức cơ bản. * HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập. + BT1: Tìm đại từ trong các câu sau: - Anh chị kia! - Dạ, cậu kêu chi? - Có thấy một người chạy vô đây không? - Dạ, hổng thấy. - Lâu mau rồi cậu? - Mời tức thời đây. -Thiệt không thấy chớ? Rõ ràng nó chạy vô đây. Anh này là + BT2: Dùng đại từ thay thế cho danh từ bị lặp lại trong những câu sau: - Tôi rất thích xem bóng đá, bố tôi cũng rất thích xem bóng đá. - Sáng mai tôi đi học, em tôi cũng đi học. - GV nhận xét, chốt lại ý đúng. + BT3: Hãy viết một đoạn văn chủ đề Nhân dân - GV tổng kết toàn bài. IV. Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét giờ học . Hoạt động của HS - Cá nhân nêu miệng. - Cả lớp nhận xét, bổ sung. - 1em đọc yêu cầu BT1. - Cả lớp đọc thầm đoạn kịch thảo luận nhóm. - Đai diện nhóm trình bày ý kiến, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - 1 em đọc yêu cầu BT2. - HS làm vào vở, 1 số em trình bày. - HS đọc yêu cầu BT3. - HS làm vào vở, chấm 1 số bài. - HS nhắc lại nội dung bài học. - Về nhà chuẩn bị bài sau. Tiếng Việt (ôn) Luyện viết văn tả cảnh I.Mục tiêu : - Củng cố cho HS về kiểu bài văn tả cảnh. - Biết vận dụng để viết được bài văn tả cảnh đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. - GD HS có ý thức học tốt bộ môn. II. Nội dung ôn tập : 1. Hướng dẫn HS nhắc lại kiến thức. + Nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh? + Nội dung của phần mở bài là gì? + Nội dung của phần thân bài là gì? + Nội dung của phần kết bài là gì? + Để bài văn tả cảnh được hay, hấp dẫn người đọc thì ta cần chú ý điều gì? + Cách trình bày bài văn tả cảnh như thế nào? 2. Thực hành . - GV hướng dẫn HS làm đề văn sau: Đề bài: Em hãy tả cảnh quê hương em vào buổi hoàng hôn . HS tiến hành làm vào vở. ( 25 phút) HS làm xong GV cho HS đọc bài của mình. Cả lớp theo dõi, nhận xét. GV nhận xét chung. III. Củng cố - Dặn dò: Nhận xét giờ học . Toán ôn (ôn) Chữa bài kiểm tra học kì 1 Hoạt động tập thể Sinh hoạt Đội văn nghệ I. Mục tiêu: - HS hiểu ý nghĩa của ngày 20- 11 là ngày hiến chương nhà giáo Việt Nam. - Biết tổ chức một số các hoạt động có ý nghĩa. - GD HS biết ơn và kính trọng thày cô giáo. II. Nội dung hoạt động: - Thi văn nghệ chủ đề ca ngợi thày cô giáo. + Hình thức: - Thi các bài hát chủ đề nói về thày cô giáo. + Hát tập thể. + Hát cá nhân. - Tổng kết cuộc thi. III. Nhận xét giờ học. Ban giám hiệu duyệt kí Ngày tháng năm 2008
Tài liệu đính kèm: