Giáo án dạy học Lớp 5 - Tuần 13 (Chuẩn kiến thức kỹ năng)

Giáo án dạy học Lớp 5 - Tuần 13 (Chuẩn kiến thức kỹ năng)

Tiết1: Chào cờ.

 Tập trung toàn trường.

 Tiết 2: Tập đọc

 Người gác rừng tí hon. (trang 124)

 I/ MỤC TIÊU:

 1. Đọc thành tiếng.

 - Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: truyền sang, loanh quanh, lén chạy, rắn rỏi, lửa đốt, loay hoay,.

 - Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả.

 - Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung.

 2. Đọc- hiểu.

 - Hiểu các từ ngữ khó trong bài: rô bốt, còng tay, ngoan cố, gác rừng.

 - Hiểu nội dung bài: biểu dương ý thức bảo vệ rừng sự thông minh dũng cảm của một bạn nhỏ.

 

doc 61 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 17/03/2022 Lượt xem 264Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học Lớp 5 - Tuần 13 (Chuẩn kiến thức kỹ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 13. 
 Thứ hai ngày 28 tháng 11 năm 2006.
 Tiết1: Chào cờ.
 Tập trung toàn trường.
 Tiết 2: Tập đọc
 Người gác rừng tí hon. (trang 124)
	I/ Mục tiêu:
	1. Đọc thành tiếng.
	- Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: truyền sang, loanh quanh, lén chạy, rắn rỏi, lửa đốt, loay hoay,...
	- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả.
	- Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung.
	2. Đọc- hiểu.
	- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: rô bốt, còng tay, ngoan cố, gác rừng.
	- Hiểu nội dung bài: biểu dương ý thức bảo vệ rừng sự thông minh dũng cảm của một bạn nhỏ.
	II/ Đồ dùng dạy - học
	- Tranh minh hoạ trang124, SGK( phóng to)
	- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc.
	III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
	1. ổn định tổ chức: Hát bài : Nhạc rừng.
	2. Kiểm tra bài cũ: Gọic 2-3 em đọc bài Hành trình của bầy ong.
- GV nhận xét- cho điểm.
? Nội dung chính của bài này là gì? ( ca ngợi những phẩm chất đáng quý của bầy ong, cần cù làm việc, tìm hoa gây mật giữ lại cho con người những mùa hoa đã tàn phai, để lại hương thơm vị ngọt cho đời).
	- GV nhận xét- cho điểm.
	3. Dạy học bài mới:
	3.1 Giới thiệu bài: - GV treo tranh và YC HS cho biết buqức tranh vẽ gì? ( Vẽ người đứng gác rừng...) Việc bảo vệ môi trường không chỉ là việc của người lớn mà trẻ em cũng rất tích cực tham gia . Điều đó các em sẽ được biết qua bài hôm nay: Người gác rừng tí hon.
	3.2 Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a/ Luyện đọc:
- YC mở SGK trang 124.
- Gọi HS khá đọc toàn bài.
- Chia đoạn:
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp lần 1.( Sửa lỗi phát âm và ghi bảng nếu cần)
- Gọi HS đọc nối tiếp lần 2 - và nhận xét( kết hợp giải nghĩa từ: Bìa rừng: phía bên ngoài của rừng.
- Gọi HS đọc chú giải.
- GV có thể giải nghĩa thêm:
- Hướng dẫn luyện đọc lời thoại.
- Nhận xét.
- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 3 theo cặp.
- Gọi HS đọc lại toàn bài.
- GV đọc mẫu.
 Toàn bài đọc với giọng chậm rãi, nhanh và hồi hộp hơn ở đoạn kể về sự mưu trí và hành động dũng cảm của cậu bé có ý thức bảo vệ rừng. Chuyển giọng linh hoạt phù hợp với từng nhân vật.
+ Lời kể cậu bé: băn khoăn.
+ Câu hỏi của kẻ trộm: thì thào, bí mật.
+ Chú công an: giộng rắn rỏi, trang nghiêm.
+ Lời khen của chú công an: vui vẻ.
Nhấn giọng ở các từ : loanh quanh, thắc mắc. đâu có, bàn bạc, lén chạy, rắn rỏi, lửa đốt, bành bach, loay hoay, quả là dũng cảm.
b/ Tìm hiểu bài.
- YC HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+ Ba của em bé làm nghề gì?
+ Theo lối ba vẫn đi tuần rừng, bạn nhỏ đã phát hiện được điều gì?
+Đoạn này nói lên điều gì?
+ Chốt ý và giảng: bạn nhỏ có ý thức bảo vệ rừng , bạn đã phát hiện ra vết chân lạ...
- YC HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi. 
+ Bạn nhỏ là người như thế nào?
+ Đoạn này nói lên điều gì?
+ Chốt ý và giảng.
- YC HS đọc thầm đoạn 3 và trao đổi với nhau nhóm 2 về câu hỏi.
+ Vì sao bạn nhỏ lại tự nguyện tham gia bắt trộm gỗ?
+ Em học tập được gì ở bạn nhỏ?
+ Đoạn 3 nói lên điều gì?
+ Chốt ý và giảng:
+ Em hãy nêu nội dung chính của bài?
- Gọi HS nhắc lại nội dung của bài.- GV ghi nhanh ý chính lên bảng.
c/ Luyện đọc diễn cảm:
+Chúng ta nên đọc bài này như thế nào?
+ Chốt lại:
- Gọi Hs nêu các từ cần nhấn giọng.
- GV treo bảng phụ HD HS đọc diễn cảm đoạn 2.
- YC HS đọc theo nhóm 2.
+ Em có nhận xét gì về bạn nhỏ?
- Tổ chức thi đọc diễn cảm cho HS bình chọn nhóm, cá nhân đọc hay nhất.
- GV nhận xét tuyên dương- cho điểm.
-Mở SGK trang 124.
- HS khá đọc toàn bài.
- HS đọc theo từng đoạn.
- Đoạn 1: từ đầu - ra bìa rừng chưa?
- Đoạn 2: Tiếp- thu lại gỗ.
- Đoạn 3: còn lại. 
- Đọc nối tiếp đoạn lần 2.
- Đọc thành tiếng chú giải.
- Hiểu thêm nghĩa một số từ, ngữ: người gác rừng: Người làm nhiệm vụ trông coi rừng VD: người cán bộ làm nhiệm vụ trông giữ rừng( Như Kiểm lâm).
- HS tìm và đọc dưới sự hướng dẫn của GV. Chú ý lời thoại:
+ Hai ngày nay đâu có đoàn khách tham quan nào? ( băn khoăn).
+ Mày đã dặn lão Sáu Bơ tối đánh xe ra bìa rừng chưa?( thì thào).
+ A lô công an huyện đây! ( rắn rỏi)
+ Cháu quả là một chàng gác rừng dũng cảm( dí dỏm).
- HS đọc theo cặp.
- 1 HS khá đọc toàn bài.
- HS nghe.
- HS có thể đọc minh hoạ.
- Đọc thầm và thảo luận nhóm.
- Ba của bé làm nghề gác rừng.
- Bạn nhỏ phát hiện có nốt chân người lớn hằn trên đất lạ, lần theo dấu chân ấy bạn đã phát hiện hơn 10 cây gỗ to cộ đã bị chặt thành khúc dài.
-Bạn nhỏ có thức trong việc bảo vệ rừng.
- HS nghe.
- Nghe.
- Phát hiện ra hai tên trộm gỗ thì lén chạy theo đường tắt, gọi điện thoại báo công an. Sau đó phối hợp với chú công an để bắt bọn trộm.
- Sự thông minh dũng cảm của bạn nhỏ.
- Đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- Vì bạn nhỏ rất yêu rừng sợ rừng bị tàn phá.
+ Bạn nhỏ có ý thức như một người công dân, tôn trọng và bảo vệ tài sản chung của mọi người...
- Tinh thần trách nhiệm bảo vệ tài sản chung của Quốc gia
+ Đức tính dũng cảm, sự táo bạo.
+ Sự bình tĩnh, thông minh và khéo xử lí tình huống bất ngờ.
- Tinh thần trách nhiệm của một công dân nhỏ bé.
 *Biểu dương ý thức bảo vệ rừng sự thông minh dũng cảm của một bạn nhỏ.
- HS nhắc lại.
- HS nêu ý kiến HS khác bổ sung.
- HS theo dõi GV đọc và dùng bút gạch chân những từ cần nhấn giọng: lửa đốt, bành bạch, loay hoay, lao tới, khựng lại, lách cách, quả là, dũng cảm.
 + Hs luyện đọc đoạn cuối của bài: đêm ấy... dũng cảm!
- Theo dõi và đọc theo sự HD của GV.
- Đọc theo nhóm.
-Bạn nhỏ là người rất có ý thức trong việc bảo vệ rừng, bạn rất dũng cảm,...
- Thi đọc diễn cảm, cả lớp theo dõi bình chọn nhóm đọc hay nhất.
- Cả lớp theo dõi , nhận xét và chọn nhóm, cá nhân đọc tốt nhất.
4. Củng cố- dặn dò.
- GV tổng kết tiết học.
- Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài: Trồng rừng ngập mặn.
 Tiết 3: Toán
 Tiết 6 1: Luyện tập chung.
	I/ Mục tiêu 
	- HS được củng cố về phép cộng, trừ, phép nhân các số thập phân.
	- Bước đầu nhận biết nhân một tổng các số thập phân với một số thập phân.
	iII/ Hoạt động dạy- học 
	1. ổn định lớp: 
	2. Kiểm tra bài cũ: không.
 3. Bài mới:
	a/ Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta đi luyện tập chung.
	b/ Giảng bài:
* Luyện tập:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 1.
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập số 1.
- Yêu cầu HS tự làm bài tập .
- YC HS chữa bài.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 2.
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập 2.
+ Nêu cách nhân nhẩm một số thập phân vói 10,100,1000,...?
- Yêu cầu HS tự làm bài..
- YC HS chữa bài.
- Gọi HS nhận xét.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 3.
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập 3.
+Bài toán cho biết gì? 
+Bài toàn hỏi gì?
+Muốn giải được bài toán này ta cần làm như thế nào?
+ GV kết luận:
- Gọi HS lên bảng làm bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài tập theo hình thức ..
- YC HS chữa bài.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung. GV kết hợp cho điểm.
Bài 4:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- YC HS tự làm bài.
- GV nhận xét- cho điểm.
- 1-2 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài tập 1 và nêu yêu cầu của bài tập 1.
- HS nghe và làm theo yêu cầu của GV.
- HS chữa bài:a) 404,91; b) 53,648; c)163,744.
- 1-2 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài tập 2 và nêu yêu cầu của bài 2.
- HS nêu: chú ý cách dịch chuyển dấu phẩy sang bên phải một, hai, ba chữ số.
- HS nghe và làm theo yêu cầu của GV.
- HS chữa bài:
a) 78,29x 10= 782,9.
 78,29x 0,1 = 7,829.
b) 265,307 x 100 = 26530,7.
 265,307 x 0,01 = 2,65307.
c) 0,68 x10 = 6,8.
 0,68 x 0,1 = 0,068.
- 1-2 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài tập 3 và nêu yêu cầu của bài 3.
- HS nêu.
- Nghe.
- HS nghe và làm theo yêu cầu của GV.
- HS chữa bài: Bài giải
 Giá tiền 1kg đường là:
 38500 : 5 = 7700 ( đồng).
 Số tiề mua 3,5 kg đường là:
 7700 x 3,5 = 26 950 ( đồng).
 Mua ba kg đường phải trả số tiền ít hơn mua 5 kg đường cùng loại là:
 38500 - 26 950 = 11 550 ( đồng).
 Đáp số: 11 550 đồng.
- Nhận xét và bổ sung.
- HS đọc yêu cầu của bài và nêu yêu cầu của bài.
- HS tự làm và chữa bài.
( 2,4 + 3,8) x 1,2 = 2,4 x 1,2 + 3,8 x 1,2.
(6,5 + 2,7) x 0,8 = 6,5 x 0,8 + 2,7 x 2,8.
Nhận xét:( a+b) x c = a x c+ b x c.
b) 9,3 x 6,7 + 9,3 x 3,3
= (6,7 + 3,3) x 9,3 
= 10 x 9,3 = 93.
c) 7,8 x 0,35 + 0,35 x 2,2
= (7,8 + 2,2) x 0,35.
= 10 x 0,35 = 3,5.
- Gọi HS nhận xét.
4. Củng cố - Dặn dò.
- G V tóm tắt lại nội dung chính của bài học , cho HS nhắc lại ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
 Tiết 4: Chính tả( nhớ - viết)
 Hành trình của bầy ong.
	I/ Mục tiêu
 Giúp HS: - Nhớ - viết chính xác, đẹp hai khổ thơ cuối trong bài.
 - Làm bài tập chính tả ôn về cách viết các từ ngữ có chứa âm đầu s/x hoặc âm cuối t/c.
	II/ đồ dùng dạy- học
	- Các thẻ chữ: sâm- xâm, sương- xương, sưa- xưa, siêu- xiêu.
- Bài tập 3a, 3b viết sẵn.
	III/ Các hoạt động dạy- học chủ yếu.
	1. Kiểm tra bài cũ. Gọi Hs lên bảng viết cặp từ có chứa âm đầu s/x hoặc âm cuối t/c.
- GV nhận xét- cho điểm.
	2. Bài mới.
	2.1 Giới thiệu bài:
	2.2 Hướng dẫn viết chính tả
 Hoạt động của GV
a/ Tìm hiểu nội dung bài .
- Gọi HS đọc thuộc lòng thành tiếng cả bài thơ.
+ Qua 2 dòng thơ tác giả cho em biết điều gì về công việc của loài ong? ca ngợi phẩm chất đáng quý gì của bầy ong?
b/ Hướng dẫn viết từ ngữ khó.
- YC HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- YC HS luyện đọc và viết các từ vừa tìm được.
+ Trước khi viết chính tả bài này chúng ta cần chú ý điều gì?
- GV hướng dẫn cách trình bày hai khổ thơ.
+ Bài thơ có mấy khổ? Cách trình bày mỗi khổ như thế nào?
+ Trình bày hai khổ thơ như thế nào?
+ Những chữ nào trong bài thơ được viết hoa?
c/ Viết chính tả.
d/ Soát lỗi và chấm bài.
- YC HS tự soát lỗi.
- Thu và chấm bài(5-6 bài)
- Nhận xét bài viết của HS.
2.3 Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
* Bài tập 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- YC HS làm bài tập theo cặp.
- Gọi HS đọc bài hoàn chỉnh.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn và bổ sung .GV nhận xét và kết luận về bài làm đúng.
- Gọi HS đọc lại bài vừa làm.
* Bài tập 3:
- YC HS đọc yêu cầu của bài.
_ Gọi HS lên bảng làm bài tập, HS dưới lớp làm bài vào vở bài tập.
- Gọi HS nhận xét và bổ sung.
+ GV chốt lại bài làm đúng và cho điểm.
 Hoạt động của HS
- Học sinh đọc thuộc lòng thành tiếng bài thơ trước lớp.
- Công việc của loài ông rất lớn lao ca ngợi những phẩm chất đáng quý của bầy ong, cần cù làm việc, tìm hoa gây mật giữ lại cho con người những mùa hoa đã tàn phai, để lại hương thơm vị ngọt cho đời).
- HS nêu tr ... dậy nhìn ra phía xa sáng rực ánh đèn màu [...]
b) Danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu Ai thế nào?
- Một mùa xuân mới bắt đầu.
c) Danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong câu Ai là gì?
Chị là chị gái của em nhé.
d) Danh từ tham gia bộ phận vị ngữ trong kiểu câu Ai là gì?
Chị là chị gái của em nhé.
3. Củng cố- dặn dò.
- GV nhắc lại nội dung chính của bài.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về nhà ghi nhớ các kiểu câu và chuẩn bị bài sau.
 Tiết 3: Toán
 Tiết 67: Luyện tập.
	I/ Mục tiêu 
	- HS được củng cố quy tắc và rèn kĩ năng thực hiện phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên mà thương tìm được là số thập phân..
	iII/ Hoạt động dạy- học 
	1. ổn định lớp: 
	2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Bài mới:
	a/ Giới thiệu bài:
	b/ Giảng bài:
* Luyện tập:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 1.
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập số 1.
- Yêu cầu HS tự làm bài tập .
- YC HS chữa bài.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 2.
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập 2.
+ GV kết luận:
- Yêu cầu HS tự làm bài tập .
- YC HS chữa bài.
- GV giải thích lí do vì 10:25= 0,4 và nêu tác dụng chuyển phép nhân thành phép chia( Do 8,3 x 10 khi tính nhẩm có kết quả là 83).
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập .
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
+ Bài toán cho biết gì? 
+ Bài toán hỏi gì?
+ Muốn giải được bài toán này ta cần làm như thế nào?
- Gọi HS lên bảng làm bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài tập vào vở.
- YC HS chữa bài.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung. GV kết hợp cho điểm.
- 1-2 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài tập 1 và nêu yêu cầu của bài tập 1.
- HS nghe và làm theo yêu cầu của GV.
- HS chữa bài:a) Kết quả là 16,01 và phần b) kết quả 1,89 d) kết quả là 4,38.
- 1-2 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài tập 2 và nêu yêu cầu của bài 2.
- HS nghe và làm theo yêu cầu của GV.
- HS chữa bài:
a) 8,3 x 0,4 = 3,32 hoặc 
 8,3 x 10 : 25 = 3,32 .
Phần b);c) làm tương tự.
- 1-2 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài tập 3 và nêu yêu cầu của bài 3.
- HS nêu.
- HS nghe và làm theo yêu cầu của GV.
- HS chữa bài: Bài giải
 Chiều rộng mảnh vườn HCN là:
 24 x =9,6 (m)
Chu vi mảnh vườn HCN là:
 (24 + 9,6)x2 = 67,2(m)
Diện tích mảnh vườn là:
 24 x 9,6 = 230,4(m2).
 Đáp số: 67,2 m và 230,4 m2.
- Nhận xét và bổ sung.
4. Củng cố - Dặn dò.
- G V tóm tắt lại nội dung chính của bài học , cho HS nhắc lại ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
 Tiết 4: Kể chuyện( nghe kể)
 Pa - x tơ và em bé.
 	I/ Mục tiêu
	- Giúp HS:+Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, thuyết minh cho nội dung của từng tranh bằng 1-2 câu, kể lại được từng đoạn hoặc toàn bộ câu chuyện Pa- x tơ và em bé.
 +Thực hiện lời kể tự nhiên, sinh động, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung truyện. 
 + Biết nhận xét, đánh giá nội dung chuyện và lời kể của bạn.
 + Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện: Tài năng và tấm lòng nhân hậu, yêu thương con người hết mực của bác sĩ Pa- xtơ đã khiến ông cống hiến cho loài nười một phát minh khoa học lớn lao.
	II/ Đồ dùng dạy - học
	- Tranh minh hoạ câu chuyện trong SGK( có thể phóng to)
	- Tranh ảnh HS sưu tầm.
	III/ Các hoạt động dạy - học
	1. ổn định tổ chức lớp.
	2. Kiểm tra bài cũ( 2- 4 phút): Gọi HS kể lại việc làm tốt, dũng cảm bảo vệ môi trường mà em đã làm hoặc chứng kiến.
- GV nhận xét- cho điểm.
	3. Dạy - học bài mới( 35-36 phút)
	3.1 Giới thiệu bài: Hôm nay các em cùng kể lại câu chuyện Pa- xtơ và em bé. Chuyện kể về một tấm gương quên mình vị hạnh phúc con người của nhà bác học Lu-i Pa- xtơ.
	3.2 Dạy bài mới:
a/ Giáo viên kể chuyện.
- GV kể lần 1: Giọng thong thả, đủ nghe, đôi chỗ hồi hộp nhấn giọng ở một số từ ngữ nói về cái chết thê thảm đang đến gần của cậu bé Giô- dép....
- YC HS đọc tên các nhân vật- GV ghi nhanh.
- GV kể lần 2( kết hợp chỉ tranh nếu có)
- YC HS giải nghĩa một số từ: cái chết thê thảm: cái chết rất đáng thương...
- GV nêu câu hỏi để HS nhớ lại nội dung truyện.
+ Em hãy nêu nội dung chính của mỗi tranh?
b/ Hướng dẫn viết lời thuyết minh cho tranh.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập1.
- YC HS thảo luận nhóm về nội dung của từng tranh.
- Gọi các nhóm trình bày yêu cầu nhóm khác bổ sung.
+ GV kết luận, dán hoặc viết lời thuyết minh sẵn cho từng tranh.
c/ Hướng dẫn HS tập kể chuyện.
*Kể chuyện theo nhóm.
- GV chia nhóm, yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ, dựa vào lời thuyết minh kể lại từng đoạn truyện và toàn bộ câu chuyện. Sau đó trao đổi với nhau về ý nghĩa của câu chuyện.
* Kể chuyện trước lớp.
- Tổ chức cho HS thi kể chuyện trước lớp (cho cả nhóm kể nối tiếp).
- Gọi 2- 3 HS kể toàn bộ câu chuyện.
* Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
Sau mỗi HS kể GV cho HS hỏi lại bạn kể về ý nghĩa của câu chuyện + GV kết hợp cho điểm, động viên khuyến khích).
+ Qua lời kể của bạn em thấy ấn tượng nhất là gì?
+ Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
+ Em đã học tập được gì qua câu chuyện này?
- Tổ chức bình chọn bạn kể hay nhất và hiểu câu chuyện nhất.
- HS nghe kể chuyện.
- Đọc tên các nhân vật: bác sĩ Lu-i Pa- xtơ, cậu Giô- dép, người mẹ.
- HS nghe kết hợp nhìn hình minh hoạ trong SGK.
- HS nối tiếp nhau giải thích theo ý kiến của mình.
+ HS nêu.
- 1- 2 HS khá giỏi kể lại nội dung câu chuyện .
- Thảo luận nhóm, viết lời thuyết minh cho từng tranh.
- các nhóm nối tiếp trình bày, bổ sung (mỗi nhóm chỉ nói về 1 tranh).
+Tranh 1: chú bé Giô - dép bị chó cắn được mẹ đưa đến nhà bác sĩ Lu- I Pa- xtơ cứu chữa.
+ Tranh 2: Bác sĩ trăn trở về phương cách chữa bệnh cho Giô- dép.
+ Tranh 3: Pa-x tơ quyết định tiêm vác- xin cho cậu bé.
+ Tranh 4: Pa-xtơ quyết định tiêm mũi thứ 10 cho em bé.
+ Tranh 5: Sau 7 ngày chờ đợi Giô- dép vẫn bình yên và mạnh khoẻ.
+ Tranh 6: Tượng đài Lu-I Pa- xtơ ở viện chống dại mang tên ông.
- HS chú ý và nhắc lại. 
- HS hoạt động theo nhóm dưới sự hướng dẫn của GV, lần lượt từng em kể, các bạn khác lắng nghe và nhận xét.
- Các nhóm kể chuyện.
- 2-3 HS kể toàn bộ câu chuyện trước lớp và nêu ý nghĩa của câu chuyện.
- Giọng điệu, cử chỉ, nét mặt khi kể chuyện.
.*ý nghĩa của câu chuyện: Tài năng và tấm lòng nhân hậu, yêu thương con người hết mực của bác sĩ Pa- xtơ đã khiến ông cống hiến cho loài nười một phát minh khoa học lớn lao.
- Hs nêu.
- Bình chọn bạn kể hay và hiểu câu chuyện nhất.
4. Củng cố - dặn dò.
+ Câu chuyện giúp em hiểu gì ?( nhắc lại ý nghĩa của truyện)
* Giáo viên kết luận và giáo dục HS noi gương nhân vật trong truyện.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và đọc trước yêu cầu của tiết kể chuyện sau.
 Tiết 5: Khoa học
 Bài 27: Gốm xây dựng: Gạch, ngói.
	I/ Mục tiêu 
Sau bài học HS biết:
	- Kể được tên một số đồ gốm.
	- Phân biệt được ngói và các đồ sành, sứ.
	- Nêu được một số loại gạch ngói và công dụng của chúng.
 - Tự làm thí nghiệm để phát hiện được tính chất của gạch, ngói.
	II/ Đồ dùng dạy học
	- Hình minh hoạ trang 57,58 SGK.
	- Lọ hoa bằng thuỷ tinh gốm.
	- Một vài miếng ngói khô, bát đựng nước( đủ đồ dùng theo nhóm).
	III/ Hoạt động dạy- học
	1. Khởi động:
	2. Kiểm tra bài cũ:
	3. Dạy bài mới:
	a/ Giới thiệu bài: GV giơ chiếc lọ hoa làm bằng sành( sứ gốm) và nói : Chiếc lọ hoa này thực chất được làm bằng vật liệu gì? Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về Gốm xây dựng, gạch, ngói.
 Hoạt động 1: Làm việc cặp.
* Mục tiêu: - Kể được tên một số đồ gốm.
	 - Phân biệt được ngói và các đồ sành, sứ.
* Cách tiến hành:
- YC HS nêu:
+ Kể tên các đồ gốm mà em biết?
+ Tất cả các loại đồ gốm được làm bằng gì?
+ Gạch ngói khác đồ sành , sứ ở điểm nào?
- GV kết luận: Tất cả các loại đồ gốm đều được làm bằng đất sét nung. Đồ sành, sứ mà chúng ta biết đều là những đồ gốm được tráng men. đặc biệt đồ sứ được làm bằng đất sét trắng, cách làm tinh xảo, trông chúng rất khác lạ và đẹp mắt.
+ Khi xây nhà chúng ta cần phải có những nguyên vật liệu gì?
Vậy chúng ta cần tìm hiểu xem có những loại gach, ngói nào nhé.
- Các cặp làm việc rồi báo cáo kết quả:
- Một số đồ gốm : lọ hoa, bát đĩa, khay đựng hoa quả, chậu đựng cây cảnh, lọ lục bình, đồ lưu niệm,...
- Tất cả các đồ dùng bằng gốm đều được làm bằng đất sét nung.
- Gạch, ngói hoặc nồi đất,... được làm bằng đất sét nung ở nhiệt độ cao không tráng men. Sành, sứ đều là những đồ gốm được tráng men. đặc biệt đồ sứ được làm bằng đất sét trắng, cách làm tinh xảo.
- HS nghe.
- Khi xây nhà cần có xi măng, vôi, cát, gạch, ngói, sắt , thép,...
 Hoạt động 2: Làm việc theo cặp.
* Mục tiêu: - Nêu được một số loại gạch ngói và công dụng của chúng.
* Cách tiến hành:
- YC HS quan sát tranh hình 56, 57 SGK và trả lời câu hỏi.
+ Loại gạch nào dùng để xây tường?
+ Loại gạch nào dùng đẻ lát nhà, lát sân, vỉa hè, ốp tường?
+ Loại ngói nào dùng để lợp nhà trong hình 5?
+ Trong lớp mình bạn nào biết quy trình làm ngói, gạch?
- GV giảng và kết luận: Việc làm ngói làm gạch rất vất vả. Người ta lấy đất sét trộn với nước nhào thật kĩ rồi mới cho vào khuôn đóng gạch thành viên sau đó phơi khô...
- 2 em một cặp thảo luận vf quan sát hình 56, 57 SGK và trả lời các câu hỏi.
- Hình 1: gạch dùng để xây tường.
Hình 2a: gạch dùng lát sân hoặc thềm, hành lang, vỉa hè; Hình 2b: dùng lát sân hoặc ốp tường; Hình 2c: gạch dùng ốp tường.
- Hình 4a: loại ngói âm dương dùng lợp mái nhà ở H6.
- Hình 4c: ngói hài dùng lợp mái nhà ở H5.
- Gạch ngói được làm từ đát sét: đất được trộn với một ít nước, nhào thật kĩ cho vào máy ép khuôn, để khô cho vào lò nung ở nhiệt độ cao.
- HS nghe.
 Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm.
* Mục tiêu: - Tự làm thí nghiệm để phát hiện được tính chất của gạch, ngói.
* Cách tiến hành:
- Tự làm thí nghiệm để phát hiện được tính chất của gạch, ngói.
+ Gạch, ngói còn có tính chất nào nữa?
+ Qua thí nghiệm chứng tỏ điều gì?
- GV giảng và kết luận: Đó cũng chính là tính chất của gach, ngói.
b/ YC HS đọc mục bạn cần biết:
4. Củng cố - Dặn dò.
- Gọi HS nhắc lại ghi nhớ.
- HS cầm một mảnh ngói trên tay buông tay ra và ghi lại kết quả:
+ Miếng ngói sẽ vỡ thành nhiều mảnh nhỏ. Vì ngói được làm từ đất sét, nung chín khô rất giòn.
- Thả miếng gạch ngói vào bát nước- sau đó quan sát và báo cáo kết quả: Ta thấy có nhiều bọt từ trong mảnh gạch, ngói nổi lên trên mặt nước . Có hiện tượng đó là do đất sét ép không chặt, nước tràn vào các lỗ nhỏ đẩy không khí trong lỗ ra tạo thành các bọt khí.
- Gạch, ngói có nhiều lỗ nhỏ li ti.Gạch ngói xốp, giòn, dễ vỡ.
- 2-3 HS đọc mục bạn cần biết.
- HS nghe và ghi bài vào vở.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_hoc_lop_5_tuan_13_chuan_kien_thuc_ky_nang.doc