Giáo án dạy học Lớp 5 - Tuần 19 (Bản chuẩn kiến thức)

Giáo án dạy học Lớp 5 - Tuần 19 (Bản chuẩn kiến thức)

Tập đọc:

Tiết 37: Người công dân số Một

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hiểu nội dung trích đoạn kịch: Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước, cứu dân.

2. Kỹ năng: Đọc đúng ngữ điệu một văn bản kịch, phân biệt được lời tác giả với lời nhân vật.

3. Thái độ: Thể hiện thái độ kính yêu Bác.

II. CHUẨN BỊ:

 Giáo viên: Tranh minh hoạ (SGK).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 39 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 18/03/2022 Lượt xem 180Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học Lớp 5 - Tuần 19 (Bản chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
 Soạn: 09/01/2011
Giảng: Thứ hai ngày 10 tháng 01 năm 2011
Chào cờ:
Nghe phương hướng hoạt động tuần 19
Tập đọc:
Tiết 37: Người công dân số Một
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hiểu nội dung trích đoạn kịch: Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước, cứu dân.
2. Kỹ năng: Đọc đúng ngữ điệu một văn bản kịch, phân biệt được lời tác giả với lời nhân vật.
3. Thái độ: Thể hiện thái độ kính yêu Bác.
II. CHUẨN BỊ: 
	 Giáo viên: Tranh minh hoạ (SGK).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Sách TV5 tập 2
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc
- Giới thiệu bằng lời + Tranh (SGK)
3.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
* Luyện đọc:
- Gọi 1 HS đọc lời giới thiệu nhân vật, cảnh trí, 3 HS đọc từng đoạn trong phần trích vở kịch. 
- HS đọc theo thứ tự:
+ HS 1: Nhân vật, cảnh trí.
+ HS 2: Lê: - Anh Thànhvào Sài Gòn này làm gì?
+ HS 3: Thành: - Anh Lê ạcông dân nước Việt.
- Viết lên bảng các từ phiên âm: phắc tuya, Sa-lu-xơ Lô-ba và yêu cầu HS luyện đọc.
- Yêu vầu HS tìm hiểu nghĩa của các từ khó được giới thiệu ở phần chú giải.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu toàn bài với giọng rõ ràng, mạch lạc, thay đổi linh hoạt, phân biệt lời tác giả, nhân vật thể hiện được tâm trạng khác nhau của từng người.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo.
- 1 HS đọc phần chú giải thành tiếng, cả lớp đọc thầm trong SGK.
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm theo
- Theo dõi.
- Toàn bài Chú ý:
+ Giọng anh Thành: chậm rãi, trầm tĩnh, sâu lắng, thể hiện sự trăn trở, suy nghĩ về vận nước.
+ Giọng anh Lê: hồ hởi, nhiệt tình, thể hiện tính cách của một người có tinh thần yêu nước, nhiệt tình với bè bạn những suy nghĩ còn đơn giản, hạn hẹp.
* Tìm hiểu bài:
+ Anh Lê giúp anh Thành việc gì?
+ Anh Lê giúp anh Thành tìm việc đạt kết quả như thế nào?
+ Thái độ của anh Thành khi nghe anh Lê nói về việc làm như thế nào?
+ Theo em, vì sao anh Thành lại nói như vậy?
+ Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn nghĩ tới dân, tới nước?
+ Em có nhận xét gì về câu chuyện giữa anh Lê và anh Thành?
+ Câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau. Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó và giải thích vì sao như vậy?
+ Theo em tại sao câu chuyện giữa họ lại không ăn nhập với nhau?
+ Anh Lê giúp anh Thành tìm việc làm ở Sài Gòn.
+ Anh Lê đòi thêm được cho anh Thành mỗi năm thêm 2 bộ quần áo và mỗi tháng thêm 5 hào.
+ Anh Thành không để ý đến công việc và món lương mà anh Lê tìm cho. Anh nói: "Nếu chỉ cần kiếm miếng cơn manh áo thì tôi ở Phan Thiết cũng đủ sống"
+ Vì anh không nghĩ đến miếng cơn manh áo của cá nhân mình mà nghĩ đến dân, đến nước.
+ Những câu nói của anh Thành cho thấy anh luôn nghĩ tới dân, tới nước:
. Chúng ta là đồng bào, cùng máu đỏ da vàng với nhau. Nhưnganh có khi nào nghĩ đến đồng bào không?
. Vì anh với tôichúng ta là công dân nước Việt.
+ Câu chuyện giữa anh Lê và anh Thành không cùng nội dung, mỗi người nói một chuyện khác nhau.
+ Những chi tiết: Anh Lê gặp anh Thành báo tin đã tìm được việc làm cho anh Thành nhưng anh Thành lại không nói đến chuyện đó. Anh Thành thường không trả lời vào câu hỏi của anh Lê trong khi nói chuyện. Cụ thể: Anh Lê hỏi: Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì? anh Thành đáp: Anh học trường Sa-xơ-lu Lô-bathìờanh là người nước nào?
Anh Lê nói: Nhưng tôi chưa hiểu vì sao anhSài Gòn này nữa.
Anh Thành trả lời: Anh Lê ạkhông có mùi, không có khói.
+ Vì anh Lê thì nghĩ đến công ăn, việc làm, miếng cơm, manh áo hằng ngày của bạn còn anh Thành nghĩ đến việc cứu dân, cứu nước.
- Giảng: Sở dĩ câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau vì mỗi người theo đuổi một ý nghĩ khác nhau. Anh Lê quan tâm tới việc kiếm công ăn việc làm cho anh Thành ở Sài Gòn nên sốt sắng, hồ hởi còn anh Thành thì lại nghĩ đến những vấn đề xa xôi, trừu tượng hơn, anh nghĩ đến việc cứu nước, cứu dân. Điều đó thể hiện ở thái độ của anh Thành khi nghe anh Lê thông báo kết quả tìm việc, vào những câu nói, câu trả lời đầy vẻ suy tư, ngẫm nghĩ của anh.
+ Yêu cầu HS nêu nội dung bài.
3.3. Đọc diễn cảm:
- Gọi HS đọc lại đoạn kịch.
- Hướng dẫn HS đọc phân vai.
- Tổ chức cho HS luyện đọc và thi đọc.
- Nhận xét, đánh giá.
* Nội dung: Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân.
- 3 HS đọc nối tiếp.
- Luyện đọc phân vai theo nhóm.
- Các nhóm thi đọc phân vai trước lớp.
- Tuyên dương nhóm đọc tốt.
4. Củng cố:
- Giáo viên củng cố bài, nhận xét giờ học.
5. Dặn dò:
- Dặn học sinh luyện đọc ở nhà.
Anh:
Cô Thu soạn giảng
Toán:
Tiết 91: Diện tích hình thang
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
	- Nắm được quy tắc, công thức tính diện tích hình thang.
2. Kỹ năng:
	- Cắt, ghép hình.
	- Vận dụng công thức để làm các BT.
3. Thái độ: 
	- Tích cực học tập
II. CHUẨN BỊ: 
	1. Học sinh:Bộ ĐD học toán của HS 
	2. Giáo viên: ĐDDH của giáo viên.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu đặc điểm của hình thang, hình thang vuông.
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài
3.2. Hình thành công thức tính diện tích hình thang
- Hướng dẫn HS cắt ghép hình thang để được hình tam giác (thao tác với bộ ĐD dạy toán).
- Yêu cầu học sinh so sánh diện tích hình thang ABCD và diện tích hình tam giác ADK vừa tạo thành.
- Yêu cầu học sinh nêu cách tính diện tích tam giác ADK 
- Yêu cầu học sinh nhận xét về mối quan hệ giữa các yếu tố của hai hình để rút ra công thức tính diện tích hình thang.
3.3. Thực hành:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu học sinh vận dụng qui tắc tự làm bài, 2 HS chữa bài ở bảng lớp.
- Cùng cả lớp chữa bài.
- Nhận xét, chốt ý đúng.
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Thực hiện tương tự BT1
- Từ ý b) y/c học sinh nêu cách tính diện tích hình thang vuông. 
- Gọi HS đọc bài tập.
- Yêu cầu học sinh làm nhanh bài 2 làm bài 3 rồi chữa bài.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng.
- 2HS nêu.
- Thao tác với bộ ĐD học toán
- So sánh diện tích hai hình: Diện tích hình thang ABCD bằng diện tích hình tam giác ADK.
- Nêu cách tính diện tích tam giác ADK:
Diện tích tam giác ADK là:
- Nhận xét: 
+ DC là đáy lớn.
+ AB là đáy nhỏ.
+ AH là chiều cao.
- Quy tắc: (SGK)
- Công thức: S = 
(S là diện tích, a là đáy lớn, b là đáy nhỏ, h là chiều cao)
Bài 1(93): Tính diện tích hình thang
- 2 HS đọc.
- 2 HS lên bảng, lớp làm vào vở.
a) 
* b) 
Bài 2(94): Tính diện tích mỗi hình thang (SGK)
- 1 học sinh nêu yêu cầu BT1
- Làm bài
a) 
* b) 
+ Diện tích hình thang vuông bằng tổng độ dài hai cạnh đáy nhân với độ dài cạnh góc vuông rồi chia cho 2.
* Bài 3(94):
- 1 học sinh nêu yêu cầu bài toán.
- 1 học sinh nêu yêu cầu
- Học sinh giải bài vào vở và chữa bài trên bảng
Bài giải:
 Chiều cao của hình thang là:
 ( 110 + 90,2 ) : 2 = 100,1 (m )
 Diện tích thửa ruộng hình thang là:
 (110 + 90,2) x 100,1 : 2 = 10020,01 (m2)
 Đáp số: 10020,01 m2
4. Củng cố:
- Học sinh nêu lại quy tắc tính diện tích hình thang.
5. Dặn dò:
- Dặn HS ghi nhớ KT của bài.
Đạo đức:
Tiết 19: Em yêu quê hương (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
	- Học sinh biết tại sao mọi người cần biết phải yêu quê hương.
2. Kỹ năng:
	- Biết lựa chọn hành vi, việc làm phù hợp thể hiện tình yêu quê hương.
3. Thái độ: 
	- Yêu quý, tôn trọng những truyền thống tốt đẹp của quê hương.
	- Tích cực tham gia các hoạt động Bảo vệ môi trường để thể hiện tình yêu quê hương.
II. CHUẨN BỊ: 
	Nội dung truyện và tranh trong SGK. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài
3.2. Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện: “Cây đa làng em” (SGK).
- Yêu cầu học sinh đọc truyện ở SGK.
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 2, trả lời câu hỏi ở SGK.
- Gọi các nhóm trình bày.
- Nhận xét, kết luận: Bạn Hà đã góp tiền để chữa cho cây Đa khỏi bệnh. Việc làm đó đã thể hiện tình yêu quê hương.
* Hoạt động 2: Làm BT1(SGK).
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu Học sinh trao đổi nhóm 2, làm BT1.
- Gọi các nhóm trình bày.
- Kết luận: Trường hợp a, b, c, d, e thể hiện tình yêu quê hương.
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
* Hoạt động 3: Liên hệ thực tế.
- Yêu cầu học sinh liên hệ theo các gợi ý:
+ Quê bạn ở đâu? Bạn biết gì về quê hương của mình?
+ Bạn đã làm được những việc gì để thể hiện tình yêu quê hương?
- Khen những Học sinh biết thể hiện tình yêu quê hương bằng những việc làm cụ thể.
- 1 Học sinh đọc to, lớp đọc thầm.
- Thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm phát biểu, lớp nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc.
- Trao đổi nhóm, làm bài.
- Đại diện nhóm phát biểu, lớp nhận xét, bổ sung.
- 2 HS đọc.
- Học sinh liên hệ trong nhóm 2, nói cho nhau nghe và trình bày trước lớp.
* Hoạt động tiếp nối:
- Mỗi Học sinh vẽ một bức tranh nói về việc làm mà mình mong muốn thực hiện cho quê hương hoặc sưu tầm tranh ảnh về quê hương mình.
- Chuẩn bị các bài thơ, bài hát về tình yêu quê hương.
 Thứ ba ngày 11 tháng 01 năm 2011
Toán:
Tiết 92: Luyện tập
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
	- Củng cố cách tính diện tích hình thang.
2. Kỹ năng:
	- Rèn kĩ năng vận dụng công thức tính diện tích hình thang trong các tình huống khác nhau.
3. Thái độ: 
	- Tích cực học tập.
II. CHUẨN BỊ: 
	1. Học sinh: Vở bài tập.
	2. Giáo viên: Bảng phụ viết yêu cầu BT3
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- 1 HS nêu quy tắc diện tích hình thang.
- 1 học sinh làm ý b) của BT1 (Tr.93)
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài
3.2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu học sinh vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích hình thang để làm bài sau đó chữa bài.
- Cùng cả lớp chữa bài trên bảng, chốt kết quả đúng.
- Gọi HS đọc bài tập.
- Hướng dẫn học sinh tính
+) Độ dài đáy bé và chiều cao của thửa ruộng hình thang
+) Tính diện tích của thửa ruộng
+) Tính số kg thóc thu hoạch được trên thửa ruộng đó
- Yêu cầu học sinh làm xong bài 1 làm bài 2 vào nháp, 1HS nêu bài giải.
- Cùng cả lớp nhận xét chữa bài.
- Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ và tự giải bài sau đó chữa bài ở bảng phụ.
- Cùng cả lớp chữa bài, chốt kết quả đúng.
* Yêu cầu đối tượng HSG đếm xem có bao nhiêu hình thang, bao nhiêu hình tam g ... ch cho gà ăn.
- Lắng nghe.
- Nêu vai trò của nước.
- Lắng nghe.
- Nêu cách cho gà uống nước dựa vào nội dung SGK.
- Trả lời các câu hỏi cuối bài trong SGK.
4. Củng cố:
- Giáo viên củng cố bài, nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: 
- Dặn học sinh nhớ cách cho gà ăn, uống nước.
Âm nhạc:
(Thầy Tùng soạn giảng)
 Thứ sáu ngày 14 tháng 01 năm 2011.
Toán:
Tiết 95: Chu vi hình tròn
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
	- Học sinh nắm được quy tắc, công thức tính chu vi hình tròn
2. Kỹ năng:
	- Vận dụng quy tắc, công thức tính để tính chu vi hình tròn.
3. Thái độ: 
	- Tích cực học tập.
II. CHUẨN BỊ: 
	1. Học sinh: Bộ đồ dùng học toán 5.
	2. Giáo viên: Bộ Đồ dùng dạy học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động của thầy
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV treo bảng phụ viết sẵn nội dung, bài tập lên bảng.
- Yêu cầu cả lớp làm bài ra nháp.
- 1 HS làm bài ra phiếu
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài
3.2. Hướng dẫn:
* Nhận biết chu vi của hình tròn
- Thế nào là chu vi của 1 hình?
- Chu vi hình tròn là gì? vì sao?
- GV kết luận.
- Yêu cầu HS lấy các đồ dùng đã chuẩn bị trước, thảo luận theo bàn để tìm độ dài đường tròn của hình tròn bán kính 2cm.
- Gọi đại diện một số nhóm nêu cách làm và kết quả trước lớp.
- GV nhận xét cách làm của HS, thống nhất cách làm đúng.
- Yêu cầu cả lớp tìm lại độ dài của đường tròn theo cách của SGK.
- GV kết luận.
* Giới thiệu quy tắc và công thức tính chu vi của hình tròn.
- GV giới thiệu quy tắc và công thức tính chu vi của hình tròn.
* Ví dụ về tính chu vi của hình tròn.
- GV yêu cầu HS áp dụng công thức tính chu vi của hình tròn có đường kính 6cm
- Yêu cầu HS tính chu vi của hình tròn có bán kính 5cm
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận.
c. Luyện tập - thực hành.
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS áp dụng công thức tính chu vi của hình tròn để tính bài tập 1.
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở ý a, b 1 HS làm bài vào phiếu.
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét, cho điểm.
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS áp dụng công thức tính chu vi của hình tròn khi biết bán kính r để tính bài tập 2.
- Yêu cầu 1 HS đứng tại chỗ nêu cách tính chu vi hình tròn khi biết bán kính 
r = 2,75cm
- Yêu cầu cả lớp làm bài tập 2c vào vở, 1 HS làm bài ra phiếu
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, cho điểm.
- Gọi HS đọc đề bài 3
- Bánh xe ô tô có hình gì?
- Làm thế nào để tính được chu vi của bánh xe ô tô đó?
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở, 1 HS làm bài ra phiếu.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, cho điểm
Hoạt động của trò
- Tính diện tích phần hình được tô màu, biết đường kính của hình tròn là 2,6m
- HS làm theo yêu cầu của GV.
Bài giải:
Diện tích phần hình được tô màu là:
2,6 x 2,6 : 2 = 2,6 (m2)
Đáp số: 2,6 m2
- Chu vi của một hình là đường bao quanh của hình đó.
- Chu vi hình tròn là độ dài đường tròn vì bao quanh hình tròn chính là đường tròn.
- HS làm việc theo bàn để tìm độ dài của đường tròn.
- Một số nhóm báo cáo, các nhóm khác theo dõi, bổ sung ý kiến.
+ Đặt sợi chỉ vòng xung quanh hình tròn và đo độ dài của sợi chỉ.
- Làm như SGK hướng dẫn.
- Độ dài của đường tròn chính là chu vi hình tròn đó.
- Muốn tính chu vi của hình tròn ta lấy đường kính nhân với 3,14.
Công thức: C = d x 3,14
Trong đó:
 C: là chu vi hình tròn
 d: là đường kính của hình tròn.
Hoặc:
- Muốn tính chu vi của hình tròn ta lấy 2 lần bán kính nhân với 3,14.
Công thức: C = r x 2 x 3,14
Trong đó:
 C: là chu vi hình tròn
 r: là bán kính của hình tròn
- Chu vi của hình tròn là:
 6 x 3,14 = 18,84 (cm)
- Chu vi của hình tròn là:
 5 x 2 x 3,14 = 31,4 (cm)
- HS nhận xét
Bài 1(98): Tính chu vi hình tròn có đường kính d:
a, d = 0,6cm; C = 0,6 x 3,14 = 1,884 (cm)
b, d = 2,5dm; C = 2,5 x 3,14 = 7,85 (dm)
*c, d = m; C = x 3,14 = 2,512 (m)
- HS nhận xét. 
Bài 2(98): Tính chu vi hình tròn có đường kính r:
*a, r = 2,75cm;
 C = 2,75 x 2 x 3,14 = 17,27 (cm)
*b, r = 6,5dm
 C = 6,5 x 2 x 3,14 = 40,82 (dm)
c, r = m
 C = x 2 x 3,14 = 3,14 (m)
- HS nhận xét.
Bài 3(98): Một bánh xe ô tô có đường kính là: 0,75m. Tính chu vi của bánh xe đó?
- Bánh xe ô tô có hình tròn.
- Bánh xe ô tô có hình tròn nên chu vi của bánh xe chính là chu vi của hình tròn có đường kính là: 0,75m
- HS làm bài theo yêu cầu của GV
Bài giải:
Chu vi của bánh xe là:
0,75 x 3,14 = 2,355 (m)
Đáp số: 2,355 m
4. Củng cố:
- Cho HS nhắc lại quy tắc và công thức tính chu vi hình tròn.
5. Dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa học.
Thể dục:
(Thầy Nin soạn giảng)
Tập làm văn:
Tiết 38: Luyện tập tả người
( Dựng đoạn kết bài)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
	- Củng cố kiến thức về dựng đoạn kết bài.
2. Kỹ năng:
	- Nhận biết được hai kiểu kết bài (mở rộng và không mở rộng) qua hai đoạn kết bài trong SGK.	
	- Viết được đoạn kết bài cho bài văn tả người theo các kiểu đã học.
3. Thái độ: 
	- Tích cực học tập.
II. CHUẨN BỊ: 
	Bảng phụ, vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Học sinh đọc đoạn mở bài của BT2 (tiết TLV trước)
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài
3.2. Hướng dẫn học sinh luyện tập:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài.
- Hỏi:
+ Kết bài a và b nói lên điều gì?
+ Kết bài nào có thêm lời bình luận?
+ Mỗi bài tương ứng với kiểu kết luận nào?
+ Hai cách kết bài này có gì khác nhau?
- Nhận xét câu trả lời của HS.
+ Thế nào là kết bài không mở rộng?
+ Thế nào là kết bài mở rộng?
- Nhận xét, chốt ý.
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài.
- Hỏi:
+ Em chọn đề bài nào?
+ Tình cảm của em đối với người đó như thế nào?
+ Em có suy nghĩ gì về người đó?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhắc HS: Em đọc lại phần mở bài đã viết ở tiết trước để tránh lặp từ, lặp ý. Khi viết cố gắng thể hiện rõ tình cảm của mình, sự trân trọng của mình với người đó.
- Gọi 2 HS làm bài vào bảng phụ gắn lên bảng, đọc các đoạn kết bài. GV cùng HS cả lớp nhận xét, sửa chữa.
- Cho điểm HS viết đạt yêu cầu.
- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn của mình.
- Cho điểm HS viết đạt yêu cầu.
Bài 1(14):
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm
- Nối tiếp nhau trả lời:
+ Kiểu kết bài a: nói lên tình cảm của bạn nhỏ với bà.
+ Kiểu kết bài b: nói lên tình cảm của bác nông dân và công sức lao đọng của bác
+ Kiểu kết bài b: bình luận thêm về vai trò của người nông dân với việc làm ra hạt gạo, nuôi sống mọi người.
+ Đoạn a là kết bài tự nhiên; đoạn b b là kết bài mở rộng.
+ Kết bài b khác với kết bài a ở chỗ ngoài bộc lộ tình cảm của người viết, còn suy luận, liên hệ về vài trò của người nông dân.
+ Kết bài không mở rộng là nêu nhận xét chung hoặc nói lên tình cảm của em với người được tả.
+ Kết bài mở rộng là từ hình ảnh, hoạt động của người được tả, suy rộng ra các vấn đề khác.
- Lắng nghe.
Bài 2(14):
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm
- Nối tiếp nhau trả lời. Ví dụ:
+ Đề 1 / b / c /
+ Yêu quý / kính trọng / thân thiết /
+ Phát biểu suy nghĩ của mình.
- 2 HS viết vào bảng nhóm. HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Đọc bài và nhận xét bài của bạn.
- 3 đến 5 HS đọc đoạn kết bài của mình.
Ví dụ: 
Đề a:	 Những năm tháng vất vả còn hằn sâu trên khuôn mặt nhiều nếp nhăn của ông. Tuổi trẻ ông tham gia chiến đấu vì dân, tuổi già ông lao động vì niềm vui với con cháu. Mỗi lần ăn quả ổi ngọt lịm, ngắm bông hoa ngọc lan bán ở ven đường tôi lại nhớ ông.
Đề b: Tôi và Hoàng rất thân nhau. Có bất cứ chuyện gì chúng tôi cũng chia sẻ cùng nhau. Nhiều lúc, tôi thầm nghĩ: "Cuộc sống sẽ ra sao nếu không có tình bạn". Tình bạn thật thiêng liêng và cao quý. Tôi mong sao ai cũng có một người bạn tốt như tôi có Hoàng.
4. Củng cố:
- Giáo viên củng cố bài, nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: 
- Dặn học sinh hoàn chỉnh BT2
Mĩ thuật: 
(Thầy Quang soạn giảng)
Khoa học:
Tiết 38: Sự biến đổi hoá học ( T1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
	- Biết định nghĩa về sự biến đổi hoá học.
2. Kỹ năng:
	- Phân biệt được sự biến đổi hoá học và sự biến đổi lí học
3. Thái độ: 
	- Tích cực học tập
II. CHUẨN BỊ: 
	1. Học sinh:Đường kính trắng, giấy, nến.
	2. Giáo viên: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
	- Dung dịch là gì? Cách tạo ra dung dịch?
	- Nêu một số cách tách các chất ra khỏi dung dịch?
3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
3.1. Giới thiệu bài
3.2. Nội dung
* Hoạt động 1: Thí nghiệm.
- Chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu các nhóm thực hiện hai thí nhgiệm ở SGK sau đó mô tả hiện tượng xảy ra.
- TN1: Đốt một tờ giấy
Hiện tượng: Tờ giấy bị cháy thành than.
- TN2: Chưng đường trên ngọn nến
Hiện tượng: Đường chuyển sang mầu vàng rồi nâu sẫm, có vị đắng. Nếu tiếp tục đun nữa, nó sẽ cháy thành than. Trong quá trình chưng đường có khói khét bốc lên.
- Kết luận: Dưới tác dụng của nhiệt đường và tờ giấy không giữ được tính chất của nó nữa, nó đã bị biến đổi thành một chất khác. Sự biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là sự biến đổi hoá học.
* Hoạt động 2: Thảo luận:
- Yêu cầu học sinh quan sát hình ở SGK- Tr 79và thảo luận, trả lời câu hỏi ở SGK 
- Nhận xét, kết luận:
+) Các hình 2,5,6 là sự biến đổi hoá học.
+) Các hình 3, 4, 7 là sự biến đổi lí học. Sự biến đổi lí học làm cho tính chất của vật không thay đổi.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm thí nghiệm.
- Mô tả hiện tượng xảy ra.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Quan sát, thảo luận để trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
4. Củng cố:
	- Giáo viên củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: 
	- Dặn học sinh ghi nhớ kiến thức của bài.
Sinh hoạt:
Kiểm điểm nền nếp tuần 19 
I. MỤC TIÊU:
	- Giúp HS thấy được những ưu, nhược điểm trong tuần.
	- Phát huy ưu điểm đã đạt được, khắc phục những tồn tại.
	- Phấn đấu đạt nhiều thành tích trong mọi hoạt động.
II. NỘI DUNG:
 1. Nhận xét chung:
 a, Hạnh kiểm:
- Các em ngoan ngoãn, lễ phép; biết đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ (Thu, Trang, Dung, Chi, ...)
- Nghiêm chỉnh thực hiện tốt các quy định của trường.
- Duy trì tốt nền nếp đi học đúng giờ.
- Ra thể dục nhanh, tập đúng, đều các động tác.
- Chăm sóc bồn hoa, cây cảnh tốt.
 b, Học tập:
- Học bài và làm bài tập đầy đủ. 
- Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. 
- Tồn tại: Còn một số em nhận thức chậm 
 c, Các công việc khác:
- Thực hiện tốt Luật ATGT.
- Duy trì tốt vệ sinh chung.
 2. Phương hướng:
- Phát huy ưu điểm đã đạt được, học tập và rèn luyện tốt.
- Tham gia nhiệt tình các phong trào thi đua.
- Khắc phục những nhược điểm còn tồn tại.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_hoc_lop_5_tuan_19_ban_chuan_kien_thuc.doc