TẬP ĐỌC:
LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Đọc lưu loát toàn bài, đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn, bài.
- Hiểu từ ngữ, câu, đoạn trong bài, hiểu nội dung các điều luật xưa của người Ê-đê.
2. Kĩ năng: - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng chậm, rõ ràng, trang trọng, rành mạch thể hiện tính nghiêm túc văn bản.
3. Thái độ: - Hiểu ý nghĩa của bài: Người Ê-đê từ xưa đã có luật tục quy định xử phạt nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Tranh minh hoa. Tranh ảnh về sinh hoạt người Tây Nguyên. Bảng phụ viết câu văn luyện đọc.
+ HS: Tranh sưu tầm, SGK.
TUẦN 24 Thứ hai, ngày 20 tháng 02 năm 2006 TẬP ĐỌC: LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Đọc lưu loát toàn bài, đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn, bài. - Hiểu từ ngữ, câu, đoạn trong bài, hiểu nội dung các điều luật xưa của người Ê-đê. 2. Kĩ năng: - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng chậm, rõ ràng, trang trọng, rành mạch thể hiện tính nghiêm túc văn bản. 3. Thái độ: - Hiểu ý nghĩa của bài: Người Ê-đê từ xưa đã có luật tục quy định xử phạt nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành. II. Chuẩn bị: + GV: Tranh minh hoa. Tranh ảnh về sinh hoạt người Tây Nguyên. Bảng phụ viết câu văn luyện đọc. + HS: Tranh sưu tầm, SGK. III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH BỔ SUNG 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Chú đi tuần. Gọi 2 – 3 học sinh đọc và trả lời câu hỏi: + Người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh nào? + Đặt hình ảnh người chiến sĩ đi tuần bên hình ảnh giấc ngủ yêu bình của học sinh, tác giả muốn nói điều gì? Giáo viên nhận xét, cho điểm. 3. Giới thiệu bài mới: Luật tục xưa của người Ê-đê. 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Luyện đọc. Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc toàn bài văn. Giáo viên chia bài thành đoạn ngắn để luyện đọc. Đoạn 1 : Về các hình phạt. Đoạn 2 : Về các tang chứng. Đoạn 3 : Về các tội trạng. Đoạn 4 : Tội ăn cắp. Đoạn 5 : Tội dẫn đường cho địch. Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc từ ngữ khó, lầm lẫn do phát âm địa phương. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc từ chú giải. Giáo viên đọc chậm rãi, rành mạch, trang nghiêm, diễn cảm toàn bài. v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. Phương pháp: Thảo luận. Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc từng đoạn, cả bài và trao đổi thảo luận câu hỏi: Người xưa đặt luật để làm gì? Giáo viên chốt: Em hãy kể những việc người Ê-đê coi là có tội. Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm để trả lời câu hỏi. Tìm dẫn chứng trong bài cho thấy người Ê-đê quy định xử phạt công bằng? Giáo viên chốt lại: Người Ê-đê có quan niệm rạch ròi về tội trạng, quy định hình phạt công bằng để giữ cuộc sống thanh bình cho buôn làng. Ngày nay việc xét xử dựa trên quy định nào? Gợi ý những tội chưa có trong luật tục. Giáo viên chia thành nhóm phát giấy khổ to cho nhóm trả lời câu hỏi. Kể tên 1 số luật mà em biết? Giáo viên kết luận, treo bảng phụ viết tên 1 số luật. v Hoạt động 3: Rèn luyện diễn cảm. Phương pháp: Thực hành, giảng giải. Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm. Giáo viên cho các nhóm thi đua đọc diễn cảm. v Hoạt động 4: Củng cố. Yêu cầu học sinh thảo luận tìm nội dung bài. Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua đọc diễn cảm. Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 5. Tổng kết - dặn dò: Xem lại bài. Chuẩn bị: “Hộp thư mật”. Nhận xét tiết học Hát Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi. Hoạt động lớp, cá nhân . 1 học sinh khá, giỏi đọc, cả lớp đọc thầm. Học sinh tiếp nối nhau đọc các đoạn văn. Học sinh luyện đọc. 1 học sinh đọc, cả lớp đọc thầm. Hoạt động nhóm lớp. Cả lớp đọc thầm, đại diện nhóm trình bày: Người xưa đặt luật tục để mọi người tuân theo. Phải có luật tục để mọi người tuân theo, bảo vệ cuộc sống bình yên. Tội ăn cắp. Tội chỉ đường cho giặc. Học sinh chia nhóm, thảo luận. a) Người Ê-đê quy định hình phạt công bằng: - Chuyện nhỏ xử nhẹ - Chuyện lớn xử nặng Người phạm tội là bà con anh em cũng xử như vậy. b) Về tang chứng: phải có 4 – 5 người nghe, thấy sự việc. c) Tội trạng phân thành loại. Học sinh phát biểu: Việc xét xử dựa vào luật. Học sinh nêu: trốn thuế, đánh bạc, vi phạm, giao thông Cả lớp trao đổi: Cần thay luật tục cũ bằng bộ luật. Học sinh thảo luận rồi viết nhanh lên giấy. Dán kết quả lên bảng lớp. Đại diện nhóm đọc kết quả: Bộ luật dân sự, luật báo chí Cả lớp nhận xét. Hoạt động lớp, cá nhân. Học sinh đọc diễn cảm từng đoạn, cả bài. Cả nhóm đọc diễn cảm. Học sinh các nhóm đôi trao đổi, thảo luận tìm nội dung chính. Lớp nhận xét. Thứ năm , ngày 29 tháng 2 năm 2007 TOÁN: THỂ TÍCH HÌNH HỘP CHỮ NHẬT-THỂ TÍCH HÌNH LẬP PHƯƠNG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Tìm được các quy tắc và công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật. - Học sinh vận dụng một số quy tắc tính để giải một số bài tập có liên quan. 2. Kĩ năng: - Hình thành về biểu tượng thể tích hình hộp chữ nhật. 3. Thái độ: - Có ý thức cẩn thận khi làm bài. II. Chuẩn bị: + GV: Chuẩn bị hình vẽ. + HS: Hình vẽ hình hộp chữ nhật a = 5 cm ; b = 3 cm ; c = 4 cm. III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH BỔ SUNG 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Giáo viên nhận xét. 3. Giới thiệu bài mới: Thể tích hình hộp chữ nhật. ® Giáo viên ghi bảng. 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tự hình thành về biểu tượng thể tích hình hộp chữ nhật. Tìm được các quy tắc và công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật. Phương pháp: Thảo luận, bút đàm, đàm thoại. * Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm ra công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật. Giáo viên giới thiệu hình hộp chữ nhật (hình trơn). Giáo viên giới thiệu hình lập phương cạnh 1 cm ® 1 cm3 Lắp vào hình hộp chữ nhật 1 hành, 3 khối và lắp được 5 hàng ® đầy 1 lớp. Tiếp tục lắp cho đầy hình hộp chữ nhật. Vậy cần có bao nhiêu khối hình lập phương 1 cm3 Giáo viên chốt lại: bằng hình hộp chữ nhật có 60 hình lập phương cạnh 1 cm. Chỉ theo số đo a – b – c ® thể tích. Vậy muốn tìm thể tích hình hộp chữ nhật ta làm sao? v Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh vận dụng một số quy tắc tính để giải một số bài tập có liên quan. Phướng pháp: Bút đàm, đàm thoại, quan sát, luyện tập. Bài 1 Bài 2 Giáo viên chốt lại. Bài 3 Giáo viên chốt lại. v Hoạt động 3: Củng cố. Phương pháp: Trò chơi thi đua. Thi đua tìm công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật. 5. Tổng kết - dặn dò: Làm bài tập 1, 2/ 26 Chuẩn bị: “Thể tích hình lập phương”. Nhận xét tiết học Hát Học sinh sửa bài 1, 2/ 24, 25. Cả lớp nhận xét. Hoạt động nhóm, lớp. Tổ chức học sinh thành 3 nhóm. Vừa quan sát, vừa vẽ vào hình từng lớp cho đến đầy hình hộp chữ nhật. Đại diện nhóm trình bày và nêu số hình lập phương 1 cm3 Nêu cách tính. a = 5 hình lập phương 1 cm b = 3 hình lập phương 1 cm ® 13 hình lập phương 1 cm – Có 4 lớp (chỉ chiều cao 4 cm). Vậy có 60 hình lập phương 1 cm = 5 ´ 3 ´ 4 Thể tích 1 hình lập phương 1 cm3 Vậy thể tích hình hộp chữ nhật = 5 ´ 3 ´ 4 = 60 cm3 Học sinh lần lượt ghi ra nháp và nêu quy tắc. Học sinh nêu công thức. V = a ´ b ´ c Hoạt động cá nhân, lớp. Học sinh đọc đề. Học sinh làm bài. Học sinh sửa bài. Học sinh quan sát hình. Học sinh làm bài. Học sinh sửa bài. Học sinh quan sát hình. Có thể có 3 cách. Cách 1: Bổ dọc hình hộp chữ nhật. Cách 2: Bổ ngang hình hộp chữ nhật. Cách 3 : Vẽ thêm hình hộp chữ nhật a = 12 cm , b = 8 cm , c = 5 cm rồi tính. Hoạt động nhóm (2 dãy) TUẦN 21 Thứ hai , ngày 5 tháng 3 năm 2007 ĐẠO ĐỨC: ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ , PHƯỜNG EM (T1) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học sinh hiểu: - UBND phường, xã là chính quyền cơ sở. Chính quyền cơ sở có nhiệm vụ đảm bảo trật tự, an toàn trong xã hội. - Học sinh cần biết địa điểm UBND nơi em ở. 2. Kĩ năng: - Học sinh có ý thức thực hiện các quy định của chính quyền cơ sở, tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng do chính quyền cơ sở tổ chức. 3. Thái độ: - Học sinh có thái độ tôn trọng chính quyền cơ sở. II. Chuẩn bị: GV: SGK Đạo đức 5 HS: SGK Đạo đức 5 III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH BỔ SUNG 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Em đã và sẽ làm gì để góp phần xây dựng quê hương ngày càng giày đẹp? Nhận xét, ghi điểm. 3. Giới thiệu bài mới: 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Học sinh thảo luận truyện “Đến uỷ ban nhân dân phường”. Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại. Nêu yêu cầu. Bố dẫn Nga đến UBND phường để làm gì? UBND phường làm các công việc gì? ® Kết luận: UBND phường, xã giải quyết rất nhiều công việc quan trọng đối với người dân ở địa phương. v Hoạt động 2: Học sinh làm bài tập 2/ SGK. Phương pháp: Luyện tập. Giao nhiệm vụ cho học sinh. ® Kết luận: UBND phường, xã làm các việc sau: Làm giấy khai sinh. Xác nhận đăng kí kết hôn. Xác nhân đăng kí nghĩa vụ quân sự. Làm giấy chứng tử. Đơn xin đi làm. Chứng nhận các giấy tờ khác theo chức năng. v Hoạt động 3: Học sinh làm bài tập 1/ SGK. Phương pháp: Động não, thuyết trình (sắm vai). Giao nhiệm vụ cho từng nhóm. ® Kết luận: Cần phải đăng kí tạm trú để giúp chính quyền quản lí nhân khẩu. Em nên giúp mẹ treo cờ. Nhắc nhở bạn không được làm như vậy. 5. Tổng kết - dặn dò: Thực hiện những điều đã học. Nhận xét tiết học. Hát Học sinh trả lời. Học sinh lăng nghe. Hoạt động nhóm bốn. Học sinh đọc truyện. Thảo luận nhóm. Đại diện nhóm trả lời. Nhận xét, bổ sung. Hoạt động cá nhân. Học sinh làm việc cá nhân. Một số học sinh trình bày ý kiến. Hoạt động nhóm. Các nhóm thảo luận. Đại diện nhóm trình bày (phân công sắm vai theo cách mà nhóm đã xử lí tình huống). Các nhóm thảo luận và bổ sung ý kiến. Đọc ghi nhớ. TUẦN 23 Th ... 5. Tổng kết - dặn dò: Làm bài tập 2, 3 vào vở. Chuẩn bị: “Liên kết các câu trong bài bằng phép lặp”. Nhận xét tiết học. Hát Hoạt động lớp. 1 học sinh đọc đề bài, cả lớp đọc thầm và phân tích cấu tạo của câu ghép. Làm việc cá nhân, 2 học sinh phân tích cấu tạo câu. Cả lớp nhận xét. Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ câu hỏi 2. Phát biểu ý kiên. 1 học sinh đọc yêu cầu đề bài, cả lớp đọc thầm. Phát biểu ý kiến. 2 học sinh đọc, cả lớp đọc thầm. Hoạt động cá nhân. 1 học sinh đọc yêu cầu bài, cả lớp đọc thầm. Làm việc cá nhân, gạch phân cách vế câu và cặp từ hô ứng nối 2 vế câu. Cả lớp nhận xét. Cả lớp đọc thầm và điền vào chỗ trống. 3 – 4 học sinh lên bảng làm bài. 1 học sinh đọc yêu cầu bài, cả lớp đọc thầm. Cả lớp làm vào nháp. Vài học sinh lên bảng làm bài và nêu câu đã đặt. Cả lớp nhận xét. Hoạt động lớp. Nhắc lại ghi nhớ. Thứ tư, ngày 7 tháng 3 năm 2007 TOÁN: GIỚI THIỆU HÌNH TRỤ I. Mục tiêu: Kiến thức: - Nhận dạng được hình trụ Kĩ năng: - Aùp dụng tính toán chính xác. 3. Thái độ: Giáo dục tính chính xác, khoa học. II. Chuẩn bị: + GV: Mô hình hình trụ ® mở ra dạng khai triển . + HS: Mẫu vật hình tru – hình vẽ hình trụ có xác định chiều cao – Hình vẽ hình trụ dạng khai triển.ï. III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH BỔ SUNG 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Học sinh sửa bài 3/ 24. Giáo viên nhận xét cho điểm. 3. Giới thiệu bài mới: Giới thiệu hình trụ. Diện tích xung quanh, diện tích toàn phần hình trụ. 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nhận dạng được hình trụ – Bước đầu biết cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình trụ. Phương pháp: Thảo luận nhóm đôi, bút đàm, đàm thoại. Giáo viên chốt lại bằng hình vẽ. Giáo viên thực hiện. + Kẻ đường thẳng BA vuông góc với đáy. + Cắt rời 2 đáy. + Cắt theo đường BA. + Trải mặt phẳng dán lên bảng. + Chiều dài AD là gì? + AB là gì? Tính diện tích xung quanh bằng cách nào? Giáo viên nêu: Vì AD bằng chu vi đáy, AB bằng chiều cao nên: Diện tích xung quanh của hình trụ bằng chu vi đáy nhân với chiều cao (cùng 1 đơn vị đo). Giáo viên nêu ví dụ ® 1 học sinh thực hiện. Ví dụ: Tính diện tích xung quanh của hình trụ có bán kính đáy 3 cm và chiều cao 4 cm. Giáo viên nhận xét. * Giới thiệu diện tích toàn phần của hình trụ: Giáo viên nêu: Diện tích toàn phần của hình trụ gồm diện tích xung quanh và diện tích 2 đáy. Vậy, tính diện tích toàn phần như thế nào? Giáo viên kết luận: Muốn tìm diện tích toàn phần của hình trụ, ta lấy diện tích xung quanh cộng với diện tích hai đáy. Giáo viên nêu ví dụ: Từ ví dụ trên, tiếp tục tính SxP. Giáo viên nhận xét. v Hoạt động 2: Luyện tập. Mục tiêu: Rèn kĩ năng xác định và tính Sxq , Stp của hình trụ. Phương pháp: Luyện tập, thực hành. Bài 1: Xác định hình trụ. Hình (A) , (E) là hình trụ. Bài 2: Giáo viên gọi học sinh nêu quy tắc tính Sxp , Sxq hình trụ. Giáo viên nhận xét. v Hoạt động 3: Củng cố. Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức. Phương pháp: Động não, hỏi đáp. Nêu quy tắc tính Sxq và Stp hình trụ? Xác định hình trụ và tính Sxp , Sxq của hình đó? Giáo viên nhận xét. 5. Tổng kết - dặn dò: Học bài. Chuẩn bị: Luyện tập. Nhận xét tiết học Hát Học sinh nêu. Học sinh nêu. Hoạt động lớp. Học sinh lân lượt giới thiệu mẫu vật hình trụ. Học sinh nhận xét: 2 đáy hình tròn và bằng nhau – một mặt xung quanh. Nêu đường cao: Đoạn thẳng nối hai tâm của hai đáy gọi là đường cao. Lần lượt học sinh nêu đặc điểm của hình trụ. Học sinh quan sát thực hiện từng bước. Học sinh quan sát và nhận xét: Chiều dài AD là chu vi đáy (giáp với đáy hình tròn). AB là chiều cao hình trụ. Tính diện tích hình chữ nhật ABCD. S: ABCD = AD´AB Học sinh nhắc lại 4 – 5 em. 1 học sinh hực hiện bảng lớp. Chu vi đáy của hình trụ. 3 ´ 2 ´ 3,14 = 18,84 (cm) Diện tích xung quanh của hình trụ. 18,84 ´ 4 = 75,36 (cm2) Học sinh nêu cách tính diện tích toàn phần của hình trụ. Học sinh nhắc lại (5 em). 1 học sinh thực hiện diện tích 2 đáy hình trụ: (3 ´ 3 ´ 3,14) ´ 2 = 56,52 (cm2). Diện tích toàn phần của hình trụ. 56,52 + 75,36 = 131,88 (cm2) Hoạt động lớp, cá nhân. 1 học sinh đọc yêu cầu đề. Cả lớp làm vào SGK, (đánh x vào hình trụ). Học sinh sửa bài miệng. 1 học sinh đọc đề bài + Lớp đọc thầm. 2 học sinh nêu. Lớp làm bài vào vở. 2 học sinh làm bảng phụ. Học sinh sửa bài. Học sinh nêu. Học sinh xác định lên bảng. Tính Sxp , Sxq. TUẦN 24 Thứ ba , ngày 6 tháng 3 năm 2007 KHOA HỌC: LẮP MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản, sử dụng pin, bóng đèn, dây dẫn. 2. Kĩ năng: - Làm được thí nghiệm đơn giản trên mạch điện pin để phát hiện vật dẫn điện hoặc cách điện. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: - Chuẩn bị theo nhóm: một cục pin, dây đồng hồ có vỏ bọc bằng nhựa, bóng đèn pin, một số vật bằng kim loại (đồng, nhôm, sắt,) và một số vật khác bằng nhựa, cao su, sứ, - Chuẩn bị chung: bóng đèn điện hỏng có tháo đui (có thể nhìn thấy rõ 2 đầu dây). - Học sinh : - SGK. III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH BỔ SUNG 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Sử dụng năng lượng điện Nêu các hoạt động và dụng cụ phương tiện sử dụng điện, không sử dụng điện. ® Giáo viên nhận xét. 3. Giới thiệu bài mới: Lắp mạch điện đơn giản. 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Thực hành lắp mạch điện. Phương pháp: Thực hành, thảo luận. Các nhóm làm thí nghiệm như hướng dẫn ở mục Thực hành ở trang 86 trong SGK. Phải lắp mạch như thế nào thì đèn mới sáng? Quan sát hình 5 trang 87 trong SGK và dự đoán mạch điện ở hình nào thì đèn sáng. Giải thích tại sao? v Hoạt động 2: Làm thí nghiệm phát hiện vật dẫn điện, vật cách điện. Phương pháp: Thực hành, thảo luận. Các nhóm làm thí nghiệm như hướng dẫn ở mục Thực hành trang 88 SGK. + Vật cho dòng điện chạy qua gọi là gì? + Kể tên một số vật liệu cho dòng điện chạy qua. + Vật không cho dòng điện chạy qua gọi là gì? + Kể tên một số vật liệu không cho dòng điện chạy qua. v Hoạt động 3: Củng cố. Thi đua: Kể tên các vật liệu không cho dòng điện chạy qua và cho dòng điện chạy qua. 5. Tổng kết - dặn dò: Xem lại bài. Chuẩn bị: “Lắp mạch điện đơn giản (tiết 2)”. Nhận xét tiết học. Hát Học sinh bốc thăm số hiệu, trả lời tiếp sức. Hoạt động nhóm, cá nhân. Học sinh lắp mạch để đèn sáng và vẽ lại cách mắc vào giấy. Các nhóm giới thiệu hình vẽ và mạch điện của nhóm mình. Học sinh suy nghĩ. Học sinh đọc mục Bạn cần biết ở trang 86, 87 trong SGK chỉ cực dương (+), cực âm (-) của pin chỉ 2 đầu của dây tóc nơi 2 đầu đưa ra ngoài. Chỉ mạch kín cho dòng điện chạy qua (hình 4 trang 87). Lắp mạch so sánh với kết quả dự đoán. Giải thích kết quả. Hoạt động nhóm , lớp. Lắp mạch điện thắp sáng đèn. Tạo ra một chỗ hở trong mạch. Chèn một số vật bằng kim loại, bằng nhựa, bằng cao su, sứ vào chỗ hở. ® Kết luận: + Các vật bằng kim loại cho dòng điện chạy qua nên mạch đang hở thành kín, vì vậy đèn sáng. + Các vật bằng cao su, sứ, nhựa,không cho dòng điện chạy qua nên mạch vẫn bị hở – đèn không sáng. Các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm. Vật dẫn điện. Nhôm, sắt, đồng Vật cách điện. Gỗ, nhựa, cao su Thứ sáu , ngày 9 tháng 3 năm 2007 TLV ÔN TẬP VỀ VĂN TẢ ĐỒ VẬT. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Ôn luyện, củng cố kỹ năng lập dàn ý của bài văn tả đồ vật. 2. Kĩ năng: - Ôn luyện kỹ năng trình bày miệng dàn ý bài văn tả đồ vật. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh lòng yêu thích văn học, say mê sáng tạo. II. Chuẩn bị: + GV: Tranh vẽ 1 số đồ vật. Giấy khổ to. + HS: III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH BỔ SUNG 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Ôn tập về văn tả đồ vật. Kiểm tra chấm điểm vở của học sinh. 3. Giới thiệu bài mới: Các em sẽ tiếp tục ôn luyện, củng cố kỹ năng lập dàn ý bài văn tả đồ vật và sau đó tập trình bày miệng dàn ý bài văn. 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Ôn tập về văn tả đồ vật. Yêu cầu học sinh đọc đề bài. Gợi ý: Em cần suy nghĩ chọn 1 đề văn thích hợp. Gọi học sinh đọc gợi ý 1. Phát giấy cho học sinh lên bảng làm bài. Nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh 4 dàn ý cho học sinh. Gọi học sinh đọc gợi ý 2. Yêu cầu học sinh trình bày miệng trong nhóm. Cho các nhóm thi đua trình bày miệng. Trao đổi thảo luận cách chọn đồ vật miêu tả, cách sắp xếp các phần trong dàn ý, cách trình bày miệng trước lớp. Nhận xét, tính điểm. 5. Tổng kết - dặn dò: Yêu cầu học sinh về nhà lập dàn ý. Nhận xét tiết học. Hát 1 học sinh đọc 4 đề bài ở SGK. Cả lớp đọc thầm. Suy nghĩ chọn đề cho mình. Tiếp nối nhau nói đề tài mình chọn. 1 học sinh đọc gợi ý, cả lớp đọc thầm. Dựa vào gợi ý, viết ra nháp dàn ý. 4 học sinh lên bảng làm dàn ý và trình bày trước lớp. Cả lớp nhận xét. Tự sửa bài viết. 1 học sinh đọc gợi ý, cả lớp đọc thầm. Từng học sinh nhìn dàn ý và trình bày miệng trong nhóm. Đại diện nhóm trình bày miệng bài văn tả đồ vật. Trao đổi thảo luận theo yêu cầu của giáo viên đề ra. Nhận xét, bình chọn.
Tài liệu đính kèm: