3. Giới thiệu bài mới: “Lòng dân”
4. Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc đúng văn bản kịch.
Phương pháp: Thực hành
- Luyện đọc
Giáo viên gợi ý rèn đọc những từ địa phương.
- Vở kịch có thể chia làm mấy đoạn?
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp theo từng đoạn.
- Cho học sinh đọc các từ được chú giải trong bài.
- Yêu cầu 1, 2 học sinh đọc lại toàn bộ vở kịch.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, giảng giải
- Tổ chức cho học sinh thảo luận
+ Chú cán bộ gặp nguy hiểm như thế nào?
+ Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ?
+Chi tiết nào trong đoạn kịch làm em thích thú nhất ? Vì sao ?
Giáo viên chốt ý
+ Chi tiết nào trong đoạn kịch làm em thích thú nhất? Vì sao?
+ Nêu nội dung chính của vở kịch phần 1.
Giáo viên chốt: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, thông minh, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.
Tiết 5 : TẬP ĐỌC LÒNG DÂN I. Mục tiêu: - Biết đọc đúng văn bản kịch : ngắt giọng , thay đổi giọng đọc phù hợp với tính cách của từng nhân vật trong tình huống kịch . - Hiểu nội dung ý nghĩa : Ca ngợi dì năm dũng cảm , mưu trí lừa giặc , cứu cán bộ cách mạng ( Trả lời được câu hỏi 1,2,3.) - HS khá, giỏi biết đọc diễn cảm vở kịch theo vai, thể hiện được tính cách nhân vật . II. Chuẩn bị: - Thầy: Tranh minh họa cho vở kịch - Bảng phụ ghi lời nhân vật cần đọc diễn cảm. - Trò : Bìa cứng có ghi câu nói của nhân vật mà em khó đọc III. Các hoạt động: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 1. Khởi động: - Hát 4’ 2. Bài cũ: Sắc màu em yêu HS HTL các khổ thơ theo YC GV - Cho học sinh nhận xét - Giáo viên nhận xét cho điểm 1’ 3. Giới thiệu bài mới: “Lòng dân” - Học sinh lắng nghe 30’ 4. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc đúng văn bản kịch. - Hoạt động lớp, cá nhân, nhóm Phương pháp: Thực hành - Luyện đọc - HS tự chọn nhóm và phân vai. - Mỗi nhóm lần lượt đọc - Học sinh nhận xét Giáo viên gợi ý rèn đọc những từ địa phương. - Nhấn mạnh: hổng thấy, tui, lẹ - Vở kịch có thể chia làm mấy đoạn? - 3 đoạn: Đoạn 1: Từ đầu... là con Đoạn 2: Chồng chị à ?... tao bắn Đoạn 3: Còn lại - Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp theo từng đoạn. - Học sinh đọc nối tiếp - Cho học sinh đọc các từ được chú giải trong bài. - Học sinh đọc: hổng thấy, thiệt, quẹo vô, lẹ, ráng - Yêu cầu 1, 2 học sinh đọc lại toàn bộ vở kịch. - 1, 2 học sinh đọc * Hoạt động 2: Tìm hiểu bài - Hoạt động nhóm, lớp Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, giảng giải - Tổ chức cho học sinh thảo luận + Chú cán bộ gặp nguy hiểm như thế nào? - Các nhóm thảo luận. - Thư kí ghi vào phiếu các ý kiến của bạn. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm nhận xét. + Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ? - Chú cán bộ bị bọn giặc rượt đuổi bắt, hết đường, chạy vào nhà dì Năm. - Dì đưa chú chiếc áo để thay, rồi bảo chú ngồi xuống chõng vờ ăn cơm. +Chi tiết nào trong đoạn kịch làm em thích thú nhất ? Vì sao ? - Dì Năm bình tĩnh nhận chú cán bộ là chồng, khi tên cai xẵng giọng , hỏi lại : Chồng chị à ?, dì vẫn khẳng định : Dạ, chồng tui. / Giáo viên chốt ý + Chi tiết nào trong đoạn kịch làm em thích thú nhất? Vì sao? - Dì Năm làm bọn giặc hí hửng tưởng nhầm dì sắp khai nên bị tẽn tò là tình huống hấp dẫn nhất vì đẩy mâu thuẫn kịch lên đến đỉnh điểm sau đó cởi nút rất nhanh và rất khéo. + Nêu nội dung chính của vở kịch phần 1. - Lần lượt 4 học sinh đứng lên và nêu (thi đua ® tìm ý đúng). - Cả lớp nhận xét và chọn ý đúng Giáo viên chốt: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, thông minh, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng. - Học sinh lắng nghe * Hoạt động 3: Đọc diễn cảm - Hoạt động lớp, cá nhân Phương pháp: Thực hành, đ.thoại - Giáo viên đọc diễn cảm màn kịch. - Học sinh nêu cách ngắt, nhấn giọng. - Học sinh nêu tính cách của các nhân vật và nêu cách đọc về các nhân vật đó: + Cai và lính, hống hách, xấc xược + An: giọng đứa trẻ đang khóc + Dì Năm và cán bộ ở đoạn đầu: tự nhiên, ở đoạn sau: than vãn, nghẹn ngào. - Lớp nhận xét - Yêu cầu học sinh từng nhóm đọc - Từng nhóm thi đua * Hoạt động 4: Củng cố - Hoạt động nhóm, cá nhân Phương pháp: Thảo luận nhóm, thực hành - Thi đua: + Giáo viên cho học sinh diễn kịch + Giáo viên nhận xét, tuyên dương - 6 học sinh diễn kịch + điệu bộ, động tác của từng nhân vật (2 dãy) 1’ 5. Tổng kết - dặn dò: - Rèn đọc giọng tự nhiên theo văn bản kịch. - Chuẩn bị: “Lòng dân” (tt) - Nhận xét tiết học Thứ ba ngày Tiết 12: TOÁN LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: Biết chuyển : -Phân số thành phân số thập phân . -Hỗn số thành phân số . -Số đo từ đơ vị bé ra đon vị lớn , số đo có hai tên đơn vị đo thành số đo có một tên đơn vị đo . II. Chuẩn bị: - Thầy: Phấn màu - Bảng phụ - Trò: Vở bài tập - Sách giáo khoa - Bảng con III. Các hoạt động: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 1. Khởi động: - Hát 4’ 2. Bài cũ: Luyện tập - Học sinh lên bảng sửa bài 2, 3 /14 (SGK) Giáo viên nhận xét - ghi điểm Cả lớp nhận xét 1’ 3. Giới thiệu bài mới: - Hôm nay, chúng ta ôn tập về phân số thập phân, chuyển hỗn số thành phân số qua tiết “Luyện tập chung”. 30’ 4. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: - Hoạt động cá nhân, lớp Phương pháp: Đàm thoại, thực hành Bài 1: - Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh: + Thế nào là phân số thập phân? - 1 học sinh trả lời + Em hãy nêu cách chuyễn từ phân số thành phân số thập phân? - 1 học sinh trả lời - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài - 1 học sinh đọc đề - Học sinh làm bài cá nhân - Học sinh sưả bài - Nêu cách làm, học sinh chọn cách làm hợp lý nhất 14 = 14 : 7 = 2 ; 75 = 75 : 3 = 25 70 70 : 7 10 300 300 : 3 100 Giáo viên nhận xét - Lớp nhận xét Giáo viên chốt lại cách chuyển phân số thành phân số thập phân * Hoạt động 2: Luyện tập - Hoạt động lớp, cá nhân Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải Bài 2: - Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh: + Hỗn số gồm có mấy phần? - 1 học sinh trả lời + Em hãy nêu cách chuyển từ hỗn số thành phân số? - 1 học sinh trả lời - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài - 1 học sinh đọc đề - Học sinh làm bài - Học sinh sửa bài - Nêu cách làm chuyển hỗn số thành phân số. Giáo viên nhận xét - Lớp nhận xét Giáo viên chốt lại cách chuyển phân số thành phân số thập phân * Hoạt động 3: Luyện tập - Hoạt động nhóm đôi (thi đua nhóm nào nhanh lên bảng trình bày) Phương pháp: Đàm thoại, thực hành Bài 3: - Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh: - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài mẫu 1 dm = 1 m 10 - Học sinh thực hiện theo nhóm, trình bày trên giấy khổ lớn rồi dán lên bảng Giáo viên nhận xét - Học sinh sửa bài * Hoạt động 4: Luyện tập - Hoạt động nhóm bàn Phương pháp: Thực hành, đàm thoại, trực quan Bài 4: - Giáo viên hướng dẫn HS làm bài mẫu 5 m 7 dm =5 m + 7 m = 5 7 m 10 10 - Học sinh thi đua thực hiện theo nhóm Giáo viên nhận xét - Lớp nhận xét Giáo viên chốt lại cách chuyển một số đo có hai tên đơn vị thành số đo có một tên đơn vị * Hoạt động 5: Củng cố _ Mỗi dãy chọn 2 bạn - Nhắc lại kiến thức vừa học - Thi đua giải nhanh 1’ 5. Tổng kết - dặn dò: - Làm bài nhà - Chuẩn bị: “ Luyện tập chung “ - Nhận xét tiết học Tiết 3 : LỊCH SỬ CUỘC PHẢN CÔNG Ở KINH THÀNH HUẾ I. Mục tiêu: -Tường thuật sơ lược cuộc phản công ở kinh thành Huế do Tôn Thuất Thuyết và một số quan lại yêu nước tổ chức : -Trong nội bộ triều đình Huế có hai phái : chủ hòa và chủ chiến ( Đqị diện là Tôn Thất Thuyết ) -Đêm mùng 4 rạng sáng mùng 5-7-1858 phái chủ chuyến với sự chỉ huy của Tôn Thất thuyết chủ động tấn công quân pháp ở kinh thành huế . -Trước thế mạnh của giặc , nghĩa quân phải rút lui lê vùng núi Quảng Trị . -Tại vùng căn cứ vua Hàm Nghi ra chiếu cần Vương kêu gọi nhân dân đánh Pháp . II. Chuẩn bị: - Thầy: - Lược đồ kinh thành Huế năm 1885 - Bản đồ Hành chính Việt Nam - Phiếu học tập . - Trò : Sưu tầm tư liệu về bài III. Các hoạt động: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 1. Khởi động: - Hát 4’ 2. Bài cũ: Nguyễn Trường Tộ mong muốn đổi mới đất nước - Đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ là gì? - Học sinh trả lời - Nêu suy nghĩ của em về Nguyễn Trường Tộ? - Học sinh trả lời Giáo viên nhận xét bài cũ 1’ 3. Giới thiệu bài mới: “Cuộc phản công ở kinh thành Huế” 30’ 4. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: ( Làm việc cả lớp) - Hoạt động lớp, nhóm, cá nhân Phương pháp: Vấn đáp, giảng giải - Tổ chức thảo luận nhóm 4 trả lời các câu hỏi sau: - Học sinh thảo luận nhóm bốn - Phân biệt điểm khác nhau về chủ trương của phái chủ chiến và phái chủ hòa trong triều đình nhà Nguyễn ? - Tôn Thất Thuyết đã làm gì để chuẩn bị chống Pháp? - Phái chủ hòa chủ trương hòa với Pháp ; phái chủ chiến chủ trương chống Pháp - Tôn Thất Thuyết cho lập căn cứ kháng chiến - Giáo viên gọi 1, 2 nhóm báo cáo ® các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung - Đại diện nhóm báo cáo ® Học sinh nhận xét và bổ sung Giáo viên nhận xét + chốt lại Tôn Thất Thuyết lập căn cứ ở miền rừng núi, tổ chức các đội nghĩa quân ngày đêm luyện tập, sẵn sàng đánh Pháp. * Hoạt động 2: ( Làm việc theo nhóm ) - Hoạt động lớp, cá nhân Phương pháp: Trực quan, vấn đáp - Giáo viên tường thuật lại cuộc phản công ở kinh thành Huế kết hợp chỉ trên lược đồ kinh thành Huế. - Học sinh quan sát lược đồ kinh thành Huế + trình bày lại cuộc phản công theo trí nhớ của học sinh. - Giáo viên tổ chức học sinh trả lời các câu hỏi: + Cuộc phản công ở kinh thành Huế diễn ra khi nào? - Đêm ngày 5/7/1885 + Do ai chỉ huy? - Tôn Thất Thuyết + Cuộc phản công diễn ra như thế nào? - Học sinh trả lời + Vì sao cuộc phản công bị thất bại? - Vì trang bị vũ khí của ta quá lạc hậu Giáo viên nhận xét + chốt: Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghi và một số quan lại trong triều muốn chống Pháp nên cuộc phản công ở kinh thành Huế đã diễn ra với tinh thần chiến đấu rất dũng c ... học sinh đọc bài làm. Giáo viên nhận xét - Cả lớp nhận xét Bài 2 (bài về nhà) Chọn một phần trong dàn ý bài văn tả cơn mưa em vừa trình bày trong tiết trước, viết thành một đoạn văn * Hoạt động 3: Củng cố - Hoạt động lớp Giáo viên nhận xét - Bình chọn đoạn văn hay 1’ 5. Tổng kết - dặn dò: - Tiếp tục hoàn chỉnh đoạn văn miêu tả cơn mưa - Chuẩn bị: “Luyện tập tả cảnh - Trường học” - Nhận xét tiết học ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG Tiết 3 : KỂ CHUYỆN KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA I. Mục tiêu: Kể được một câu chuyện ( đã chứng kiến, tham gia hoặc được biết qua truyền hình , phim ảnh hay đã nghe, đã học ) về người cĩ việc làm tốt gĩp phần xây dựng quê hương đất nước . -biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyệnđã kể . II. Chuẩn bị: - Thầy: Một số tranh gợi ý việc làm tốt thể hiện ý thức xây dựng quê hương đất nước. - Trò : SGK III. Các hoạt động: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 1. Khởi động: - Hát 4’ 2. Bài cũ: Kể chuyện đã nghe, đã đọc. Giáo viên nhận xét - 1, 2 học sinh kể lại câu chuyện mà em đã được nghe, hoặc đã đọc về danh nhân. 1’ 3. Giới thiệu bài mới: “Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia” Đề bài: Kể lại việc làm tốt của một người mà em biết đã góp phần xây dựng quê hương đất nước. 30’ 4. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh kể chuyện. - Hoạt động cá nhân, lớp, nhóm Phương pháp: Đ.thoại, kể chuyện a) Hướng dẫn học sinh tìm hiểu yêu cầu bài. - 1 học sinh đọc đề bài - cả lớp đọc thầm. - Yêu cầu học sinh phân tích đề - Lưu ý câu chuyện học sinh kể là câu chuyện em phải tận mắt chứng kiến hoặc những việc chính em đã làm. - Học sinh vừa đọc thầm, vừa gạch dưới từ ngữ quan trọng. - HS lần lượt đọc gợi ý trong SGK. - Có thể học sinh kể việc làm chưa tốt của bản thân. Từ đó rút ra suy nghĩ của bản thân và bài học thấm thía cho mình. - Học sinh có thể trao đổi những việc làm khác. - Lần lượt học sinh nêu đề tài em chọn kể. - Học sinh nối tiếp nhau đọc gợi ý 2 (Tìm các câu chuyện ở đâu?) ý 3 (Kể như thế nào?). - Học sinh đọc thầm ý 3. * Hoạt động 2: T.hành, luyện tập - Hoạt động cá nhân, lớp Phương pháp: Thảo luận nhóm, kể chuyện. b) Thực hành kể chuyện trong nhóm. - Học sinh viết nhanh ra nháp dàn ý câu chuyện định kể (Mở đầu - Diễn biến - Kết thúc). - Dựa vào dàn ý, học sinh kể câu chuyện của mình cho nhóm nghe và trao đổi ý nghĩa câu chuyện. Giáo viên theo dõi từng nhóm để uốn nắn - sửa chữa. c)Thực hành kể chuyện trước lớp. - Đại diện nhóm kể câu chuyện của mình. Giáo viên theo dõi chấm điểm - Cả lớp theo dõi * Hoạt động 3: Củng cố - Khen ngợi, tuyên dương - Lớp chọn bạn kể chuyện hay nhất 1’ 5. Tổng kết - dặn dò: - Tập kể lại câu chuyện - Chuẩn bị: Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai - Nhận xét tiết học ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG Tiết 3 : THÊU DẤU NHÂN I. MỤC TIÊU : Biết cách têu dấu nhân . -Thêu được mũi theu dấu nhân. Các mũi theu tương đối đều nhau . theu được ít nhất 5 dấu nhân . Đường thêu cĩ thể bị dúm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Mẫu thêu dấu nhân . - Một số sản phẩm may mặc thêu trang trí bằng mũi dấu nhân . - Vật liệu và dụng cụ cần thiết . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 3. Bài mới : (27’) Thêu dấu nhân . a) Giới thiệu bài : Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học . b) Các hoạt động : 10’ Hoạt động 1 : Quan sát , nhận xét mẫu MT : Giúp HS nêu được những đặc điểm của mẫu . PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải . - Giới thiệu mẫu thêu dấu nhân , đặt các câu hỏi định hướng quan sát để HS nêu nhận xét về đặc điểm đường thêu ở cả 2 mặt . - Giới thiệu một số sản phẩm may mặc có thêu trang trí bằng mũi dấu nhân . - Tóm tắt nội dung chính của hoạt động 1 : Thêu dấu nhân là cách thêu tạo thành các mũi thêu giống như dấu nhân nối nhau liên tiếp giữa 2 đường thẳng song song ở mặt phải đường thêu . Thêu dấu nhân được ứng dụng để thêu trang trí hoặc thêu chữ trên các sản phẩm may mặc như váy , áo , vỏ gối , khăn ăn , khăn trải bàn Hoạt động lớp . - Quan sát , so sánh đặc điểm mẫu thêu dấu nhân với mẫu chữ V . 15’ Hoạt động 2 : Hướng dẫn thao tác kĩ thuật . MT : Giúp HS nắm kĩ thuật thêu mũi dấu nhân . PP : Giảng giải , thực hành , trực quan . - Đặt câu hỏi yêu cầu HS dựa vào nội dung mục I SGK kết hợp quan sát hình 2 để nêu cách vạch dấu đường thêu . - Hướng dẫn cách bắt đầu thêu rheo hình 3 . - Hướng dẫn chậm các thao tác thêu mũi thứ 1 , 2 . - Hướng dẫn nhanh lần thứ hai các thao tác thêu dấu nhân . - Kiểm tra sự chuẩn bị của lớp và tổ chức cho HS tập thêu dấu nhân trên giấy . Hoạt động lớp . - Đọc mục II SGK để nêu các bước thêu dấu nhân . - Lên thực hiện vạch dấu đường thêu - Cả lớp nhận xét . - Đọc mục 2a , quan sát hình 3 để nêu cách bắt đầu thêu . - Đọc mục 2b , 2c , quan sát hình 4 để nêu cách thêu mũi dấu nhân thứ nhất , thứ hai . - Lên thực hiện các mũi thêu tiếp theo . - Quan sát hình 5 để nêu cách kết thúc đường thêu . - Lên thực hiện thao tác kết thúc đường thêu . - Nhắc lại cách thêu và nhận xét . 4. Củng cố : (3’) - Nêu lại ghi nhớ SGK . - Giáo dục HS yêu thích , tự hào với sản phẩm làm được . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Xem trước bài sau ( tiết 2 ) . Tiết 4 : THÊU DẤU NHÂN I. MỤC TIÊU : - Biết cách thêu dấu nhân . - Thêu được các mũi thêu dấu nhân đúng kĩ thuật , quy trình . - Yêu thích , tự hào với sản phẩm làm được . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Mẫu thêu dấu nhân . - Một số sản phẩm may mặc thêu trang trí bằng mũi dấu nhân . - Vật liệu và dụng cụ cần thiết . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Thêu chữ V (tt) . - Nêu lại ghi nhớ bài học trước . 3. Bài mới : (27’) Thêu dấu nhân . a) Giới thiệu bài : Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học . b) Các hoạt động : 10’ Hoạt động 1 : Quan sát , nhận xét mẫu MT : Giúp HS nêu được những đặc điểm của mẫu . PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải . - YC HS nhắc lại cách thêuvà thực hiện . -GV nhận xét chốt ý : Trong thực tế kích thước của các mũi thêu dấu nhân chỉ bằng ½ hoặc 1/3 kích thước mũi thêu các em đang học . -Do vậy nếu thêu trang trì trên áo các em nên thêu các mũi thêu cĩ kích thước nhỏ để đường thêu đẹp . -YC HS thực hành thêu 30 phút GV theo dõi sửa chữa , nhắc nhở HS Hoạt động lớp . Hs nhắc lại cách thêu và thực hành cac thao tác thêu 2 mũi thêu dấu nhân . Lớp nhận xét , bổ xung Học sinh thực hành thêu theo nhĩm 15’ Hoạt động 2 : Đánh giá sản phẩm MT : Giúp HS biết cách trình bày các sản phẩm theo nhĩm và nhận xét . GV tổ chức các nhĩm lên trưng bày sản phẩm . -YC HS nêu các yêu cầu đánh giá như (SGK) GV nhận xét , đánh giá kết quả học tập của HS theo hai mức . - Hồn thành là : (A) -Chưa hồn thành là : (B) HS hồn thành sớm đường thêu đúng kỹ thuật đẹp được đánh giá là mức hồn thành (A+ ) Hoạt động lớp . -Đại diện các nhĩm lên trưng bày sản phẩm . -2-3 HS đánh giá sản phẩm của các bạn trưng bày . - Cả lớp nhận xét . . 4. Củng cố : (3’) - Nêu lại ghi nhớ SGK . - Giáo dục HS yêu thích , tự hào với sản phẩm làm được . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Xem trước bài sau ( tiết 2 ) . TOÁN:11 LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: Biết cộng, trư,ø nhân, chia hỗn số và biết so sánh các hỗn số . II. Chuẩn bị: - Thầy: Phấn màu - Trò: Vở bài tập III. Các hoạt động: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 1. Khởi động: - Hát 4’ 2. Bài cũ: Hỗn số (tiếp theo) - Kiểm tra lý thuyết về kĩ năng đỗi hỗn số - áp dụng vào bài tập. - Học sinh sửa bài 3 (SGK) Giáo viên tổ chức cho học sinh sửa bài về nhà. GV nhận xét - Học sinh sửa bài 1’ 3. Giới thiệu bài mới: - Hôm nay, chúng ta tiếp tục ôn tập về hỗn số qua tiết luyện tập. 30’ 4. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: - Hướng dẫn làm bài tập - Hoạt động cá nhân Phương pháp: Luyện tập, thực hành, đàm thoại Bài 1: - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu đề bài - Học sinh đọc yêu cầu bài - Giáo viên yêu cầu học sinh nêu hướng giải. - Học sinh làm bài - học sinh nêu cách chuyển hỗn số thành phân số Giáo viên nhận xét kết luận : 2; tương tự các bài còn lại - Học sinh sửa bài -. Giáo viên nhận xét Bài 2: - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu đề bài. - Học sinh làm bài - Học sinh sửa bài - Nêu cách so sánh hai hỗn số. - Giáo viên yêu cầu học sinh nêu hướng giải - Giáo viên lưu ý sửa sai, chốt ý. a/ 3 d/ 3 ; vì 3=3 và Trình bày HS kiểm tra tập , tự sửa vào tập . * Hoạt động 2: - Hoạt động nhóm đôi, cá nhân Phương pháp: Thực hành, đ.thoại Bài 3: - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu đề bài. - Học sinh đọc yêu cầu đề bài - Học sinh làm bài - 2 bạn thảo luận cách giải - Học sinh nêu cách cộng ,trừ , nhân, chia hai hỗn số. Giáo viên chốt ý đúng - Lưu ý các kết quả là phân số * Hoạt động 3: Củng cố - Hoạt động cá nhân Phương pháp: Luyện tập, thực hành, đàm thoại - Thi đua giải nhanh. Chỉ định 4 bạn lên bảng làm. - Học sinh còn lại làm vở nháp. 1’ 5. Tổng kết - dặn dò: - Học sinh ôn bài + làm BT nhà. - Chuẩn bị: “Luyện tập chung” - Nhận xét tiết học ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
Tài liệu đính kèm: